What's new

Hồi ức Tây Tạng và những con đường mây trắng

Mồng 2 Tết Nhâm Thìn - 24/1/2012

[video=youtube;5Vmtvpk2zU4]http://www.youtube.com/watch?v=5Vmtvpk2zU4[/video]

Nửa đêm nghe Lina hát bài Tibetan Plateau (Qing zang gao yuan) muốn ứa nước mắt.

Bài hát hát về những con đường vắt vẻo trên mây trắng
Về những đỉnh núi tuyết phủ ngàn năm nối tiếp nhau
Về những đôi má cô gái Tạng đỏ ửng
Về mùi trà bơ nóng hổi không cưỡng lại được.
Về cả món ăn nấu bằng phân bò phơi khô không nuốt nổi.
Về một mảnh đất xa lắm ... nơi tận cùng trái đất.
....

Tây Tạng, mảnh đất thật kỳ lạ. Khi ở đó khổ cực chỉ muốn về ngay, khi về rồi lại nhớ quay quắt.

Tôi cũng không rõ rồi mình có đủ dũng khí để xách ba lô quay trở lại những con đường đó hay không nữa bởi đó là cả một hành trình khổ cực, có khi nguy hiểm cả đến tính mạng. Nhưng một điều tôi biết chắc là ngay cả sau này, trong mơ tôi lại thấy mình bồng bềnh trên những con đường mây trắng nơi xa.

Tôi xin bắt đầu câu chuyện hành trình 27 ngày Tây Tạng - Nepal của mình và những người bạn bằng hình ảnh con đường ấy.

attachment.php
[/IMG]
 
Last edited:
Và tớ lại hội ngộ con đường mây trắng.

Tớ sung sướng, sững sờ, hồi hộp, lặng im trước vẻ đẹp của con đường.

Ban đầu tớ không định chụp hình, chỉ sợ tấm hình khi ra không được ưng ý, không mang đủ cảm xúc. Nhưng cuối cùng tớ vẫn nhấc máy lên

attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php
 
Con đường mây trắng được vẽ lên trong lời kể của Gorvinda và lời dịch của Nguyễn Tường Bách chính là một hình ảnh có sức hút nhất đối với tớ nơi mảnh đất thiêng liêng này. Con đường dưới bước chân đạo sư không chỉ là những tấc đất mà còn là một hành trình dài của sự giác ngộ.

Con đường dài đến nỗi có những vị đạo sư không thể nào đi hết được. Họ sống trên núi cao và cởi trần ngay cả trong mùa đông. Nếu đi hết con đường và xuống dưới 3000m thì tưởng như máu của họ có thể sôi lên được và họ sẽ chết.

Con đường dài đến nỗi có đoàn người ra đi mà hơn nửa thế kỷ sau cũng chưa có dịp trở về. Những thân phận chịu kiếp lưu vong vẫn luôn đau đáu hướng về cố hương.

Con đường mây trắng đi vào dải băng hà Rongbuk có lẽ là con đường dài nhất ở Tây Tạng.
 
Bài viết chu đáo và tường tận lắm Hoàng ơi, nhớ lại lúc ở EBC đau đầu mà còn sợ, cơn đau cứ âm ỉ kéo dài mãi đến khi qua đỉnh DOLMA mới hết hẳn, ớn quá .
Hình con đường loanh quanh ziczac ở đâu anh chẳng nhớ, đi chuyến này về nhìn ảnh đền đài, tu viện cứ lẫn lộn vào nhau, xem lại bài hồi ký này mới nhớ ra được, H. có ảnh ngọn Everest và Rongbuk bình minh post vài tấm thưởng lãm với, vì phải xuống núi trước nên có được nhìn ngắm gì đâu, cảm ơn trước nha.
Năm nay chương trình dự định đi đâu tiếp đã thực hiện chưa vậy ? Chúc em luôn có những chuyến đi khám phá thú vị và có nhiều bài viết chia sẻ với mọi người. Thân.
 
CHUYỆN BÊN LỀ SỐ 6: Câu chuyện những dòng sông.

Nhân chuyện đi vào dải băng hà Rongbuk, tớ xin nói chuyện về những dòng sông.

Tây Tạng, một trong những nơi khô cằn nhất hành tinh, lại là nơi bắt nguồn những con sông vĩ đại nhất hành tinh.

Sông Ấn, Sông Hằng đổ ra Ấn Độ Dương là cái nôi của nền văn hóa Ấn Độ. Là những con sông thiêng của người Hindu nơi những đứa trẻ tắm mình lúc trẻ, lớn lên bằng nước sông và khi chết đi tro của họ lại được rải xuống sông mẹ.

Sông Mekong đổ ra biển Đông. Sông mang nặng phù sa bồi đắp, tưới tắm cho đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó những hạt gạo, con cá, giỏ trái cây mang tên Việt Nam đi khắp thế giới. Có mấy người miền Tây biết rằng giọt nước mình đang uống đây mang mùi hoa cỏ của thảo nguyên Tây Tạng bao la không?

Sông Hoàng Hà, Trường Giang đổ ra biển Hoa Đông. Hai con sông tạo ra vùng châu thổ đông dân cư nhất trái đất. Nền văn hóa Trung Hoa cũng từ những làng mạc ven sông mà hình thành.

Từng giọt băng tan tạo ra triệu con suối nhỏ, chúng nhập lại thành nghìn con suối lớn. Suối gặp nhau mà thành trăm dòng sông nhỏ. Trăm dòng sông nhỏ hòa một mà tạo thành những Ấn, Hằng, Mêkong, Hoàng Hà, Trường Giang.

Cả triệu năm nay thiên nhiên vẫn vận hành như thế.

Nhờ những nguồn nước này mà ngay trên mảnh đất Tây Tạng vẫn có những thảo nguyên đầy cỏ xanh. Dê, Cừu, Bò Yak gặm cỏ bên bờ suối, uống nước từ suối. Những gia đình du mục sống cả đời trên thảo nguyên xanh một cách yên bình.

attachment.php


Mà suối ở Tây Tạng cũng rất lạ. Mực nước lên xuống thất thường theo ngày. Ban ngày mặt trời nung nóng băng tan chảy. Nhưng phải mất một ngày những lạch nước này mới chảy được xuống núi khiến mực nước có thể dâng rất cao vào buổi sáng và lại cạn khô vào buối chiều. Nhiều khách thám hiểm Tây Tạng trước kia do không nắm được quy luật này nên không ít người đã bỏ mạng hoặc bị nước quấn trôi hết đồ đạc khi hạ trại ở các dòng suối cạn vào ban đêm.

Nhưng những năm gần đây hành tinh đã nóng lên, nhiều vùng ở Tây Tạng bị sa mạc hóa khiến người du mục không còn đồng cỏ để chăn nuôi. Hình ảnh chụp vệ tinh cho thấy các giải băng hà đã thu hẹp với một tốc độ khủng khiếp. Từ đó mà nước cũng không còn. Giờ ở nhiều nơi họ sống dựa nhiều vào trợ cấp của chính phủ hơn. Chính phủ phải xây nhà cho họ nếu muốn họ định cư. Mùa đông phải cung cấp thức ăn công nghiệp cho gia súc. Nếu không có những trợ cấp này thì những người du mục dọa họ sẽ vượt Himalaya sang Ấn Độ sống với Dalai Lama.

Những dòng suối chảy miết ngàn năm trên cao nguyên cũng tạo ra đôi bờ thơ mộng với muôn triệu hòn đá cuội đủ hình dạng và mầu sắc sặc sỡ. Lang thang nhặt đá trên bờ suối cũng là một cái thú của tớ suốt hành trình. Cái thú này lại tạo ra cái của nợ là một ba lô nặng kinh khủng mà tớ phải tha lôi khắp nơi cho đến khi về đến Sài Gòn.

Một cảm giác cũng rất thú vị khi bạn đứng trước con suối, đằng sau lưng là những núi băng trùng điệp đó là bạn nhận ra đời sống của mình chỉ là một chấm nhỏ ngắn ngủi trong bức tranh của tự nhiên và chiều dài sự tiến hóa của trái đất.

Vì nó nhỏ và ngắn, nên hãy sống cho đẹp và mãnh liệt.
 
Đường vào Rongbuk rất xấu. Xe nhảy lên nhảy xuống như cưỡi ngựa. Chạy một đoạn thì tớ bắt gặp một cánh đồng yến mạch đang thì con gái rất đẹp. Tớ vội nhảy xuống chụp vài tấm hình và hái mấy bông yến mạch lên bóc vỏ nhấm nháp. Vị yến mạch sắp thành hạt mà vẫn còn sữa rất thơm và béo. Nhấm hạt yến mạch cũng to nên dễ dàng hơn hạt lúa nước nhà ta.

attachment.php


attachment.php


Xe chạy chút nữa thì không còn thấy cây cối gì hết nữa. Khắp nơi chỉ toàn đá là đá, đá to đá bé. Tớ hình hẳn trước đây đất dưới chân mình còn nằm dưới một dải băng hà. Do con người làm trái đất nóng lên mà băng không còn nữa, chỉ trơ ra đá với đá.

Đường còn xấu hơn đoạn vừa qua. Có lẽ đây là đoạn đường xấu nhất trong suốt hành trình. Xe lắc một hồi thì tớ cũng đuối như cá chuối. Cảm giác càng lên cao càng khó thở cũng chẳng dễ chịu gì. Các bác tài chắc cũng mệt với đoạn đường này lắm. Và tớ cũng hiểu tại sao ở đây người ta chỉ dùng Land Cruiser và Prado vì chỉ mấy loại xe địa hình mới đi được những cung đường như thế này.

Nhưng đó mới là khúc dạo đầu cho nỗi cực nhọc suốt buổi tối hôm đó. Một thành viên trong đoàn tớ bị sốc độ cao nặng và phải hạ độ cao khẩn cấp trong đêm. Thôi chuyện này tớ sẽ kể sau những hình ảnh tuyệt đẹp của nóc nhà thế giới.
 
Vừa qua tu viện Rongbuk, được mệnh danh là tu việc cao nhất thế giới, thì đến khu hạ trại của Base Camp. Cả đoàn quyết định đến trại nay cho kịp ngắm hoàng hôn trên đỉnh núi và sẽ thăm tu viện Rongbuk vào sáng hôm sau.

Gọi là Base Camp cho oai chứ đây chỉ là trại du lịch của những người đến tham quan ngắm Everest từ đằng xa. Chứ hình như Base Camp của dân leo núi chính hiệu thì còn phải đi thêm vài km nữa vào chân núi cơ. Đường vào thì bị án ngữ bởi một đồn biên phòng (Đương nhiên là cấm chụp hình). Tớ chẳng hiểu lính biên phòng canh cái quái gì ở nơi khỉ ho cò gáy này nữa. Không lẽ canh lính Nepal leo qua Everest vào Tây Tạng. Chỉ có điều tớ quá nể mấy anh lính Hán mà có thể sống ở nơi này luôn. Theo tớ nếu anh nào ở được đủ một năm thì nên tặng huân chương. Để lâu quá nhỡ anh ấy bị sốc độ cao, lạnh hay buồn mà chết thì lại chẳng có ai nhận.

Base Camp là một đám lều du mục lố nhố được dựng cạnh một bờ suối nước chảy rất siết.

attachment.php


Tớ thò thử một ngón tay xuống nước. Nước lạnh cóng.

Bên suối có rất nhiều Toilete. Toilete ở đây không đến nỗi tệ lắm vì mọi thứ đã có nước suối quấn đi.

Còn nước uống cũng được lấy từ suối ... ặc ặc. Và ở độ cao 5100m này thì nước sôi cũng chỉ khoảng 80độ C. Đương nhiên là các loại trùng khuẩn đa số vẫn bơi tung tăng ở nhiệt độ này.

Những chủ lều ở đây cũng tranh thủ bày các quầy lưu niệm ra bán. Nhưng xem ra ai nấy đều rất mệt và lạnh nên đều chui vào lều hết.

attachment.php


attachment.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,763
Bài viết
1,137,560
Members
192,651
Latest member
ae888fmradiovoz
Back
Top