What's new

[Chia sẻ] Karakoram Highway + Trung Á: Pakistan - Tân Cương - Kyrgyzstan

Đây là chuyến đi đã được mơ ước từ 9 năm, kể từ ngày đọc được các bài viết về Karakoram Highway trên tạp chí National Geographic. Và mặc dù đã đọc, xem, và nghĩ về Karakoram Highway trong từng ấy năm, nhưng vẻ đẹp, sự hùng vĩ và dữ dội của con đường khi đi trên thực tế vẫn vượt quá trông đợi của mình.

Năm 2007 mình đã có kế hoạch từ Iran đi qua Pakistan lên Tân Cương (Trung Quốc), nhưng vì lập kế hoạch thời gian không đúng nên cuối cùng nhẩm tính sẽ đến Pakistan quá muộn, sát mùa đông, và sẽ chịu rủi ro đèo Khunjerab (biên giới Pakistan - Trung Quốc) đóng cửa. Vì vậy mình đã phải bỏ Pakistan năm ấy. Và rồi 8 năm sau mới trả được món nợ.

Karakoram Highway là tuyến đường nối Rawalpindi (Pakistan) với Kashgar (Trung Quốc). Tuy nhiên trên thực tế 95% cảnh đẹp nằm ở phần trên đất Pakistan. Đây được coi là một kỳ tích về xây dựng, một trong những con đường núi ngoạn mục nhất thế giới (ở Pakistan người ta gọi nó là kỳ quan thứ 8), chạy qua một vùng đất (miền bắc Pakistan) thường được coi là thiên đường hạ giới. Tất cả những so sánh này mình đều xác nhận là chính xác.

Mục đích của chuyến đi là đi trọn chiều dài của Karakoram Highway, ngắm cảnh núi non trên đất Pakistan, qua đèo Khunjerab (độ cao 4700m, biên giới quốc gia cao nhất thế giới có đường nhựa chạy qua), ngắm cảnh vật thay đổi sang phía bên Tân Cương, thăm Kashgar, và tiện đường đi thăm nước Trung Á Kyrgyzstan là nước miễn hoàn toàn visa cho người Việt, và trên chuyến bay về từ Kyrgyzstan thì ngắm ngã ba biên giới Kyrgyzstan, Kazakhstan và Trung Quốc, và ngắm nơi tiếp giáp giữa Tân Cương và Tây Tạng.

Chuyến đi tương đối mang tính been there done that, ở trên đường là chính, từ 5/9 đến 18/9. Tuy nhiên độ ép phê cũng khá lớn vì thực tế có quá nhiều cảnh ngoạn mục để thấy ngay từ trên đường.

Bản đồ đường đi (đoạn ở Kyrgyzstan vẽ không chính xác lắm nhưng mà lười vẽ lại):

11990473_877675052286934_6026790400512466868_n_zpspvgw5blq.jpg
[/URL][/IMG]

11933431_877675068953599_6950387158373437004_n_zpsdjjzobtk.jpg
[/URL][/IMG]

Chuyến đi ngắm núi, nhưng cảnh tượng đọng lại sâu đậm nhất có lẽ là cảnh một cái hồ. Hồ Attabad trên đường ở Pakistan. Nhìn thấy cái hồ này, mình buột ra một tiếng như chửi thề, mà có lẽ là một đóng góp mới cho tiếng Anh: TERRIBLUE.

P_20150909_094714_zpsios6z9h8.jpg
[/URL][/IMG]

Mình lười viết, nên sẽ viết từ từ và bỏ qua các tiểu tiết. Bạn nào quan tâm thấy cần giải đáp cái gì thì cứ góp ý mình sẽ cố gắng hết sức.
 
Thấy nhiều mộ đắp bằng đất. Không chỉ mộ, nhà cửa và thành quách xứ này cũng đắp bằng đất. Đặc điểm của các công trình bằng đất là phải thường xuyên bảo dưỡng, đắp bù những chỗ lở. Nếu không nó sẽ sớm sụp đổ.

P_20150911_095810_zpsanjqy8vl.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150911_111130_zps9bjfwy5c.jpg
[/URL][/IMG]
 
Trên những đồng cỏ ở đây chi chít bò Yak. Có lẽ bò nhiều hơn người!

Ở nhiều nơi trong vùng Trung Á, nếu đem gia súc quy ra tiền thì người dân không nghèo chút nào! Có điều họ ít trao đổi buôn bán nên không giàu tiền mặt. vả lại, gia súc là nguồn cung cấp sữa, lông da làm áo, chăn, phân làm chất đốt. không dễ mà bán đi. Có tiền cũng chẳng có gì nhiều để mà mua.

DSC09024_zpsrggyklqj.jpg
[/URL][/IMG]

DSC09030_zpspkklidti.jpg
[/URL][/IMG]
 
Đời không như là mơ. Trong những bức ảnh về Karakoram Highway trên đất Tân Cương, hồ Karakul thường hiện lên lộng lẫy. Nhưng vào ngày mình đến, nó chả khác gì cái ao tù. Chỉ mấy cái lều du mục (nhưng được dựng lên ở đây để phục vụ du khách) là còn chút thú vị.

P_20150911_113248_zps4rc1m1v4.jpg
[/URL][/IMG]
 
Bên hồ Karakul. Rất tiếc là mây che không thấy Mustagh Ata. Khối núi lớn này cao 7509m, soi bóng xuống hồ Karakul (những lúc trời đẹp). Có lẽ là cảnh ít "buồn tẻ" nhất trên Karakoram Highway chặng Tân Cương.

P_20150911_113412_zpsi5aytfzd.jpg
[/URL][/IMG]
 
Trong 4 ngọn núi mình mong thấy nhất trên Karakoram Highway (Nanga Parbat, Rakaposhi, Passu Cathedral, Mustagh Ata) thì chỉ thấy được 2 (Rakaposhi và Passu Cathedral). Hai ngọn còn lại mây đều che kín.
 
Sau "siêu hồ" Attabad, giờ mới lại thấy một cái hồ ra hồn. Đây là một hồ thủy điện của Trung Quốc, không phải hồ tự nhiên.

Một cảnh thường thấy ở Tân Cương, đó là những sườn núi đá trơ trọi nhưng phủ đầy cát. giống như cát bị gió thổi tới, vấp phải núi nên đùn lại.

DSC09064_zps4f431q0p.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150911_120623_zpswvq8mpey.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150911_120754_zpsfcpr4x55.jpg
[/URL][/IMG]
 
Sau cái hồ này là đến một cái dốc lớn. Có thể nói là trước khi qua dốc này là cảnh quan cao nguyên đồng cỏ, còn sau dốc này, xuống thấp hơn, là bắt đầu cảnh quan sa mạc khô cằn. Chúng ta đã đến rìa của bồn địa Tarim, nơi có sa mạc Taklimakan, là sa mạc cát lớn thứ 2 thế giới (sau sa mạc Ả Rập). (còn Sahara thì không chỉ có cát, mà còn gồm nhiều vùng khô cằn là đất, đá).

Cái dốc này cảnh tượng cứ như Đường Tăng sắp gặp yêu quái.

P_20150911_123924_zpsvzmjnj9g.jpg
[/URL][/IMG]
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,165
Bài viết
1,174,021
Members
191,980
Latest member
wenovateglobal
Back
Top