What's new

Hành trình 5 châu: Âu, Á, Mỹ, Phi, Úc. Chặng 1: Cam-Việt-Thái-Lào

DO TÍNH TÌNH TÁC GIẢ BÀI VIẾT RẤT PHÓNG KHOÁNG, YÊU TỰ DO VÀ NGẪU HỨNG NÊN NHIỀU KHI CÁC BẠN ĐỌC LẠI LẦN THỨ 2 THÌ THẤY NỘI DUNG KHÁC HẲN. NHẤT LÀ CÁC NỘI DUNG VỀ KINH NGHIỆM VÀ ĐỘNG LỰC CỦA CUỘC HÀNH TRÌNH, ĐÔI KHI TÔI QUAY TRỞ LẠI VÀ THÊM THẮC VÀI SỰ KIỆN MÀ TÔI QUÊN. VÀ ĐIỀU NÀY CŨNG BÌNH THƯỜNG THÔI VÌ :" KHÔNG AI TẮM 2 LẦN TRÊN MỘT DÒNG SÔNG".

Buổi Đầu Của Ước Mơ
Vẫn trong căn phòng nhỏ, chiếc chìa khoá vẫn nằm trên mặt bàn... không một tiếng động

Ta đã quay trở lại nơi này, nơi ta cất giữ những hình ảnh về cuộc đời mình, nơi ta đưa ra một quyết định mà từ đó cuộc đời ta được hồi sinh

Ta chán ghét cuộc đời đầy rẫy những tiếng ồn, đau khổ, oán hận... Không biết từ khi nào, cái lúc mà ta cảm nhận được một thứ gọi là nghệ thuật, chính lúc này đây ta mới thầm cảm ơn Thượng Đế, bởi vì ta còn được sống...

Chưa bao giờ ta vui sướng đến phát điên như vậy, sức sống được hồi sinh mãnh liệt đến như vậy... Kể từ cái ngày đó ta xin được dành trọn cuộc đời mình cho việc cảm thụ nghệ thuật, tận hưởng cái đẹp trong đời...

Vẫn 2 người đàn ông ngồi bất động, có lẽ họ cũng đang chịu sự giằng xé về tư tưởng, giữa 1 bên là tự do và bên kia là xiềng xích...

Thế con người ta sinh ra để làm gì? Để bị cột chặt vào các mối quan hệ lẫn trách nhiệm trong xã hội, đến nỗi khi nhắm mắt xuôi tay con người ta vẫn còn lo sợ rằng mình sẽ được sinh ra thêm lần nữa...

Ta tiến về phía họ, nhưng họ không nhìn thấy được ta, ta cũng ngồi vào đó, 3 người đàn ông... Sau đó 4,5,6... không thể nào đếm xuể... Những con người đi tìm sự tự do đã về ngồi lại 1 nơi và đưa ra quyết định cuối cùng cho đời mình: tự do hoặc xiềng xích

Mỗi 1 người trong chúng ta đều có 1 lí tưởng cho riêng mình, 2 ông đi tìm tự do cho nước Mỹ, còn ta ta tìm tự do cho cuộc đời ta. Nhưng điểm chung của chúng ta vẫn là ở đó, cảm giác được tự do để sống, để tồn tại, để ước mơ... không gì tả nỗi. Cảm giác này tuyệt vời đến mức ta có thể đánh đổi cả mạng sống của mình để có được nó...

Chiếc chìa khoá vẫn nằm yên trên bàn, cánh cửa vẫn còn đóng kín. Có lẽ giây phút này đã ngưng đọng và tưởng chừng có thể kéo dài đến hàng thế kỷ... Một sự ngột ngạt và nóng bức lan toả vào bầu không khí... Sự ngột ngạt này đã giam hãm chúng ta biết bao nhiêu năm trời, và giờ đây nó cần được chấm dứt...

Chiếc chìa khoá đã được nhấc lên, không một chút chần chừ: chìa đã nằm vào ổ. Cánh cửa đã được mở ra, quyết định cũng đã thực hiện, sự ngột ngạt cũng đã tan biến, cuộc sống đã được hồi sinh...

Ta xin được cảm ơn người Thượng Đế, bởi vì được sống là 1 điều hạnh phúc....


-Sau bao nhiêu giằng xé, mâu thuẫn, lo sợ, phân vân thì quyến định cuối cùng đã được thực hiện TA SẼ ĐI VÒNG QUANH THẾ GIỚI ĐỂ TÌM KIẾM SỰ GIÀU SANG, HẠNH PHÚC VÀ VÔ VÀNG NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ. Cái giá phải trả là từ bỏ vị trí xã hội hiện tại-sinh viên năm 4 của ĐH QUỐC GIA- HCM, từ bỏ mọi mối quan hệ cũ, từ bỏ 1 phần ký ức-những ký ức ko đẹp.

Mục tiêu hay cung đường: Châu Á,Châu Âu,Châu Mỹ, Châu Phi và cuối cùng là Châu Úc.

Cách thực hiện: Vừa đi vừa học tiếng anh vừa làm để có tiền đi tiếp.

Hành trang: Hành lý và vật dụng cá nhân, 100USD(2.150.000, đổi tại tiệm vàng QUẢNG ĐÔNG-HCM) ,kèm những kiến thức về phượt của các anh chị đi trước, và hành trang quan trọng nhất đó là NIỀM TIN.

http://www.nguoiduatin.vn/di-bang-niem-tin-a75145.html Mượn bài viết của Chip là dẫn chứng.

Phần 1: CHÂU Á LÀ NHÀ-ĐỪNG CÓ KHÓC(mượn bạn chipro câu này nha).

Chương 1: CAM-VIỆT-THÁI-LÀO.

Kỳ 1: Cambodia- Đến 1 trong những bãi biển đẹp nhất ĐÔNG NAM Á để học bơi.

9h sáng ngày 22/2/2013 - Chiếc xe KHAI NAM đã đưa 1 chàng thanh niên trẻ với 1 balo và 1 vali tiến về hướng Phnom Penh với giá vé là 8 USD=170kVND. 2h 45 Tới đường Shihanok-Phnom Penh tôi kêu bác tài dừng xe cho tôi xuống, để đi bộ đến chợ Overxay-bắt xe Capital (giá vé 5USD đến Shihanoukville) nhưng trễ xe. Mỗi ngày 2 chuyến 12h-2h nếu có đến đây các bạn nên chú ý điểm này.

http://i1333.photobucket.com/albums...Pnom Penh/IMG_20130331_030712_zpsc325c2c8.jpg

http://i1333.photobucket.com/albums...Pnom Penh/IMG_20130331_030703_zpse3fc44f8.jpg
Thông tin xe Khải Nam

Thế là vai mang ba lo tay kéo vali tôi tiến về hướng bờ sông, có khu phố tây để tìm chõ ngủ giá rẻ hoặc tìm xe bus đêm. Đi khoãng vài km thì cũng tới nơi, lúc này xế chiều và tôi cảm thấy đói bụng, tấp vào 1 siêu thị mua 10 gói mì bọc, và 1 gói mình hộp nấu ăn liền. Tim kiếm khoãng 1 h đồng hồ thì cũng tìm được xe VET đi Shihanokville- Bus Night giường nằm giá vé 7 USD. Ok mắc hơn 2USD nhưng có gường nằm và ko tốn tiền khách sạn tối nay nên tôi mua vé luôn. Xe khởi hành 1h đêm. Trong khi chờ đợi tôi đi dọc the bờ sông hóng gió và thượng ngoạn phông cảnh khá đẹp nơi đây.

Khoãng 5h30 sáng xe tới Shihanoukville, tại bến xe mới cách trung tâm khoãng 4-5 km. Để tiết kiệm tiền tôi đi bộ và hơn 1h sau khi hỏi đường nhiều người tôi cũng đến được nơi cần tới- Utopia Gues House- Dorm rẻ nhất ở đây là 1USD. Nhưng cô gái tiếp tân trẻ ở đây nói với tôi là hết giường, chỉ còn giường 2,5-3-5 USD. Thế là ko vội vã tôi kiên nhẫn ngồi chờ, biết đâu có người trả giường. Niềm tin bấy giờ của tôi là vậy. Trong khi chờ đợi tôi đánh răng, xin nước nóng pha mì.
















Và sau hơn 1h chờ đợi. Điều tôi tin dã xãy ra, cô tiếp tân, ghi thông tin từ pasport của tôi sau đó đua tối 1 cái chìa khóa và 1 tắm ga giường và 1 bao áo gối. Cô gái dẫn tôi vào phòng, trong phòng lúc ấy còn có 2 vị khách Tây khác đang ngủ. Tôi ngã lưng và chìm vào 1 giác ngủ ngon sau 1 ngày 1 đêm di chuyển khá mệt nhọc.
 
Last edited:
Hôm giao lưu có phát tài liệu, tớ xin up nó lên đây cho những ai không tham gia muốn đọc.



ĐỀ TÀI 1: Hành trình đi bụi Cam-Việt-Thái-Lào có yếu tố xe đạp.
ĐỀ TÀI 2: Tuyệt chiêu an toàn. Làm sao có được 1 hành trình cực kỳ thú vị. Dám sống với ước mơ. Làm thế nào để có 1 cuộc đời hoành tráng.
Đề tài 1: Vấn đề 1: Giới thiệu về chuyến đi.
Vấn đề 2: Chuẩn bị thông tin gì cho chuyến đi. Ngôn ngữ.
Vấn đề 3: Các vật dụng cần thiết cho việc di chuyển bằng xe đạp. Kỹ năng tìm người giúp đỡ.
Vấn đề 1: Giới thiệu về chuyến đi.
-Tôi đang thực hiện 1 chuyến đi vòng quanh thế giới bằng niềm tin.
-Trường phái: Đệ tử đời thứ nhất của giáo phái INTERBEG do bà tổ Quỳnh Dung sáng lập. Là 1loại hình phượt dài hạn 1 tuần-vài chục năm. Và vì đi bụi dài hạn nên đặc điểm là bạn phải di sao cho thoải mái như ở nhà không có hiện tượng quá mệt mỏi và kiệt sức. Không định hình rõ ràng lịch trình. Và hành trình của tôi là Đông Nam Á- Trung Quốc-Ấn Độ - Nepal-Các quốc gia Trung Á-Châu Phi-Châu Âu- Châu Mĩ (Bắc và Nam Mĩ). Châu Úc là điểm đến cuối cùng.
Hành trình đã đi được: HCM-Phnom Penh-Shihanoukville-KohKong-Trat-Chanthaburi-Chonburi-Bangkok-Vientiane-Nongkhai-Vientiane-Hèn Bèn-Cầu Treo-Hà Tĩnh-Vinh-Hà Nội.
https://www.phuot.vn/threads/94412-Hành-trình-5-châu-Âu-Á-Mỹ-Phi-Úc-Chặng-1-Cam-Việt-Thái-Lào
(hoặc vào google: ”zany viet nam”)
Lào: Người Lào thân thiện và thoải mái. Tại Vientiane gặp sư phụ người Nga và cô gái người Mexico. Toàn ngủ chùa 1 mình hoặc với sư phụ và nhưng ngày đi với sư phụ hầu như là ko mất tiền. Và cảm giác an toàn rất cao khi ở Laos.
Việt Nam:Thử lòng tốt người Việt bằng cách xin nước uống, thức ăn và đi nhờ xe.
Cho nước uống, 1 bữa ăn, 150.000 và quá giang đoạn đường 45 km. Phuot.vn.
Vấn đề 2: Chuẩn bị thông tin gì cho chuyến đi. Ngôn ngữ.
Thông tin:
+ http://thichdibui.blogspot.com/
+http://phuot.vn
+ http://travel.huyenchip.com Sách balo lên và đi.
+Trở lại của Lâm Dế
+Nguyễn Chí Linh
+ http://www.ddth.com - Đạp xe đi Ấn Độ - thangnv
+ http://chasingthewind90.blogspot.com/
+ http://www.lonelyplanet.com/thorntree/index.jspa nếu có điều kiện thì nên mua sách.
+ http://couchsurfing.org/
+ http://www.wwoofindependents.org/
+ http://www.escapethecity.org/
+ http://www.travelfish.org
+ http://www.helpx.net/
NGÔN NGỮ
-3 Từ Quan Trọng: Cảm ơn-Bao nhiêu-Nhà vệ sinh ở đâu
-Cambodia-Thailand-Laos.
-Okun-Khợp khuôn khập/kha-Khợp chài lai lai.
-TomPLAYpunMAN-Thơ Rầy-Thơ Rầy.
-Tâu tức nơi na-Hong Nam ù thi nại-Hong Nam ù thi nại.
http://thichdibui.blogspot.com -> Vào mục Đi nước nào nói tiếng nước đó.
http://weiyunvn.blogspot.com ->Vào mục Ngôn ngữ các nước.
Vấn đề 3: Các vật dụng cần thiết cho việc di chuyển bằng xe đạp. Kỹ năng tìm người giúp đỡ.
DANH SÁCH VẬT DỤNG (xếp theo thư tự quan trọng)
THÀNH PHẦN ĐỒ CHÍNH
0. ĐẮC NHÂN TÂM-DALECARNEGIE.
1. Giấy tờ: CMND, passport, B.Lái,thẻ SV, photo+thông tin khẩn.
1. Tiền: túi bao tử, thẻ ATM nội địa+visa.
2. Quần áo, nón, giày, vớ , khăn,dây phơi, mền.
3. Đánh răng, xà bông tắm+giặt, bàn chải giặt đồ, giấy vệ sinh.
4. Áo mưa, túi nylon, túi khô.
5. Kem chống muỗi, thuốc cảm, dầu gió, bông gòn thuốc đỏ, thuốc trị tiêu chảy, ASPERIN, C, Oresol, berberin, vitamin tổng hợp.
6. Sổ tay, bút, bản đồ, Sách lonely planet.
BỘ XE ĐẠP-tiết kiệm tiền vận chuyển.
1. Xe đạp, khóa, bộ đồ vá+sửa xe, bơm, vỏ, ruột, rôm thắng.
2. Nón bảo hiểm, quần xe đạp, kính, khẩu trang.
3. Đèn pin, Bộ đo khoãng cách, áo thanh niên, cờ VN,còi.
ĐỒ DÙNG KHÁC TIẾT KIỆM TIỀN ĐI ĐƯỜNG.
1. Lều, võng, bạt trải
2. Bộ nồi, bếp xăng(cồn), 1 dây nấu nước, 1 ly(tô), 1 muỗng, 1 đôi, đũa, bình nước nóng,
3. Dao, kéo, la bàn, bật lửa,
4. Máy ảnh, điện thoại, sạc, laptop, 3G, MP3 nghe anh văn.
5. Dữ liệu USB, web phuot.vn, facebook, email, danh thiếp.
6. Nước, sữa, mì, kẹo ngọt, đồ khô, tỏi, chuối, vitamin tổng hợp.

Kinh nghiệm tìm người giúm đỡ qua những người không có khả năng giúp đỡ nhưng người này có khả năng giới thiệu và liên kết. Ví dụ: Khi tôi muốn đi nhờ xe thì gặp bất kỳ 1 người nào trên đường mà tôi có cảm giác thân thiện và sau đó nói về hoàn cảnh và mong muốn đi nhờ xe một cách thú vị nhất. Sau đó họ sẽ lan truyền tin này đến những người xung quanh 1 cách nhanh hơn và dễ nhận sự tin tưởng hơn. Sau đó 1 trong những người được truyền tin ấy có khả năng cho đi nhờ xe sẽ giúp đỡ tôi.
-Điểm mạnh yếu của xe đạp.
+Không tốn xăng.
+Tiếp xúc với người địa phương dễ dàng và hiệu quả hơn.
+Rèn luyện sức khỏe.
+Kết hợp với ngủ lều thì tuyệt vời vì chi phí cực rẻ.
-KINH NGHIỆM NGỦ CHÙA
Chùa Thái Lào Cam giống nhau đến 80% và đều gọi là WAT.
Muốn biết chùa ở đâu bạn hỏi người địa phương như sau: Cam: WAT nơi na? Thái-Lào: WAT ù thi nại? Nếu giọng ủa bạn người ta khó nghe thì hãy chấp tay, nhấm mắt và đọc câu này người ta sẽ hiểu ngay và sẽ có điều bất ngờ dành cho bạn:
-Namo ta sà ba ra woa tô a ra hà tô sam ma sam bút hà xa.
Khi vào chùa chấp tay lại chào sư: bằng ngôn ngữ đã chỉ trên, sau đó nói tiếng anh với họ 1 cách chậm rãi. Nếu họ không hiểu thì dùng body langue. Thông thường 7h và 11h sẽ có thức ăn miễn phí tại chùa trên cả 3 nước. Chú ý buổi chiều sư ko ăn.
Nên nhớ phải chứng minh cho Chùa, nhà dân, cây xăng, đồn công an rằng mình có lều và ko làm phiền họ.
-CÒN THỜI GIAN SẼ NÓI VỀ GIÁ CẢ VÀ PHONG CÁCH ĐỊA PHƯƠNG. Vì phần này đã có trong tài liệu của bà tổ QUỲNH DUNG-INTERBEG.
 
Mình đang tạo 1 Blog để cung cấp những tài liệu, nó là động lực thoai thúc mình thực hiện chuyến đi này.

Trong đó sẽ trình bày cụ thể các cơ sở khoa học của vấn đề "PHÉP MẦU" và "NIỀM TIN". Là chiếc chìa khóa giúp mình mở ra 1 cánh cửa khác của cuộc đời. Vì Blog đang trong quá trình tạo dựng nên chưa được hoàn thiện. Trong thời gian tới mình sẽ cố gắn chỉnh chu nó lại một cách khoa học nhất.
http://zanyvietnam.blogspot.com/ Khoãng tối ngày mai thì các bạn mới vào được Blog.

Rất mong nhận được những góp ý chân thành về bố cục nội dung trong trang Blog này.
 
Hôm nay tôi đã tự làm thành công visa Trung Quốc với 60 USD.



4 ngày sau lấy thành công visa tôi sẽ viết bài hướng dẫn cho các bạn nào chưa biết !
 
Thời gian này mình rất rãnh, bạn nào muốn tâm sự, trao đổi chia sẽ hay muốn biết thêm chi tiết về chuyến đi, hay các vấn đề về WWOOF, visa thì xin liên hệ 01245210998. Tớ là "TỶ PHÚ THỜI GIAN" KHÔNG SỢ LÀM PHIỀN, các bạn cứ tự nhiên, giúp được tớ sẽ giúp.

Tớ đang viết 1 loạt bài cho báo, viết xong, có link sẽ gởi các bạn.
 
Kinh nghiệm tự làm visa Trung Quốc tại Hà Nội

Theo hình thức tự làm không cần dịch vụ tại Hà Nội. Viết vào ngày 30/5/2013.
Để tiết kiệm tiền nên tôi phải tự mình làm visa mà không thông qua dịch vụ. Giá dịch vụ thường giao động 2 mức giá 70,75 USD. Và 1 công ty mà tôi biết có mức giá hấp dẫn hơn đó là VINASET 65 USD, làm 2 người trở lên được giảm còn 63 USD và thường là mất 5 ngày nhưng nếu tự làm thì chỉ mất 4 ngày kể từ ngày nộp đơn và hộ chiếu. Nhưng chỉ dành cho ai có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh phía Bắc. Tôi mang hộ khẩu Sì phố nên họ tăng thêm 20 USD. Hẳn nhiên là tôi không chấp nhận rồi. Thế là tôi lục nát hết mấy diễn đàn trên mạng cũng không có 1 tài liệu nào hướng dẫn cách thức tự làm , mà hầu hết là qua dịch vụ. Hoặc hướng dẫn vào thời điểm ĐSQ Trung Quốc chưa yêu cầu thư mời.

Tôi đến ĐSQ-46 Hoàng Diệu. vào ngày thứ 2, tìm hiểu kỹ các thông tin hướng dẫn thì ra mọi thứ chỉ kẹt ở chỗ “ invitaon letter”. Tôi quan sát thì thấy mấy người đang điền đơn dịch vụ nó điền đơn rất cẩu thả và không cần đơn. Sau đó tôi muốn xem tụi Tây balo dạng Backpacker làm thế nào. Thế là làm quen được 1 cặp người Đức-đơn giản bằng cách tôi cho họ mượn cây viết để điền đơn. Tờ đơn này được phát bởi 1 bảo vệ trong phòng ĐSQ. Và khi bạn ghi sai thông tin gì bạn cứ lấy tờ khác thoải mái. Thông tin điền cũng khá là đợn giản, mục nào không biết điền như thế nào cứ để trống, sau khi điền thì đưa bác bảo vệ phát đơn kiểm tra giùm cho. Cái hình các bạn có thể dùng đồ bấm, bấm hình vào góc phải được chỉ định của towd khai. Bạn nên chuẩn bị trước vài thứ sau.
-1 hình 4x6 chuẩn passport
-1 photo CMND 2 mặt trên 1 tờ A4.
-Pho to Hộ chiếu- chỉ cần 1 mặt trang có hình và thông tin của bạn.
-THƯ MỜI HOẶC BOOKING KHÁCH SẠN.
Trở lại câu chuyện, tôi cùng 1 cặp người Đức gởi balo ở học tủ ngay chỗ bảo vệ đứng rồi vào xếp hàng ở quầy số 2.
Sau khi họ nói chuyện tôi nghe và nắm được thông tin là phải cần thêm 1 thư mời từ 1 công ty hay cá nhân bên Trung Quốc, có đầy đủ thông tin về Tên, địa chỉ, số điện thoại, số ID, và kèm theo pho to chứng minh của người viết thư mời thì càng tốt. Người Đức hỏi nếu tôi không có quen ai bên Trung Quốc thì còn cách nào chăng?
Cô nhân viên trả lời: Vậy anh có booking khách sạn cũng được.
Thế là người Đức mỉm cười, cảm ơn và ra ngoài.
Sau khi trao đổi họ quyết định cùng tôi đi tìm 1 quán café gần đấy có wifi để làm cái booking và in ra . Sau đó kẹp cùng các hồ sơ trên là ổn. Thế là tôi cho họ mượn chiếc lap để đặt phòng cho họ. Tôi quan sát.
-Họ vào trang booking.com tìm 1 phòng giá rẻ khoãng 400-500K cho 2 người rồi dùng thẻ visa để đặt.
Sau đó họ in ra cái giấy đặt phòng nộp vào và tất nhiên là ok. Họ nhận được biên lại đi đóng tiền.
Còn tôi quay trờ về phòng nghiên cứu thêm cái booking kia, làm sao miễn phí cơ.
Thế là tôi vài lại trang booking chuyển nó sang tiếng Việt.
Oh- có dịch vụ hủy phòng và free. Tức là sau khi đặt phòng tôi có tờ booking, sau khi có visa tôi sẽ hủy booking này. hehe
OK tôi lôi cái thẻ visa trống-no money. Ra đặt phòng. In tờ giấy đặt phòng bằng tiếng Việt luôn.
Sáng ngày hôm sau(vì ĐSQ chỉ làm việc buổi sáng 8h30-11h từ thứ 2 đến thứ 6) cứ thế lên nộp và tất nhiên họ cũng OK. Cũng phát cho tôi 1 tờ giấy để đi qua bên ngân hàng Trung Quốc đóng tiền.
Đó là ngân hàng ICBC - 360 đường KIM MÃ của Trung Quốc thủ tục đóng tiền rất đơn giản, có người hướng dẫn cặn kẻ .
LƯU Ý: TẠI ĐÂY BẠN BẮT BUỘC PHẢI NỘP USD NÊN PHẢI ĐỔI TIỀN Ở TIỆM VÀNG TRƯỚC. TỶ GIÁ LÚC TÔI ĐỔI LÀ 21300VND/USD.
Tại đây bạn cũng có thể mở tài khoản gởi tiền việt vào đó và Qua Trung Quốc rút với mức phí là 1,2 %. Cà thẻ tại TQ thì ko tính phí. Tôi quyết định làm 1 thẻ ở đây.
Sau khi đóng tiền họ đóng cho cái biên lai mấy cái dấu đỏ đỏ. Giữ giấy này và chờ đến ngày lấy passport có dán visa.

File mẫu đặt phòng và thư mời.
http://www.docstoc.com/docs/158613067/reservationhenrik
http://www.docstoc.com/docs/158613135/sample_tourist_invitation_by_individuals?


Một số kình nghiệm khác từ Blog của sư phụ tôi.


Ý định của tôi là ở tại Trung Quốc khoảng 4-5 tháng, chờ đến khi trời ấm hơn thì sẽ đi Tây Tạng, sau đó sẽ đi Nepal và Ấn độ. Vì vậy tôi đã đến lãnh sự quán Trung Quốc trên đường Nguyễn Thị Minh Khai làm visa. Tôi đến vào sáng thứ 2, điền vào một tờ đơn và dán vào một tấm hình 3-4, sau đó nhận giấy hẹn 4 ngày sau (thứ 5). Tôi xin visa 6 tháng với 2 lần ra vào, thời gian dài nhất ở tại Trung Quốc mỗi lần là 30 ngày, giá là 90 đô la Mỹ. Khá mắc tiền!

Sau đó tôi vào trang web của Lonely Planet và hỏi làm thế nào ở Trung Quốc với visa như thế thì được chỉ dẫn là tôi nên ở đến ngày thứ 29 hoặc 30, sau đó ra khỏi Trung Quốc, có thể về Việt Nam hoặc sang Lào, hoặc Hong Kong, sau đó nhập cảnh trở lại. Lần này ở đến ngày 25 thì đến đồn cảnh sát khu vực làm gia hạn thêm một tháng nữa. Sau đó đến ngày 25 thì lại làm gia hạn…..
-----------------------------------------

Tôi có double-entry visa mà. Nếu gia hạn ở Trung Quốc thì tôi cũng phải trả tiền mà lại mất đi second entry. Vì vậy tôi đi về Việt Nam đóng một cái dấu ra vào khác để được miễn phí, sau khi dùng hết entry trên visa thì sẽ gia hạn tại Trung Quốc. Dân Trung Quốc tính toán kinh lắm nên phải tính toán lại với họ. Tôi nói với Sima rằng visa Trung Quốc (dành cho người Việt) 1 entry giá 60 đô Mỹ, double entry giá 90 đô Mỹ (giá sĩ mà). Mỗi entry chỉ được phép ở 30 ngày. Nếu ở lố, thì mỗi ngày lố phải đóng phạt 500 RMB. Nếu hết 30 ngày mà muốn ở thêm thì phải đến đồn công an khu vực tại Trung Quốc nộp đơn xin gia hạn (thật ra là làm một visa mới) và phải đóng phí, tùy nơi nhưng tối thiểu là 20 đô Mỹ/lần. Tôi nghe nói hiện nay rất khó xin ở Trung Quốc 60 hoặc 90 ngày đối với visa du lịch (dành cho mọi quốc tịch.) Chắc tại họ muốn thu tiền thêm đây mà, chỉ cho ở 30 ngày thôi, ai muốn ở thêm thì phải đóng thêm phí cộng với một đống giấy tờ như tài khoản ngân hàng, đăng ký tạm trú, thẻ credit card,…
-----------------------
 
Last edited:
kinh nghiem visa của sư phu

tiếp tục kinh nghiệm của sư phụ

Sau khi check in nhanh (thật ra tôi vào đó hỏi giá, để lại CMND, mang hành lý lên phòng) thì tôi quay trở ra nhờ anh xe ôm chở đến ĐSQ Trung Quốc ở phố Hoàng Diệu (gần lăng Bác và phủ Chủ tịch). Đến đây thì tôi thanh toán cho anh lái xe này tổng cộng 50.000 đồng. ĐSQ Trung quốc bắt đầu làm việc vào lúc 8h30. Tôi đứng trước cổng chờ cùng một số người. Có khá nhiều cò quay quanh chào mời chúng tôi mua dịch vụ của họ. Khi một anh cò hỏi tôi cần loại visa nào, tôi nói không biết thì anh ta hỏi sao lại không biết và lằng nhằng theo mãi. Một chú tóc bạc đứng cạnh bên (nghĩ tôi là người nước ngoài) nên la anh chàng cò và nói rằng nếu người ta không thích thì thôi, đừng lằng nhằng như thế làm mất thể diện của người Việt Nam.
Đến giờ mở cửa, mọi người chen nhau vào (thói quen ngàn đời của Việt Nam mà). Để xin visa, mọi người cần có bản sao chứng minh nhân dân, bản sao hộ chiếu, tờ khai có dán hình 4x6 và hộ chiếu gốc. Nếu không có sẳn bản sao thì các bạn có thể đến số 40 Cao Bá Quát gần đó (văn phòng của liên hiệp Châu Âu hay cái gì đó tương tự) để photo với giá 1 nghìn đồng/bản.

Tại ĐSQ Trung Quốc ở Hà Nội, tôi không thể xin visa 6 tháng nhiều lần ra vào mà chỉ có thể xin 3 tháng với 2 lần ra vào thôi. Tôi cãi lại nói rằng đây là visa thứ hai và tôi đã xin 6 tháng với hai lần ra vào tại Thành phố Hồ chí Minh cơ mà. Họ bảo ở Hà Nội không có loại đó. Nếu muốn xin 6 tháng với nhiều lần ra vào thì cần phải có giấy mời hay giới thiệu gì đó. Họ chỉ có 3 tháng với hai lần ra vào mà thôi. Tôi đành chấp nhận vậy dù phải thay đổi kế hoạch một chút. Nghĩa là tôi nhập cảnh vào Trung Quốc và sau đó thì đi Mông Cổ. Từ Mông Cổ lại nhập cảnh trở lại vào Trung Quốc (vậy là hết hai lần) và sau đó thì sẽ phải đi một nước khác (đi luôn ấy, không nhập cảnh trở lại Trung Quốc nữa đâu). Chính vì những việc và những thủ tục ngoài dự kiến làm tôi luôn phải thay đổi kế hoạch mà tôi lại chuộng kiểu đi du lịch chả có kế hoạch gì hết. Cứ đi theo cảm hứng, đi đến đâu quyết định đến đó bởi vì có lên kế hoạch rồi thì tôi cũng chẳng thực hiện được nên lên chi cho mệt óc (hehehe)

Sau khi nộp hồ sơ thì được phát cho một cái giấy hẹn và số tiền cần trả. Tôi cầm tờ giấy hẹn đến số 360 Kim Mã nơi có ngân hàng công thương Trung Quốc (ICBC) để nộp tiền. Từ phố Hoàng Diệu đến phố Kim Mã, tôi vừa đi vừa tạt qua hàng này hàng nọ ăn quà vặt – thế mà cũng no căng cả bụng. Ngân hàng ICBC của Trung Quốc nằm ở tầng trệt của tòa nhà Daewoo. Nhờ đi bộ mà tôi phát hiện ra thêm là ĐSQ Mông Cổ nằm ở khu villa Van Phúc cũng ở gần tòa nhà này. Để đến đây có thể đi bằng xe buýt các tuyến như: 13, 18, 25, 32, 34, 38, 50 và xuống ở trạm Ngọc Khánh-Vạn Bảo.

Đến ngân hàng ICBC, tôi phải đóng lệ phí visa bằng đô la Mỹ. Việt Nam mình buồn cười lắm! Đã cấm thị trường ngoại tệ chợ đen thì sao không giỏi cấm luôn các Đại Sứ Quán thu lệ phí visa bằng ngoại tệ đi??? Các ngân hàng chỉ chấp nhận đổi tiền nếu bạn trình ra visa và các đại sứ quán/ lãnh sự quán chỉ chấp nhận đô Mỹ thôi (nếu không có đô thì đừng hòng lấy visa nhé và nếu không có visa thì đừng hòng đổi đô nhé). Cái vòng lẩn quẩn này cả ngân hàng và các đại sứ quán chả ai chịu giải quyết mà cứ đẩy cả sang cho người đi du lịch.

Đại Sứ Quán Trung Quốc ở Hà Nội chỉ mất 4 ngày làm việc là có visa rồi – nghĩa là nộp hồ sơ thứ 2 thì thứ 5 có visa (trong khi ở Sài Gòn lại là 5 ngày – nghĩa là nộp hồ sơ thứ 2 thì thứ 6 có). Đến sáng thứ 5 tôi đi bộ đến phố Hoàng Diệu để lấy visa. Sau đó tôi đi vòng qua ngã tư đón xe buýt 50 đến khu Vạn Phúc phố Kim Mã để xin visa Mông Cổ. Đại Sứ Quán Mông Cổ là Đại Sứ Quán buồn cười nhất mà tôi từng biết. Muốn biết buồn cười thế nào thì cứ đến đi rồi biết

--------------------------

Thứ nhất là tôi cần gia hạn visa. Văn phòng PSB ở đây rất gần khu phố cổ và nằm trên con đường lớn nhất là đường Changzheng Lu. Trong tất cả bốn lần gia hạn visa tại Trung Quốc thì Shangri La là nơi gia hạn dễ chịu nhất. Tại sao? Bạn không cần nộp đủ thứ giấy tờ như những nơi khác. Chỉ cần nói tiếp tân dẫn bạn lên đồn công an khu vực đăng ký tạm trú trong vòng 5 phút. Họ in và phát cho bạn tờ giấy đăng ký. Bạn thậm chí không cần điền vào bất cứ mẫu đơn nào hay nộp bản photo hay hình gì cả. Chỉ cần cho họ biết bạn từ đâu đến và dự định ở bao lâu; vậy là trong 5 phút bạn có được tờ tạm trú in từ máy tính rồi. Sau khi có tờ tạm trú, bạn đến văn phòng PSB. Tại đây họ phát cho bạn tờ đơn, bạn điền vào, dán hình, nộp cho họ và chờ khoảng từ 30-60 phút là có visa. Sau đó đóng tiền là 160 tệ ngay tại chỗ, không phải ra ngân hàng như một số nơi. Quan trọng là nếu bạn có double hay multi entry visa thì những lần entry chưa sử dụng sẽ bị hủy bỏ và họ sẽ gia hạn cho bạn từ ngày lần gia hạn trước hay visa của bạn hết hạn chứ không phải từ ngày bạn nộp đơn yêu cầu gia hạn như ở Leshan. Vì thế lần gia hạn trước của tôi đến 8/9 hết hạn nhưng ngày 31/8, tôi gia hạn ở Shangri la thì họ cứ từ 8/9 đếm đến 30 ngày là 7/10 tôi mới hết hạn ở tại Trung Quốc. Và do đây là lần gia hạn thứ hai của visa nên tôi không được phép gia hạn tiếp mà phải ra khỏi Trung Quốc hoặc phải xin visa mới. Nhưng gần 8 tháng đi bụi ở Trung Quốc theo tôi đã đủ rồi nên tôi sẽ đi nước khác sau ngày 7/10 các bạn nhé (đi nước nào thì chưa biết.) Ở văn phòng PSB tại Shangri La họ không yêu cầu bạn chứng minh tài chánh (nên nếu bạn nào không có tài khoản trong ngân hàng thì đến nơi này gia hạn nhé) và họ cũng chả yêu cầu nộp bản photo của bất cứ thứ gì cả. Tất cả những gì bạn cần để gia hạn ở đây là: bản gốc hộ chiếu, hình và tờ tạm trú cùng 160 tệ. Chấm hết. Tôi nghe nói ở đây họ rất nghiêm trong việc gia hạn trước 5 ngày. Nên bạn cố đến mà gia hạn trước 5 ngày visa của bạn kết thúc nhé.
---------------

Về Việt Nam 1 ngày đêm, ngày hôm sau tôi phải lập tức quay lại bởi vì cảm thấy không yên tâm khi để Sima một mình tự xử tại Hà Khẩu. Bởi vì đã sử dụng hết mọi entry của visa nên nếu tôi muốn ở lại thêm thì phải đến phòng PSB (Public Security Bureau) để xin gia hạn visa, thực ra là xin một visa mới ngay tại Trung Quốc. Để có thể xin gia hạn thêm visa, tôi cần phải có chứng minh tài khoản ngân hàng, mỗi ngày trung bình 100 đô la Mỹ, như vậy tôi phải chứng minh trong tài khoản của mình có ít nhất 3.100 đô Mỹ.


Sáng hôm sau ngày 10/2/2011, tôi tranh thủ đến văn phòng PSB sớm để nộp giấy tờ. Hôm trước tôi hỏi cô công an ngồi ở bàn số 2 từ cửa vào thì được biết do tôi qua cửa khẩu vào ngày 17/1/2011 nên họ sẽ gia hạn cho tôi từ ngày 16/2 đến 16/3 (có nghĩa là từ ngày tôi hết hạn visa). Hôm nay cô này không có mặt, tôi đến anh công an ở bàn số 3 thì anh này lại nói khác đi. Hôm nay ngày 10 nên tôi chỉ được gia hạn đến ngày 9/3 (có nghĩa là từ ngày tôi nộp hồ sơ). Thế là tôi không đồng ý nói rằng hôm qua cô kia nói có thể gia hạn đến ngày 16/3 cơ mà. Anh chàng xem xét một hồi rồi nói “khở dì” (nghĩa là có thể). Và bảo tôi ra về, một tuần sau, nghĩa là ngày 16.2 quay lại lấy hộ chiếu. Anh ta cầm hộ chiếu của tôi mà chẳng đưa biên nhận làm tôi cũng lo lo nhưng ở Trung Quốc là vậy đó, chẳng biên nhận gì hết.

Tôi quên hỏi anh ta là bao nhiêu tiền, nghe nói là khoảng 146 RMB nhưng không biết họ có lên giá không? Trung Quốc vui lắm, mỗi năm mỗi lên giá à. Visa từ 45 đô Mỹ cho 6 tháng với 2 lần ra vào lên giá thành 90 đô rồi còn gì.

Tôi chỉ nộp bản photo các giấy tờ nên được giữ lại tờ khai tạm trú (trong trường hợp sau này có cần thì chỉ đưa ra thôi chứ không phải hơ tay hơ chân nữa rồi)
------------
 
TẠI TRUNG QUỐC, MUỐN Ở NƠI GIÁ RẺ THÌ CÁC BẠN SAU KHI THỎA THUẬN GIÁ CẢ VỚI CHỦ NHÀ THÌ CẦM HỘ CHIẾU VÀ ĐỊA CHỈ CỦA NƠI ẤY LÊN CÔNG AN KHU VỰC ĐĂNG KÝ TẠM TRÚ. SAU ĐÓ CẦM TỜ ĐĂNG KÝ NÀY QUAY LẠI NƠI MUỐN TRỌ THÌ CHỦ TRỌ SẼ ĐỒNG Ý CHO BẠN Ở.
Chị ta đưa cho tôi danh thiếp của khách sạn mình để tôi trình cho công an biết tôi dự định ở đâu (nếu nơi nào không có danh thiếp thì các bạn nhờ họ ghi tên, địa chỉ và số điện thoại của họ ra tờ giấy, rồi cầm tờ giấy ấy lên công an.)
Tôi đến văn phòng PSB (Public Security Bureau) để hỏi thủ tục gia hạn visa thì họ cho biết tôi phải có copy hộ chiếu, copy visa hiện tại, bản sao giấy tạm trú, chứng minh tài khoản ngân hàng (ít nhất 100 đô Mỹ/ngày). Vậy là tôi về hỏi bà chủ nhà đồn công an gần nhất để đến đăng ký tạm trú. Chỉ việc này thôi cũng mất thời gian vô cùng bởi vì tôi không biết tiếng Hoa nên sau một hồi hơ đủ tay chân thì bà chủ nhà của tôi đến nói gì đó với một ông chạy xe ôm. Vậy là tôi trả 3 RMB cho ông ta để ông ta chở đến công an khu vực gần đấy. Đến đây ông ta kiêm luôn nhiệm vụ phiên dịch. Sau một hồi đi lòng vòng qua 2-3 văn phòng, cuối cùng tôi được chỉ lên lầu 3 để làm thủ tục.

Ở lầu 3, tôi được phát hai tờ giấy. Một tờ có tiếng Hoa và tiếng Anh nên tôi tự khai. Một tờ chỉ có tiếng Hoa thì tôi phải nhờ họ ghi giùm. Nói chung ở đây họ khá là dễ thương -chẳng những khai giùm cho tôi mà còn photo giùm visa miễn phí. Cuối cùng tôi ra về với một tờ tạm trú và một bản photo visa mà không phải trả đồng nào.

Có đủ giấy tờ trong tay, tôi lại đến văn phòng PSB ở đường Zhongshan Donglu ngay khu phố cổ (nếu đi từ Quảng Trường Beibu Wan thì có thể đi xe buýt số 7 hoặc bất kỳ xe buýt nào đến ngã tư Beibu Zhong Lu và Guangdong Lu, sau đó xuống xe, quẹo trái, đi bộ đến một ngã tư thì lại quẹo trái, PSB nằm ngay tay trái số 213). Hôm nay chiều thứ tư nên họ nghỉ làm. Họ làm việc từ thứ 2-6 (sáng 8-12; chiều 2.30-5.30 – chiều thứ tư và ngày lễ nghỉ). Vậy là tôi có dịp tham quan phố cổ Bắc Hải.


Sáng hôm sau ngày 10/2/2011, tôi tranh thủ đến văn phòng PSB sớm để nộp giấy tờ. Hôm trước tôi hỏi cô công an ngồi ở bàn số 2 từ cửa vào thì được biết do tôi qua cửa khẩu vào ngày 17/1/2011 nên họ sẽ gia hạn cho tôi từ ngày 16/2 đến 16/3 (có nghĩa là từ ngày tôi hết hạn visa). Hôm nay cô này không có mặt, tôi đến anh công an ở bàn số 3 thì anh này lại nói khác đi. Hôm nay ngày 10 nên tôi chỉ được gia hạn đến ngày 9/3 (có nghĩa là từ ngày tôi nộp hồ sơ). Thế là tôi không đồng ý nói rằng hôm qua cô kia nói có thể gia hạn đến ngày 16/3 cơ mà. Anh chàng xem xét một hồi rồi nói “khở dì” (nghĩa là có thể). Và bảo tôi ra về, một tuần sau, nghĩa là ngày 16.2 quay lại lấy hộ chiếu. Anh ta cầm hộ chiếu của tôi mà chẳng đưa biên nhận làm tôi cũng lo lo nhưng ở Trung Quốc là vậy đó, chẳng biên nhận gì hết.

Tôi quên hỏi anh ta là bao nhiêu tiền, nghe nói là khoảng 146 RMB nhưng không biết họ có lên giá không? Trung Quốc vui lắm, mỗi năm mỗi lên giá à. Visa từ 45 đô Mỹ cho 6 tháng với 2 lần ra vào lên giá thành 90 đô rồi còn gì.

Tôi chỉ nộp bản photo các giấy tờ nên được giữ lại tờ khai tạm trú (trong trường hợp sau này có cần thì chỉ đưa ra thôi chứ không phải hơ tay hơ chân nữa rồi)
 
Re: Hành trình vòng quanh thế giới – zany việt nam.





Toàn là những kẻ đi bụi trường kỳ.


Các bạn này mình gặp hôm đi Kep chơi nè. Sau đo thì đi chung xe từ Hà Tiên về Tp. HCM
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,069
Members
192,339
Latest member
Buyoldgmailaccounas
Back
Top