What's new

[Chia sẻ] Karakoram Highway + Trung Á: Pakistan - Tân Cương - Kyrgyzstan

Đây là chuyến đi đã được mơ ước từ 9 năm, kể từ ngày đọc được các bài viết về Karakoram Highway trên tạp chí National Geographic. Và mặc dù đã đọc, xem, và nghĩ về Karakoram Highway trong từng ấy năm, nhưng vẻ đẹp, sự hùng vĩ và dữ dội của con đường khi đi trên thực tế vẫn vượt quá trông đợi của mình.

Năm 2007 mình đã có kế hoạch từ Iran đi qua Pakistan lên Tân Cương (Trung Quốc), nhưng vì lập kế hoạch thời gian không đúng nên cuối cùng nhẩm tính sẽ đến Pakistan quá muộn, sát mùa đông, và sẽ chịu rủi ro đèo Khunjerab (biên giới Pakistan - Trung Quốc) đóng cửa. Vì vậy mình đã phải bỏ Pakistan năm ấy. Và rồi 8 năm sau mới trả được món nợ.

Karakoram Highway là tuyến đường nối Rawalpindi (Pakistan) với Kashgar (Trung Quốc). Tuy nhiên trên thực tế 95% cảnh đẹp nằm ở phần trên đất Pakistan. Đây được coi là một kỳ tích về xây dựng, một trong những con đường núi ngoạn mục nhất thế giới (ở Pakistan người ta gọi nó là kỳ quan thứ 8), chạy qua một vùng đất (miền bắc Pakistan) thường được coi là thiên đường hạ giới. Tất cả những so sánh này mình đều xác nhận là chính xác.

Mục đích của chuyến đi là đi trọn chiều dài của Karakoram Highway, ngắm cảnh núi non trên đất Pakistan, qua đèo Khunjerab (độ cao 4700m, biên giới quốc gia cao nhất thế giới có đường nhựa chạy qua), ngắm cảnh vật thay đổi sang phía bên Tân Cương, thăm Kashgar, và tiện đường đi thăm nước Trung Á Kyrgyzstan là nước miễn hoàn toàn visa cho người Việt, và trên chuyến bay về từ Kyrgyzstan thì ngắm ngã ba biên giới Kyrgyzstan, Kazakhstan và Trung Quốc, và ngắm nơi tiếp giáp giữa Tân Cương và Tây Tạng.

Chuyến đi tương đối mang tính been there done that, ở trên đường là chính, từ 5/9 đến 18/9. Tuy nhiên độ ép phê cũng khá lớn vì thực tế có quá nhiều cảnh ngoạn mục để thấy ngay từ trên đường.

Bản đồ đường đi (đoạn ở Kyrgyzstan vẽ không chính xác lắm nhưng mà lười vẽ lại):

11990473_877675052286934_6026790400512466868_n_zpspvgw5blq.jpg
[/URL][/IMG]

11933431_877675068953599_6950387158373437004_n_zpsdjjzobtk.jpg
[/URL][/IMG]

Chuyến đi ngắm núi, nhưng cảnh tượng đọng lại sâu đậm nhất có lẽ là cảnh một cái hồ. Hồ Attabad trên đường ở Pakistan. Nhìn thấy cái hồ này, mình buột ra một tiếng như chửi thề, mà có lẽ là một đóng góp mới cho tiếng Anh: TERRIBLUE.

P_20150909_094714_zpsios6z9h8.jpg
[/URL][/IMG]

Mình lười viết, nên sẽ viết từ từ và bỏ qua các tiểu tiết. Bạn nào quan tâm thấy cần giải đáp cái gì thì cứ góp ý mình sẽ cố gắng hết sức.
 
Tuy nhiên, ở gần Thakot, khi con đường bắt đầu chuyển hướng đi men theo sông Ấn (sông Indus), cảnh vật thay đổi rất nhanh. Gần như ngay lập tức, con đường leo lên độ cao chóng mặt treo trên bờ vực. Trong phần lớn chặng đường 300km sau đó (đến gần Gilgit), con đường như sợi chỉ, một bên là vách núi, một bên là vực sông Indus nhiều chỗ sâu cả vài trăm mét bên dưới. Con đường hẹp và phần lớn là ko có rào hay cọc đánh dấu bên phía vực, nhiều chỗ dưới mặt đường đã bị sạt. Tài xế thì phóng bạt mạng vì đã quá quen đường. Nhiều lúc thò cổ ra ngoài nhìn xuống hầu như ko còn thấy mép đường bên dưới thân xe. Ko có bức ảnh nào đáng kể trên khúc đường này, vì mình chỉ lo ngắm cảnh, rủa thầm tài xế, và tự trấn an bản thân. Tự nhủ sẽ ko đi xe khách trên khúc đường này lần thứ hai, và nhớ lại câu đã đọc đc ở đâu đó, đại ý "vận may cũng giống như tiền bạc, phải dè sẻn, tiêu nhiều sẽ hết".

Những bức ảnh dưới đây chỉ là 1% độ hiểm trở của khúc đường này.

FB_IMG_1451838051035_zps1zn8y4s1.jpg
[/URL][/IMG]

FB_IMG_1451838062360_zpsuwvgbc2r.jpg
[/URL][/IMG]

FB_IMG_1451838083036_zpsejapbs9q.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150906_155019_zpsampfwjce.jpg
[/URL][/IMG]
 
Tài xế đi với tốc độ không có chỗ cho sai sót. Ở một trong những chỗ thót tim nhất, mình lầu bầu (tiếng Việt) "đi thế à!". Một ông Pakistan ngồi cạnh phá lên cười, rồi bảo "tao hiểu cảm giác của mày. lần đầu đi trên đường này tao cũng thế. nhưng mà giờ tao quen rồi. God be with you.". Ông này tuần nào cũng đi đường này một lần. Có thể Chúa ở bên ông ta và tôi. Nhưng Chúa không có sức phù hộ cho tất cả mọi người. Tai nạn trên con đường này thường xuyên xảy ra, trên mạng có các hình chụp xe khách lao xuống vực ở đây, bẹp như dán.
 
Một ngạc nhiên lớn với mình. Trên những sườn núi nhiều đá ở đây, người ta trồng rất nhiều ôliu. Hỏi ra thì biết, trồng ôliu là nghành nông nghiệp truyền thống ở đây từ lâu rồi. Có lẽ mình phải học lại về phạm vi phân bố của loài cây này. Mình là fan của ôliu. Một loài cây đẹp, vừa mạnh mẽ, vừa duyên dáng. Quả và dầu ôliu thì ngon thôi rồi.

P_20150906_153646_zpswemc3ph1.jpg
[/URL][/IMG]

Dọc đường mua ổi ăn. Cầm quả ổi trên tay, mình nghĩ không biết còn xứ nào khác mà có cả ôliu và ổi cùng lúc không. Về sau mới biết có lẽ mình nhầm, ổi này nhiều khả năng được mang lên đây từ đồng bằng phía nam (đồng bằng Punjab).
P_20150906_155544_zps7jrvjy6e.jpg
[/URL][/IMG]
 
Từ Thakot khi xe bắt đầu đi men sông Ấn, cũng là lúc anh lơ xe thay trang phục Security, và lấy ra một cây súng. Trong hình, cây súng đang trong tay người ngồi chếch phía trên anh chàng Security. Mình không biết súng này có đạn không và anh chàng này có biết bắn không, nhưng quy định của chính phủ là mọi xe khách chạy trên khúc đường này (đến Gilgit) phải có nhân viên vũ trang đi cùng. Quy định này có vẻ được thực thi một cách đối phó, vì mấy người đi cùng trên xe nhỏ to với mình: "thằng đó cũng như chúng ta thôi. lúc có chuyện chưa biết ai chạy nhanh hơn ai".

P_20150906_144949_zps1jlmwfp5.jpg
[/URL][/IMG]
 
Besham:

P_20150906_133651_zpsbyunagpv.jpg
[/URL][/IMG]

Xe dừng để ăn trưa ở Besham. Thị trấn không có gì đặc biệt cả, ngoại trừ việc tại đây bọn mình có một trải nghiệm ẩm thực kinh hoàng.

Quán ăn khá đông đúc, và đúng kiểu cơm bình dân cho xe khách: đồ ăn được nấu sẵn, ai gọi thì múc ra ăn nguội, không phải gọi rồi nấu.

Ngồi vào bàn thì điều đầu tiên mình thấy là mấy cái thìa mang ra rất bẩn, nhầy nhụa mỡ. Mình biết điều tự cầm mấy cái thìa đi rửa ở vòi nước rửa tay gần đó. Cậu chạy bàn thấy mình làm vậy thì tỏ ra rất lo lắng, liền chạy đi lấy thêm và mang lại cho bàn mình thêm 4 cái thìa như vậy nữa (có hai người ăn thôi), tất cả đều bẩn như nhau. Khi ăn thì mình thấy trên đĩa cơm có những vệt mỡ mà không giống như dây ra từ những thứ đang ở trên đĩa, nhưng khi đó cũng chưa nghĩ gì. Sau khi ăn gần hết, lộ ra nhiều vết mỡ hơn, và nhìn kỹ hơn, thì bọn mình mới ngộ ra được cái sự thật hãi hùng: bát đĩa ở đây không hề được rửa, người trước ăn xong thì người của quán sẽ chỉ gạt gạt đồ ăn cũ đi thôi, và xúc đồ ăn mới vào luôn cho khách sau ăn.

Hai thằng nhìn nhau chết lặng.
 
Chilas:

Xe khách thường sẽ chạy suốt từ Islamabad đến Gilgit, thủ phủ miền bắc của Pakistan. Gilgit là nơi chính thức bắt đầu vùng núi tuyết của Karakoram Highway, và cũng từ đây tình trạng đường sá và an ninh tốt hơn. Nhiều người bay thẳng từ Islamabad lên đây và chỉ đi khúc Karakoram Highway từ đây trở lên.

Tuy nhiên nếu đi thẳng lên Gilgit thì xe khách xuất phát 7h sáng ở Islamabad sẽ đến nơi vào lúc nửa đêm. Và vì bọn mình muốn ngắm càng nhiều cảnh dọc đường càng tốt nên đã xuống xe ở Chilas lúc 8h tối, để dành chặng đi tiếp cho ngày hôm sau.

Chilas là một thành phố nhỏ, từng có nhiều khách du lịch nước ngoài. Đây là trạm dừng tốt để từ đây đi thăm Skardu, xem đỉnh Nanga Parbat và đặc biệt là đỉnh K2 (cao thứ 2 thế giới, nằm trong dãy Karakoram). Có những khách sạn lớn được đầu tư công phu. Nhưng tất cả thay đổi từ sau ngày 9/11/2001. Kể từ ngày đó khách không tới nữa. Những năm gần đây lượng khách trong nước có tăng lên, nhưng khách nước ngoài vẫn rất ít.

Khi bọn mình tới nơi, vừa xuống xe đã có vài cảnh sát đến hỏi. Một lúc sau có một đoàn hơn 10 vị nữa tới. Họ bàn bạc chán chê với nhau (lái xe cũng tham gia) bằng tiếng địa phương mà bọn mình không hiểu. Hóa ra là họ tính xem nên cho mình ở đâu. Lúc sau họ thông báo là ở đây chỉ có hai khách sạn mà khách nước ngoài được ở (vì lý do an ninh), và bọn mình được tùy chọn một trong hai. Nhưng một lúc sau lại đổi ý, rằng bọn mình chỉ được ở chính xác một chỗ thôi (không biết thật sự vì an ninh hay là còn vì lợi ich kinh tế gì không nữa, nhưng sau đó mình thấy là ngoài bọn mình cũng chẳng có ma nào, nên có lẽ họ cũng không cần phải mất công đến như vậy vì một món lợi kinh tế quá nhỏ).

Sau đó bọn mình được biết ngày hôm đó, 6/9, là ngày lễ "Quốc Phòng" của Pakistan, kỷ niệm một cuộc chiến với Ấn Độ, nên an ninh có phần được siết chặt hơn thường lệ.

Chiếc xe khách cũng phải chờ cho đến hết vụ rắc rối đó rồi mới đi. Trong lúc rối rắm bọn mình quên cảm ơn và bo cho mấy ông nhà xe. Thấy hơi tiếc.

Từ Chilas bọn mình định thuê xe jeep đi chơi Skardu hai ngày rồi mới đi tiếp lên phía bắc. Tuy nhiên đêm đó hỏi giá xe thấy đắt quá, vả lại nếu bớt hai ngày ở Skardu để về sau thong dong hơn ở Kyrgyzstan thì cũng tốt. Nên bọn mình quyết định bỏ Skardu. Skardu nghe nói rất đẹp, nhưng về sau bọn mình đã thấy, trên vùng này chỗ nào cũng rất đẹp, nên cũng không quan trọng lắm chuyện đi chỗ nào cụ thể.

Một số hình ảnh dọc đường lên Chilas:

P_20150906_145048_zps9ssgqt55.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150906_151842_zpshnutnlqm.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150906_164841_zpsgz6bcskf.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150906_164847_zpshg5qynz9.jpg
[/URL][/IMG]

Em bé này bắt đầu có nét của dân miền núi phía bắc Pakistan. Người phía bắc Pakistan, nhất là con gái, rất đẹp. Gương mặt họ pha trộn hoàn hảo giữa Âu và Á. Có những tộc người lại rất giống người Âu. Người ta từng nghi ngờ họ có thể là hậu duệ của những đoàn quân Hy Lạp của Alexander Đại đế, rơi rớt lại dọc được sau cuộc đánh chiếm Ấn độ không thành. Tuy nhiên khi xét nghiệm gen thì họ không có điểm chung nào với người Hy Lạp. Em bé này đi cùng bố, mình có xin phép ông bố để chụp ảnh cô bé. Bé khoảng 5 - 7 tuổi. Bình thường thì không trùm khăn, nhưng khi mình giơ đt lên chụp thì cô bé ngay lập tức trùm cái khăn lên đầu, rất đúng phép tắc tôn giáo của em. Chắc lớn lên em sẽ là một cô gái Hồi giáo ngoan hiền.

P_20150906_165109_zpsr9mlf3k3.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150906_164947_zps3pqbqsbl.jpg
[/URL][/IMG]

Muối mỏ ở Chilas. Pakistan rất nhiều muối mỏ. Khắp vùng này mình không thấy bán muối biển.

P_20150907_075137_zpspnonzgm4.jpg
[/URL][/IMG]
 
Các trạm kiểm soát (police post/checkpoint) dọc đường:

P_20150907_095547_zpslbhfbueg.jpg
[/URL][/IMG]

Bắt đầu từ Thakot, lên đến Hunza, có khoảng 20 chốt cảnh sát. Ở mỗi trạm, bạn đều phải xuống trình hộ chiếu, ghi tên vào sổ, kèm theo đích đến dự kiến. Trong những trạm này thì có hai trạm nhiều thủ tục hơn, đều ở gần Chilas. Một trạm thì bạn bị yêu cầu nộp bản photocopy hộ chiếu và visa, nếu bạn không có thì họ sẽ rất khó chịu, dù cuối cùng vẫn để bạn đi. Cho nên bạn nên chuẩn bị dăm bảy bản photo hộ chiếu và visa để dùng khi cần. Trạm còn lại là nhiều thủ tục nhất, và khá đáng sợ vì bọn mình tới đó khi trời đã tối. Xe dừng, anh lơ xe kêu bọn mình xuống xe và dẫn đi ra khá xa đường, rồi gặp và nói chuyện với một ai đó, như kiểu bàn giao hai đứa mình. Sau đó họ ra hiệu cho mình đi theo người kia. Phải đi vòng ra sau một bức tường dài, tối om. Lúc đó hai thằng mình lẩm bẩm với nhau rằng nếu chúng nó làm gì mình thì cũng bó tay. Nhưng rồi cuối cùng đi một đoạn thì cũng thấy một cổng lớn, bên trong có đèn. Bọn mình vào trong một khu nhà lớn nhiều hành lang ngang dọc, hai bên hành lang có một chỗ giống như là giam người. Đi đến cuối hàng làng, đèn đóm tù mù, thì có một căn phòng nhỏ có máy tính và máy ảnh. Bọn mình được kiểm tra hộ chiếu, ghi lại tên tuổi, phỏng vấn xem đến từ đâu, đi đâu, bao lâu. Rồi chụp ảnh. Xong là bắt tay nhau chia tay và lại có người dẫn lại ra xe. Về sau anh bạn có xem lại thì hóa ra thủ tục này và địa điểm này đã được ghi rõ trong Lonely Planet từ gần chục năm nay. Đó là một đồn cảnh sát sử dụng lại một trại lính cũ có từ thời thực dân Anh, và đúng là có phòng tạm giam trong đó luôn.

Cảnh sát tại các chốt này nhìn chung rất lịch sự và thân thiện. Mình đánh giá cao nỗ lực của chính quyền Pakistan trong việc đảm bảo an ninh cho du khách. Mục đích của họ là biết mọi khách du lịch trên con đường này đi đâu và về đâu. Hầu hết các chốt là nằm trên quãng đường từ Thakot đến thung lũng Hunza (Karimabad). Từ Hunza lên phía bắc thì chỉ còn vài cái. Cái cuối cùng là ngay trước khi tới biên giới Trung Quốc.

Từ Thakot lên Gilgit chỉ khách nước ngoài mới phải để lại thông tin. Từ Gilgit trở lên thì kể cả người Pakistan miền xuôi lên cũng phải làm vậy.
 
Từ gần Gilgit trở lên, quang cảnh bắt đầu rộng rãi và khoáng đạt. Con đường đã leo lên đến độ cao "ổn định", cho nên không còn hiểm trở như trước. Càng ngày càng nhiều núi tuyết bao quanh, xen giữa là những phần đất bằng phẳng, khô cằn, trơ ra màu đá, tiêu biểu cho quang cảnh của Himalaya, Karakoram. Đặc biệt, những chỗ đủ trũng và có đủ nước, thì trào ra những mảng xanh như mộng mị. Đó là những thung lũng đặc trưng của Karakoram.

Ở ngưỡng cửa thiên đường:

P_20150907_095921_zpsxiy9kdg9.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150907_101132_zpsegtuzdxh.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150907_101315_zpszdkgdcqa.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150907_104119_zpse8e9z7te.jpg
[/URL][/IMG]

FB_IMG_1452438345206_zpsrkqscy94.jpg
[/URL][/IMG]
 
Lấp ló sau mây là Nanga Parbat, một trong 14 đỉnh núi cao trên 8000m của thế giới. Tất cả đều nằm ở châu Á, trong hai dãy Himalaya và Karakoram. Nanga Parbat thường được coi là cực điểm phía Tây của dãy Himalaya, bắt đầu từ đây đi thêm về phía Tây và Bắc là Karakoram. Có hai nơi nhìn Nanga Parbat rất đẹp, một là Fairy Meadow - một đồng cỏ trên cao ở gần chỗ này, hai là nhìn từ xa phía bên kia thung lũng Kashmir trên phần đất Ấn Độ.

FB_IMG_1452438369762_zps275axl4i.jpg
[/URL][/IMG]

FB_IMG_1452438381729_zpssymmxfnb.jpg
[/URL][/IMG]
 
Trạm nghỉ cuối trước khi vào thung lũng Hunza. Cống nước ở hai bên đường cứ trong veo vì toàn là nước trên núi chảy xuống :)

P_20150907_142355_zpsj2kwdtvp.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150907_142549_zpsqobrpmux.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150907_142612_zpsacjpukn3.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150907_142630_zpsinkty9sa.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150907_142636_zps5ditwhvv.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150907_142710_zpshkn0mojg.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150907_143519_zpstdlfrhow.jpg
[/URL][/IMG]

P_20150907_143829_zpsy95t6cwv.jpg
[/URL][/IMG]
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,691
Bài viết
1,135,380
Members
192,425
Latest member
Thanhk0110
Back
Top