What's new

[Chia sẻ] Karakoram Highway + Trung Á: Pakistan - Tân Cương - Kyrgyzstan

Đây là chuyến đi đã được mơ ước từ 9 năm, kể từ ngày đọc được các bài viết về Karakoram Highway trên tạp chí National Geographic. Và mặc dù đã đọc, xem, và nghĩ về Karakoram Highway trong từng ấy năm, nhưng vẻ đẹp, sự hùng vĩ và dữ dội của con đường khi đi trên thực tế vẫn vượt quá trông đợi của mình.

Năm 2007 mình đã có kế hoạch từ Iran đi qua Pakistan lên Tân Cương (Trung Quốc), nhưng vì lập kế hoạch thời gian không đúng nên cuối cùng nhẩm tính sẽ đến Pakistan quá muộn, sát mùa đông, và sẽ chịu rủi ro đèo Khunjerab (biên giới Pakistan - Trung Quốc) đóng cửa. Vì vậy mình đã phải bỏ Pakistan năm ấy. Và rồi 8 năm sau mới trả được món nợ.

Karakoram Highway là tuyến đường nối Rawalpindi (Pakistan) với Kashgar (Trung Quốc). Tuy nhiên trên thực tế 95% cảnh đẹp nằm ở phần trên đất Pakistan. Đây được coi là một kỳ tích về xây dựng, một trong những con đường núi ngoạn mục nhất thế giới (ở Pakistan người ta gọi nó là kỳ quan thứ 8), chạy qua một vùng đất (miền bắc Pakistan) thường được coi là thiên đường hạ giới. Tất cả những so sánh này mình đều xác nhận là chính xác.

Mục đích của chuyến đi là đi trọn chiều dài của Karakoram Highway, ngắm cảnh núi non trên đất Pakistan, qua đèo Khunjerab (độ cao 4700m, biên giới quốc gia cao nhất thế giới có đường nhựa chạy qua), ngắm cảnh vật thay đổi sang phía bên Tân Cương, thăm Kashgar, và tiện đường đi thăm nước Trung Á Kyrgyzstan là nước miễn hoàn toàn visa cho người Việt, và trên chuyến bay về từ Kyrgyzstan thì ngắm ngã ba biên giới Kyrgyzstan, Kazakhstan và Trung Quốc, và ngắm nơi tiếp giáp giữa Tân Cương và Tây Tạng.

Chuyến đi tương đối mang tính been there done that, ở trên đường là chính, từ 5/9 đến 18/9. Tuy nhiên độ ép phê cũng khá lớn vì thực tế có quá nhiều cảnh ngoạn mục để thấy ngay từ trên đường.

Bản đồ đường đi (đoạn ở Kyrgyzstan vẽ không chính xác lắm nhưng mà lười vẽ lại):

11990473_877675052286934_6026790400512466868_n_zpspvgw5blq.jpg
[/URL][/IMG]

11933431_877675068953599_6950387158373437004_n_zpsdjjzobtk.jpg
[/URL][/IMG]

Chuyến đi ngắm núi, nhưng cảnh tượng đọng lại sâu đậm nhất có lẽ là cảnh một cái hồ. Hồ Attabad trên đường ở Pakistan. Nhìn thấy cái hồ này, mình buột ra một tiếng như chửi thề, mà có lẽ là một đóng góp mới cho tiếng Anh: TERRIBLUE.

P_20150909_094714_zpsios6z9h8.jpg
[/URL][/IMG]

Mình lười viết, nên sẽ viết từ từ và bỏ qua các tiểu tiết. Bạn nào quan tâm thấy cần giải đáp cái gì thì cứ góp ý mình sẽ cố gắng hết sức.
 
Wuqia/Wuchia/Ulugqat:

Ulugqat, người Hán gọi là Wuqia (Wuchia) là huyện hầu như tận cùng phía Tây của Trung Quốc, thủ phủ là một thành phố/thị xã mang tên này luôn. Trạm xuất nhập cảnh sang Kyrgyzstan cũng nằm ở đây. Sau khi cộp dấu hộ chiếu, còn phải đi tiếp khoảng 100-150km nữa mới tới biên giới thực sự giữa hai nước.

Ở đây hình như không phải muốn ngủ đâu thì ngủ. Phải ngủ ở đúng chỗ treo biển "dành cho khách nước ngoài".

Nhìn vào bản đồ Tân Cương, và nghe cái tên địa danh, mình đã trông đợi nhiều khi đến đây. Mình đã hình dung ra một thành phố hẻo lánh, bản địa, ít người Hán, toàn người Uyghur, sẽ có một khu bazaar nhỏ nhưng độc đáo, còn quê mùa và nguyên bản hơn cả Kashgar - một nơi lý tưởng để tạm biệt Tân Cương.

Vậy nhưng, khi mình kêu ông taxi chở đến "bazaar của người Uyghur" thì ông ta ngớ ra, rồi chạy một đoạn rồi chỉ cho mình một dãy phố lôm nhôm hầu hết là hàng xén của người Hán rồi bảo đây đây. Mình khua tay loạn xạ, suýt phát cáu, nhắc lại là "bazaar của người Uyghur" (!!!). Ông ta đành chở mình một vòng quanh thị xã mà không nhìn thấy cái bazaar nào cả, mà cũng chả thấy mấy người Uyghur nữa. Hết cách, ông ta dừng lại bên đường kêu một cậu choai choai người Hán lại hỏi, cậu này cũng lắc đầu quầy quậy. Cậu ta lại còn gọi điện thoại cho bạn gái, nói được tiếng Anh, để cho nói chuyện thẳng với mình. Mình giải thích với cô ta bằng tiếng Anh, cô ta cũng nói lại là cô ta không biết ở chỗ này có cái gì như cái mình đang muốn tìm cả.

Đến lúc đó, thì mình cũng đã nhận ra một sự thật vỡ mặt: đây không phải là một thành phố Uyghur. đây là một thành phố Hán! thành phố toàn bê tông và toàn người Hán. thành phố này được dựng lên từ chỗ chẳng có gì. là nơi chính quyền TQ đưa người Hán đến để trấn cái vùng này. Còn cái tên bản địa Ulugqat thì chỉ là tên vùng thôi, và cùng lắm là tên một cái làng Uyghur nào đó ở gần đây thôi. chấm hết.

Và cuối cùng mình đành hài lòng với cái "bazaar" này. Cũng có 1, 2 hàng kebab của người Uyghur bán. Mình ăn bữa ăn cuối cùng cho 24h sau đó. Chai bia thì mua ở siêu thị gần đó vì hàng quán của người Uyghur Hồi giáo không bán bia rượu, mặc dù họ không phản đối mình đem vào uống.

P_20150913_185115_zpsi8ypvkt2.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150913_190800_zpsjmmjvgaq.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150913_191718_zpslef9ykux.jpg
[/URL][/IMG]
 
Sáng hôm sau, ở trạm xuất nhập cảnh, mình thấy cái cảnh tượng quyến rũ này. Xa xa là dãy Pamir (hay đoạn này là Thiên Sơn mình cũng không chắc). Vài tiếng nữa mình sẽ trèo qua nó. Bên kia bức tường núi tuyết đó là Kyrgyzstan, Tajikistan, rồi sẽ đến Uzbekistan, Turkmenistan. Là những đất nước mới. Những chân trời mới. Một phần khác của Trung Á không có Trung Quốc. Một mảnh khác của một không gian mênh mông.

P_20150914_101428_zpsqr7l4som.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150914_114633_zpsdjcicjsp.jpg
[/URL][/IMG]
 
Thủ tục xuất cảnh khá nhanh gọn. Vì còn phải đi tiếp hơn 100km mới tới biên giới nên những ai đi lẻ hoặc nhóm không có phương tiện riêng sẽ phải chờ khi nào đầy một xe do hải quan sắp xếp (phải đóng tiền xe) rồi mới rời trạm đi lên đỉnh đèo.

Trước chuyến đi này, mình đã cố xin visa Trung Quốc multiple entry. vì sợ nếu qua bên Kyrgyzstan mà vì lý do gì đó họ không cho miễn visa nữa thì còn đường quay lại Trung Quốc. Cuối cùng chỉ xin được visa TQ single entry. Tuy nhiên có lẽ mình đã lo nhầm vì sau khi quan sát cách bố trí và kiểm soát biên giới ở Pakistan, Trung Quốc và Kyrgyzstan thì mình tin rằng nếu nước nào không cho ai đó nhập cảnh thì cũng khó mà trả lại nước kia được nếu khách không còn visa nữa. Cách khả dĩ lúc đó là tống vị khách không may lên một chiếc xe và chở thẳng ra sân bay gần nhất bắt mua vé về nước ngay lập tức - mà cái này thì mình không sợ! Chỉ sợ bị đuổi ngược lại ngay tại biên giới mà thôi.
 
Những làng mạc và cánh đồng cuối cùng trước khi leo lên đèo. Có lẽ một trong số mấy làng này mang cái tên Ulugqat mà mình đã mơ tưởng chăng.

P_20150914_131842_zpspl8ihoqd.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150914_133614_zpsn3eaqpsd.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150914_132244_zpsct5ttmjo.jpg
[/URL][/IMG]
 
Cảnh lên đèo thì không có gì đẹp. Chẳng có chút núi tuyết nào. Đèo Irkeshtam khá thấp, 3000m, có lẽ người ta đã chọn một sườn núi thật thấp để đi qua. Qua bên kia đất Kyrgyzstan một đoạn độ cao còn tăng lên 3500m trước khi xuống dần.

Gần đỉnh đèo. Tạm gọi là màu quan san :)

P_20150914_134527_zpsdxqxajgv.jpg
[/URL][/IMG]
 
Đỉnh đèo. Hết đất Trung Quốc. Đã vài lần thấy ở biên giới các nước người ta vẽ cờ và bản đồ nước mình lên sườn núi như thế này.

P_20150914_135001_zpskzvokl6r.jpg
[/URL][/IMG]
 
Kyrgyzstan - Núi, đồi, thảo nguyên và thung lũng

P_20150914_133713_zpszkvgdbwg.jpg
[/URL][/IMG]

Tác giả của cuốn "Truyện núi đồi và thảo nguyên", một tập truyện thời Liên Xô được nhiều người Việt thích, là người Kyrgyzstan. Đó là một cuốn sách hay (ý mình là cái tiêu đề hay, vì mình chưa đọc sách). Tác giả đã tóm tắt rất đúng về đất nước mình. Ở đất nước này, cứ đi hết núi rồi lại đến đồi, rồi lại đến thảo nguyên. Nhưng ông ấy nói chưa đủ, còn thiếu các thung lũng. Ở một nước mà 94% là đồi núi, các thung lũng bằng phẳng và màu mỡ, Fergana ở miền nam và sông Chuy ở miền bắc, là những cảnh tượng cực kỳ duyên dáng.

Một xứ du mục có nhiều điều lạ. Ở đây ít thấy xe máy và xe đạp. Ở thành phố hầu hết người dân đi xe hơi. Ở nông thôn thì hoặc là xe hơi hoặc là ngựa. Có những làng quê nhà cửa toàn là lều hoặc nhà trên bánh xe, để cần là dễ dàng chuyển đi hết. Trên những đường quốc lộ khá tốt và vắng vẻ, tốc độ bình thường của xe cộ là 140-160km/h, chỗ nào tầm nhìn tốt thì quất lên 180-190, khi nào có hứng thì cho lên 220km/h. Người Kyrgyzstan thích dựng tượng đài dọc các con đường, và kiểu tượng đài phổ biến nhất dọc các quốc lộ là các xác xe nát bét, để cảnh báo các tài xế.

Là thuộc địa của nước Nga trong hơn 100 năm, tiếng Nga là ngôn ngữ thứ hai ở đây. Hầu như ai cũng nói được, hễ thấy mình lớ ngớ là họ chuyển ngay sang nói tiếng Nga với mình. Đất nước có hai miền nam bắc rõ rệt, miền nam văn hóa giống các xứ hồi giáo, miền bắc thì giống châu Âu. Không biết có phải là nhờ Liên Xô hay không mà người dân nước này có tác phong công cộng theo chuẩn văn minh cao: xếp hàng răm rắp và khi người đi bộ sang đường trên vạch vôi thì xe cộ tự động dừng lại từ xa (Việt Nam mấy đời nữa thì học được?).

Ngoài các thung lũng màu mỡ, đất đai trên núi cao thì hầu như chỉ có cỏ là mọc được. Dân du mục trên núi tha hồ chăn thả, thừa thịt mà thiếu rau. Có một cảnh tượng không thể nào quên: trên một vùng đồng cỏ trống trải, mình thấy một ngôi lều du mục. Lều của nhà này khác các nhà khác ở chỗ có một khoảnh vườn, đầy những cây có lá và hoa đỏ, hoa vàng. Tất cả đều bằng ... nhựa.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,146
Bài viết
1,173,979
Members
191,972
Latest member
789win1
Back
Top