Đặc sản Sơn La là trà đá đường.
Thông thường những vùng đất đã đi qua ít nhiều sẽ để lại trong bạn một ấn tượng nào đó, một hình ảnh hoặc một điều gì đó sẽ bật lên trong đầu khi bạn nghĩ đến những nơi mình đã qua. Nghĩ đến Sơn La, em nghĩ ngay đến món trà đá đường, với tâm thế tự coi mình chỉ là một người đi ngang và nhìn thấy, trong cái không khí miền Bắc trọng tinh hơn trọng lượng nên cái gì cũng nhỏ nhỏ mà dân miền Nam vốn nhìn chẳng quen, thí dụ như uống trà thì uống từng tách nhỏ, nóng, khói nghi ngút, nhâm nhi thưởng thức thì ở Sơn La có cả một khu toàn bán trà đá đường ly bự cắm ống hút kiểu như dân miền Tây thì đúng là chuyện lạ đáng để lưu tâm.
Trà đá đường là một từ dễ nhớ, dễ gọi nhưng cái vị của nó thì lại rất đặc trưng bởi đó là nước chè xanh chứ không phải nước trà như dân miền Nam hay uống, cái vị nhẫn nhẫn chát chát đầu lưỡi kết hợp với đường tạo thành một vị lạ mà có lẽ ai đi ngang qua Sơn La phải dừng lại thử. Và người uống - là em - phải uống kiểu miền Nam cho đúng điệu, em nghĩ thế, nên đưa lên miệng hút cái rột phát hết ngay... nhưng lại thấy tiếc vì nó quá ngon... còn hơn là một kiểu giải khát thuần túy mà nó còn mang theo một cái vị khiến người ta phải thưởng thức, phải chia nhỏ từng ngụm mà uống... để không uổng phí ly trà đá đường Sơn La.
Phong cảnh trên đường đi.
Cầu hát lót. Em cứ tưởng cái chữ hát lót sau này khi âm nhạc hiện đại có nhóm hát nhóm bè thì mới xuất hiện cái từ hát lót hoặc bè luồng chứ, hay có thể địa danh "Hát Lót" này mang í nghĩa nào khác kiểu như tiếng dân tộc, "Hát" có nghĩa gì đó chứ không hẳn như người Kinh nghĩ về Hát...
Người ta nói ở đâu có con người thì ở đó có văn hóa. Vậy nơi nào có nhiều người nhất nhỉ? Chợ. Nhiều kiểu chợ. Và đây cũng là một kiểu chợ quen thuộc.
Mỗi thành phố sẽ có những địa danh gắn với những nhân vật đóng góp công sức trong quá trình lịch sử đấu tranh của thành phố đó, ở Sơn La có đường Tô Hiệu. Chỗ này buổi sáng có bán đồ ăn linh tinh khá xôm tụ, buổi trưa, những người dân tộc Dao, Thái... bán những thứ đặc trưng của họ.
Trang phục đặc trưng vùng miền.
Túm tụm lại nói chuyện.
Có người chăm chú quýnh bài.
Rất căng thẳng.