What's new

[Chia sẻ] Karakoram Highway + Trung Á: Pakistan - Tân Cương - Kyrgyzstan

Đây là chuyến đi đã được mơ ước từ 9 năm, kể từ ngày đọc được các bài viết về Karakoram Highway trên tạp chí National Geographic. Và mặc dù đã đọc, xem, và nghĩ về Karakoram Highway trong từng ấy năm, nhưng vẻ đẹp, sự hùng vĩ và dữ dội của con đường khi đi trên thực tế vẫn vượt quá trông đợi của mình.

Năm 2007 mình đã có kế hoạch từ Iran đi qua Pakistan lên Tân Cương (Trung Quốc), nhưng vì lập kế hoạch thời gian không đúng nên cuối cùng nhẩm tính sẽ đến Pakistan quá muộn, sát mùa đông, và sẽ chịu rủi ro đèo Khunjerab (biên giới Pakistan - Trung Quốc) đóng cửa. Vì vậy mình đã phải bỏ Pakistan năm ấy. Và rồi 8 năm sau mới trả được món nợ.

Karakoram Highway là tuyến đường nối Rawalpindi (Pakistan) với Kashgar (Trung Quốc). Tuy nhiên trên thực tế 95% cảnh đẹp nằm ở phần trên đất Pakistan. Đây được coi là một kỳ tích về xây dựng, một trong những con đường núi ngoạn mục nhất thế giới (ở Pakistan người ta gọi nó là kỳ quan thứ 8), chạy qua một vùng đất (miền bắc Pakistan) thường được coi là thiên đường hạ giới. Tất cả những so sánh này mình đều xác nhận là chính xác.

Mục đích của chuyến đi là đi trọn chiều dài của Karakoram Highway, ngắm cảnh núi non trên đất Pakistan, qua đèo Khunjerab (độ cao 4700m, biên giới quốc gia cao nhất thế giới có đường nhựa chạy qua), ngắm cảnh vật thay đổi sang phía bên Tân Cương, thăm Kashgar, và tiện đường đi thăm nước Trung Á Kyrgyzstan là nước miễn hoàn toàn visa cho người Việt, và trên chuyến bay về từ Kyrgyzstan thì ngắm ngã ba biên giới Kyrgyzstan, Kazakhstan và Trung Quốc, và ngắm nơi tiếp giáp giữa Tân Cương và Tây Tạng.

Chuyến đi tương đối mang tính been there done that, ở trên đường là chính, từ 5/9 đến 18/9. Tuy nhiên độ ép phê cũng khá lớn vì thực tế có quá nhiều cảnh ngoạn mục để thấy ngay từ trên đường.

Bản đồ đường đi (đoạn ở Kyrgyzstan vẽ không chính xác lắm nhưng mà lười vẽ lại):

11990473_877675052286934_6026790400512466868_n_zpspvgw5blq.jpg
[/URL][/IMG]

11933431_877675068953599_6950387158373437004_n_zpsdjjzobtk.jpg
[/URL][/IMG]

Chuyến đi ngắm núi, nhưng cảnh tượng đọng lại sâu đậm nhất có lẽ là cảnh một cái hồ. Hồ Attabad trên đường ở Pakistan. Nhìn thấy cái hồ này, mình buột ra một tiếng như chửi thề, mà có lẽ là một đóng góp mới cho tiếng Anh: TERRIBLUE.

P_20150909_094714_zpsios6z9h8.jpg
[/URL][/IMG]

Mình lười viết, nên sẽ viết từ từ và bỏ qua các tiểu tiết. Bạn nào quan tâm thấy cần giải đáp cái gì thì cứ góp ý mình sẽ cố gắng hết sức.
 
Làm thủ tục ra khỏi Pakistan:

Thủ tục ra khỏi Pakistan (và chút nữa là nhập cảnh vào Trung Quốc) rườm rà và nhiêu khê. Mất rất nhiều thời gian. Mặc dù hai quốc gia đang có quan hệ chính trị và kinh tế khăng khít và nồng ấm, nhưng việc qua lại biên giới giữa hai nước còn nằm dưới sự cảnh giác cao độ của cả hai phía đối với nạn buôn lậu, khủng bố, và những chuyện nhạy cảm về chính trị (Tân Cương là vùng người dân hay phản kháng chính chuyền Trung Quốc nên việc ra vào bằng đường bộ bị kiểm soát chặt).

9h sáng, xe của nhà xe đón khách đi qua biên giới. Xe chạy vài trăm mét thì dừng, đến trạm kiểm soát và đóng dấu hộ chiếu. Chỉ có hai thằng mình không biết nên lên xe ngồi từ đầu, giờ lại leo xuống. Còn tất cả những người khác đều tự đi bộ đến trạm kiểm soát cho khỏe.

Trạm kiểm soát biên giới của Pakistan trông giống như nhà văn hóa xã ở Việt Nam, không có vẻ xứng đáng với một quốc gia tầm cỡ "hổ báo" của khu vực và thế giới. (qua bên kia biên giới, trạm của Trung Quốc hoành tráng hơn nhiều).

Thủ tục kiểm tra xuất cảnh bao gồm kiểm tra giấy tờ và hành lý của hành khách, và kiểm tra hàng hóa của dân đi buôn đi theo xe. Mỗi việc này tốn khoảng 1 tiếng đồng hồ. Tổng cộng mất khoảng 2h đồng hồ tại trạm, trong đó hầu hết là thời gian xếp hàng và chờ đợi. Hết sức buồn tẻ và bực bội.

Việc kiểm tra hành lý của hành khách do một số người mặc trang phục quân sự tiến hành. Họ bắt mở từng túi xách ra kiểm tra, mục đích chủ yếu là tìm hàng lậu và ma túy.

Việc kiểm tra này nhanh chậm là tùy từng khách. Có một đôi Tây vào trước mình nhưng bị giữ mãi, được cho qua sau bọn mình rất lâu. Không hiểu tại sao.

Sau bước kiểm tra hành lý thì đến đoạn cộp dấu vào hộ chiếu. Cái này thì nhanh.

Hộ chiếu được đóng dấu xong thì ra ngoài chờ tiếp. Giờ đến công đoạn người ta kiểm tra hàng hóa của dân đi buôn chuyến theo xe. Tuy rằng đây là biên giới giữa hai quốc gia lớn, nhưng việc buôn bán lẻ tẻ và manh múm. Thường là người buôn đi theo xe chở khách 16 chỗ, hàng hóa gia dụng để trong bao tải chất trên nóc xe. Vào buổi sáng mình đi tuyệt không thấy chiếc xe tải nào chạy qua cửa khẩu. Hoàn toàn không giống như không khí tại biên giới Việt Nam - Trung Quốc (nên nhớ đây là cửa khẩu chính giữa 2 nước Pakistan và Trung Quốc).
 
Quan hệ giữa hai nước Trung Quốc và Pakistan đang rất tốt đẹp về chính trị và kinh tế, cho dù đây chỉ là một đôi bạn đang lợi dụng nhau. Về chính trị Pakistan đang bắt tay với Trung Quốc để chọi lại Ấn Độ, đồng thời cũng để tìm thêm một chỗ dựa bên cạnh đồng minh lắm đòi hỏi là Mỹ. Về kinh tế, Trung Quốc đang đổ tiền của vào Pakistan, với tham vọng lập ra một cảng thương mại và quân sự ở bờ biển phía nam Pakistan, kết nối với đất Trung Quốc qua Karakoram Highway, từ đó vươn cái vòi bạch tuộc ra rất xa khỏi lãnh thổ của mình.

Tuy nhiên, các quan hệ kinh tế mới chỉ ở cấp nhà nước với các dự án vĩ mô, còn về quan hệ kinh tế dân sinh giữa hai nước thì có vẻ chưa có gì đáng kể. Karakoram Highway vẫn còn vô cùng vắng vẻ. Mấy ngày đi xe từ Hunza lên Khunjerab bọn mình hầu như chả thấy cái xe tải chở hàng nào.

Còn khúc đường từ Islamabad lên đến Gilgit thì quá xấu, xe tải hạng nặng khó mà đi nhanh được, chỉ có bò ra trên đường. Trung Quốc muốn thực hiện được tham vọng của mình, kết nối giao thông đường bộ với Ấn Độ Dương, thì sẽ còn phải đổ thêm rất nhiều tiền của vào đây.
 
Tuy vậy, dù có ít ỏi, vẫn còn đây dáng dấp của những nhà buôn từng qua lại trên con đường tơ lụa xưa. Có vài anh chàng miền xuôi Pakistan qua biên giới để đến Kashgar buôn bán. Trông họ nổi bật với áo da, quần da và giày da, vừa sành điệu vừa lập dị. Mỗi chuyến đi của họ kéo dài khoảng 3 tháng, trong thời gian đó họ ở Kashgar làm ăn buôn bán gì không rõ.

Lại có một ông ra dáng con buôn người Trung Quốc, được vài người Pakistan gồm cả cảnh sát và thường dân (chắc là bạn làm ăn) đi tiễn. Trông tác phong thì đây cũng phải cỡ một đại gia vùng biên. Một bên là mấy người Pakistan lịch thiệp nhỏ nhẹ, nịnh khách (mấy người Pakistan đều nói tiếng Trung Quốc với ông kia), một bên là anh Tàu khệnh khạng, nói to, cười to. Một bên nhiều văn hóa và ít tiền, một bên nhiều tiền và ít văn hóa.
 
Rời khỏi thiên đường.

Sau hai tiếng vạ vật, cuối cùng xe cũng được phép xuất phát. Chiếc barrier được nhấc lên và chiếc xe lăn bánh vào khúc đường dẫn lên đèo Khunjerab. Tạm biệt miền bắc Pakistan, thiên đường đã ở sau lưng.

DSC08946_zps9wxsfcpb.jpg
[/URL][/IMG]
 
Mình không hiểu lý do gì cho chuyện này. Nhưng trong chuyến đi này, mình liên tục qua những biên giới mà họ đặt trạm xuất nhập cảnh cách rất xa ranh giới quốc gia. Ví dụ:

- Trạm bên phía Pakistan cách đỉnh đèo Khunjerab (biên giới) khoảng 80km. Cái này còn hơi hiểu được vì khúc 80km này hầu như là đất không người.

- Trạm xuất nhập cảnh (cộp dấu hộ chiếu) bên phía Trung Quốc nằm tại Taskurgan, cách biên giới 130km. Dọc đường còn nhiều làng mạc dân cư. Sau khi xe qua biên giới, còn phải có lính Trung Quốc đi cùng để canh không cho khách nhảy xuống bỏ trốn.

- Trạm của Trung Quốc, trước khi tới biên giới với Kyrgyzstan trên đỉnh đèo Irkeshtam, cách biên giới 150km.
 
Last edited:
Đèo Khunjerab.

Với độ cao khoảng 4700m, đèo Khunjerab là biên giới quốc gia cao nhất có đường bộ chạy qua. (còn nhiều biên giới cao hơn, nhưng hoặc là đường mòn, hoặc là không có đường. Chẳng hạn, biên giới Trung Quốc - Nepal chạy qua đỉnh Everest).

Những con đèo ở Việt Nam, dù có độ cao thấp, lại có phong cảnh rất đẹp. Trong khi đó, những con đèo mà mình từng thấy ở khu vực Hymalaya và xung quanh, có độ cao lớn, thì cảnh lại rất xoàng. (Mình đã qua đèo Khunjerab gần 5000m, đèo Irkeshtam 3000m, và vài con đèo trên 5000m trên đường lên Tây Tạng và xuống Nepal). Chưa nghĩ ra lý do gì cho việc này.

Đường từ chân lên đỉnh đèo Khunjerab khá buồn tẻ, cảnh quan nhỏ hẹp, đất đá khô cằn, ít cây, ít người, ít cả băng tuyết.

DSC08928_zpsfhap0xfy.jpg
[/URL][/IMG]

DSC08932_zps8m1gbpf5.jpg
[/URL][/IMG]

DSC08962_zpspfqdtcbm.jpg
[/URL][/IMG]
 
Khu vực đèo Khunjerab được lập thành công viên quốc gia. Bạn phải trả 8 đô la mua vé vào cửa công viên, mặc dù bạn chỉ ngồi trên xe qua đường và không tham quan gì cả.

DSC08943_zpsbvz8nyyi.jpg
[/URL][/IMG]
 
Ở độ cao trên 3000m, tuyết bắt đầu rơi. Đây là tuyết dạng hạt băng nhỏ (sleet), không phải dạng bông to.

DSC08972_zpsy3hqbaqp.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150910_122911_zpst4cqhgk5.jpg
[/URL][/IMG]
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,682
Bài viết
1,135,090
Members
192,369
Latest member
Datnonamee
Back
Top