What's new

[Chia sẻ] Karakoram Highway + Trung Á: Pakistan - Tân Cương - Kyrgyzstan

Đây là chuyến đi đã được mơ ước từ 9 năm, kể từ ngày đọc được các bài viết về Karakoram Highway trên tạp chí National Geographic. Và mặc dù đã đọc, xem, và nghĩ về Karakoram Highway trong từng ấy năm, nhưng vẻ đẹp, sự hùng vĩ và dữ dội của con đường khi đi trên thực tế vẫn vượt quá trông đợi của mình.

Năm 2007 mình đã có kế hoạch từ Iran đi qua Pakistan lên Tân Cương (Trung Quốc), nhưng vì lập kế hoạch thời gian không đúng nên cuối cùng nhẩm tính sẽ đến Pakistan quá muộn, sát mùa đông, và sẽ chịu rủi ro đèo Khunjerab (biên giới Pakistan - Trung Quốc) đóng cửa. Vì vậy mình đã phải bỏ Pakistan năm ấy. Và rồi 8 năm sau mới trả được món nợ.

Karakoram Highway là tuyến đường nối Rawalpindi (Pakistan) với Kashgar (Trung Quốc). Tuy nhiên trên thực tế 95% cảnh đẹp nằm ở phần trên đất Pakistan. Đây được coi là một kỳ tích về xây dựng, một trong những con đường núi ngoạn mục nhất thế giới (ở Pakistan người ta gọi nó là kỳ quan thứ 8), chạy qua một vùng đất (miền bắc Pakistan) thường được coi là thiên đường hạ giới. Tất cả những so sánh này mình đều xác nhận là chính xác.

Mục đích của chuyến đi là đi trọn chiều dài của Karakoram Highway, ngắm cảnh núi non trên đất Pakistan, qua đèo Khunjerab (độ cao 4700m, biên giới quốc gia cao nhất thế giới có đường nhựa chạy qua), ngắm cảnh vật thay đổi sang phía bên Tân Cương, thăm Kashgar, và tiện đường đi thăm nước Trung Á Kyrgyzstan là nước miễn hoàn toàn visa cho người Việt, và trên chuyến bay về từ Kyrgyzstan thì ngắm ngã ba biên giới Kyrgyzstan, Kazakhstan và Trung Quốc, và ngắm nơi tiếp giáp giữa Tân Cương và Tây Tạng.

Chuyến đi tương đối mang tính been there done that, ở trên đường là chính, từ 5/9 đến 18/9. Tuy nhiên độ ép phê cũng khá lớn vì thực tế có quá nhiều cảnh ngoạn mục để thấy ngay từ trên đường.

Bản đồ đường đi (đoạn ở Kyrgyzstan vẽ không chính xác lắm nhưng mà lười vẽ lại):

11990473_877675052286934_6026790400512466868_n_zpspvgw5blq.jpg
[/URL][/IMG]

11933431_877675068953599_6950387158373437004_n_zpsdjjzobtk.jpg
[/URL][/IMG]

Chuyến đi ngắm núi, nhưng cảnh tượng đọng lại sâu đậm nhất có lẽ là cảnh một cái hồ. Hồ Attabad trên đường ở Pakistan. Nhìn thấy cái hồ này, mình buột ra một tiếng như chửi thề, mà có lẽ là một đóng góp mới cho tiếng Anh: TERRIBLUE.

P_20150909_094714_zpsios6z9h8.jpg
[/URL][/IMG]

Mình lười viết, nên sẽ viết từ từ và bỏ qua các tiểu tiết. Bạn nào quan tâm thấy cần giải đáp cái gì thì cứ góp ý mình sẽ cố gắng hết sức.
 
Thêm hàng cây poplar ở Hunza:

P_20150908_065002_zps4f1alxso.jpg
[/URL][/IMG]

Và đây là hàng cây poplar ở Kyrgyzstan để so sánh:

P_20150915_134410_zpsjkonaoan.jpg
[/URL][/IMG]

Không thể chán được những hàng cây poplar ở Trung Á!
 
Núi vây quanh thung lũng (hôm nay chưa đẹp, bữa sau trời trong mới đẹp):

FB_IMG_1452486549147_zpsnpgqtlsx.jpg
[/URL][/IMG]

FB_IMG_1452486515824_zpsdyvzo20f.jpg
[/URL][/IMG]

FB_IMG_1452486996479_zpskjh0bw78.jpg
[/URL][/IMG]

FB_IMG_1452487005908_zps5e2mb1ja.jpg
[/URL][/IMG]
 
Tiếp tục về chương trình đi dạo. Series ảnh này của anh bạn chụp đẹp hơn.

DSC08099_zpskigskltw.jpg
[/URL][/IMG]

DSC08100_zpspjupgtsa.jpg
[/URL][/IMG]

DSC08101_zpsoyqusf9p.jpg
[/URL][/IMG]

DSC08107_zpsamkcvxhs.jpg
[/URL][/IMG]

DSC08108_zps47zyp8nx.jpg
[/URL][/IMG]

DSC08110_zpsqi2hbflz.jpg
[/URL][/IMG]

DSC08117_zpsanzpvlyi.jpg
[/URL][/IMG]

DSC08134_zpsjsgnumi2.jpg
[/URL][/IMG]

cây táo thiên đường:
DSC08136_zpsgujxt2b0.jpg
[/URL][/IMG]

DSC08137_zpsjhhmluec.jpg
[/URL][/IMG]
 
Sau vòng đi dạo quanh khách sạn buổi sáng thì bọn mình đi xem lâu đài/pháo đài Baltit. Đây là nhà ở của tiểu vương (Mir) xứ Hunza xưa (trước đây khi đường sá còn khó đi lại thì Hunza còn tương đối độc lập với chính quyền dưới xuôi, thung lũng này duy trì được tình trạng là một vương quốc Hồi giáo trong nhiều thế kỷ).

Lâu đài này, gọi là pháo đài (Baltit Fort) thì đúng hơn vì thiết kế nặng về phòng thủ, tương đối đơn sơ cho một ông vua. Nhưng nó nằm ở một địa điểm tuyệt vời trong thung lũng. Một ngọn đồi dựa lưng vào núi, với tầm nhìn rộng mở xuống toàn thung lũng. View nhìn vào nó, và từ nó, đều tuyệt hảo. Xứng đáng là cái view cho một ông vua.

P_20150908_161556_zpsnsipxgak.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150908_104320_zpstfzjmivy.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150908_100959_zpsfghtsesv.jpg
[/URL][/IMG]
 
Xung quanh pháo đài Baltit:

Ở Hunza có hai pháo đài lớn là Baltit và Altit. Altit cổ xưa hơn nhưng Baltit thì có hình thức và địa thế đẹp hơn, lại là nơi ở của nhà vua sau cùng. Xung quanh mỗi pháo đài đều có một khu dân cư tập trung, nhà cửa tươm tất hơn những nơi khác trong thung lũng (ở gần vua mà). Nhiều trong số các nhà này là của các quan lại của nhà vua.

Dòng họ hoàng gia Hunza hiện vẫn còn sống trong thung lũng. Họ nắm giữ những hoạt động kinh doanh béo bở nhất của vùng. Cũng có người sống ở nước ngoài, là tỷ phú đô la, và tài trợ nhiều cho các hoạt động bảo tồn văn hóa ở Pakistan.

DSC08166_zpsa3hqz2yk.jpg
[/URL][/IMG]

DSC08163_zpsvhf48yv9.jpg
[/URL][/IMG]

DSC08162_zpsw97yuzch.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150908_101150_zpskcqkw6ze.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150908_100834_zps75eel5gk.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150908_100817_zpsayf6ihky.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150908_100744_zpsy730vlwf.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150908_100731_zpsrjw9pey2.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150908_100549_zpsilyvn9m1.jpg
[/URL][/IMG]


Có điều lạ, là người quản lý pháo đài cho biết là cho đến tận thế kỷ 17 ở Hunza chưa hề biết đến kim loại, nên mọi đồ vật trong pháo đài cho đến thời kỳ này đều làm bằng gỗ, đá.... ví dụ chiếc nồi tròn bằng đá trong hình dưới. Tuy nhiên mình thắc mắc là Hunza nằm trên một nhánh của con đường tơ lụa, nơi người ta buôn bán chuyên chở hàng hóa từ Âu sang Á, vậy thì làm sao có thể chậm biết đến kim loại như vậy.

DSC08169_zpshtlzjdgg.jpg
[/URL][/IMG]
 
Cảnh thung lũng nhìn từ pháo đài Baltit. Màu xanh của cây mọc ra từ núi đá.

DSC08176_zpsce5mooii.jpg
[/URL][/IMG]

DSC08174_zpsyvgjqrfy.jpg
[/URL][/IMG]

DSC08177_zpsyues4ed5.jpg
[/URL][/IMG]

DSC08178_zps7wxcysdm.jpg
[/URL][/IMG]

DSC08179_zpsvwkbv7kg.jpg
[/URL][/IMG]
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,146
Bài viết
1,173,964
Members
191,971
Latest member
ykubecom
Back
Top