What's new

[Chia sẻ] Karakoram Highway + Trung Á: Pakistan - Tân Cương - Kyrgyzstan

Đây là chuyến đi đã được mơ ước từ 9 năm, kể từ ngày đọc được các bài viết về Karakoram Highway trên tạp chí National Geographic. Và mặc dù đã đọc, xem, và nghĩ về Karakoram Highway trong từng ấy năm, nhưng vẻ đẹp, sự hùng vĩ và dữ dội của con đường khi đi trên thực tế vẫn vượt quá trông đợi của mình.

Năm 2007 mình đã có kế hoạch từ Iran đi qua Pakistan lên Tân Cương (Trung Quốc), nhưng vì lập kế hoạch thời gian không đúng nên cuối cùng nhẩm tính sẽ đến Pakistan quá muộn, sát mùa đông, và sẽ chịu rủi ro đèo Khunjerab (biên giới Pakistan - Trung Quốc) đóng cửa. Vì vậy mình đã phải bỏ Pakistan năm ấy. Và rồi 8 năm sau mới trả được món nợ.

Karakoram Highway là tuyến đường nối Rawalpindi (Pakistan) với Kashgar (Trung Quốc). Tuy nhiên trên thực tế 95% cảnh đẹp nằm ở phần trên đất Pakistan. Đây được coi là một kỳ tích về xây dựng, một trong những con đường núi ngoạn mục nhất thế giới (ở Pakistan người ta gọi nó là kỳ quan thứ 8), chạy qua một vùng đất (miền bắc Pakistan) thường được coi là thiên đường hạ giới. Tất cả những so sánh này mình đều xác nhận là chính xác.

Mục đích của chuyến đi là đi trọn chiều dài của Karakoram Highway, ngắm cảnh núi non trên đất Pakistan, qua đèo Khunjerab (độ cao 4700m, biên giới quốc gia cao nhất thế giới có đường nhựa chạy qua), ngắm cảnh vật thay đổi sang phía bên Tân Cương, thăm Kashgar, và tiện đường đi thăm nước Trung Á Kyrgyzstan là nước miễn hoàn toàn visa cho người Việt, và trên chuyến bay về từ Kyrgyzstan thì ngắm ngã ba biên giới Kyrgyzstan, Kazakhstan và Trung Quốc, và ngắm nơi tiếp giáp giữa Tân Cương và Tây Tạng.

Chuyến đi tương đối mang tính been there done that, ở trên đường là chính, từ 5/9 đến 18/9. Tuy nhiên độ ép phê cũng khá lớn vì thực tế có quá nhiều cảnh ngoạn mục để thấy ngay từ trên đường.

Bản đồ đường đi (đoạn ở Kyrgyzstan vẽ không chính xác lắm nhưng mà lười vẽ lại):

11990473_877675052286934_6026790400512466868_n_zpspvgw5blq.jpg
[/URL][/IMG]

11933431_877675068953599_6950387158373437004_n_zpsdjjzobtk.jpg
[/URL][/IMG]

Chuyến đi ngắm núi, nhưng cảnh tượng đọng lại sâu đậm nhất có lẽ là cảnh một cái hồ. Hồ Attabad trên đường ở Pakistan. Nhìn thấy cái hồ này, mình buột ra một tiếng như chửi thề, mà có lẽ là một đóng góp mới cho tiếng Anh: TERRIBLUE.

P_20150909_094714_zpsios6z9h8.jpg
[/URL][/IMG]

Mình lười viết, nên sẽ viết từ từ và bỏ qua các tiểu tiết. Bạn nào quan tâm thấy cần giải đáp cái gì thì cứ góp ý mình sẽ cố gắng hết sức.
 
Sost.

Ban đầu, chúng tôi dự kiến Sost chỉ là chặng dừng chân nghỉ qua đêm để sáng hôm sau đi qua biên giới sang Trung Quốc. Tuy nhiên cuối cùng đây lại trở thành một địa điểm đáng nhớ trong cả chuyến đi. Sost là một nơi rất đáng yêu.

Khi hầu như tất cả các gạch đầu dòng của chặng đường Pakistan đã được làm xong, và chúng tôi được thảnh thơi lang thang không mục đích ở một nơi mà mình gần như không biết gì trước, thì dường như đầu óc lại được mở rộng để đón những điều bất ngờ ngẫu hứng.

Do vậy, việc đi chơi có plan kỹ càng, hay là tùy hứng không có plan gì, cũng đều có cái hay riêng của nó.

DSC08874_zpsjzcsfsxp.jpg
[/URL][/IMG]
 
Sost là thị trấn biên giới rất nhỏ. Khu dân cư đáng kể cuối cùng trước khi tới biên giới Pakistan - Trung Quốc. Thị trấn không có phố xá gì, chỉ có hai dãy nhà cửa hai bên con đường quốc lộ. Vây quanh thị trấn là các ngọn đồi, trên có các làng nhỏ và vườn tược, sau đó đến các ngọn núi cao.

P_20150909_131153_zps0nf7rzee.jpg
[/URL][/IMG]
 
Chúng tôi ở tại khách sạn của PTDC (Pakistan Tourism Development Company), khách sạn nhà nước, rất giống kiểu khách sạn Công Đoàn ở Việt Nam. Đây là khách sạn ngon lành nhất trong thị trấn. Giá rẻ, phòng ở đơn giản nhưng rất sạch sẽ. Sau những ngày ở khách sạn trên núi cao lạnh lẽo ở Hunza, thật là thoải mái khi được ở một nơi khô ráo và nắng ấm ngập tràn.

Nhà ăn của khách sạn PTDC có vẻ là nơi ăn uống tốt nhất của thị trấn. Những người ra vào đó đều có vẻ chức sắc hay "đại gia". Đúng ngày hôm nay thị trấn đón một nghị sỹ quốc hội từ thủ đô lên thăm, các chức sắc thị trấn đi lại lăng xăng trong sân khách sạn, cũng chẳng khác gì cảnh đón các quan ở Việt Nam.

P_20150909_124504_zpsvxaaaphs.jpg
[/URL][/IMG]
 
Nhìn thấy cảnh tượng này, một cảm giác rất quen thuộc lại trở lại với mình. Không chính xác là giống nhau, nhưng những cảnh tương tự thế này mình đã thấy ở nhiều nơi, và chúng đều mang lại một cảm giác giống nhau.

Cuối con đường này là một barrier chắn ngang đường. Đây là kết thúc của lãnh thổ Pakistan mà mọi người còn thoải mái đi lại. Phòng xuất nhập cảnh ở bên cạnh cái thanh chắn đó. Qua bên kia chắn thì đất Pakistan còn tiếp tục thêm cả trăm km nữa lên tới đỉnh đèo Khunjerab, nhưng đó không phải là phần đất mọi người đi lại tự do nữa, trừ một số nhân viên chính phủ và cộng đồng nhỏ dân du mục địa phương. (bọn Tây gọi phần đất không người giữa 2 trạm kiểm soát biên giới của 2 nước là No Man's Land).

Lần đầu tiên mình thấy một thứ như thế này là ở Đồng Đăng, Lạng Sơn. Cũng là cuối một con đường và một thanh chắn ngang, bên kia chưa phải đất Trung Quốc ngay nhưng nhìn xa xa một chút thì thấy nhà cửa biển hiệu Trung Quốc. Và rồi mình cũng thấy cảnh này ở nhiều nơi nữa trên đường đi đây đi đó.

Không biết tại bản thân cái cảnh, hay tại tinh thần mình cũng được chuẩn bị là sắp qua biên giới, nên những cảnh này gợi lên cho mình những cảm giác giống nhau. Cảm thấy dường như một cái gì đó đang sắp kết thúc (bọn tây có đứa nói "the end of government"). Có lẽ có thể gọi đó là: tâm trạng của người sắp qua biên giới.

P_20150909_131308_zps4zppk6ix.jpg
[/URL][/IMG]
 
Mọi người trên đường đều thân thiện. Ông cảnh sát này khi được đề nghị chụp ảnh còn dành vài giây để vuốt lại bộ râu cho thẳng và vểnh nhất có thể.

Râu Việt hoàn toàn mất điện trước râu Pakistan!

(mình có hỏi, và ông ấy bảo cần 3 năm để nuôi bộ râu này)

P_20150909_130829_zpskev7gw1i.jpg
[/URL][/IMG]
 
Vào ăn chiều trong một quán nhỏ (ngoài nhà ăn của khách sạn ra thì tất cả quán xá còn lại đều nhỏ). Có ông già ngẩn ngơ này lại ngồi cùng, chẳng nói năng gì.

Thức ăn ở đây được chế biến thô sơ, nặng về thịt. Mình không nhớ tên món ăn bữa này nữa. Cơm bằng gạo dài, vài cục thịt bò Yak luộc khá khô. Một đĩa salad bắp cải nhỏ tí (rất khó mà xin, kể cả mua thêm, đơn giản vì họ trồng được rất ít rau, và phải để dành đủ cho các khách sau). Nước luộc thịt bò Yak thì được rót ra cốc mời khách uống, như trà. Nước này nhạt và nặng mùi bò (ngai ngái).

P_20150909_162311_zpsdy9on6s8.jpg
[/URL][/IMG]

Nói chuyện với chủ quán thì được biết ông ấy người Wakhi và vùng này nhiều người dân tộc này. Họ là giống người sống trong khu vực hành lang Wakhan. Hành lang Wakhan là một dải đất hẹp nằm kẹp giữa Afghanistan và Tajikistan. Hành lang Wakhan là một thực thể địa lý/chính trị khá kỳ quặc. Nhìn trên bản đồ Afghanistan nó như một khúc ruột thừa, hay một cái đuôi con nòng nọc khá dài. Đây là phần lãnh thổ mà Anh và Nga thỏa thuận tạo ra hồi thế kỷ 19, để làm một vùng đệm giữa phần Ấn Độ thuộc Anh và phần đất thuộc Nga Hoàng.
 
Đèo Khunjerab có thể đóng cửa tới 4 tháng mùa đông vì tuyết. Và khi đó thì người và hàng hóa không thể đi qua được. Mình hỏi ống chủ quán rằng như vậy thì trong mùa đông cả thị trấn đóng cửa à. Ông bảo không, thị trấn vẫn sôi động, vì dù khách và xe cộ không qua biên giới nữa, nhưng lại có những đoàn người chăn thả gia súc trên núi xuống ở suốt mùa đông (mùa hè họ mang gia súc lên núi, mùa đông lại đưa xuống thấp để trú đông).

DSC08856_zpsnks7wwr8.jpg
[/URL][/IMG]
 
Nhân tiện mình cũng hỏi ông chủ quán về việc ông nghĩ sao về người Trung Quốc (đang ở sát Trung Quốc rồi mà). Ông bảo họ là good friends của chúng tôi. Mình có nói chuyện bọn mình người Việt Nam, và Việt Nam đánh nhau với Trung Quốc suốt, rằng người Tàu chỉ muốn chiếm đất thôi, và làm bạn với họ thì phải cẩn thận.

Ông ấy có trả lời là đúng rồi, người Trung Quốc chỉ quan tâm đến tiền thôi. Thình thoảng có những đoàn văn nghệ Trung Quốc sang đây biểu diễn, họ bất lịch sự lắm.

Không biết ông ấy nói thật hay chỉ nói cho xã giao với mấy thằng ghét Trung Quốc.

Trong suốt hành trình ở Pakistan, chúng tôi luôn được đón chào nhiệt tình, một phần vì người ta nghĩ bọn mình là người Trung Quốc. Phải nói Pakistan là nơi đầu tiên mà mình thấy người Trung Quốc được hâm mộ! (sẽ kể thêm sau).
 
Mình rất thích loạt post về Karakoram Highway của bác. Luôn hóng từng ngày và hi vọng một ngày nào đó được đặt chân đến. Mong bác ra bài đều đều nhé. thanks bác.:D
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,161
Bài viết
1,173,994
Members
191,977
Latest member
j88kaufen
Back
Top