What's new

[Chia sẻ] Karakoram Highway + Trung Á: Pakistan - Tân Cương - Kyrgyzstan

Đây là chuyến đi đã được mơ ước từ 9 năm, kể từ ngày đọc được các bài viết về Karakoram Highway trên tạp chí National Geographic. Và mặc dù đã đọc, xem, và nghĩ về Karakoram Highway trong từng ấy năm, nhưng vẻ đẹp, sự hùng vĩ và dữ dội của con đường khi đi trên thực tế vẫn vượt quá trông đợi của mình.

Năm 2007 mình đã có kế hoạch từ Iran đi qua Pakistan lên Tân Cương (Trung Quốc), nhưng vì lập kế hoạch thời gian không đúng nên cuối cùng nhẩm tính sẽ đến Pakistan quá muộn, sát mùa đông, và sẽ chịu rủi ro đèo Khunjerab (biên giới Pakistan - Trung Quốc) đóng cửa. Vì vậy mình đã phải bỏ Pakistan năm ấy. Và rồi 8 năm sau mới trả được món nợ.

Karakoram Highway là tuyến đường nối Rawalpindi (Pakistan) với Kashgar (Trung Quốc). Tuy nhiên trên thực tế 95% cảnh đẹp nằm ở phần trên đất Pakistan. Đây được coi là một kỳ tích về xây dựng, một trong những con đường núi ngoạn mục nhất thế giới (ở Pakistan người ta gọi nó là kỳ quan thứ 8), chạy qua một vùng đất (miền bắc Pakistan) thường được coi là thiên đường hạ giới. Tất cả những so sánh này mình đều xác nhận là chính xác.

Mục đích của chuyến đi là đi trọn chiều dài của Karakoram Highway, ngắm cảnh núi non trên đất Pakistan, qua đèo Khunjerab (độ cao 4700m, biên giới quốc gia cao nhất thế giới có đường nhựa chạy qua), ngắm cảnh vật thay đổi sang phía bên Tân Cương, thăm Kashgar, và tiện đường đi thăm nước Trung Á Kyrgyzstan là nước miễn hoàn toàn visa cho người Việt, và trên chuyến bay về từ Kyrgyzstan thì ngắm ngã ba biên giới Kyrgyzstan, Kazakhstan và Trung Quốc, và ngắm nơi tiếp giáp giữa Tân Cương và Tây Tạng.

Chuyến đi tương đối mang tính been there done that, ở trên đường là chính, từ 5/9 đến 18/9. Tuy nhiên độ ép phê cũng khá lớn vì thực tế có quá nhiều cảnh ngoạn mục để thấy ngay từ trên đường.

Bản đồ đường đi (đoạn ở Kyrgyzstan vẽ không chính xác lắm nhưng mà lười vẽ lại):

11990473_877675052286934_6026790400512466868_n_zpspvgw5blq.jpg
[/URL][/IMG]

11933431_877675068953599_6950387158373437004_n_zpsdjjzobtk.jpg
[/URL][/IMG]

Chuyến đi ngắm núi, nhưng cảnh tượng đọng lại sâu đậm nhất có lẽ là cảnh một cái hồ. Hồ Attabad trên đường ở Pakistan. Nhìn thấy cái hồ này, mình buột ra một tiếng như chửi thề, mà có lẽ là một đóng góp mới cho tiếng Anh: TERRIBLUE.

P_20150909_094714_zpsios6z9h8.jpg
[/URL][/IMG]

Mình lười viết, nên sẽ viết từ từ và bỏ qua các tiểu tiết. Bạn nào quan tâm thấy cần giải đáp cái gì thì cứ góp ý mình sẽ cố gắng hết sức.
 
Người Uighur:

Người Uighur ở Tân Cương toát ra vẻ rõ ràng của một dân tộc bị áp bức. Đông đảo, tập trung, và hùng mạnh hơn người Tây Tạng, và vì vậy nên có thể họ cũng thấy gánh nặng bị đô hộ mạnh hơn chăng.

Gặp họ ta rất hay thấy là họ không hồn nhiên. Dường như ai cũng mang một ưu tư, mặc cảm nào đó. Họ không hồ hởi vồ vập với khách như những người Trung Á hay Tây Á khác. Khi vào các quán xá thì họ thường dò xét mình trước khi bắt chuyện tương đối thận trọng. Họ không chủ động đề nghị giúp đỡ khi thấy mình lớ ngớ lạc đường.

Tất cả những điều này có thể vì bọn mình là người Đông Nam Á nhìn giống người Hán nên họ tự động cho rằng mình là người Hán chăng. Nhưng ngay cả khi đã nói chuyện và biết mình không phải là người Hán thì thái độ của họ vẫn vậy.

Vẻ mặt của họ khá đa dạng, hầu hết là kiểu châu Á, nhưng có một số người da trắng mắt xanh tóc vàng hoàn toàn giống người Đông Âu.

Họ sống ở vùng đất có thể nói là "toàn cầu hóa" đầu tiên của thế giới. Trong thời đại của con đường tơ lụa, đó là con đường gần như là xuyên thế giới của thời bấy giờ. Khi mà thế giới được biết đến chỉ là lục địa Âu Á và các vùng phụ cận.
 
Với tất cả tình cảm đã có từ chuyến đi trước với Tân Cương, mình vẫn cảm thấy rất oải khi tới Tashkurgan. Thành phố gốc Tajik này đã hầu như bị Hán hóa hoàn toàn. Đây là lần thứ 4 mình đặt chân tới Trung Quốc (trên đường từ Kyrgyztan về mình sẽ còn dừng một ngày ở Urumqi và như vậy là lần thứ 5) và đã đến độ chỉ cần thấy một đám người Trung Quốc hay một đám nhà cửa hiện đại kiểu Trung Quốc là mình đã thấy ... mệt.

Không thể không cảm thấy, rằng mình đã có đủ Trung Quốc cho cả cuộc đời!
 
Vì vậy, kèm thêm sự mệt mỏi do độ cao (ngày hôm đó xuất phát từ 2000m ở Sost và dành cả ngày trên độ cao khoảng 3200-4700m), bọn mình hủy hết các kế hoạch thăm thú quanh Tashkurgan (định đi xem vùng Wakhan và xem pháo đài cổ Tajik ở Tashkurgan) và sẽ đi Kashgar ngay sáng hôm sau.

Thật sự mình đã muốn tới xem chợ gia súc Kashgar cho nhanh và rời khỏi Trung Quốc ngay lập tức.
 
Bến xe Tashkurgan buổi sáng hôm sau. Xe đi Kashgar giờ nào cũng có. Xe nhỏ 12 chỗ. Chờ đủ 6 khách là chạy.

P_20150911_094802_zpsby4krnhv.jpg
[/URL][/IMG]
 
Đường từ Tashkurgan đến Kashgar dốc rất thoải. Cảm giác thường trực là mình đang đi trên một cao nguyên. Chỉ có 2 cái dốc lớn là độ cao giảm hơi mạnh. Nhiều đoạn đi sát biên giới Tajikistan.

P_20150911_110544_zpskgkn46im.jpg
[/URL][/IMG]
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,675
Bài viết
1,135,031
Members
192,359
Latest member
DongNguyen2804
Back
Top