What's new

[Chia sẻ] Israel 2016 (và những rắc rối với Palestine, Jordan và Ai Cập)

Test:

Bữa trưa 14 đôla ở Tel Aviv.

19665261_1353714818016286_8997004649884088469_n.jpg


Vậy là Google Photo ko cho link hình lên đây. FB thì đc.
 
Cảm ơn thông tin của Chitto.

Theo tôi hiểu, Palestine (tên vùng đất) là xuất xứ từ người Philistine sống trên vùng đất này từ trước người Do Thái.

Nhưng người Palestine ngày nay không phải là tên một dân tộc. Nó chỉ có ý nói đến các công dân Palestine. Những người này là người Ả Rập.

Nhìn chung thì người ta thống nhất là người Ả Rập không có liên quan đến người Philistine cổ xưa. Người Ả Rập lan tỏa ra từ vùng bán đảo Ả Rập (Arabia). Người Philistine gần với người Âu hơn, hình như là người ta không biết người Philistine xưa giờ đã tuyệt chủng hay biến đổi thành dân tộc nào hiện nay. Người Ả Rập chiếm và cai trị vùng đất này từ tay người La Mã/châu Âu/Byzantine.

Hiểu sơ lược vậy, chứ mình cũng chưa nghiên cứu kỹ về cái này. Lịch sử vùng đất này luôn luôn là một đống lùng bùng.
 
mới chek wiki"

Several theories are given about the origins of the Philistines. Some biblical passages connect the Philistines to other biblical groups such as Caphtorim and the Cherethites and Pelethites, which have both been identified with Crete[8] which has led to the tradition of an Aegean origin,[9] although this theory has been disputed.[10][11][12] In 2016, a large Philistine cemetery was discovered, containing more than 150 dead buried in oval-shaped graves, indicating an Aegean influence, which is yet to be confirmed by genetic testing.

The Bible paints the Philistines as the main enemy of the Israelites (prior to the rise of the Neo-Assyrian Empire between the 10th century BC and late 7th century BC) with a state of almost perpetual war between the two. The Philistine cities lost their independence to Assyria, and revolts in the following years were all crushed. They were subsequently absorbed into the Neo-Babylonian Empire and the Achaemenid Empire, and disappeared as a distinct ethnic group by the late 5th century BC.
 
Sau đoạn mép Biển Chết thì trời tối nên tôi ko chụp hình nữa. Đến trước bữa tối thì xe tới Kibbutz Ketura (Kitura, Ktura), nơi tôi sẽ sống trong khoảng 2 tuần.

Tôi thích nông thôn và xưa nay đã từng ở trong nhiều cái làng. Nhưng cái làng này ở Israel, mặc dù hiện đại, nhưng là cái làng kỳ lạ nhất mà tôi đã ở. Về một số mặt có thể nói là như Alice in Wonderland.

19990307_1366047440116357_7127338322552893836_n.jpg
 
Kibbutz Ketura. Kibbutz là đặc sản Israel, cái rất giống với thiên đường cộng sản mà VN làm ko đc. Israel làm được khoảng 100 năm rồi. kibbutz là kiểu cộng đồng hợp tác xã, tạm gọi là làng. Dân làng làm theo năng lực, có thể rửa bát, kinh doanh hay thậm chí đi làm thị trưởng ở nơi khác. Hưởng ko theo nhu cầu đc, nhưng mọi thu nhập cá nhân dù cao thấp đều nộp hết cho kibbutz, rồi chia đều ra cho mỗi người. Thu nhập tất cả như nhau. nhà giống nhau. ăn cơm bếp chung. Ko ai có xe riêng. làng có một đội xe chung ai cần thì đăng ký sử dụng. Vận hành, theo họ nói, là dựa trên niềm tin và trách nhiệm. Họ bảo đó là chủ nghĩa xã hội của bọn tao. Hiện có khoảng 280 kibbutz trong cả nước, và 1.5% dân số israel sống trong đó. Kibbutz Ketura có vẻ là một kibbutz khá mạnh, có khoảng 300 thành viên. làng có 2 nhà máy điện mặt trời để bán điện cho nhà nước, 1 trang trại chà là, 1 nhà máy sản xuất tảo tự động hiện đại nhất thế giới, để bán tảo làm thực phẩm chức năng. tất cả thu nhập chia đều cho dân làng. Thu nhập như nhau của mỗi người cao hơn mức bình quân trong nước.

Tổ chức kiểu Kibbutz (ngoài ra còn một/một vài biến thể khác, khác nhau theo mức độ triệt để của sở hữu tập thể) ra đời khoảng cuối thế kỷ 19 do hoàn cảnh lịch sử của giai đoạn người Do Thái lẻ tẻ trở về đất mẹ. Khi đó đất này là đất của người Ả Rập và những nhóm người Do Thái hồi hương đầu tiên lập ra các làng nông nghiệp. Trong điều kiện cả tự nhiên và xã hội hết sức khắc nghiệt, tổ chức xã hội kiểu này giúp họ sinh tồn được trong giai đoạn ban đầu. Giờ đây khi Israel đã hùng mạnh, việc sống trong một Kibbutz hay không là một lựa chọn mang tính lối sống, ai thích sống kiểu đó thì vào, hơn là một lựa chọn sinh tồn. Và bởi vì nếu không phải ở trong hoàn cảnh đặc biệt thì ai cũng thích sở hữu cá nhân, nên những người sống trong Kibbutz là một thiểu số trong cả nước, và người ta cho rằng dân số của các Kibbutz khó lòng mà tăng cao hơn con số 1,5% tổng dân số Israel nữa.

Trong hình là khu làng và trang trại chà là. Ngay bên kia trang trại chà là, chỗ những cồn cát, là đất Jordan. Dãy núi bên kia là của Jordan.

20031883_1366077673446667_3817669500023030875_n.jpg
 
Kibbutz Ketura nằm trong sa mạc Negev miền nam Israel (gọi là hoang mạc thì đúng hơn, vì mặc dù khí hậu sa mạc hạng nặng, như Sahara, nhưng vùng này không có nhiều cồn cát, mà chủ yếu là đất đá khô cằn trần trụi). Những ruộng vườn của nó chỉ nằm cách biên giới Jordan khoảng 100m.

20108198_1366031853451249_2358555201149735428_n.jpg


19961507_1366031896784578_5049111391646084592_n.jpg


19989760_1366031993451235_434603122774031221_n.jpg


19554904_1366032030117898_178139830228449959_n.jpg
 
Jordan ngoài cửa sổ. Chiều xuống khi mặt trời lặn bên đất israel là lúc dãy núi bên jordan hồng lên. Biên giới jordan cách không xa khu nhà ở của Kibbutz Kitura, qua hết hàng chà là là tới. Họ phân chia biên giới kiểu gì mà cùng là sa mạc negev nhưng các cồn cát nằm bên đất jordan gần hết, bên israel chỉ toàn sỏi đá. cũng có vài cồn cát nhưng đã phá hết để làm nông nghiệp và khai khoáng rồi.

Điều này về sau mình được biết là khu vực biên giới này mãi đến những năm 90 mới được phân chia rành mạch. còn trước đó thì mạnh ai nấy ở. người Israel thì giỏi nông nghiệp nên ở chỗ nào là xanh chỗ ấy. Người Ả Rập bên Jordan thì sống kiểu du mục nên không trồng được cây. nên khi phân chia biên giới thì vùng nào người israel đã ở và canh tác thì cắt cho israel, rồi sẽ cắt một diện tích sa mạc tương đương thế để chuyển cho jordan.

bên jordan có một cái làng. chiều nào mình cũng ngắm nó mà thèm thuồng. giá mà được sang bên ấy.

20139884_1366047466783021_6628491966966213453_n.jpg


19990031_1366047513449683_883603519010084246_n.jpg


19961473_1366047550116346_2388217728159594778_n.jpg


19894906_1366047583449676_3743508954484926781_n.jpg


20106356_1366047613449673_7390929264926122981_n.jpg


19989331_1366047673449667_3802648476314421118_n.jpg


20108363_1366047703449664_6360251157514344558_n.jpg


20031917_1366047773449657_8040668519246360753_n.jpg


19961655_1366047810116320_4752345979708477341_n.jpg


19961633_1366047840116317_3209154151425906943_n.jpg
 
Kibbutz Ketura, israel. Nhà ăn chung, trạm giặt chung của làng, và các ngôi nhà nhỏ giống hệt nhau của dân làng. Nhà ăn chung cho 300 dân làng và 200 khách. ăn sáng trưa tối. Kiểu buffet. Họ có lựa chọn tự nấu ở nhà nhưng ít người làm vậy. nên bếp ở nhà thường nhỏ. Giặt cũng giặt chung, quần áo của từng nhà có gắn số riêng để không lạc (dù thỉnh thoảng vẫn có mất đồ). Họ ở trong những ngôi nhà hầu như giống hệt nhau. nhà nhỏ kể cả theo chuẩn việt nam. Nhà có bố mẹ và hai con sẽ có một phòng ăn, bếp và phòng khách gộp chung, và ba phòng ngủ nhỏ. những đứa trẻ lớn lên thường ko lấy người làng mà ra ngoài tìm vợ chồng. vì chúng lớn lên cùng nhau nên tình cảm như anh chị em. khó lấy nhau.

Các kibbutz ra đời vào cuối tk 19 khi người Do Thái sau 2000 năm mất tổ quốc được phép quay lại quê hương. Họ về từng nhóm nhỏ, mua đất lập làng. Vì sức ép sinh tồn cả về kinh tế lẫn an ninh mà họ phải tổ chức cuộc sống thành kibbutz. ko có những ước mơ xa vời, mục đích chỉ là tồn tại trong một môi trường khắc nghiệt và thù địch. Thời gian đầu lập quốc, kibbutz còn đóng vai trò phương tiện của nhà nước để giữ đất ở những vùng hẻo lánh, nếu ko thì người Ả Rập chiếm mất. Ngày nay khi Israel đã hùng mạnh, người ta tìm đến Kibbutz vì thik lối sống đó, cho dù nhu cầu giữ đất của nhà nước vẫn còn đó

Israel giống VN, ko có sở hữu tư nhân về đất đai. đất là của nhà nước hết.

15219542_1154538174600619_3066723447623898521_n.jpg


15202683_1154538244600612_6282403167080276870_n.jpg


15327329_1154538327933937_4209274195875287805_n.jpg


15241965_1154538441267259_1225075106907870236_n.jpg


15326472_1154538561267247_8696844907745267376_n.jpg


15317929_1154538714600565_6140324609142607976_n.jpg
 
Khu bếp và rửa bát chung của làng. những người làm dọn dẹp ở đây lương bằng với trưởng làng và mọi dân làng. Người làng có thể đi làm nơi khác, nhưng thu nhập sẽ trả hết về tài khoản chung của làng để chia đều, cho dù người đó có làm thủ tướng đi nữa. thực tế đã có người làm đến thị trưởng. Làng nộp thuế thu nhập như một thực thể duy nhất, cá nhân ko tự nộp. Việc có người lười biếng ỷ lại nghe nói là hầu như không có. Vận hành dựa trên niềm tin và trách nhiệm, không tin nhau thì ko thể làm đc. Họ bảo "đây là chủ nghĩa xã hội của chúng tôi, chúng tôi chia sẻ mọi thứ".

15230600_1154785094575927_8511036214136570211_n.jpg


15253448_1154785744575862_2711140782260772264_n.jpg


15202740_1154786307909139_497763660271977393_n.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,162
Members
192,346
Latest member
tuoihongtran
Back
Top