What's new

[Chia sẻ] Karakoram Highway + Trung Á: Pakistan - Tân Cương - Kyrgyzstan

Đây là chuyến đi đã được mơ ước từ 9 năm, kể từ ngày đọc được các bài viết về Karakoram Highway trên tạp chí National Geographic. Và mặc dù đã đọc, xem, và nghĩ về Karakoram Highway trong từng ấy năm, nhưng vẻ đẹp, sự hùng vĩ và dữ dội của con đường khi đi trên thực tế vẫn vượt quá trông đợi của mình.

Năm 2007 mình đã có kế hoạch từ Iran đi qua Pakistan lên Tân Cương (Trung Quốc), nhưng vì lập kế hoạch thời gian không đúng nên cuối cùng nhẩm tính sẽ đến Pakistan quá muộn, sát mùa đông, và sẽ chịu rủi ro đèo Khunjerab (biên giới Pakistan - Trung Quốc) đóng cửa. Vì vậy mình đã phải bỏ Pakistan năm ấy. Và rồi 8 năm sau mới trả được món nợ.

Karakoram Highway là tuyến đường nối Rawalpindi (Pakistan) với Kashgar (Trung Quốc). Tuy nhiên trên thực tế 95% cảnh đẹp nằm ở phần trên đất Pakistan. Đây được coi là một kỳ tích về xây dựng, một trong những con đường núi ngoạn mục nhất thế giới (ở Pakistan người ta gọi nó là kỳ quan thứ 8), chạy qua một vùng đất (miền bắc Pakistan) thường được coi là thiên đường hạ giới. Tất cả những so sánh này mình đều xác nhận là chính xác.

Mục đích của chuyến đi là đi trọn chiều dài của Karakoram Highway, ngắm cảnh núi non trên đất Pakistan, qua đèo Khunjerab (độ cao 4700m, biên giới quốc gia cao nhất thế giới có đường nhựa chạy qua), ngắm cảnh vật thay đổi sang phía bên Tân Cương, thăm Kashgar, và tiện đường đi thăm nước Trung Á Kyrgyzstan là nước miễn hoàn toàn visa cho người Việt, và trên chuyến bay về từ Kyrgyzstan thì ngắm ngã ba biên giới Kyrgyzstan, Kazakhstan và Trung Quốc, và ngắm nơi tiếp giáp giữa Tân Cương và Tây Tạng.

Chuyến đi tương đối mang tính been there done that, ở trên đường là chính, từ 5/9 đến 18/9. Tuy nhiên độ ép phê cũng khá lớn vì thực tế có quá nhiều cảnh ngoạn mục để thấy ngay từ trên đường.

Bản đồ đường đi (đoạn ở Kyrgyzstan vẽ không chính xác lắm nhưng mà lười vẽ lại):

11990473_877675052286934_6026790400512466868_n_zpspvgw5blq.jpg
[/URL][/IMG]

11933431_877675068953599_6950387158373437004_n_zpsdjjzobtk.jpg
[/URL][/IMG]

Chuyến đi ngắm núi, nhưng cảnh tượng đọng lại sâu đậm nhất có lẽ là cảnh một cái hồ. Hồ Attabad trên đường ở Pakistan. Nhìn thấy cái hồ này, mình buột ra một tiếng như chửi thề, mà có lẽ là một đóng góp mới cho tiếng Anh: TERRIBLUE.

P_20150909_094714_zpsios6z9h8.jpg
[/URL][/IMG]

Mình lười viết, nên sẽ viết từ từ và bỏ qua các tiểu tiết. Bạn nào quan tâm thấy cần giải đáp cái gì thì cứ góp ý mình sẽ cố gắng hết sức.
 
Cảm ơn bạn. Mình cũng muốn post liên tục vì biết đâu thời gian tới lại bận không làm được. Viết lại cũng là cách để ôn lại hành trình và gặm nhấm các trải nghiệm cũ...
 
Buổi chiều hôm đó sau khi nghỉ ngơi một chút thì hai thằng bắt đầu đi dạo quanh rìa thị trấn. Sau khi nằm phơi nắng chiều khoảng hơn tiếng đồng hồ bên dòng sông Hunza thì hai thằng bắt một chiếc taxi đi lên mấy triền đồi quanh thị trấn. Hai bên bờ sống đều có đồi và làng cả, bọn mình chọn đi phía bên này sông trước (cùng bên với thị trấn, chưa phải qua cầu). Anh chàng lái taxi nhìn mặt rất Liên Xô, dáng vẻ vừa cao bồi vừa lớ ngớ, nói mãi anh ta mới hiểu yêu cầu của mình, đã thế còn thật thà nói một cái giá rất rẻ, đến nỗi mấy người đứng gần còn phải nói đỡ cho một cái giá cao hơn (cũng vẫn rẻ). Tuy nhiên dọc đường vào những lúc mà có thể hiểu được nhau thì anh ta nói chuyện tự tin và hóm hỉnh, pha trò rất tây.

Sost cách Hunza không xa lên phía bắc, nhưng cây cối đã vàng hơn, thu đã đến sớm hơn phía dưới kia.

P_20150909_181027_zpsez1wnfp6.jpg
[/URL][/IMG]
 
Có những bụi cây dại mà hóa ra là oải hương. trông cằn cỗi hơn và mùi hắc hơn loại oải hương thường bán. có lẽ là một giống dại.

Sau này ở Tân Cương bọn mình thấy người ta bán rất nhiều oải hương trong chợ, hình như trên Tân Cương cũng trồng nhiều.

P_20150909_164552_zpsjeghpngj.jpg
[/URL][/IMG]
 
Không biết là do ảnh hưởng của tôn giáo, hay nghệ thuật, hay thậm chí là óc hài hước, mà ở đây người ta trang trí xe tải như thế này. Rất phổ biến. Thậm chí phần lớn xe tải chạy trên đường là như thế này. Những chiếc xe tải này cũng là một hình ảnh đặc trưng của Karakoram Highway. (hình như bên Ấn Độ cũng có vùng họ trang trí xe như thế).

P_20150909_175147_zpsvaytklsu.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150909_175115_zpsz2t7l7xj.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150909_175055_zpsl668bky3.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150909_175023_zpslktdx0iq.jpg
[/URL][/IMG]
 
Sáng sớm hôm sau, bọn mình có hai tiếng đi dạo trước khi làm thủ tục xuất cảnh và qua biên giới. Hai thằng đi bộ lên phần đồi bên kia sông Hunza, qua một cây cầu treo. Trên đó có một cái làng.

Đây trở thành cuộc đi dạo tuyệt vời nhất của cả chuyến đi. Cảnh đẹp, thời tiết đẹp, và quan trọng là tinh thần thư thái thảnh thơi không phải lo thực hiện kế hoạch nào cả.

Làng này bằng phẳng, dựa lưng vào núi, có những vườn cây trái rất đẹp. Chủ yếu là mơ và mận (trong khi mùa này dưới thung lũng Hunza bọn mình lại thấy nhiều táo). Giống như đã gặp dưới Hunza, ở đây thiên đường lại được tìm thấy dưới những gốc cây mơ. Mơ ở đây là loại mơ xứ lạnh, ăn ngọt lịm và thanh, mát, chứ không chua như mơ ở Việt Nam. Hạt tách ra khỏi thịt rất dễ. Đi dạo giữa vườn địa đàng, trong thời tiết nắng vàng như mật, nhặt những quả mơ và mận chín nhất để ăn, cách thích hợp nhất để diễn tả vị ngon của những trái mơ này là nói rằng đó chỉ có thể là hương vị của thiên đường.

Gặp và nói chuyện với một bé trai tầm 10 tuổi và ba bé gái tầm 15 tuổi (bọn mình đều được chúng bắt chuyện). Bọn trẻ nói chuyện rất cởi mở, tự tin, đĩnh đạc, và đặc biệt là sòng phẳng ngang hàng với người lớn. Không hề kiểu chú cháu, mà giống như một người nước này tò mò nói chuyện ngang hàng với một người nước khác. Và đây là một chốn khỉ ho cò gáy hạng nặng. Rất nể dân xứ này. (Mình cảm nhận rằng dân miền bắc cư xử nho nhã hơn dân miền nam Pakistan. họ là những giống người khác nhau. miền bắc gần với Trung Á. miền nam thực chất là người Ấn.)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,677
Bài viết
1,135,096
Members
192,376
Latest member
Luluannghi
Back
Top