Re: Hỏi về cung đường xuyên Việt(Đường Tuần tra biên giới)
Đây là ở ngoài này bạn ơi , sao bạn không vào trạm Ks BP đường 18 cách đó 15km sẽ biết tay nhau ngay, vả lại lên cột mốc Đông Dương chẳng phải qua cái trạm nào hết, nếun bạn không tin tớ sẽ dẫn chứng. Nếu tin rồi thì thôi nhé!Dù sao tớ vẫn khẳng định đi toàn tuyến theo kiểu du lịch là không thể!
Mời bạn xem cái này của chính ông Chitto luôn nè.
https://www.phuot.vn/threads/1197-Tây-Nguyên-Đường-mòn-Hồ-Chí-Minh
Nghị định Số: 34/2000/NĐ-CP ngày 18 tháng 08 năm 2000 của chính phủ.
(Trích Nghị định 34/NĐ-CP)
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ CƯ TRÚ, ĐI LẠI, HOẠT ĐỘNG TRONG KHU VỰC BIÊN GIỚI
Điều 4.
1. Những người được cư trú ở khu vực biên giới:
a) Công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới.
b) Người có giấy phép của cơ quan Công an tỉnh biên giới cho cư trú ở khu vực biên giới.
c) Người thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang có trụ sở làm việc thường xuyên ở khu vực biên giới.
2. Những người không được cư trú ở khu vực biên giới:
a) Người không thuộc diện quy định tại khoản 1 của Điều này.
b) Người đang thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấm cư trú ở khu vực biên giới.
c) Người nước ngoài (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác).
Điều 5.
Công dân có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới được cấp giấy chứng minh nhân dân biên giới theo quy định của pháp luật.
Điều 6.
1. Công dân Việt Nam khi vào khu vực biên giới phải có giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ do công an xã, phường thị trấn nơi cư trú cấp.
2. Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, cán bộ, công chức của cơ quan, tổ chức khi vào khu vực biên giới về việc riêng phải có giấy chứng minh nhân dân hoặc chứng minh của quân đội, công an.
Trường hợp vào khu vực biên giới công tác phải có giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý.
3. Những người sau đây không được vào khu vực biên giới:
a) Người không có giấy tờ theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều này.
b) Người đang bị khởi tố hình sự, người đang bị Toà án tuyên phạt quản chế ở địa phương (trừ những người đang có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới)...
Điều 8.
1. Vành đai biên giới được thiết lập để quản lý, kiểm soát các hoạt động của người, phương tiện; duy trì trật tự, an ninh và phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật.
Việc cư trú, đi lại, hoạt động, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác của nhân dân trong vành đai biên giới phải có quy hoạch, quản lý chặt chẽ nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động vi phạm chủ quyền, an ninh biên giới và an toàn của các nước láng giềng.
2. Những người thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này mới được cư trú, đi lại, hoạt động trong vành đai biên giới; những người khác khi vào vành đai biên giới phải có giấy tờ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này và trực tiếp trình báo Đồn biên phòng hoặc Ủy ban nhân dân sở tại để thông báo cho Đồn biên phòng.
3. Người đến trình báo với Đồn biên phòng hoặc Ủy ban nhân dân sở tại phải nói rõ mục đích, nội dung, thời gian, danh sách người, phương tiện, phạm vi hoạt động ở vành đai biên giới....
Điều 18. Bộ đội biên phòng tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, bố trí lực lượng, phương tiện để quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, duy trì an ninh, trật tự ở khu vực biên giới. ở những nơi cần thiết tổ chức các trạm kiểm soát cố định để kiểm tra việc ra, vào vành đai biên giới; khi cần thiết Bộ đội biên phòng căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được tổ chức các đội tuần tra, kiểm soát lưu động để kiểm soát việc ra vào khu vực biên giới..."(trích trong bài trên).