What's new

[Tổng hợp] Jerusalem: Hành trình tới Miền đất Thánh

Câu chuyện kể về một chuyến đi đến Jerusalem – miền đất Thánh của 3 tôn giáo lớn nhất trên thế giới: Do Thái, Cơ đốc và Đạo Hồi, một thành phố cổ Trung Đông nằm trên lưu vực sông giữa Địa Trung Hải và Biển Chết ở độ cao 650-840 mét so với mực nước biển.

Tôi lên máy bay Hà nội – Băng cốc với một tâm trạng hồi hộp và lo lắng khó tả, trong đầu miên man những nghĩ suy về một điểm đến đặc biệt trong cuộc đời, nơi mà những nguy hiểm của tên bay đạn lạc và những vụ đánh bom liều chết vẫn thường được đưa lên bản tin thời sự mỗi tối. Chúng tôi chuyển máy bay ở Suvanabhumi – một sân bay mới của người Thái rất rộng lớn và hiện đại. Sau hàng loạt những thủ tục kiểm tra an ninh ngặt nghèo, chúng tôi lên máy bay đi Tel Aviv và được biết rằng chuyến bay chỉ có 5 người Việt nam chúng tôi là ngoại quốc, còn lại toàn là người Israel.

Sau 12 tiếng bay, chiếc Boing 747 hạ cánh xuống sân bay Ben Gurio – thành phố Tel Aviv của Israel lúc 6h30 sáng giờ địa phương. Một chiếc xe đã sẵn sàng đưa chúng tôi lên đường trực chỉ về Miền đất Thánh. Jerusalem bắt đầu hiện ra qua những tấm biển chỉ đường. Sau hơn 1h trên đường cao tốc, chúng tôi đã đến được Jerusalem, nhận phòng ở khách sạn và chuẩn bị cho một buổi chiều dạo quanh thành cổ. An ninh ở Jerusalem khá căng thẳng, các trạm an ninh được đặt khắp mọi nơi từ nhà hàng đến khu mua sắm, bến tàu, hay bến xe. Tuy nhiên điều đó cũng không ngăn được sự háo hức và mong chờ của chúng tôi cho hành trình tới thăm miền đất hứa. (Holy land)

Tôi nhớ là đã được đọc ở đâu đó câu nói của các nhà hiền triết người Do thái, rằng, thế giới có mười phần đẹp thì Jerusalem vinh dự có được chín, mười phần khổ đau thì Jerusalem chịu chín, mười phần thông thái thì Jerusalem giành lấy chín và mười phần độc ác thì Jerusalem vô phúc có đến chín”. Và giờ đây, vùng đất huyền thoại ấy đã hiện ra trước mắt chúng tôi, kỳ ảo, huyền bí và linh thiêng đến từng góc tường thành.

Thành cổ Jerusalem theo truyền thuyết được xây dựng bởi Shen và Ever, tổ tiên của Abraham, là thành phố linh thiêng nhất của Đạo Do Thái cũng như có ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với đạo Cơ đốc và đạo Hồi. Khu vực được gọi là thành phố cổ bao gồm những bức tường thành bao quanh được xây dựng dưới đế chế Ottoman của vua Sultun Suleiman (1520-1566) và bốn khu phố cổ của người Do Thái, Hồi giáo, Cơ đốc giáo và người Armenia. Những di tích ở Jerusalem ngày nay vẫn còn rất nguyên vẹn và đầy quyến rũ khiến bất kỳ ai khi đặt chân đến đều bị mê hoặc. Ngay cả toàn cảnh thành phố Jerusalem hiện đại dưới ánh bình mình hay lung linh trong ánh đèn đêm cũng mang một vẻ đẹp thiêng liêng và kỳ vĩ. Một bầu không khí tràn ngập niềm tin, niềm hy vọng và tràn trề sức sống bao trùm lên cả thành phố Jerusalem.

Chúng tôi tiến vào thành cổ qua cổng Jaffam được xây đựng năm 1958 theo tiếng Arập có nghĩa là Yêu quý để chỉ thần Abraham, là 1 trong số 7/11 cổng thành còn được mở ngày nay ở Jerusalem. Tại đây chúng tôi đã tới thăm và tận mắt ngắm nhìn nơi Chúa Giê-su đã bị đóng đinh câu rút, đặt tay lên chân cây thập tự để cầu nguyện. Sau đó chúng tôi cũng đến nơi tìm thấy cây thập tự giá sau khi Chúa bị đóng đinh và cả nơi mà người ta cho rằng thi hài Chúa đã nằm tại đó, chứng kiến cảnh các tín đồ đi qua đều quỳ xuống và hôn lên phiến đá. Trên tường là bức tranh tái hiện lại cảnh Chúa sau khi bị đóng đinh và chuẩn bị đưa đi chôn cất. Các khu đền thờ đều hết sức trang trọng, quyến rũ và bí ẩn.

Ấn tượng nhất trong buổi chiều thành cổ là khi chúng tôi tới thăm “Bức tường than khóc”. Đây là bức tường còn sót lại phía tây của Đền thánh Jerusalem sau khi ngôi đền bị tấn công và tiêu hủy bởi quân La mã vào năm 70 Công nguyên. Người Do Thái tôn sùng bức tường này vì đây là phần duy nhất còn lại của một công trình lịch sử và là niềm tự hào của họ. Hơn hai ngàn năm đã trôi qua kể từ ngày Chúa Jesus giáng sinh, ngày nay các tín đồ vẫn đổ về đây từ khắp nơi trên thế giới, bất kể thời gian, tiền bạc hay hoàn cảnh chiến tranh. Họ tới cầu nguyện và hôn lên “Bức tường than khóc”, tay cầm thánh kinh trong một bầu không khí linh thiêng và trầm mặc. Xa xa là mái vòm nhà thờ Al-Aksa ánh lên màu xám bạc trong ráng chiều. Mái vòm Al-Aksa là một công trình có ý nghĩa thiêng liêng đối với người Hồi giáo nằm ở Khu Haram es Sharif (có nghĩa là Vùng đất cao quý). Tất cả những điều này sẽ mang lại cho bạn không chỉ một chút kiến thức, một kỷ niệm mà dường như miền đất này đang thổi vào bạn sự linh thiêng, đức tin và lòng bao dung vô tận của Chúa Jesus cùng những tín đồ của Người.

Tạm biệt những dãy phố hẹp và con hẻm nhỏ của thành cổ Jerusalem, nơi có những tín đồ của Jesus đang cầu nguyện và hôn lên từng bức tường thành hay phiến đá, chúng tôi tiếp tục hành trình tới thăm pháo đài Masada nằm ở phía tây nam của biển Chết. Và nếu bạn là một tín đồ của Chúa hay đơn giản chỉ là một người ham hiểu biết và khám những điều kỳ diệu trên thế giới thì hãy một lần tới thăm Jerusalem, tới thăm miền đất Thánh của Chúa, để được sống, được tận hưởng bầu không khí linh thiêng của hàng trăm triệu tín đồ trên khắp thế giới.

Bài L.QUỲNH - T.T
Ảnh: LÊ QUỲNH
 
Last edited:
Văn minh Địa Trung Hải cho ĐTH là trung tâm thế giới.

Vì thế chữ Orient (Phương Đông) ban đầu là để chỉ Đông La Mã, gồm cả Hy Lạp, Trung Đông, Bắc châu Phi, đến Ba Tư
Occident (Phương Tây) ban đầu để chỉ Tây La Mã, gồm thế Italia, Pháp, TBN.

Sau này trong quá trình khám phá thế giới thì những từ ấy mới mở rộng nghĩa.
Occident mang nghĩa Thế giới phương Tây, gồm cả châu Âu, Mỹ, hiện nay thường tập trung vào Anh Pháp Đức Mỹ
Orient mang nghĩa Thế giới phương Đông, mà nghĩa phổ biến hiện nay là những nơi như Ấn Độ, Trung Quốc,...
 
Có nền văn minh nào lại không tự nhận mình là trung tâm thế giới đâu bác. Ví dụ anh Tàu thì tự xưng là Trung Hoa, xem các nước lân bang đều là Man Di Mọi Rợ hết. Mặc dầu Trung Hoa to xác là thế thỉnh thoảng cũng bị bọn Man Di đánh cho toé khói, bẳt cả vua Trung Hoa về lăng nhục.

Chuyện lịch sử em không dám lạm bàn, xin nói chuyện định vị vậy. Cái Bắc cực, Nam cực thì nó là của tự nhiên rồi, rất chi là cụ thể. Đường xích đạo là vĩ tuyến dài nhất, cũng rất tự nhiên. Nhưng cái kinh tuyến gốc, cái đường chia đôi thế giới thành hai phần Đông và Tây thì lại không thế. Bất kỳ kinh tuyến nào cũng có thể được xem là kinh tuyến gốc, vấn đề là ở chỗ đó. Và nơi có kinh tuyến gốc đi qua, theo một nghĩa nào đó là trung tâm của thế giới, nơi Đông gặp Tây. Trong lịch sử thì kinh tuyến gốc cũng đã chu du qua nhiều châu lục, nhiều nước và nay là ở Anh. Ở đài thiên văn Greenwich, cách trung tâm London không xa, bạn có thể thấy cái đường chia đôi thế giới này.
 
Một bức tranh vẽ vào cuối thế kỉ 16, hình tượng hóa Cựu thế giới như là ba chiếc lá, mà cái trục chính giữa chính là Jerusalem.


Bức tranh này không phải cổ lắm, cũng không phải quan niệm nhầm lẫn về thế giới, bởi khi đó châu Mỹ đã được khám phá (như là Tân thế giới), mà đây là dụng ý của tác giả khi muốn nói đến vị trí của các nền văn minh lớn trên các châu lục, và Jerusalem như là cầu nối giữa các nền văn minh đó.
 
Các bác uyên thâm quá, Công chúa đọc mới vỡ lẽ ra được nhiều điều về tôn giáo, ít nhất là ko bị nhầm lẫn giữa Công giáo và Cơ đốc giáo :) Có vẻ như người theo đạo Cơ đốc giáo nhiều hơn vì thấy hỏi ai người nước ngoài (ko phải châu Á) cũng nhận được câu trả lời "I'm a Christian".

Nhân tiện hỏi bác Chitto, bác có kiến thức về Lutheran thì chia sẻ luôn ạ (ko biết có từ dịch ra nữa ko), hình như cũng hình thành từ Cơ đốc giáo :) Dân Bắc Âu nhiều người theo đạo này ạ
 
Thực ra cái Công giáo mà tớ viết ở trên, chính xác phải là Công Giáo La Mã (Roman Catholic), chứ Công giáo theo nghĩa rộng thì nhiều lắm, cả các nhà thờ Chính Thống cũng được gọi là Công giáo theo nghĩa rộng, nghĩa gốc của nó.

Nhưng do thói quen dùng, Công giáo La Mã hay được gọi tắt là Công giáo, ngoài ra thì tránh dùng từ đó để đỡ nhầm lẫn.

Chữ Công giáo chính xác phải là Giáo hội Hoàn Vũ, từ mà các nhà thờ Công giáo La Mã chính thức dùng.

Về Lutheran (người theo Martin Luther) thì có nhiều điều để nói, viết ra rất dài.
Thường thì ở VN mình hay dịch là Tin Lành.
Theo tiếng Anh thì là Protestament, nghĩa là Chống lại giao ước, dịch ra là Kháng Cách.
Đây là từ mà nhà thờ Công giáo La Mã đặt cho người theo Luther. Thực ra Luther không chống lại Thiên Chúa, mà chỉ chống lại cái quyền lực tập trung của Toà thánh La Mã thôi.

Viết về cái này để dịp khác nhá. Vì nó cũng khá dài, và liên quan rất nhiều đến các yếu tố lịch sử, chính trị châu Âu Trung Cổ.
 
Như vậy cả Cơ Đốc và Hồi giáo đều dùng kinh Do Thái làm gốc, cùng tôn thờ Thượng đế Jehovah, chỉ gọi bằng tên khác nhau, có chung Adam và Eva; cùng coi Abraham như là Tổ phụ của Tôn giáo, tôn kính những người Do Thái cổ như Isaac, Jacob, Moses, David, Solomon..

Do đó cả 3 tôn giáo này còn được gọi chung là Tôn giáo Abraham (Abrahamic religion). Thần thuyết Do Thái chính là cái gốc đầu tiên của 3 tôn giáo này.

Tuy vậy Cơ Đốc giáo hướng nền tảng đức tin vào Chúa Jesus, Đức Mẹ Maria, nên ghét người Do Thái đã giết Jesus.
Hồi giáo hướng đức tin vào Muhammad, ghét những ai không công nhận Muhammad.

Jerusalem chính là Đất thánh của Abraham, Solomon người Do Thái, nên cũng là đất thánh của cả 3 tôn giáo, mang trên mình những nền văn minh vĩ đại.

---------------

Đến lượt nó, câu hỏi là Abraham giáo có nguồn gốc từ đâu? Phải chăng ông tổ Abraham đã nghĩ ra tôn giáo này?

Có nhiều thuyết đã cho thấy rằng Thượng đế Jehovah của Abraham có nguồn gốc từ vị thần El của văn minh Babylon (đã có từ trước Abraham 1000 năm). Abraham là một người sống ở đế quốc Babylon cổ đại, đã rời thành Ur du cư lập nghiệp ở đồng bằng Canaan. Babylon là quốc gia đa thần, thờ nhiều vị thần, nhưng có một vị thần mạnh hơn cả là thần El. Có thể Abraham đã mang vị thần El đó làm thần bảo hộ cho mình, từ đó không công nhận các thần khác mà chỉ thừa nhận El như là thần duy nhất.

Từ El trong tiếng Do Thái cổ trở thành Elohim mang nghĩa Thượng đế. Jehovah là tên Do Thái cho Thượng đế đó.

Kinh Do Thái có rất nhiều yếu tố nguồn gốc Babylon như : tháp Babel, thành Ur, thành Sodom, cầu thang Jacob, ... liên quan chặt chẽ với kiến trúc thành trì và kiến trúc Zichgurat của Babylon.
 
Lược sử Jerusalem

Sơ khởi


Các tài liệu tớ đã xem không thống nhất về thời kì hình thành của Jerusalem.
- Khảo cổ học cho rằng vào 4000 năm TCN đã có người định cư. Sách khác nói muộn hơn, khoảng 3000 hoặc 2600 năm TCN.
- 1900 TCN đã có tài liệu ghi chép bằng tiếng Semitic cổ về Jerusalem. (Semitic là văn hóa Do Thái - Ả rập cổ)

Dù theo thuyết nào, Jerusalem luôn được xếp vào trong danh sách 10 thành phố cổ nhất trên thế giới.

Những người đầu tiên ở và lập thành thành phố Jerusalem là người định canh định cư ở đồng bằng Canaan trước khi người du mục Do Thái xâm chiếm. Đế quốc Babylon vĩ đại xuất phát ở Lưỡng Hà là cái nôi của các nền văn minh đô thị đầu tiên, mà người Do Thái, người Ả Rập chỉ là những chi nhánh, dân tộc trong cái cộng đồng chung.

Nghĩa là vào thời Tổ phụ Abraham rời thành Ur (thành Ur còn cổ hơn Jerusalem) để đi vào Canaan, thì Jerusalem đã đứng đó như là một đô thị của cả vùng.

Thời kì Ngôi đền Thứ nhất

- Khoảng 1000 TCN, người Do Thái du mục do David lãnh đạo chiếm vùng đất Canaan và Jerusalem trở thành kinh đô đầu tiên của vương quốc Do Thái.
(Trước đó Do Thái là dân du cư không có quốc gia)

- 970 TCN, con trai David là vua Solomon xây dựng lại thành phố, dựng lên Ngôi đền Thứ nhất thờ Jehovah tại vị trí Núi Đền (Temple Mountain) ngày nay.

Trong Đền, nơi Cực Thánh (Holy of Holies) đặt Khám giao ước linh thiêng (Ark of the Convenant). Sau 1000 năm được thờ cúng du cư, lần đầu tiên Jehovah có Ngôi nhà của mình. Khám giao ước đã lênh đênh trên vai người Do Thái từ núi Sinai đến Jerusalem thì dừng lại

- 930 TCN, nước Do Thái chia đôi thành nước Israel và nước Judae

- 722 TCN đế quốc Assyria tiêu diệt Israel, cai trị Judae. Văn minh Assyria bao phủ cả vùng.

- 586 TCN đế quốc Babylon của văn minh Ba Tư tiêu diệt Assyria và cả Judae. Jerusalem thuộc Babylon. Những quý tộc, tinh hoa của người Do Thái bị bắt đến Babylon, người Babylon và dân tứ xứ vào sống ở Jerusalem.

Ngôi đền Thứ nhất bị triệt hạ sau 400 năm tồn tại. Thời kỳ Ngôi đền thứ nhất chấm dứt.
Dấu tích khảo cổ ngày nay đã tìm thấy những tảng đá từ thời đó bên dưới đất sâu.

Trong 50 năm, Jerusalem là nơi cư ngụ của người dân tứ xứ và bị đổ nát.
 
Thời kì Ngôi đền Thứ hai

Người Babylon cai trị cả vùng Israel, Judea, cả Jerusalem nhưng không coi trọng thành phố này.

- 538 TCN, Vua Babylon cho người Do Thái quay lại Jerusalem. Họ xây dựng Ngôi đền Thứ hai, hoàn thành năm 516 TCN, tức 70 sau khi Ngôi đền Thứ nhất bị phá hủy. Jerusalem lại thành thủ phủ của vùng Judae của người Do Thái nằm trong đế quốc Babylon.

- 300 TCN, Alexandre Đại đế tiêu diệt Ba Tư, Jerusalem thuộc về Đế quốc Hy Lạp Macedonia, rồi tiếp tục nằm trong tay các vương quốc kế thừa của nó, cư dân chính vẫn là Do Thái, nhưng không còn vua Do Thái, văn hóa chuyển từ Babylon sang Hy Lạp.

- 152 TCN, Cộng hòa La Mã hùng mạnh tiêu diệt các vương quốc kế thừa Hy Lạp, Jerusalem thuộc La Mã. La Mã lập lại vua Do Thái, nhưng vẫn chịu sự giám sát của một Tổng trấn La Mã.

- 50 TCN, vua Do Thái là Herod tu sửa và mở rộng Ngôi đền Thứ hai, mở rộng cả Jerusalem. Những tảng đá chân tường nặng đến 100 tấn, còn có thể thấy ngày nay ở Bức tường phía Tây (có ảnh chụp ở trước).

- Năm 70 CN, người Do Thái chống lại La Mã, nên La Mã tấn công và phá hủy Ngôi đền Thứ hai, chỉ còn bức tường phía Tây như hiện nay. Thời kì Ngôi đền thứ hai kết thúc.

Thời điểm của Chúa Jesus: Jesus sinh ra ở gần Jerusalem năm 8 – 4 TCN, lớn lên và học tập tại đây. Jesus tự nhận là Đấng Cứu rỗi và truyền bá tư tưởng quanh vùng Judae cho đến năm 30. Sau Bữa ăn cuối cùng – Last Supper – ở Jerusalem, Jesus bị các Tư tế Do Thái bắt, bị kết tội, bị đóng đinh lên Thập giá trên đồi Sọ Golgotha ngay ở cổng thành Jerusalem. Theo kinh Tân Ước, Jesus được chôn ở chân đồi Sọ và Phục sinh 3 ngày sau đó.
 
Last edited:
Người Cơ Đốc giáo cho rằng Ngôi đền Thứ hai sụp đổ là do tội lỗi của người Do Thái đã giết Chúa Jesus.
Jerusalem trở thành Thánh địa hai lần thánh với người Cơ Đốc giáo: Thánh vì là Kinh đô của các Tổ phụ, Thánh hơn là vì Con đường thiêng liêng 12 chặng là đường Jesus đã mang Thập ác đi qua, để đến Nơi Cực Thánh của Cơ Đốc giáo chính là Đồi Sọ, nơi Jesus chết và Phục sinh, chứ không phải Núi Đền của Do Thái nữa.

Người Do Thái cho rằng vào ngày mà Ngôi đền Thứ hai sụp đổ, tất cả các cổng trên Thiên đường đều đóng lại mãi mãi, chỉ còn một cổng duy nhất là Cổng Nước Mắt (Gate of Tears). Cổng đó nối liền với bức tường phía Tây, nên bức tường đó trở thành nơi Cực Thánh thay vì trung tâm Núi Đền. Khám Giao ước thiêng liêng đã mất từ sau khi Ngôi đền Thứ nhất bị phá hủy, mãi mãi không còn, nên nơi Giao ước với Jehovah còn lại ở Bức tường Than khóc (Wailling Wall)

Than khóc vì Đền Thánh đã sụp đổ, Than khóc vì không được Jehovah cứu vớt, Than khóc cho quá khứ, cho hiện tại, và dùng Nước mắt để mở Cổng Nước Mắt lên thiên đường trong tương lai.


Bộ phim rất nổi tiếng Ben Hur (11 giải Oscar) là câu truyện về thời kỳ trước khi Ngôi đền Thứ hai bị phá hủy. Ben Hur là một quý tộc Do Thái không cộng tác với La Mã nên đã trải qua cuộc đời thăng trầm, cuối cùng trở về được Jerusalem. Ngày mà Ben Hur đến thăm mẹ và em gái bị hủi cũng là ngày Jesus bị đóng đinh, và sự Cứu rỗi ấy đã chữa lành bệnh cho hai người.
 
Last edited:
Topic rất hay! (c)

Tôi cũng rất thích cuốn Ben Hur, hồi sinh viên cứ lọ mọ đọc đi đọc lại, đọc chậm vì trình tiếng Anh hơi bị còi :)

Các bác tiếp tục nào (beer)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,146
Bài viết
1,173,964
Members
191,969
Latest member
kingfunplay
Back
Top