nguyet_po
Phượt thủ
Re: ( Hội quán Hà nội ) Trèo me trèo sấu.....đu boong tàu điện !
Cây cầu già nua nhưng vẫn duyên dáng, quyến rũ này là tác phẩm của kiến trúc sư Effiel (tác giả của tháp Effiel) và là 1 trong 4 cây cầu lớn nhất Viễn Đông vào thời điểm khánh thành (1903) và gây choáng ngợp cho cả giới chuyên môn lúc đó.
Cầu Long biên bây giờ, vẫn đẹp thâm trầm - thậm chí còn uyển chuyển hơn xưa, khi thành phố ngày càng có những công trình kiến trúc hình khối, nặng nề - lại được trao thêm cho 1 trọng trách mới: ghi dấu kỷ niệm của bao đôi bạn, đôi vợ chồng với ngày càng thêm nhiều khuyên, móc (đấy là lối nói mỹ tự dành cho các ổ khóa, dây xích đủ loại được móc, thậm chí hàn vào thành cầu. Ai gắn gì, móc gì thì cứ tự nhiên, nhưng nhớ đừng gắn chặt quá nhé, kẻo đến lúc tháo – bao gồm cả khóa, xích và người - ra ko đc thì phiền?) Và cầu vẫn là người bạn chung thủy của dân lao động 2 bên bờ sông. Sáng sớm, các chị vẫn gánh, vẫn thồ rau vào nội thành và thường dừng lại dưới chân cầu để sắp lại gánh hàng cho bắt mắt, vẩy thêm tý nước, cắt bớt gốc cho rau tươi hơn (vì thế nên mới có câu chuyện: 1 người mua rau hỏi bà bán bắp cải, sup lơ: rau có tươi ko, bà này trả lời: ấy, tươi chứ, iem mới chặt bên kia cầu? =))). Chiều về, các chậu tôm cá sông, mớ rau bãi bồi tươi rói được mang từ bãi sông lên, níu chân biết bao người nội trợ.
Tôi luôn tự hào về Hà nội, và Hà nội luôn tự hào có cầu Long biên.
Bác nào có cái ảnh đèm đẹp về cầu Long biên thì post lên cho iem xin 1 cái nào? Nếu ảnh đen trắng thì càng đẹp.
Cây cầu già nua nhưng vẫn duyên dáng, quyến rũ này là tác phẩm của kiến trúc sư Effiel (tác giả của tháp Effiel) và là 1 trong 4 cây cầu lớn nhất Viễn Đông vào thời điểm khánh thành (1903) và gây choáng ngợp cho cả giới chuyên môn lúc đó.
Cầu Long biên bây giờ, vẫn đẹp thâm trầm - thậm chí còn uyển chuyển hơn xưa, khi thành phố ngày càng có những công trình kiến trúc hình khối, nặng nề - lại được trao thêm cho 1 trọng trách mới: ghi dấu kỷ niệm của bao đôi bạn, đôi vợ chồng với ngày càng thêm nhiều khuyên, móc (đấy là lối nói mỹ tự dành cho các ổ khóa, dây xích đủ loại được móc, thậm chí hàn vào thành cầu. Ai gắn gì, móc gì thì cứ tự nhiên, nhưng nhớ đừng gắn chặt quá nhé, kẻo đến lúc tháo – bao gồm cả khóa, xích và người - ra ko đc thì phiền?) Và cầu vẫn là người bạn chung thủy của dân lao động 2 bên bờ sông. Sáng sớm, các chị vẫn gánh, vẫn thồ rau vào nội thành và thường dừng lại dưới chân cầu để sắp lại gánh hàng cho bắt mắt, vẩy thêm tý nước, cắt bớt gốc cho rau tươi hơn (vì thế nên mới có câu chuyện: 1 người mua rau hỏi bà bán bắp cải, sup lơ: rau có tươi ko, bà này trả lời: ấy, tươi chứ, iem mới chặt bên kia cầu? =))). Chiều về, các chậu tôm cá sông, mớ rau bãi bồi tươi rói được mang từ bãi sông lên, níu chân biết bao người nội trợ.
Tôi luôn tự hào về Hà nội, và Hà nội luôn tự hào có cầu Long biên.
Bác nào có cái ảnh đèm đẹp về cầu Long biên thì post lên cho iem xin 1 cái nào? Nếu ảnh đen trắng thì càng đẹp.