What's new

Hai lần hành xác ở mũi Đôi

FBI cảnh báo: bài viết mang nặng tính thành tích, nên cân nhắc trước khi xem ;)

Đó là hai lần tôi đi tới mũi Đôi bằng cách nhảy đá men bờ biển và cũng là hai lần độc hành tới mũi Đôi. Lần thứ nhất vào tháng 3/2014 mất bốn ngày, lần thứ hai vào tháng 4/2017 mất hai ngày.

Để tới mũi Đôi, có nhiều cách đi; bạn có thể chọn cách đi tàu; có thể băng rừng, qua những đồi cát nắng cháy, luồn dưới rừng cây bụi đầy gai góc; hoặc có thể nhảy đá. Tôi thì chẳng chọn gì cả, đơn giản nó đến thì làm thôi (just do it). Con đường tôi đi đã được người trước đó gọi là đường ghềnh, tôi thấy chữ “ghềnh” ở đây có vẻ không đúng lắm nên tạm gọi là nhảy đá; có thể đi theo nhánh phía Bắc hoặc đi theo nhánh phía Nam. Nhánh phía Nam xuất phát từ bãi Na. Nhánh phía Bắc có thể xuất phát nhà chú Ba Thanh, dài hơn thì từ nhà chú Hai Châu, hoặc có thể dài hơn nữa.

Nhóm đầu tiên khai phá theo nhánh phía Bắc là nhóm fatjoe92 (Hoàng Minh Khôi) vào năm 2012, nhóm này đi nhảy đá và về bằng đường rừng. Sau đó, một số nhóm có khai phá theo nhánh phía Nam nhưng thông tin không công khai. Năm 2013, nhóm 7 người có nick facebook là Trung Pham, Chu Du (Nguyễn Tiến Hùng), Tuấn Lê, Rồng Ẩn Mình, Thích Ăn Chay (Tân Thanh Lê), Panda Panda (nữ duy nhất), Đỗ Lạ đã đi trọn hai nhánh trong ba ngày: đi nhánh Nam, về nhánh Bắc. Sự thành công của nhóm này đã khởi nguồn cho phong trào đi mũi Đôi toàn nhảy đá.

Mũi Đôi đến với tôi hoàn toàn tình cờ, khi tranduykts (Trần Duy) tạo topic “Cực Đông nhảy ghềnh, vờn sóng đêm trăng”; trước đó, tôi đã nghe qua về địa danh này nhưng chưa có dịp trải nghiệm. Để luyện tập cho chuyến đi, Trần Duy đã khai phá ra cung leo Bà Đen mà bây giờ gọi là Đá Trắng. Trong chuyến luyện tập này, tôi vừa đi vừa ngủ do tối hôm trước phải làm việc đến gần 2 giờ sáng, sau đó chạy đi đón ôm rồi phi lên Tây Ninh, tới nơi là 5 giờ sáng, chỉ kịp chợp mắt chút. Vừa tự ái do bị Trần Duy nghi ngờ về sức khỏe, vừa để tranh thủ đi sớm để cuối tháng 4 tham gia chuyến leo Fansipan từ Lai Châu (chuyến này cuối cùng tôi không đi được) nên tôi quyết định nhảy đá một mình vào tháng 3/2014.

Tháng 9/2015, nhóm Tran Minh Tuyen (mrlonely909) mất một ngày để nhảy đá từ bãi Na ra mũi Đôi nhưng sau đó không đủ sức phải về bằng đường rừng. Nghe nói đầu năm 2016, nhóm Tran Minh Tuyen đi trọn 2 nhánh trong 15 giờ, xuất phát từ bãi Na, không rõ điểm kết thúc ở nhánh phía Bắc. Tin này đến khiến tim tôi lại rộn ràng, lại muốn thử sức một lần nữa. Nhưng cũng phải hơn một năm, tôi mới có thể thu xếp cho chuyến đi thứ hai này, tháng 4/2017.
 
Từ trạm gác yến sào, tôi phải băng qua hai dải cát hẹp mới có chỗ chui vào rừng. Cuối dải cát thứ hai, một khối đá chắn lối, trên có sơn chữ “Lối vào” kèm mũi tên chỉ; khối đá tuy không lớn lắm nhưng lúc này sức lực đã kiệt rồi nên tôi đi theo chỉ dẫn. Đường mòn trong rừng quanh co, nhưng tôi có thể từ tốn đi, không mất sức như khi nhảy đá dưới cái nắng gay gắt.

Sau khi chui ra khỏi rừng cây bụi, vượt qua một khoảng trống ngắn nữa, tôi thấy thấp thoáng mấy cái võng mắc sẵn dưới tàng cây râm mát. Chà, thiên đường là đây, tôi thầm nghĩ. Còn gì sung sướng bằng khi được nằm võng, hưởng từng làn gió mát rượi sau những phút hành xác thế này.

attachment.php


Gần đó là căn nhà vách tôn, mái tôn của chú Ba Thanh.

attachment.php


Lúc đó khoảng 1 giờ 45 phút, không có ai ở nhà, cửa đóng, then cài. Chỉ có mấy con gà, hoặc được nhốt trong lồng, hoặc thả rông. Mấy cái lồng gà đặt dưới gốc cây dứa dại, được che chắn bằng bao xác rắn tạm bợ.

attachment.php


Cây dứa dại đã có vài cụm quả ngả sang màu cam rất hấp dẫn, có lẽ sắp chín.

attachment.php


Đây là loài thực vật thuộc họ Dứa dại, có khi gọi là họ Dứa gai (tên khoa học Pandanus). Trong họ này có khá nhiều loài trông bên ngoài na ná nhau, thực sự là thách đố lớn đối với dân ngoại đạo chúng ta. Loài mà chúng ta đang nhìn thấy ở đây có lẽ là loài dứa mập (tên khoa học Pandanus odoratissimus), nó còn được chia nhỏ hơn nữa thành dứa Huế và dứa Việt. Theo nhiều tài liệu tôi đọc được, phần lớn các loài trong họ này có thể dùng làm thuốc.

Dưới bóng cây râm mát, vài cái pa-let bằng gỗ được xếp chồng lên nhau, có lẽ để làm chỗ nghỉ tạm hoặc kê đồ. Bề mặt pa-let toàn cát với bụi nên tôi không nghỉ ở đó, chỉ quăng tạm ba lô lên rồi ra võng nằm. Nằm nghỉ một lúc chán, tôi nảy ra ý định nếm thử mùi vị của thứ quả lạ kia, mặc dù khi đó, tôi chả biết tí gì về nó, chỉ là thấy nó giống dứa thì muốn thử thôi. Lúc đó, quả thực cũng đói bụng, mà lương khô thì quá sức ngán ngẩm rồi.

Sau khi lựa được quả xem chừng chín nhất, tôi cầm rựa phạt xuống (cái gọi là quả đó thực ra là một cụm quả). Tiếp tục kê quả chặt được xuống phản, tôi băm băm chặt chặt. Không dễ dàng chút nào, các múi (các quả) liên kết khá chặt với nhau. Loay hoay một hồi rồi cũng xong. Giữa quả đó có một lõi trắng trông khá ngon mắt.

attachment.php


Tôi tách thử một múi ra, kê lên phản và phạt bỏ phần đầu đi. Ái chà chà, trông ngon lành như múi mít ấy nhỉ. Đưa lên miệng cắn, cứng quá, toàn xơ, chả có vị gì. Tôi tách phần lõi trắng và ăn thử, cũng thua luôn, chả được vẹo gì, đành để lại trên phản.

attachment.php


Nghĩ rằng mình đã tự tiện chặt quả của người ta, tôi đặt tờ 20.000 đ bên dưới nửa quả dứa. Kèm theo đó là mảnh giấy với lời lẽ: xin lỗi vì đã chặt cây khi chưa được sự đồng ý của chú, xin gửi lại một ít tiền … Thực ra, cây dứa dại mọc hoang trên bãi biển, không thuộc quyền sở hữu của ai cả. Nhưng lúc đó, tôi chỉ nghĩ là mình đã xâm phạm khu vực của người ta thì tôn trọng, thế thôi.

attachment.php


Đang lúi húi thì nghe có tiếng động, tôi ngẩng lên thì thấy anh ở trạm gác yến sào, người đã chỉ đường cho tôi trước đó hơn giờ đồng hồ. Anh hỏi: “ Giờ mới đến đây à, sao đi chậm thế ?”, tôi chỉ ậm ừ. Anh và tôi trao đổi vài câu; anh nói đi lượm phân bò về trồng cây. Lúc đó, tôi chuẩn bị lên đường, anh chỉ cho một đường mòn nào đó, nhưng tôi không để ý vì đã có chủ định đi theo hành trình nhảy đá. Lúc đó khoảng 2 giờ 15 phút chiều ngày thứ tư của hành trình.
 
Rời nhà chú Ba Thanh, tôi lại cắm cúi nhảy đá. Từ lúc này trở đi, phần vì đuối sức, phần vì hành trình đã kéo dài tương đối, độ hứng thú trong tôi đã hơi giảm xuống, ảnh chụp ít đi rất nhiều. Đây là một trong những hình ảnh cuối cùng trên bước đường nhảy đá; từ mũi đất nhô ra, trước khi tới nhà chú Hai Châu, nhìn về phía nhà chú Ba Thanh.

attachment.php


Đã tới nhà chú Hai Châu, từ xa, đã nghe thấy tiếng chó sủa. Ba con chó tiến lại phía tôi sủa vang, tôi mặc kệ, lầm lũi tiến về phía ngôi nhà. Nhà chú Hai Châu cũng cửa đóng then cài, có lẽ không phải mùa du lịch nên không ai ở đây. Lúc này khoảng 4 giờ 45 phút chiều.

attachment.php


Lại nhảy đá, hành trình ban đầu vẽ ra là vượt xa nhà chú Hai Châu, cắt ngang đồi cát ra đường nhựa. Tuy nhiên, nhảy được một quãng ngắn thì gặp chướng ngại, không vượt qua nổi. Lúc này đã 5 giờ chiều, tôi vượt qua mái dốc đất lở thì thấy con đường mòn nên quyết định về luôn. Trên đường ra, lác đác vài bụi muống biển, cánh hoa đã tàn lụi.

attachment.php


Trong đầu tôi, văng vẳng câu hát về “Chuyện tình hoa muống biển”:

“… Thuở loài người có tên trước biển
Và không ai gọi biển như bây giờ
Có chàng trai tên Biển
cùng yêu thương cô Muống chân tình
Biển mải mê khơi tìm luồng cá
Con nước vô tình cuốn Biển trôi xa.

Muống âu sầu, rồi chết bên bờ
Đời gọi tên từ đó loài hoa, loài hoa muống biển
Đời gọi tên từ đó:
bông hoa trắng xinh xinh, nhụy hoa buồn tim tím…”

Loài muống biển, còn có tên gọi bìm chân dê (tên khoa học Ipomoea pes-caprae) thuộc họ Bìm bìm; là cây cố định cát ở bãi biển. Lá cây tươi giã nát có thể dùng trị rắn cắn. Y học cổ truyền Thái Lan dùng lá cây muống biển tươi trị nọc độc do sứa biển.

Con đường mòn tôi đi ra.

attachment.php


Trên đường ra, tôi gọi đặt vé xe Phương Trang hướng từ Quy Nhơn ra Thành phố (lúc đó, Phương Trang chưa có xe chạy tuyến TP.HCM – Tuy Hòa; cuối tháng 5/2017, Phương Trang mới khai trương tuyến này); tôi cũng gọi luôn chú Thanh xe thồ, hẹn chú đón tôi ở đường nhựa. Hình ảnh cuối cùng của chuyến đi, tảng đá chỉ hướng đi vào mũi Đôi; ngày đầu tiên, tôi không chụp được do đi đường khác.

attachment.php


Ra đến nơi thì đã hơn 6 giờ, ngồi chờ vài phút thì chú Thanh cũng phóng xe đến. Tôi thay quần áo ngoài trước khi ngồi lên xe chú; bốn ngày vật lộn ngoài trời, người hôi không thể tả, tôi hơi ngại. Tôi nhờ chú chở ra chỗ nhà nghỉ nào đó để tắm rửa. Chú bảo mới đi đám cưới xong, về nhà chú luôn; vậy cũng ổn nhỉ, hi hi. Con đường tối thui, thỉnh thoảng lại có bẫy là những vệt cát chạy dài đến nửa mặt đường nhưng chú Thanh chạy khá cẩn thận.

Đã đến nhà chú, tôi tranh thủ tắm rửa, thay đồ. Chú dọn cơm, cô đã ăn rồi, chỉ còn chú thôi. Tôi thấy chú cắt dưa hấu thì tự nhủ: quái, sao chuẩn bị đồ tráng miệng sớm thế. Ngồi vào mâm mới bật ngửa khi thấy chú chấm dưa hấu vào mắm, ra là ăn thay rau. Tôi cũng làm theo, hương vị cũng không tệ; bữa cơm có cá và quả trứng luộc, tôi lùa được hai lưng cơm. Cơm nước xong xuôi, vừa ngồi coi vô tuyến, vừa nói chuyện. Nhà chỉ có cô chú với đứa cháu ngoại; cô lớn cùng chồng làm việc ở Nha Trang, cậu em cũng học ở Nha Trang.

Ngồi mãi đến 9 giờ tối mà chưa thấy xe sau vài cuộc gọi của tôi cho phụ xe, có vẻ đến giờ ngủ của gia đình, tôi xin phép cô chú ra ngã ba đợi. Tôi định gửi thêm một chút cho gia đình nhưng chú Thanh chỉ nhận đúng 80.000 đ tiền xe chở từ Sơn Đừng ra Cổ Mã. Ngồi quán nước, tôi làm liên tục 3 – 4 chai nước ngọt, bù vào những ngày hành xác đã qua. Khoảng 10 giờ tối xe mới đến, suýt nữa chạy luôn nếu tôi không gọi cho phụ xe. Về đến thành phố, tôi quăng đi cái quần do bị đá granite nhám chà nham nhở (tôi định quăng luôn thùng rác nhưng cánh xe ôm xin nên cho luôn); đôi giày thì về đến nhà cũng bỏ luôn do cao su dưới đế đã mòn vẹt. Vậy là kết thúc một chuyến đi không dám nói là toàn vẹn nhưng chuyến độc hành đầu tiên của tôi đã diễn ra ổn thỏa.
 
Trở lại chuyến đi thứ hai, tôi rời bãi Rạng lúc đã gần 6 giờ tối. Những bước nhảy của tôi gấp gáp, vội vã bởi tôi dự định vượt nút thắt ở nhánh phía Bắc trước khi trời tối. Đi được một quãng ngắn thì tôi lại gặp một điểm có nước ngọt thứ hai.

attachment.php


Điểm này có tọa độ: 12 độ 39’ 13.9’’ vĩ Bắc, 109 độ 27’ 25.6’’ kinh Đông. Tại đây, mạch nước chảy qua kẽ đá và tràn trên mặt đá, nếu để nguyên thì không sử dụng được. Do còn nguyên một chai nước, lại vừa uống xong nên tôi không quan tâm lắm đến điểm này, chỉ đo tọa độ rồi đi luôn; không rõ có thể cải tạo để lấy nước được không.

Đã 6 giờ tối, tôi đến nút thắt ở nhánh phía Bắc. Nhìn vào máy định vị, biết đã đến đường vòng nên tôi trèo lên luôn mái dốc đất và tìm đường chui vào rừng cây bụi. Chả hiểu chui rúc thế nào lại lên đến tảng đá cao, nơi nhìn xuống nút thắt, tôi lại nhảy xuống tìm đường. Thế nhưng, loanh quanh một hồi mà không tìm được lối đi ba năm trước; tôi biết rằng dự định vượt qua nút thắt này trước khi trời tối không thể thực hiện được. Trời tối rất nhanh, không thể tiếp tục tìm đường, tôi đành quay lên tảng đá cao khi nãy. Nơi đó thoáng đãng, bằng phẳng, không sợ rắn rết (đây là điều tôi sợ nhất). Tôi rất kỵ di chuyển trong rừng khi trời tối, bởi đó là lúc nhiều loài động vật đi săn mồi, trong đó có phần lớn các loài rắn.

Lên đến nơi, trời gần tối hẳn, tôi thoát y cho thoáng. Thế nhưng, khi ánh mặt trời vừa tắt thì lũ muỗi đã bắt đầu chuẩn bị đại tiệc. Chúng vo ve, bâu xâu vào tôi bất kể tôi xua đuổi thế nào. Rút kinh nghiệm lần đầu, trước chuyến đi này, tôi đã chuẩn bị tuýp kem chống muỗi Soffell. Thế nhưng, loay hoay thế nào cũng không thể nhét vừa túi. Chết với cái tội ham ăn, lúc nào cũng lo đói; khi đi, tôi nhét vào túi 8 thanh lương khô năng lượng cao, không còn chỗ nào cho tuýp kem vào nữa.

Chuyến đi trước, sử dụng lương khô bay, lương khô bộ binh của Công ty 22, tôi thấy khá khô, khó nuốt trong điều kiện thiếu nước và cơ thể mệt mỏi. Vì vậy, chuyến này, tôi đầu tư vào chuyện ăn uống, mua lương khô năng lượng cao SOS của Mỹ. Mất đứt hơn 300k cho hộp 9 thanh lương khô, địa chỉ mua ở đây:

https://www.phuot.vn/threads/302946-Th%E1%BB%A9c-%C4%83n-%C4%91i-du-l%E1%BB%8Bch-ph%C6%B0%E1%BB%A3t-3600-Kcal-Made-in-USA-H%E1%BA%A1n-s%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-5-n%C4%83m?p=1519356#post1519356

Trưa nhận hàng ship xong, khử luôn một thanh, thấy khá ngon, thơm mùi bơ sữa, thế là quyết định tối mang luôn 8 thanh còn lại. Nghịch lý ở chỗ: đồ ăn thì đủ cho hơn 2 ngày, còn đồ ngủ thì chả có. Lúc đó, tôi vẫn còn kiêu ngạo, tự tin với sức của mình có thể thực hiện hành trình trong 1 ngày. Thế nhưng, “xôi hỏng bỏng không”, thời gian thì kéo dài thành 2 ngày mà trong điều kiện cơ thể thiếu nước, lương khô này cũng chả dễ nuốt hơn, người thì lại làm mồi ngon cho lũ muỗi.

Để chống lại lũ muỗi, tôi trở dậy, mặc quần áo vào, trùm ống tay chống nắng, mang bao tay, mang tất, lại lấy áo thun sơ-cua phủ lên mặt. Nằm nghe sóng biển và hưởng thụ từng cơn gió mát được một lúc, đến khoảng 8 giờ tối thì thấy không còn mát nữa, mà là lạnh. Tảng đá tôi đang nằm có địa thế trống trải ba mặt, đón từng cơn gió biển thốc vào. Thấy không ổn, không thể chống chọi qua đêm với điều kiện này, tôi lồm cồm bò dậy, thu dọn đồ và trèo xuống, tìm chỗ nghỉ khác. Đi loanh quanh, búa xua, rồi cũng tìm được một chỗ khả dĩ có thể qua đêm. Một tảng đá nằm thấp hơn, khuất hơn, không sợ gió, không sợ rắn rết, có chăng chỉ còn lũ muỗi; nhưng thôi, có còn hơn không.

attachment.php


Xung quanh chỗ nghỉ đêm là những bờ bụi, gai góc, hầm hố.

attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


Lại phủ tấm áo thun sơ-cua lên mặt, tôi chập chờn đi vào giấc ngủ.
 
Last edited:
Topic này phủ bụi cũng khá lâu rồi; ngày Tết rảnh rỗi, viết tiếp vậy.

Sáng hôm sau, tôi thức dậy khá sớm, lúc 5 giờ; phần vì nằm trên tảng đá không được thoải mái, trở mình luôn, phần vì phải tìm đường đi tiếp. Lúc này, trời vẫn còn nhập nhoạng tối. Tôi nhìn lại chỗ mình nghỉ đêm qua rồi chụp đại vài tấm, vẫn phải dùng flash mới nhìn được; đó chính là hình đã post ở bài trước. Với tay lấy túi bao tử mắc ở nhánh cây sát đó, đã thấy vài chú kiến đen bên ngoài. Mở túi ra, bên trong đông đặc kiến; chúng đã theo khe hở chỗ khóa kéo tiếp xúc phần thân túi, chỗ không thể kéo kín. Có lẽ chúng bị hấp dẫn bởi mùi bơ sữa của thanh lương khô tôi đang ăn dở. Đuổi sạch lũ kiến đi, tôi gặm nốt phần đang ăn dở đó, chiêu với chút nước hứng được từ chiều ngày hôm trước; vậy là xong bữa sáng.

Chuẩn bị xong hành trang, tôi lại loanh quanh tìm lối đi. Trèo lên tảng đá cao là chỗ ban đầu định nghỉ đêm qua, tôi nhìn xuống khu vực nút thắt. Lôi máy chụp hình ra, tôi rê máy chụp vài tấm từ phía biển về đất liền. Khe nước này kéo dài lên tận phía trên; nhìn trong tấm hình cuối, đó chính chỗ giữa của hai mảng thực vật khác nhau.

attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


Lại nhảy xuống, lần mò một lúc thì ra lại chỗ nghỉ trưa trước khi vượt nút thắt của chuyến đi lần thứ nhất. Từ đây nhìn về phía xa, thấy thấp thoáng một mảng màu xanh của mái chòi tại “bãi Rác” (bãi Rạng).

attachment.php


Nhìn về phía Hòn Đôi, bình minh lên làm ửng hồng bầu trời và làn nước còn chưa kịp sáng hẳn, như một cô gái mới ngủ dậy đã bắt đầu trang điểm, hi. Mặt trời trời cũng bắt đầu nhô cao, tỏa sắc đỏ ối như quả cầu lửa, đem sức sống lại cho vạn vật sau một đêm dài lạnh lẽo.

attachment.php


attachment.php
 
rất nể bác đi một mình luôn, mình cũng đi từ hướng nam năm 2016 về bằng đường rừng. Công nhận phải khỏe lắm mới đi trọn hết cung này
 
Hôm trước tết cậu bảo sẽ đi lại mà, chờ qua t4 nhé không được đi trước đấy
Tạm đi lại hố thiên thạch đi nhớ ghi track đầy đủ để hè mình dẩn đại quân vào.
Mình cũng chiến mũi đôi 2 lần với 2 hướng khác nhau, thật ra khoét lổ chui vào các cây bụi nằm vừa kín gió lại ấm, riêng khoảng côn trùng hay bò sát thì cứ chơi xịt muỗi xung quanh là xong, cái này mình học từ người dân đi lượm ve chai ở cực đông.
 
Hôm trước tết cậu bảo sẽ đi lại mà, chờ qua t4 nhé không được đi trước đấy
Tạm đi lại hố thiên thạch đi nhớ ghi track đầy đủ để hè mình dẩn đại quân vào.
Mình cũng chiến mũi đôi 2 lần với 2 hướng khác nhau, thật ra khoét lổ chui vào các cây bụi nằm vừa kín gió lại ấm, riêng khoảng côn trùng hay bò sát thì cứ chơi xịt muỗi xung quanh là xong, cái này mình học từ người dân đi lượm ve chai ở cực đông.

Từ giờ đến giữa tháng 7, chắc em không đi đâu được bác ạ. Bận mất rồi.
 
Từ chỗ nghỉ trưa trước khi vượt nút thắt của chuyến đi lần thứ nhất, tôi quyết định ra hẳn khỏi rừng cây bụi, bám theo mái dốc đất khô rang, đầy nguy cơ trượt lở, để tìm lại lối vào khác. Rồi cũng tìm thấy lối vào năm nào, tôi nhanh chóng tìm được đường đi, dù cây bụi và gai đã che lối khá nhiều. Đang đi giữa rừng cây bụi, đột nhiên thấy có phía trước có ánh sáng, tôi biết là thoát rồi. Nổi bật lên giữa rừng cây bụi là hai khối đá lớn, cao cỡ 3 – 4m, tì sát nhau, nom tựa như hòn Trống Mái. Dưới chân hai khối đá lớn là một khe hở, người chui qua thoải mái, đó chính là lối thoát.

attachment.php


Qua được bên kia của khe hở, tôi phải trèo lên một khối đá lớn, lại nhảy qua một khối đá lớn khác, rồi trèo xuống thấp mới tới được đường mòn nằm khuất dưới tán lá cây dày.

Qua được nút thắt thì đã 7:30. Nhìn về phía nút thắt, đây là hình ảnh cuối cùng tôi chụp được trong chuyến đi này.

attachment.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,751
Bài viết
1,136,920
Members
192,581
Latest member
oldgmailacc7
Back
Top