What's new

[Chia sẻ] Karakoram Highway + Trung Á: Pakistan - Tân Cương - Kyrgyzstan

Đây là chuyến đi đã được mơ ước từ 9 năm, kể từ ngày đọc được các bài viết về Karakoram Highway trên tạp chí National Geographic. Và mặc dù đã đọc, xem, và nghĩ về Karakoram Highway trong từng ấy năm, nhưng vẻ đẹp, sự hùng vĩ và dữ dội của con đường khi đi trên thực tế vẫn vượt quá trông đợi của mình.

Năm 2007 mình đã có kế hoạch từ Iran đi qua Pakistan lên Tân Cương (Trung Quốc), nhưng vì lập kế hoạch thời gian không đúng nên cuối cùng nhẩm tính sẽ đến Pakistan quá muộn, sát mùa đông, và sẽ chịu rủi ro đèo Khunjerab (biên giới Pakistan - Trung Quốc) đóng cửa. Vì vậy mình đã phải bỏ Pakistan năm ấy. Và rồi 8 năm sau mới trả được món nợ.

Karakoram Highway là tuyến đường nối Rawalpindi (Pakistan) với Kashgar (Trung Quốc). Tuy nhiên trên thực tế 95% cảnh đẹp nằm ở phần trên đất Pakistan. Đây được coi là một kỳ tích về xây dựng, một trong những con đường núi ngoạn mục nhất thế giới (ở Pakistan người ta gọi nó là kỳ quan thứ 8), chạy qua một vùng đất (miền bắc Pakistan) thường được coi là thiên đường hạ giới. Tất cả những so sánh này mình đều xác nhận là chính xác.

Mục đích của chuyến đi là đi trọn chiều dài của Karakoram Highway, ngắm cảnh núi non trên đất Pakistan, qua đèo Khunjerab (độ cao 4700m, biên giới quốc gia cao nhất thế giới có đường nhựa chạy qua), ngắm cảnh vật thay đổi sang phía bên Tân Cương, thăm Kashgar, và tiện đường đi thăm nước Trung Á Kyrgyzstan là nước miễn hoàn toàn visa cho người Việt, và trên chuyến bay về từ Kyrgyzstan thì ngắm ngã ba biên giới Kyrgyzstan, Kazakhstan và Trung Quốc, và ngắm nơi tiếp giáp giữa Tân Cương và Tây Tạng.

Chuyến đi tương đối mang tính been there done that, ở trên đường là chính, từ 5/9 đến 18/9. Tuy nhiên độ ép phê cũng khá lớn vì thực tế có quá nhiều cảnh ngoạn mục để thấy ngay từ trên đường.

Bản đồ đường đi (đoạn ở Kyrgyzstan vẽ không chính xác lắm nhưng mà lười vẽ lại):

11990473_877675052286934_6026790400512466868_n_zpspvgw5blq.jpg
[/URL][/IMG]

11933431_877675068953599_6950387158373437004_n_zpsdjjzobtk.jpg
[/URL][/IMG]

Chuyến đi ngắm núi, nhưng cảnh tượng đọng lại sâu đậm nhất có lẽ là cảnh một cái hồ. Hồ Attabad trên đường ở Pakistan. Nhìn thấy cái hồ này, mình buột ra một tiếng như chửi thề, mà có lẽ là một đóng góp mới cho tiếng Anh: TERRIBLUE.

P_20150909_094714_zpsios6z9h8.jpg
[/URL][/IMG]

Mình lười viết, nên sẽ viết từ từ và bỏ qua các tiểu tiết. Bạn nào quan tâm thấy cần giải đáp cái gì thì cứ góp ý mình sẽ cố gắng hết sức.
 
Bác đi Bắc Ấn bang Jammu&Kashmir (Srinagar và Ladakh) coi xem có đẹp như thiên đường bắc Pakistan k bác. Bác viết hay quá.

Nhìn hình thì xứ đó cũng xếp vào hạng thiên đường được :). Tuy nhiên, thực tế còn tùy thuộc tâm trạng và trông đợi của mình, người dân có thân thiện không (chắc có), và có nhiều trái cây ngon lành sạch sẽ không :)

Mình đã đi Bắc Pakistan (cũng là 1 nửa của Kashmir) và Tây Tạng, nên trước mắt không định quay lại xứ này. Muốn đi đâu đó khác hẳn. Nếu có quay lại thì cũng là quay lại ... Bắc Pakistan vào mùa xuân - hoa đào, mơ, mận, táo...!
 
Từ đèo Khunjerab đến Tashkurgan.

Sau 2 tiếng tại biên giới, xe được phép chạy tiếp về Tashkurgan. Một anh lính biên phòng lên ngồi cùng trên xe. Mọi người được trả lại hộ chiếu, trừ anh bạn mình và đám mấy tay đi buôn từ Pakistan sang Kashgar ở lại mấy tháng (như đã nói ở trên kia). Vẫn còn phiền toái ở Tashkurgan.

Xe như chạy trên cao nguyên/thảo nguyên. Những đốm đen là bò Yak. Tân Cương rất nhiều bò Yak. Bên châu Âu cũng có giống bò lông dài như thế, nhưng nhỏ hơn chút, gọi là bò Angus:

P_20150910_152919_zps0doeo8wa.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150910_154215_zpsdnlr4r9t.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150910_154351_zpsoofk1kdl.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150910_154341_zpsuxsml5je.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150910_155621_zpsv0ii1cce.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150910_153529_zpsucs5vefo.jpg
[/URL][/IMG]
 
Last edited:
Lòng sông đầy đá cuội như thế này là sản phẩm của thời kỳ băng hà. Hàng chục ngàn năm trước khi các dòng sông băng còn vươn xa hơn ngày nay, băng dịch chuyển đã cào xới mặt đất và đẩy đá trên núi xuống rất xa dưới thấp. Gần về thời hiện đại, băng phía trên tan ra và để lộ ra lòng sông toàn đá bên dưới.

P_20150910_153117_zpshv0lqm1m.jpg
[/URL][/IMG]
 
Afghanistan cách đây 50km, từ đất Trung Quốc có thể đi vào hành lang Wakhan của Afghanistan qua con đèo Wakhjir (cao 4923m). Con đèo này dường như không cho khách nước ngoài đi qua (có vẻ như chi có dân buôn lậu mới qua được).

Theo bản đồ Google, thì có một con đường chạy đến cách biên giới Afghanistan 5km. Mình đã muốn từ Tashkurgan đi vào đây chơi (chưa chắc lính biên phòng Trung Quốc sẽ để mình đi vào sâu đến tận cùng). Tuy nhiên sau khi cảm thấy chán ngấy ở Tashkurgan, vả lại cân nhắc rằng đi như vậy cũng không thể thay được một chuyến đi đến Afghanistan thực sự, nên sau đó mình đã bỏ ý định này để đi thẳng đến Kashgar.

P_20150910_154709_zpsuipkva4x.jpg
[/URL][/IMG]
 
Người dân vùng này, bất kể học vấn, có một phông văn hóa cao. Cái hành trang văn hóa đó là kết quả của nền văn minh bắt nguồn từ nhiều đời. Một đứa trẻ cấp 2 trong một làng heo hút, trai hay gái, cũng có thể nói chuyện tự nhiên, đĩnh đạc, và nhất là sòng phẳng ngang hàng với chúng tôi. "cháu tên là thế này, cháu học lớp 8, cháu học trường tư, ở đây tất cả đều là trường tư. Các chú đến từ đâu. việt nam là ở đâu", vv. Một ông lái xe chở khách quê mùa cũng có thể pha trò hóm hỉnh rất tây. Các ông già chững chạc có thể nói chuyện với bạn cứ như họ là đại diện cho nước mình tiếp đón các đại diện của nước khác. vấn đề là đây là một nơi khỉ ho cò gáy, chứ không phải là một thành thị.

Thật ra, ở nhiều nơi trong vùng Trung Á và Trung Đông bạn cũng nhìn thấy điều này. Dường như trình độ văn hóa có thể không đi liền với học vấn. Họ không biết Việt Nam là nước nào nhưng họ biết cách nói chuyện với người lạ một cách lịch sự và phong độ.

Những đứa trẻ mà bọn mình gặp trong làng giao tiếp đối đáp còn tốt hơn nhiều người học vị cao ở nước ta.

Người Việt Nam kể cả ở thành thị, trong hoàn cảnh tương tự, nói chuyện với người nước ngoài thường mắc một số điểm yếu như kém tự tin, tọc mạch, hiếu kỳ thái quá, khoe khoang không đúng việc, vv.

Về cơ bản, nền tảng văn hóa của những xứ kia vững chắc hơn người Việt Nam.

Thật thú vị với phát hiện của galazie về cái nền tảng văn hóa của dân chúng xứ khỉ ho cò gáy này. Hơn hẳn xứ Vịt ngày nay.
 
Tại Tashkurgan, trạm xuất nhập cảnh to như cái ga tàu hỏa. Hộ chiếu được kiểm tra kỹ và đóng dấu tại đây. Bọn mình mất thêm 2 tiếng đồng hồ ở đây nữa.

Đầu tiên xuống xe tất cả khách được yêu cầu xếp thành hàng ngang, hành lý để thành một đống ở gần đó. Như tội phạm hay là dân tị nạn. Sau đó lính Tàu cho chó đi ngửi từng người và ngửi luôn đống hành lý. Chắc để kiểm tra có thuốc nổ hay ma túy không.

Lúc kiểm tra hộ chiếu thì mình nhanh chóng được cho qua. Nhưng anh bạn mình thì phải chờ gần 1 tiếng rưỡivđồng hồ. Thời gian đó bao gồm việc bị hỏi han kỹ, hộ chiếu bị kiểm tra đi kiểm tra lại (đã được cộp dấu và trả rồi nhưng lại bị thu lại để kiểm tra thêm), và thời gian để họ lôi nhau vào trong phòng họp bàn riêng về trường hợp này.

Lý do đơn giản là anh bạn mình người Việt, nhưng hộ chiếu lại được cấp bên Mỹ, lại vào Tân Cương từ Pakistan - một hỗn hợp của đầy đủ các hương vị đáng ngờ!

Trong lúc chờ đợi mình có trấn an anh bạn là dù gì thì cũng đến được Tân Cương rồi. Giờ nó có muốn tống cổ đi ngay thì cũng phải áp tải mình ra sân bay Kashgar bắt chuyến bay gần nhất, nên kiểu gì cũng sẽ được thấy Kashgar!

Cảnh sát Trung Quốc vẫn làm việc chuyên nghiệp, lạnh lùng, quyết liệt, nhưng lịch sự. Lúc trả xong hộ chiếu rồi đòi lại để kiểm thêm còn rất tươi cười cầu hòa.

Bọn mình và đám thanh niên Pakistan đi buôn là những người cuối cùng rời khỏi trạm xuất nhập cảnh khi trời đã tối. Trong khi bọn mình nhẹ cả người, nói cười hỉ hả thì đám kia thất thểu vì vẫn chưa được trả hộ chiếu. Phải vào trong thành phố ngủ rồi hôm sau quay lại chờ tiếp. Mặc dù đám người này bảo đã sang đây nhiều lần rồi.
 
Sang đến Trung Quốc, chân tay lập tức phải hoạt động nhiều hơn để bổ sung cho mồm miệng thì mới giao tiếp được. Không ai nói tiếng Anh, và bọn mình thì cũng không nói được tiếng Tàu hay tiếng Uighur. Những lần trước đi thì chưa biết đến phần mềm google translate trên smartphone, còn lần này thì đã có nên cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên chân tay cũng vẫn nhiều khi phải khua loạn xạ thì các bên mới hiểu được nhau. Ví dụ người ta muốn chỉ đường cho mình là đến đèn đỏ rẽ phải thì chân tay họ cũng phải khua một lúc, bàn tay mở ra nắm vào liên tục thì mình mới hiểu ý người ta đang muốn nói đến cái đèn nhấp nháy.

Điều thú vị của việc giao tiếp với con người các nước là dù không hiểu tiếng nhau nhưng chân tay mặt mũi hoạt động một lúc thì cuối cùng cũng hiểu được nhau cả. Và sau khi hết hơi làm cho đứa kia hiểu được mình thì hai bên đều vui và cảm thấy mình có một thành tựu gì đó.
 
Tối hôm đó, việc đầu tiên sau khi tìm được chỗ trọ là đi ăn kebab (thịt xiên nướng) của người Uighur (Duy Ngô Nhĩ). Trong chuyến đi lần trước, khi đến Urumqi lúc 5h sáng, món ăn đầu tiên mình thấy trên đường phố cũng là kebab. Ở đây kebab thường là cừu xay hay nguyên miếng và được tẩm ướp khá kỹ.

Sau 8 năm lại được cắn vào một miếng kebab Tân Cương. Quả là xúc động. Nước bọt trào ra!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,675
Bài viết
1,135,029
Members
192,359
Latest member
DongNguyen2804
Back
Top