What's new

[Chia sẻ] Israel 2016 (và những rắc rối với Palestine, Jordan và Ai Cập)

Test:

Bữa trưa 14 đôla ở Tel Aviv.

19665261_1353714818016286_8997004649884088469_n.jpg


Vậy là Google Photo ko cho link hình lên đây. FB thì đc.
 
Mấy giáo viên dạy tôi cũng một tuần phải đi dọn dẹp và rửa bát ở nhà ăn 1 ngày. ngoài những nhân sự chuyên làm bếp thì họ quay vòng nghĩa vụ dọn rửa giữa các dân làng.
 
Kibbutz Ketura, israel. Nhà cộng đồng. giáo đường do thái giáo. Một người do thái ethiopia.

Nhà cộng đồng của làng cũng là phòng họp, giảng đường (làng có cả 1 học viện nghiên cứu môi trường sa mạc), và giáo đường Do Thái giáo vào cuối tuần.

Cũng như người Hồi giáo khi cầu nguyện thì ngoảnh về Mecca, các giáo đường Do Thái (synagoge) đều hướng về Jerusalem. Thứ 7, sabbath, của người do thái có ý nghĩa như chủ nhật (chủ nhật là ngày làm việc bình thường của họ). vào tối thứ 6 họ sẽ có buổi cầu nguyện của cả làng và bữa tối đặc biệt.

Khi cầu kinh họ ko đọc mà toàn hát. Hát tập thể cả tiếng đồng hồ, có 1 người hát chính. Nhạc của họ nghe như lai giữa nhạc Đông Âu và Ả Rập. Lúc buồn buồn, lúc sôi động, có khi đập tay vào bàn ghế theo nhịp điệu những khi sôi động. Nhưng phần lớn là buồn man mác. Họ là một dân tộc mạnh mẽ, nhưng nhạc của họ buồn. Đặc biệt cả quốc ca cũng buồn. Có người ghét họ rủa rằng quốc ca như nhạc đám ma.
Không khí buổi cầu nguyện tối thứ 6 ko quá nghiêm trang. Ai hát mệt thì có thể ngồi nói chuyện riêng hoặc ngồi ngáp. Nhất là bọn thanh niên. Không khí nửa giống sinh hoạt tôn giáo, nửa giống sinh hoạt cộng đồng thông thường. Tuy nhiên, hoạt động này là một trong những cái đã giữ cho người do thái ko bị diệt chủng trong 2000 năm qua.

Người Do Thái bị người La Mã trục xuất khỏi Israel vào khoảng đầu công nguyên (do họ nổi dậy chống người La Mã). 2000 năm sau, đến tk20, điều kiện mới cho phép họ quay lại đất cũ. Trong 2000 năm đó họ phiêu bạt khắp thế giới, tới Âu, Mỹ, Phi, Á (có nhiều lắt léo nhưng cơ bản là vậy). Nòi giống của họ cũng bị lai với người những xứ đó. thành ra khi họ trở về, họ mang đủ màu da và nét mặt. không còn là một giống người riêng biệt nữa. Điểm chung duy nhất, và là cái giúp họ không mất gốc sau 2000 năm bị lưu vong và ngược đãi, là tôn giáo. Nghe nói Dalai Lama từng tìm đến người do thái để hỏi kinh nghiệm tồn tại và trở về sau hàng ngàn năm lưu vong, vì ông biết dân tộc Tạng của mình có lẽ cũng sẽ phải lưu vong lâu dài. Hy vọng 2000 năm nữa chúng ta có thêm ví dụ về người Tây Tạng.

Một người vô thần cũng phải suy nghĩ một chút về tầm quan trọng của tôn giáo trong ví dụ của người israel.

Xét về mặt đó, Israel ngày nay là một dạng hợp chủng quốc, có đủ màu da, gốc gác. cũng vì vậy mà tuy họ giàu có và sùng đạo, nhưng đây là một quốc gia cởi mở với các dân tộc khác. vì người dân của họ đã ăn nhờ ở đậu xứ khác những mấy ngàn năm (cho dù đã bị phân biệt đối xử nhưng ít nhất họ đc cho chỗ dung thân). Israel có lẽ là nước giàu duy nhất miễn visa cho rất nhiều nước nghèo: hầu hết Đông Âu, hầu hết Mỹ Latinh, nhiều nước châu Phi và Á (ko có Việt Nam). Họ đặc biệt gắn bó với Mỹ và Đông Âu. Mỹ là nơi người do thái đc đối xử tốt nhất, và giàu nhất. đông âu (ukraina, nga, belarus, ba lan, hungary) là nơi phong trào hồi hương của người do thái bắt đầu, do tâm lý bài do thái ở đó rất mạnh, và phần lớn nếu ko nói là hầu hết anh hùng mở nước của israel là người về từ đông âu.

Trong hình là một người israel mà gia đình trở về từ ethiopia. Em bé có những nét khá điển hình của người đông bắc châu Phi: da đen nhẹ, nét mặt thanh tú. (xét trong những người Do Thái trở về Israel, thì cuộc trở về của những người Do Thái ở Yemen và Ethiopia là độc đáo nhất)

Buổi cầu nguyện ngày thứ 6 mới chỉ là một hoạt động "nhẹ". Buổi cầu nguyện sáng thứ 7 công phu hơn nhiều, không khí giống như thời cổ đại, như các phim về thời La Mã (ví dụ thế) mà ta xem trên TV. cực kỳ ấn tượng và choáng ngợp. sẽ kể sau.

15267683_1157460634308373_2432631511385120829_n.jpg


15285016_1157460667641703_6220785583452244936_n.jpg


15338696_1157460690975034_6866106353632507617_n.jpg
 
Hầm trú bom và nhà cửa trong làng.

Có không dưới 5 hầm trú bom trong làng. dù hơn 40 năm nay ko fải dùng đến nhưng các hầm vẫn được duy trì tốt. Các ngôi nhà nhỏ trong làng tuy đơn sơ nhưng nhà nào cũng có 1 phòng bọc thép (tường và mái) để chống đạn. Đó là quy định của nhà nước, mọi ngôi nhà trên đất israel đều fải có hầm trú ẩn hoặc 1 phòng bọc thép.

15032047_1158470820874021_1863441017864812063_n.jpg


15327394_1158470870874016_207734985705239245_n.jpg


15267983_1158470914207345_4274177696277023955_n.jpg


15390808_1158470970874006_7330204764547437841_n.jpg


15380317_1158471020874001_7365674819128235145_n.jpg


15380385_1158471147540655_5635483225519080951_n.jpg


15401030_1158484854205951_1583488608699836977_n.jpg


15338695_1158484910872612_7562177411886286213_n.jpg


15267905_1158484960872607_9173601535321587635_n.jpg


15284056_1158485054205931_4233372681931676821_n.jpg
 
Trang trại chà là của Kibbutz Samar. ko đc tham quan kibbutz này. chỉ nghe kể. Đây là kibbutz duy nhất, hoặc một trong số rất ít các kibbutz, thực hiện đúng xã hội không tưởng, utopia. Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. người làng làm việc khi nào và bao lâu tùy thích, và cần chi tiêu bao nhiêu thì làng cấp tiền bấy nhiêu. hoàn toàn dựa trên niềm tin. (Trong khi ở kibbutz ketura mỗi người làm 1 tuần 45 tiếng và nhận lương bằng nhau). Thỉnh thoảng cũng có các vụ kỷ luật và khai trừ vì thành viên lạm dụng chính sách của làng. Không rõ tiêu chí kỷ luật và cách chức ra sao. làng trồng chà là organic, ko dùng thuốc trừ sâu. Cây chà là ở đây dường như nhỏ hơn nơi khác. Nhưng quả bán rất đắt. Dãy núi bên kia là jordan.

15380595_1159600694094367_1252611527432288294_n.jpg
 
Jordan ngoài cửa sổ. Chiều xuống khi mặt trời lặn bên đất israel là lúc dãy núi bên jordan hồng lên. Biên giới jordan cách không xa khu nhà ở của Kibbutz Kitura, qua hết hàng chà là là tới. Họ phân chia biên giới kiểu gì mà cùng là sa mạc negev nhưng các cồn cát nằm bên đất jordan gần hết, bên israel chỉ toàn sỏi đá. cũng có vài cồn cát nhưng đã phá hết để làm nông nghiệp và khai khoáng rồi.

Điều này về sau mình được biết là khu vực biên giới này mãi đến những năm 90 mới được phân chia rành mạch. còn trước đó thì mạnh ai nấy ở. người Israel thì giỏi nông nghiệp nên ở chỗ nào là xanh chỗ ấy. Người Ả Rập bên Jordan thì sống kiểu du mục nên không trồng được cây. nên khi phân chia biên giới thì vùng nào người israel đã ở và canh tác thì cắt cho israel, rồi sẽ cắt một diện tích sa mạc tương đương thế để chuyển cho jordan.

bên jordan có một cái làng. chiều nào mình cũng ngắm nó mà thèm thuồng. giá mà được sang bên ấy.

19961473_1366047550116346_2388217728159594778_n.jpg


20106356_1366047613449673_7390929264926122981_n.jpg

Ngược lại, lúc bình minh là lúc dãy núi bên phía Israel sáng lên trước. bầu trời xa mạc hầu hết là xanh đến nhức mắt.

20155725_1371658709555230_9174460127312264252_n.jpg


20156027_1371658799555221_6361241811616263930_n.jpg


20139802_1371658796221888_8437322271056613008_n.jpg


20228729_1371658636221904_3262453727952057757_n.jpg


20140035_1371658722888562_2518809156076205136_n.jpg


20245334_1371658816221886_8654404371384827739_n.jpg


20245549_1371658726221895_5341076530284230793_n.jpg


https://scontent.fhan5-1.fna.fbcdn....=8809d2f25b4331b624e6b7e4a06d4d15&oe=5A09F671

20258185_1371658632888571_5850784735219843293_n.jpg
 
Phần đất ta đang đứng là giữa thung lũng Arava, một phần của cái vết nứt dài của vỏ trái đất như đã nói ở phần trước. nhìn về hai phía đông (Jordan) và tây (Israel) ta thấy hai dãy núi song song, là hai rìa của cái vết nứt đó. Thung lũng này người Ả Rập gọi là Wadi Arabah, người Do Thái gọi là Wadi Arava. Ở một số nơi, ta nhìn thấy rõ cái cấu tạo của vết nứt này.

20229137_1371668222887612_9079090234129776212_n.jpg


20229081_1371668226220945_7997365648157758994_n.jpg


20228931_1371668236220944_5873758045046520514_n.jpg
 
Tôi đã đọc những trang sách tuyệt hay này nhiều lần trong những năm qua. Đọc cả trong khi Trump đang hô hào xây tường ngăn với Mexico. Tác giả viết rằng Trung Quốc hàng ngàn năm vẫn là đất nước của những bức tường. Nhưng thật ra đã từ lâu rồi Trung Quốc không xây thêm tường nữa. Hiện nay các nước phương tây mới là những quốc gia đang xây tường.

Và cái đất nước tích cực xây tường nhất (tôi đoán vậy) và trong tương lai gần sẽ xây xong hàng rào thép gai và điện tử với 100% các láng giềng của mình là Israel.

Bởi vì nhìn ra bốn phía xung quanh mình, Israel chỉ thấy thù chứ không thấy bạn. Hiện nay, họ đã xây xong hàng rào chắc chắn với tất cả các nước trừ Jordan. Riêng với Jordan, tình trạng phần lớn hàng rào hiện hữu là rất thô sơ, về mặt kỹ thuật là có thể bước qua như đi chơi. Vì Jordan là nước yếu, và đã ký hiệp định hòa bình với Israel (Ai cập cũng ký rồi, nhưng Ai Cập quân sự vẫn mạnh, nên Israel vẫn lo rào lại). Tuy nhiên, Israel cũng đang xây lại hàng rào với Jordan, và trong tương lai gần sẽ hoàn thành. Hàng rào bằng thép rất chắc chắn, có vùng đệm hai bên, có gắn cảm biến để biết có người chui qua.

21078469_1402676953120072_4947031023420948118_n.jpg


21078354_1402677053120062_2314594554265834576_n.jpg


21032441_1402676956453405_5275066718203230107_n.jpg


21105883_1402677049786729_8192235524900902925_n.jpg
 
Ví dụ như đây là hàng rào hiện đại với Ai Cập (cái rào trên đỉnh núi) ở Eilat. Vừa là thép, vừa là điện tử. Israel rất coi trọng những hàng rào biên giới này, nên có lẽ các hàng rào như thế này có chứa những công nghệ tối tân của họ.

21032888_1403313963056371_511823278178837537_n.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,145
Members
192,341
Latest member
Hb88compro
Back
Top