What's new

Kathmandu to Kailash: Ký sự xuyên Hy Mã Lạp Sơn.

Nhân duyên với Kailash tự thuở nào?

Tôi bắt đầu có vài khái niệm về Tây Tạng cách đây khoảng mười năm. Có lẽ những thông tin đầu tiên lại xuất phát từ cuốn sách “Suối nguồn tươi trẻ” của Peter Kelder. Tôi vẫn khá kiên trì tập luyện năm thức tập của Tây Tạng theo hướng dẫn trong sách này và hẳn nhiên cảm nhận được sự tăng cường sức mạnh về thể xác cũng như tinh thần. Từ đó tôi để ý đến hai chữ Tây Tạng nhiều hơn. Vậy là “Con đường mây trắng” của Anagarika Govinda do Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách dịch, “Người Tây Tạng nghĩ về cái chết” (Bardo Thodol), “Trong vòng tay Sambala”, “Chúng ta thoát thai từ đâu” của Erono Mundasep và rất nhiều cuốn sách viết về Tây Tạng, Ấn Độ, bắt đầu chiếm nhiều chỗ trong tủ sách của tôi.

Giáo sư Spalding với cuốn “Hành Trình về Phương Đông” đã làm “đảo lộn” suy nghĩ của tôi về con người và vũ trụ. Ông thường xuyên đề cập đến những vị Tôn Sư ngoài trăm tuổi vẫn đang ẩn tu trên những ngọn núi tuyết phủ trong dãy Hy Mã Lạp Sơn. Còn Govinda và Mundasep đều viết nhiều về một ngọn Núi Thiêng, nơi được xem là Núi Tu-Di trên quả địa cầu, là “tâm điểm của mọi xứ sở”, nơi trú xứ của Thần Shiva, của các vị Thiền Phật và Bồ Tát. Một ngọn núi mà theo Govinda là “không có núi nào có thể sánh”. Ngọn Núi Thiêng đó có tên là Kailash, mà trong tác phẩm của mình cũng như các bản dịch, anh Nguyễn Tường Bách gọi là Ngân Sơn.

Ước mơ gần như “hoang tưởng” được đến chiêm ngưỡng ngọn Núi Thiêng, nơi là “trung tâm của thế giới” có lẽ bắt đầu manh nha và lớn dần trong tôi từ những ngày tháng đó.

Và rồi, điều cần đến phải đến. Đầu tháng 6 năm 2010 tôi được gặp anh Nguyễn Tường Bách nhân dịp anh từ Đức về Việt Nam chịu tang bố. Tôi nhớ đã gặp anh tại nhà một người bạn thân của anh. Tôi vốn rất hâm mộ anh Bách sau khi đọc khá nhiều tác phẩm anh viết và dịch; vẫn mong một ngày được gặp anh. Trước đó, khi biết tin bố anh vừa mất, tôi chủ động google, tìm trên các diễn đàn được địa chỉ email của anh. Tôi gửi email chia buồn và anh cũng sớm phúc đáp với lời cảm ơn chân thành. Cuộc sống vốn diệu kỳ vậy đó. Biết tôi mê anh Bách, anh Trần Sỹ Chương, một người anh của tôi đã tạo điều kiện để tôi được gặp anh. Tôi còn nhớ khi vừa vào nhà anh Thu, cúi chào và giới thiệu tên mình, anh đã hỏi “hóa ra Tuấn này là Tuấn đã email cho anh à?”. Nhân duyên cho chuyến hành hương chiêm bái Kailash (Ngân Sơn) hẳn đã nảy mầm từ hôm ấy.

Topic đã được gởi đăng bởi BDK
 
Last edited by a moderator:
Tuyệt lắm! Đọc ký sự của bác tuanfreedom mình tưởng như được đồng hành cùng đoàn KVG của các bác. Thú thực là nhiều lúc cũng nín thở dõi theo từng con chữ của bác đấy. Đúng là bác Tuấn có Nhân Duyên thật lớn... Chợt nhớ câu mà TS. Nguyễn Tường Bách trích ở bìa 4 cuốn Đường Xa Nắng Mới: "Đời người không đo bằng bao nhiêu hơi thở, mà bằng những nơi chốn và khoảnh khắc làm ta nín thở", mới thấy thật thấm thía và thú vị...
 
Mong những ai muốn chiêm bái Ngân Sơn đều đạt ước nguyện.

@Dat Tran, Tazanxipho và Phieulinh9999 và nhiều bạn khác: Cảm ơn các bác động viên nhé. Mình thực sự rất hạnh phúc khi biết các bác đọc và thích. Nếu được các bác "tiếp thị" cho nhiều người người quan tâm và mong muốn thực hiện được một chuyến hành hương vượt Hy Mã tới chiêm bái Ngân Sơn thì mình lại càng hạnh phúc hơn nữa.:))(beer) Mấy hôm nay có nhiều bạn gửi PM nói là đã hơn một lần đặt ra kế hoạch đi Kailash nhưng rồi cũng vì những băn khoăn ban đầu giống như mình mà cuối cùng đành bỏ lỡ. Và nay thì họ quyết tâm cao độ là sẽ đi, rằng dù chỉ đến được Hồ Manasarovar hay Darchen thì cũng là một kỷ lục ít mấy ai làm được trong đời rồi. Ban đầu mình cũng chỉ mong ước "giản dị" vậy thôi. Nào ngờ có được "nhân duyên" lớn như các bác nói nên đã đi trọn vòng Kora. Nay lại có thêm một "nhân duyên" nữa là được "thức khuya dậy sớm" hầu chuyện các bác. =))
@R0sy: Mùa thu mà bác chụp được cái đỉnh Núi Thiêng vươn cao đâm thẳng vào trời xanh như vậy là may mắn lắm đấy. Đoàn mình cũng đi Kora vào mùa thu nhưng dọc đường Ngân Sơn bị mây mù che hết, chỉ thấy được một phần chân núi. May mà ngày trở về Darchen thì "Như Lai Hiện Tướng".
 
Last edited:
Đường vào Thành Thiên Đế

Thành Thiên Đế là tổ hợp của hàng ngàn các Kim Tự Tháp huyền thoại và cổ kính vây quanh Núi Thiêng Kailash-Vua của mọi Kim Tự Tháp. Chuyện về Thành Thiên Đế thì muốn kể phải mất nhiều thời gian lắm. Nên mình cứ tạm post ảnh và chú thích đôi chút trước, khi nào rảnh thì "mần" thêm được đoạn nào nữa thì càng tốt. Hãy nhớ, chúng ta đang bắt đầu bước chân vào "xứ sở của các Thiên Đế" rồi đó các bạn nhé. Đi nhẹ, nói khẽ một chút nào..:))

9-KoraDay11X2.jpg


Thành Thiên Đế đón những kẻ thích phiêu lưu bằng một thảm hoa vàng rực rỡ...


9-KoraDay11X1.jpg

Ngay vừa bước những bước chân đầu tiên từ Darpoche, khách hành hương đã phải "bịn rịn" không dám đi nhanh, sợ đánh mất đi những tuyệt phẩm của thiên nhiên mà sẽ chẳng còn được thấy bao giờ...

9-KoraDay11X3.jpg

Ước mong của mình về một ngày nắng ấm đã không thành hiện thực. Trời vẫn mưa. Ngay trong căn nhà bé xíu tại Darpoche mọi người đều đã tất bật chuẩn bị hành trang lên đường. Đồ đạc nặng đều được gửi trên lưng bò Yak. Mỗi cá nhân chỉ mang những thứ cần thiết nhất. Mình còn nhớ anh Cường đã kể, rằng đến gần đèo Dolma thì một chai nước cầm tay cũng còn muốn vứt đi cho bớt nặng nữa huống hồ là những thứ khác. Nhưng dù sao thì ngoài những thứ tối cần thiết, mình vẫn phải ôm theo cả hai chiếc máy ảnh. Hẳn nhiên cái Computer thì phải gửi lại Darchen rồi.
Sáng hôm nay trại Darpoche cũng khá đông người. Hai nhóm kVG gặp nhau rồi phân chia hành lý, gửi hành lý cho các sherpa thu xếp, rồi người thì nhận ngựa, kẻ tìm sherpa...Mình thì tò mò chạy lòng vòng tìm người này người nọ. Cuối cùng các nhóm đều xuất phát lức nào mình không biết. Còn lại mình, anh Cường, Danh và hai mẹ con chị Ngọc Anh thuộc nhóm xuất phát cuối cùng. Mình mang chiếc áo mưa đen nhẹ nhất đã mua hôm nào tại Kathmandu, Chị Ngọc Anh đi sát phía sau. Chỉ một đoạn nữa thôi là Danh chia tay mọi người để quay trở lại. Lúc này đoàn trở về cũng đã lên xe xuất phát. Mình Danh đơn độc một mình một ngựa quay về Darchen dù đồ đạc anh đã gửi vào cái túi của mình hiện đang nằm trên lưng một con Yak nào đó.
 
Last edited:
Chuku-Người gác cổng cho Thành Thiên Đế

9-KoraDay11O.jpg

Ngước nhìn lên vách núi cheo leo kia, ta đã thấy Chuku xuất hiện. Tu viện Chuku cách chúng ta 200m cao độ tuyệt đối nữa. Anh Nguyễn Tường Bách đã viết rất chi tiết về tu viện này trong "ĐXNM". Quả thật, Chuku vẫn lặng lẽ ngồi đó như là một "chứng nhân thầm lặng" hàng trăm năm nay dõi theo bước chân của hàng ngàn hàng vạn khách hành hương.

9-KoraDay11Q.jpg

Nằm ngay cửa ngõ vào Thành Thiên Đế, Chuku hẳn như một người gác cổng. Chuku vẫn đang dõi theo từng bước chân của mỗi chúng ta.

9-KoraDay11P.jpg

Thôi, không "lưu luyến" thêm nữa, còn bao nhiêu chuyện lạ đang đợi chờ phía trước. Tạm biệt Chuku. Hẹn ngày tái ngộ..
 
Thích quá, cứ mỗi giờ nghĩ trưa lại vào đây hóng chuyện của Bác Tuấn. Cảm ơn Bác Tuấn không ngại thức khuya dậy sớm để chia sẽ cho bọn mình. Hình đẹp & hoành tráng quá. Ước gì mình cũng có cơ duyên như Bác Tuấn.
 
Thành Thiên Đế

9-KoraDay11X-1.jpg

Hôm nay trời mưa nhẹ và có sương mù. Chúng tôi vẫn lầm lũi tranh thủ từng bước một.

9-KoraDay12A.jpg

Nhìn hai bên, tất cả đều là những Kim Tự Tháp xếp liền kề nhau..

9-KoraDay12B.jpg

Những thác nước nhiều tầng rơi từ đỉnh các Kim Tự Tháp hòa vào dòng Lha-Chu dưới chân khách hành hương..
 
Last edited:
Thành Thiên Đế

9-KoraDay12C.jpg

Hàng trăm Kim Tự Tháp nối liền nhau chạy dài như thế..

9-KoraDay12D.jpg

Và những thác nước lại chính là khe ngăn cách các Kim Tự Tháp này.

9-KoraDay13.jpg

Chỉ cần giơ máy ảnh lên là bấm. Không cần phải ngắm, vì xung quanh tất cả đều là Kim Tự Tháp.
 
Xứ sở của các Thiên Đế

9-KoraDay14.jpg

Càng ngày mình càng tiến sâu hơn vào thung lũng sông Lha-Chu. Trời vẫn âm u, sương mù dày đặc. Trong đầu chẳng còn suy nghĩ được gì nữa. Mình như đang lạc vào một đường hầm dẫn vào một cung điện cổ kính tự ngàn xưa để lại..

9-KoraDay15.jpg

Thác nước này lại chảy ra ngay từ thân Kim Tự Tháp...

9-KoraDay16.jpg

Mỗi Kim Tự Tháp này đều đã được Erono Mundasep đặt tên theo số thứ tự 1,2,3..99..Một số Kim Tự Tháp khác có hình thù kỳ dị và mang trên mình một huyền thoại nào đó nên được đặt tên riêng như "Tượng đài Gompopang', "Ngôi nhà của Đá Hạnh Phúc" chẳng hạn... Mình chưa đọc hết bất cứ một cuốn nào của tác giả Mundasep vì quả thật sách ông tầng tầng lớp lớp những thông tin với nhiều thuật ngữ liên quan đến khoa học, tâm linh rất khó lướt nhanh. Một điều nữa, mình cũng không thích lối biên dịch theo kiểu Liên Xô, ví như Kailash thì thành Cai Lát ...chẳng hạn:D. Nhưng thôi, cứ đi và ngắm, tạm gác các huyền thoại, truyền thuyết sang một bên đã...
 
Last edited:
Vài "truyền thuyết" về Thành Thiên Đế

Erono Mundasep qua nhiều cuộc khảo sát đã đưa ra những ý kiến cho rằng người của bốn chủng tộc gốc là người giống Tiên, giống Ma, người Lemuri và người Atlan(*)(Xem "Trong Vòng tay Sambala") đã tham gia xây Thành Thiên Đế. Nghĩa là Thành Thiên để không phải là những núi đá tự nhiên mà là "một tác phẩm kỳ vĩ nhất và bí ẩn nhất trên trái đất" do những con người ưu tú nhất của bốn chủng tộc người cổ đại xây dựng nên. Ông cũng "khẳng định" là "trong đội quân giả định đã xây Thành Thiên Đế không có chủng tộc thứ năm của nhân loại-người Ariang, tức tôi và bạn đây".

Ông cũng có những suy luận một cách logic rằng "thành được xây xong chắc vào thời kỳ văn minh Atlantich, tức giai đoạn tồn tại chủng tộc gốc thứ tư của nhân loại. Mà người Atlan, theo như Elena Blavatxcaia viết, đại đa phần đã chết cách đây 850 nghìn năm khi xảy ra trận Đại Hồng Thủy toàn cầu...". Điều này có nghĩa là Thành Thiên Đế đã được "xây dựng" xong cách đây ít nhất là 850,000 năm. Dưới khu vực này cũng chính là Sambala-Khu bảo quản quỹ gen nhân loại.

Trong quá trình khảo sát cùng nhóm các nhà khoa học Nga tại khu vực Kailash, Mundasep đã rất tỉ mỉ vẽ lại hàng trăm kim tự tháp. Ông còn phát hiện và chụp được những bức ảnh cận cảnh về những hình người in nổi trên mặt đá của tượng đài Gompopang(hay ông còn gọi là tượng đài Mỹ La tinh). Hình ảnh hiện ra gồm 6 người. Bốn người đứng phía dưới đại diện cho bốn chủng tộc người gốc của nhân loại(cổ), từ phải qua trái chiều cao con người giảm dần. Người ngoài cùng bên phải cao nhất có một cái "chồi người" trông như đứa bé mọc ra thì ông phỏng đoán là người gốc giống tiên sinh sôi bằng đâm chồi. Hàng phía trên có hai người ngồi theo tư thế thiền định của Đức Phật rất điển hình cho hiện tượng Xômachi(Bà Blavatxcaia cũng đã mô tả quá trình sinh sản bằng đâm chồi và phân chia của người giống tiên(và cả giống ma) trong tác phẩm "Học thuyết bí ẩn").

9-KoraDay17.jpg

Tấm gương thời gian chủ chốt.. Nơi đi vào các thế giới song hành. Có lẽ "những chiếc đĩa bay" đã bay ra bay vào nơi đây.

Thật vô cùng kỳ lạ. Mình vừa viết đến đây thì tấm ảnh kế tiếp lại chính là tấm ảnh này. Kỳ lạ thật. Đây là tấm ảnh gần như giống hệt với bức ảnh mà Enoro Mundasep đã in ở trang 162 của cuốn "Trong vòng tay Sambala". Lẽ nào KVG cũng đang dẫm lên những bước chân của Mundasep mấy chục năm về trước. Đương nhiên, muốn thăm Thành Thiên Đế và quan sát Kim Tự Tháp Vua-Núi Kailash thì đương nhiên gần như chỉ có một con đường này thôi nhưng mình cũng quá đỗi bất ngờ. Hãy xem Mundasep mô tả như thế nào ở tấm ảnh này nhé. Lúc mình lên đường đi Ngân Sơn thì quả thật mình cũng chỉ đọc được mấy trang đầu của cuốn sách này dù đã mua nó từ rất lâu. Khi đứng ở thung lũng sông Lha-Chu thì vừa mệt, vừa đói, ướt mèm và lạnh run cầm cập nên có biết gì về kim tự tháp này nọ. Cứ đưa máy ảnh lên là cố chụp lấy chụp để cho hêt các loại kim tư tháp mới thôi. Chắc cũng nhờ vậy mà sau này về so ảnh chụp với hình ảnh trong sách, internet thì thấy rất nhiều tấm giống hệt. Nhờ đó mà biết được địa danh này kia...

Đỉnh bên phải là Tượng đài Gompopang. Nhờ các bác kiểm chứng lại giúp mình nhé, mình hồi hộp quá chừng, không ngờ Tượng đài "Mỹ La tinh" lại chính là nơi mình từng đứng ngắm mãi. Vậy thì chắc chắn đâu đây trên vách tượng đài sẽ có những hình người, 4 đứng và 2 ngồi thiền định, có bốn vòng tròn đại diện cho bốn yếu tố lửa, nước, đất và gió và một hình ovan bên trong có chứa hai vòng tròn nhỏ như một chiếc đĩa bay đại diện cho yếu tố thứ năm là con người. Và còn có "chiếc thang bắc lên trời" nữa..

Đỉnh bên trái là "Ngôi nhà của Đá Hạnh Phúc". Cánh cung giống như một cái sừng Trâu tạo bởi 3 điểm: 1-Đỉnh bên phải, 2-Tâm giữa hai đỉnh-chính là đỉnh của cái khe phân cách hai ngọn núi và 3-Đáy của đường phân cách này(đáy trên) tạo nên một "Tấm gương Thời gian Chủ chốt". Tấm gương Chủ chốt này cao đến 600m(đoạn 2-3) và rộng khoảng 1500m(đoạn 1-2). Như vậy diện tích của Tấm gương này xấp xỉ 1 cây số vuông. Thật không thể tưởng tượng nổi những kích thước khổng lồ như vậy, chụp ảnh nhìn khá gần, không ngờ núi khá xa đến vậy. Mundasep đã rất khéo léo khi đặt tháp Effel cao 320m đứng bên cạnh Ngôi nhà của Đá Hạnh Phúc(cao khoảng 800m, cao gấp gần 3 lần so với Tháp Effel). Trông như một chú lùn bên cạnh người khổng lồ vậy.

Lúc đứng nhìn vào Gương Thời gian Chủ chốt, Mundasep vẫn còn sức mà cất tiếng hát nhóm ca khúc "Liubia" rằng:

"Ôi, thời gian, thời gian, thời gian
Cuộc đời trôi qua đâu vô ích
Ơi, chuyến tàu "năm toa",
Hãy đưa ta về với Treriomutsky".


Còn mình, áo quần ướt sũng, người lạnh ngắt, hai hàm răng va vào nhau cầm cập, chỉ kịp ngắm nhanh ngọn Kim Tự Tháp đôi kỳ lạ, tranh thủ chộp ảnh và lại tăng tốc để đuổi kịp các nhóm đi trước khá xa rồi. Dẫu vậy, miệng vẫn lẩm nhẩm bài hát bậy thuở còn thơ "em ơi quần em ướt rồi đấy, ướt cả quần trong lẫn quần ngoài":)) để nhại lại câu hát "em ơi mùa xuân đến rồi đó, thắm đỏ ngàn hoa khát mặt trời..". Rồi lại tự nhủ mình "Cứ la cà dọc đường mê hoa mê bướm thế này thì biết bao giờ mới tới Dirapuk?"

Và đêm nay, ngồi gõ máy tính trong tiếng tích tắc đồng hồ vẫn như giục giã với bao nhiêu kế hoạch cho ngày mai, liệu thời gian, thời gian, trôi qua có vô ích? Chắc rồi cũng "chào bác em ngược" và sớm bỏ nghề Phượt thôi các bác ơi :))=)):LL
 
Last edited:
Re: Vài truyền thuyết về Thành Thiên Đế

Và đêm nay, ngồi gõ máy tính trong tiếng tích tắc đồng hồ vẫn như giục giã với bao nhiêu kế hoạch cho ngày mai, liệu thời gian, thời gian, trôi qua có vô ích? Chắc rồi cũng "chào bác em ngược" và sớm bỏ nghề Phượt thôi các bác ơi :))=)):LL


Hi Tuấn, có đàn trâu Yak tiếp sức rồi nè. Xong vòng kora xuống núi rồi hãy tính đến chuyện bỏ nghề hay không nhé.

Karangaydautien-cacchuboYakchohang.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,089
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top