What's new

[Chia sẻ] Karakoram Highway + Trung Á: Pakistan - Tân Cương - Kyrgyzstan

Đây là chuyến đi đã được mơ ước từ 9 năm, kể từ ngày đọc được các bài viết về Karakoram Highway trên tạp chí National Geographic. Và mặc dù đã đọc, xem, và nghĩ về Karakoram Highway trong từng ấy năm, nhưng vẻ đẹp, sự hùng vĩ và dữ dội của con đường khi đi trên thực tế vẫn vượt quá trông đợi của mình.

Năm 2007 mình đã có kế hoạch từ Iran đi qua Pakistan lên Tân Cương (Trung Quốc), nhưng vì lập kế hoạch thời gian không đúng nên cuối cùng nhẩm tính sẽ đến Pakistan quá muộn, sát mùa đông, và sẽ chịu rủi ro đèo Khunjerab (biên giới Pakistan - Trung Quốc) đóng cửa. Vì vậy mình đã phải bỏ Pakistan năm ấy. Và rồi 8 năm sau mới trả được món nợ.

Karakoram Highway là tuyến đường nối Rawalpindi (Pakistan) với Kashgar (Trung Quốc). Tuy nhiên trên thực tế 95% cảnh đẹp nằm ở phần trên đất Pakistan. Đây được coi là một kỳ tích về xây dựng, một trong những con đường núi ngoạn mục nhất thế giới (ở Pakistan người ta gọi nó là kỳ quan thứ 8), chạy qua một vùng đất (miền bắc Pakistan) thường được coi là thiên đường hạ giới. Tất cả những so sánh này mình đều xác nhận là chính xác.

Mục đích của chuyến đi là đi trọn chiều dài của Karakoram Highway, ngắm cảnh núi non trên đất Pakistan, qua đèo Khunjerab (độ cao 4700m, biên giới quốc gia cao nhất thế giới có đường nhựa chạy qua), ngắm cảnh vật thay đổi sang phía bên Tân Cương, thăm Kashgar, và tiện đường đi thăm nước Trung Á Kyrgyzstan là nước miễn hoàn toàn visa cho người Việt, và trên chuyến bay về từ Kyrgyzstan thì ngắm ngã ba biên giới Kyrgyzstan, Kazakhstan và Trung Quốc, và ngắm nơi tiếp giáp giữa Tân Cương và Tây Tạng.

Chuyến đi tương đối mang tính been there done that, ở trên đường là chính, từ 5/9 đến 18/9. Tuy nhiên độ ép phê cũng khá lớn vì thực tế có quá nhiều cảnh ngoạn mục để thấy ngay từ trên đường.

Bản đồ đường đi (đoạn ở Kyrgyzstan vẽ không chính xác lắm nhưng mà lười vẽ lại):

11990473_877675052286934_6026790400512466868_n_zpspvgw5blq.jpg
[/URL][/IMG]

11933431_877675068953599_6950387158373437004_n_zpsdjjzobtk.jpg
[/URL][/IMG]

Chuyến đi ngắm núi, nhưng cảnh tượng đọng lại sâu đậm nhất có lẽ là cảnh một cái hồ. Hồ Attabad trên đường ở Pakistan. Nhìn thấy cái hồ này, mình buột ra một tiếng như chửi thề, mà có lẽ là một đóng góp mới cho tiếng Anh: TERRIBLUE.

P_20150909_094714_zpsios6z9h8.jpg
[/URL][/IMG]

Mình lười viết, nên sẽ viết từ từ và bỏ qua các tiểu tiết. Bạn nào quan tâm thấy cần giải đáp cái gì thì cứ góp ý mình sẽ cố gắng hết sức.
 
Kashgar là trung tâm lịch sử của Tân Cương, trong khi Urumqi là thủ phủ hiện nay. So với Urumqi, Kashgar có một cộng đồng người Uyghur lớn hơn nhiều và còn giữ được lối sống bản xứ hơn hẳn.

DSC09139_zps3tz3gvtx.jpg
[/URL][/IMG]
 
Khu vực cư trú cổ truyền của người Uygur ở trung tâm Kashgar bao gồm ba phần. Một khu dân cư thuần túy ở trên đồi, một khu bazaar rất sầm uất và một khu "phố", nghĩa là giống như kiểu phố cổ Hà Nội mà ở đó người ta vừa ở vừa buôn bán. Khu phố cổ bao gồm những đường phố nhỏ và chi chít hàng quán dọc đường, dạng như một khu chợ ngoài trời không tập trung mà rải dọc theo các con đường.

Kiến trúc thì phải nói là không có gì đẹp xuất sắc, hoành tráng hay đặc biệt. Chỉ có không khí thì sôi động và rất dễ chịu.

Có những thành phố không ăn ảnh, nhưng có duyên. Bạn sẽ không bị thu hút đến đây vì những bức ảnh, nhưng một khi đến đây rồi, rất có thể bạn sẽ phải lòng nó. Kashgar là kiểu thành phố như vậy. (Barcelona như vậy. Hà Nội cũng như vậy.)

P_20150911_174122_zpsv0wvdkfo.jpg
[/URL][/IMG]

DSC09155_zpsfj8dbzpk.jpg
[/URL][/IMG]

DSC09237_zpscgy8e4cz.jpg
[/URL][/IMG]

DSC09238_zpsxll8j9p7.jpg
[/URL][/IMG]
 
Nhìn vào pic của bạn, mình thấy phần lớn người trên phố là người Uyghur, cảm giác như đi vào một thế giới mới nhưng cũ với nhiều thứ mang đậm bản sắc của các dân tộc thuộc văn hóa Turks ở những nơi này; vẫn tiếc cho một nền văn hóa Trung Á bị lấn át dần. Chỉ buồn là một ngày nào đó, Hán hóa dần chiếm lĩnh, rồi những người nơi đây và Tây Tạng sẽ không còn nguyên nữa mà chỉ là nửa này nửa kia hoặc mất luôn giá trị truyền thống còn lai rồi chuyển sang "treo đầu dê bán thịt cẩu". . .
 
Khu phố cổ của Kashgar đã được xây mới lại khá nhiều. Tuy nhiên họ vẫn giữ lại kiến trúc cũ. Chỉ khác là nếu trước đây mọi thứ hoàn toàn bằng đất thì giờ đây họ xây nhà lõi bê tông rồi đắp vỏ đất ra ngoài.

Kiến trúc bằng đất có đặc thù là người ta phải bảo dưỡng thường xuyên nếu không mưa nắng sẽ xói mòn và sớm muộn nó sẽ sập. Đây là tình trạng của khu dân cư Uyghur trên đồi cao (sẽ nói đến sau). Đây cũng là một cái cớ để chính quyền Hán đập bỏ nhiều khu nhà truyền thống của người Uyghur và bị cáo buộc hủy diệt văn hóa địa phương.

Khu phố cổ được xây mới trông khang trang. Có điều chi chít cờ Trung Quốc và góc phố nào cũng có camera an ninh. Mình mường tượng người sống ở đây là những người Uyghur giàu có, hoặc thân với chính quyền Trung Quốc (kiểu như Hán gian :) ). Camera an ninh dày đặc có lẽ có cái cớ là để đảm bảo an ninh cho dân cư, nhưng cũng chắc chắn là cách để chính quyền Hán kiểm soát người bản xứ.

P_20150911_184625_zpspcjpjsq2.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150911_184639_zpsgsuunfqe.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150911_184924_zpswwsp10f3.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150912_104824_zps6nc9wcq7.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150912_104842_zpsv9rkfxu4.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150912_105054_zpsa2qkxlvi.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150912_105044_zps616id6li.jpg
[/URL][/IMG]

DSC09240_zpsmfoiy5up.jpg
[/URL][/IMG]
 
Trên quảng trường trung tâm của khu phố cổ (khu phố Tàu mới thì có quảng trường rộng hơn nhiều, với tượng Mao to hết cỡ).

P_20150911_182020_zpsbft9cbuy.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150911_181904_zps2ikj1q4s.jpg
[/URL][/IMG]
 
Nhà thờ chính của Kashgar. Kiến trúc cả trong lẫn ngoài đều không có gì đặc biệt.

Họ có vẻ khá khó chịu khi bọn mình vào bên trong nhà thờ. Chắc họ nghĩ mình là người Tàu.

P_20150911_182551_zpsd3wvye7j.jpg
[/URL][/IMG]
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,678
Bài viết
1,171,181
Members
192,354
Latest member
yensondathach321
Back
Top