What's new

[Chia sẻ] Israel 2016 (và những rắc rối với Palestine, Jordan và Ai Cập)

Test:

Bữa trưa 14 đôla ở Tel Aviv.

19665261_1353714818016286_8997004649884088469_n.jpg


Vậy là Google Photo ko cho link hình lên đây. FB thì đc.
 
Ấn tượng đầu tiên về đất đai vùng này khi đi từ sân bay về Tel Aviv là đây là một vùng đồi đất đá cằn cỗi. Đất và đá nhiều như nhau, mà toàn đá lớn. Nó giống như những vùng đất ven biển từ Ninh Thuận đến Cam Ranh ở Việt Nam. Cũng đồi đá lổn nhổn như vậy. Nhưng khác là đất rất khô cằn, ít cây, còn đá thì rất trắng. Khá là lạ mắt, vì những quả đồi cứ như sáng ánh lên trong nắng. Đến Jerusalem cũng vậy, vì Jerusalem và Tel Aviv gần nhau.

Sau này mới biết. Cái đá đó khá đặc trưng cho vùng này. Đá granite dùng để xây thành Jerusalem cứ có màu trắng ngà, và sáng màu. nên màu đá ở đây khác, và đẹp hơn những thành quách bằng đá như ở châu Âu (ở đó xám hơn, nâu hơn...). Đá ở đây được gọi bằng cái tên riêng, là đá Jerusalem. Và Israel có quy định là nhà cửa ở Jerusalem phải dùng bao nhiêu đá này (thế nào đó tôi ko nhớ chính xác) để giữ gìn bản sắc kiến trúc của mình.

Việc cung cấp loại đá này cho người Israel xây nhà thì lại phần nhiều do người Palestine thầu.
 
Tuy nhiên, khi từ Tel Aviv đi về phía nam, xuống những vùng đất thấp dần, thì đất đai nhanh chóng chuyển sang màu nâu, ít đá hơn, và vẫn ngày càng khô cằn.

Đoạn này là đi trên vùng đất kẹp giữa khu Bờ Tây và dải Gaza của người Palestine.

Trên đất nước mà ta gọi là Israel hiện nay, có những phần đất mà về danh nghĩa là thuộc về Palestine. Palestine, nói nôm na, được thế giới công nhận là một nhà nước đang bị Israel chiếm đóng. Còn do lịch sử phức tạp rối rắm mà các đất của người Palestine hiện chia làm hai là Bờ Tây và Gaza. Ở chỗ gần nhau nhất, Bờ Tây chỉ cách Gaza 30km (ở giữa là đất của Israel). Một trong vô vàn lý do mà Israel không muốn Palestine được hoàn toàn độc lập, là vì khi đó, vùng Bờ Tây và Gaza sẽ trở thành 2 gọng kìm kẹp ngang thân của Israel. Và nếu sau này Palestine hùng mạnh lên, thì hầu như bất cứ lúc nào họ cũng có thể đe dọa cắt Israel ra làm hai.

20032066_1364713293583105_4670223927894672504_n.jpg


19905441_1364713196916448_4232474331432975560_n.jpg
 
Về cái tên Israel và Palestine.

Theo như những người Do Thái kể (chắc là đúng, dù tôi chưa buồn đọc lại để kiểm chứng), là vùng đất này tên nguyên thủy là Israel. Sau khi người La Mã chiếm nó vào đầu công nguyên, họ đổi tên đất này thành Palestine. Khi người Do Thái tái lập quốc gia vào thế kỷ 20, họ lấy lại tên Israel.

Người Israel (Do Thái) và người Palestine (Ả Rập) đều gắn bó với vùng đất này như nhau, đây là quê hương chung của họ. Nên những tranh cãi bây giờ là rất khó giải quyết. Người Israel có thể có lý lẽ mạnh hơn một chút, vì họ là chủ nhân hợp pháp của vùng này từ thời cổ xưa hơn. Thế nhưng do lịch sử để lại, mà trong 2000 năm vừa qua thì người Ả Rập lại ở đây nhiều hơn. Thế nên là bên nào cũng có lý cả.

Trăm sự là tại người La Mã. Người La Mã đã đuổi người Do Thái đi. Rồi người Ả Rập đến sau khi người La Mã/Châu Âu suy yếu. Người Ả Rập ko nợ gì người Do Thái cả. Nhưng người Do Thái cũng có quyền về nhà.

Bây giờ tốt nhất là đi bắt đền người La Mã. Nhưng biết tìm đâu ra người La Mã bây giờ.
 
Trước khi qua bên này mình có đọc cuốn Bài học Israel của ông Nguyễn Hiến Lê. Bất cứ ai quan tâm đến Israel hoặc chuẩn bị qua đây chơi đều nên đọc sách này. Sách viết dễ hiểu, nhiều thông tin, văn phong hay và hấp dẫn. sách viết từ 50 năm rồi nhưng hầu như mọi thông tin vẫn còn thời sự.
 
Nhìn về phía thành phố Hebron của Palestine (không chắc có phải đó là Hebron không hay mới nhìn tới nửa đường).

Trên vùng đất mà trên giấy tờ là đất Palestine, thì Israel vẫn kiểm soát hoàn toàn các con đường. Người Palestine chỉ kiểm soát các thành phố riêng lẻ. Người Israel được đi lại trên đường chính, và ở các khu định cư, nhưng tuyệt đối không được vào các thành phố Palestine. Ngược lại, người Palestine muốn đi lại giữa các thành phố của mình, và sang bên đất Israel, cũng không dễ dàng gì.

Ngoài cửa các thành phố Palestine luôn có các trạm gác của lính Israel, người và xe mang biển số Israel sẽ bị chặn không cho vào.

Hầu như mọi thành phố hoặc khu dân cư của Israel/Palestine nhìn từ xa đều giống thế này, mọc lên từ đất khô cằn một đám nhà cửa thấp, màu sắc cũng như màu đất.

19989569_1364713330249768_7802270395639539609_n.jpg
 
Một làng của người Bedouin (người Ả Rập du mục).

Trên đất Israel vẫn có một nhóm người Ả Rập bản xứ, sống du mục trên sa mạc. Họ đã sống như thế từ muôn đời, rất lâu trước khi người Do Thái trở lại lập nước. Bây giờ họ cũng là công dân Israel.

Họ sống trong các làng lưu động, nay đây mai đó, tự xoay sở điện nước. Chính quyền không thích lối sống đó, muốn họ định cư, nên hạn chế một số quyền lợi đối với các làng du mục như thế. Nhưng những người dân này vẫn thích sống lối sống của mình hơn.

19961648_1364713260249775_3294060924710872246_n.jpg
 
Trên đường đến Kibbutz Ketura ở miền nam, xe chạy qua mé phía nam của Biển Chết. Phần đất phía Tây của Israel, giáp với Jordan, là một vực thẳm lớn tạo ra do đứt gãy của vỏ trái đất. Đây là một vết nứt rất lớn, chạy từ Israel qua biển Đỏ cho tới Great African Rift ở Đông Phi. Về cơ bản là Israel cùng với Châu Phi đang di chuyển ra xa khỏi châu Á (nói nôm na là vậy, chứ thực tế thì có nhiều mảng vỏ trái đất, trong đó cái thì dịch xa nhau ra, cái thì chạy lại gần nhau).

Ở đáy của cái khe nứt này là phần đất thấp nhất trên Trái Đất. Biển Chết được tạo ra ở cái khe này. Cho nên khi đi từ Tel Aviv và Jerusalem tới đây là sẽ có một đoạn xuống dốc rất gấp, đường khá hiểm trở.

Không cần phải biết gì nhiều về địa lý cũng có thể cảm nhận được cái gì đang diễn ra. Bởi vì đất đang cao tự nhiên tụt xuống rất sâu, rồi ngay vài chục km phía bên kia đất Jordan, đất lại cao lên trở lại giống y hệt như bên Israel (các nhà địa chất bảo là cấu tạo đất đá hai phía là giống hệt nhau, tức là nó vốn là một chỗ mà giờ bị tách ra). Bạn thấy ngờ ngợ ngay, là hình như mặt đất chỗ này bị nứt ra.

Biển Chết ngày xưa vốn rất rộng, mà giờ đang cạn và thu hẹp dần, nên qua đoạn này ta có thể thấy những cấu tạo đất đá do Biển Chết ngày xưa tạo ra.

GPS chỗ này chỉ độ cao khoảng 240m dưới mực nước biển. Về sau khi tôi đến mép nước của Biển Chết, GPS chỉ khoảng 400m dưới mực nước biển.

19642725_1364713236916444_8393912752462364122_n.jpg


19875146_1365527993501635_3322642712339813505_n.jpg


19990409_1365528003501634_2964285589224086011_n.jpg
 
Đọc topic này lại nhớ chuyến đi năm 2011 quá. Nhìn lại ảnh thấy y hệt cảnh dã thấy. Cả chuyện đi xin visa Jordan ở tầng 10 cái tòa nhà gì gì nữa.

Chỉ xin góp thêm với bác tẹo chút: người Palestine mới là người bản địa gốc ở đất này, sống ở đây từ trước khi người Do Thái đến.

Trong Kinh thánh (Cựu Ước) người Do Thái đã viết về việc họ đã đi xâm chiếm đất của người "Philitin" như thế nào: Người Philitin đã ở đây trước, người Do Thái gốc ở Ur (Iran) di cư lòng vòng, đến đất này ở nhờ, rồi lại di cư sang tận Ai Cập, rồi mấy trăm năm sau mới quay lại đây lần nữa chiếm đất của người Philitin. Việc chiếm đất ấy được thần thánh hóa rằng đó là "Đất Hứa" của Chúa ban cho !!!

Chỉ có điều người Philitin sống dưới hình thức bộ tộc, bộ lạc, chứ không phải là quốc gia có chủ quyền, không có vua. Người Do Thái (là con cháu Israel nên mang tên Israel luôn) chiếm được đất xong là lập vua, tạo thành vương quốc và vì vậy họ tuyên bố chủ quyền (1000 TCN). Người Philitin vẫn sống ở đó trước, trong, và sau khi người Do Thái lập quốc, chỉ là họ ko có đất nước riêng. Và hàng nghìn năm qua người Philitin - Palestin vẫn chưa thành lập được nhà nước.

Nước Israel cũng chỉ tồn tại 500 năm rồi bị Assyria, Babylon tiêu diệt, và nhà nước Do Thái mất từ đó. Người La Mã thì không công nhận nhà nước nào cả, tất cả chỉ là đất La Mã, dù cho có cho Do Thái tự trị một thời gian, một vị "vua" tượng trưng chứ không được có quân đội, nên dưới thời La Mã thì cũng không thể coi Do Thái là nhà nước được.

Vì thế người Do Thái mới nói họ lấy lại đất nước sau 2500 năm mất nước.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,675
Bài viết
1,171,167
Members
192,347
Latest member
shopacctocchien
Back
Top