What's new

[Tổng hợp] Kể chuyện Tây Nguyên

attachment.php

Hoa dã quỳ Đơn Dương (Lâm Đồng)

Đã từ lâu, tôi muốn viết về Tây Nguyên, viết cho chính mình, cho tình cảm của mình với vùng đất cao nguyên này. Tôi viết những gì tôi đã tìm hiểu, cả qua sách, báo, qua mạng và qua những lần lang thang Tây Nguyên. Tôi cũng không biết có hoàn tất được topic không, nhưng cứ viết vậy, gọi là chút chia sẻ.

Tây Nguyên là vùng đất thuộc miền Trung Việt Nam, hiện có năm tỉnh, theo thứ tự từ Bắc vào Nam là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Cách ghi tên như vừa rồi được xem là tên chính thức trong các văn bản hành chính, còn câu chuyện về tên gọi và các tên khác của từng tỉnh, tôi sẽ kể lần lượt sau.

Như những câu chuyện thường kể về các vùng đất, phần đầu tiên là lịch sử ...
 
Last edited:
Một số hình ảnh về Đà Lạt xưa

8. Thác Liên Khàng, khoảng năm 1925 - 1930 (còn gọi là thác Liên Khương, nay không còn do làm thủy điện)

Dalat2_indochine11.jpg


9. Thác Pongour, khoảng năm 1925 - 1930 (hiện nay không còn nhiều nước do làm thủy điện)

Dalat2_indochine12.jpg


10. Thác Cam Ly, khoảng năm 1925 - 1930

Dalat2_indochine13.jpg


11. Thác Gougah, khoảng năm 1925 - 1930 (nay không còn do làm thủy điện)

Dalat2_indochine14.jpg


12. Quang cảnh khu vực hồ Xuân Hương ngày trước và khách sạn Palace, năm 1948

Dalat2_indochine16.jpg


13. Chợ Hòa Bình (chợ Đà Lạt) năm 1940)

Old_Dalat23.jpg


14. Chợ Đà Lạt năm 1950

Old_Dalat14.jpg


15. Nhà Địa Dư thập niên 40

Old_Dalat26.jpg


16. Hồ Xuân Hương thập niên 50

Old_Dalat6.jpg


17.

Old_Dalat63.jpg
 
Một số hình ảnh về Đà Lạt xưa

Loạt ảnh về Lycee Yersin (Trường Cao đẳng Đà Lạt) năm 1948

18.
dalat_indochine5.jpg


19.
dalat_indochine4.jpg


20. Sinh viên trường Lycee Yersin

dalat_indochine6.jpg


21.
dalat_indochine7.jpg
 
Một số hình ảnh về Đà Lạt xưa

22. Nhà Địa Dư, năm 1948

dalat_indochine10.jpg


23. Nhà Thánh Vincent-de-Paul (còn gọi là Nhà thờ Domaine de Mairie) năm 1948

dalat_indochine11.jpg


24. Nhà thờ Con Gà, 1948

dalat_indochine19.jpg


25. Ga Đà Lạt, 1948

dalat_indochine2.jpg


26. Ga Đà Lạt, 1948

dalat_indochine1.jpg


27. Đập Suối Vàng, 1948

dalat_indochine12.jpg


28. Hồ Xuân Hương, thập niên 50

Old_Dalat6.jpg


29. Cầu Ông Đạo, năm 1957

Old_Dalat60.jpg


30. Nhà hàng Thủy Tạ 1960

Old_Dalat7.jpg
 
Last edited:
Một số hình ảnh về Đà Lạt xưa

31. Giáo Hoàng Học Viện, thập niên 60

Dalat_GHHV1.jpg


32. Chợ Đà Lạt, năm 1961

Old_Dalat25.jpg


33. Đường phố Đà Lạt, năm 1961

Old_Dalat27.jpg


34. Thác Ponggour năm 1968

Old_Dalat33.jpg


35. Trung tâm Đà Lạt năm 1968

Old_Dalat34.jpg


36. Đà Lạt, 1969

Old_Dalat36.jpg


37. Lycee Yersin, thập niên 60

Old_Dalat37.jpg


38. Khu Hòa Bình, 1968

Old_Dalat44.jpg


39. Sân bay Liên Khương, 1968

Old_Dalat46.jpg


40. Sân bay Liên Khương, 1968

Old_Dalat47.jpg
 
Cà phê Tây Nguyên

Định kể chuyện cà phê Tây Nguyên nhưng thật đáng tiếc là ảnh mình chụp hoa cà phê bị mất trong lần hư cái ổ WD. Mấy hôm nay có ảnh hoa cà phê của AnnieLe, mình mượn ảnh để minh họa cho câu chuyện về cà phê Tây Nguyên.

Cà phê xuất phát từ Ethiopia, châu Phi, lan ra các nước Bắc Phi và vùng Vịnh, rồi theo các thương nhân Hồi giáo đến Ý qua Thổ Nhĩ Kỳ. Café góc từ Kahveh của tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Kahveh gốc từ Qahwa trong tiếng Ả Rập. Đến thế kỷ XVIII, Pháp là nước tiêu thị cà phê nhiều nhất châu Âu, nguồn cà phê chủ yếu cung cấp cho Pháp là từ các nước thuộc địa châu Phi, lớn nhất là Bờ Biển Ngà.

Thể kỷ XIX, người Pháp đến Đông Dương, và các nhà khoa học của họ nhận ra Việt Nam và Lào có thể là nguồn cung cấp cà phê bổ sung cho Bờ Biển Ngà. Cây cà phê được trồng thử để theo dõi đầu tiên là trong Vườn Bách Thảo ở Sài Gòn vào năm 1865 và được đánh giá là hợp thổ nhưỡng. Sau đó vài năm, khoảng năm 1870, cà phê bắt đầu được trồng thành đồn điền ở Quảng Bình và Quảng Trị, đây là nơi trồng cà phê đầu tiên ở nước ta. Tuy nhiên, chất lượng cà phê không được đánh giá cao. Sau đó, cà phê được trồng thử nghiệm ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hòa Bình và Sơn La, nhưng cũng không được đánh giá cao.

Khoảng năm 1890-1892, người Pháp tấn công các bộ tộc ở vùng Đak Lak hiện nay, và sau khi chiếm được, họ mở con đường từ Ninh Hòa lên Buôn Đôn, nay là quốc lộ 26. Sau đó, họ tổ chức lập các đồn điền lớn, trong đó có cà phê. Những đồn điền cà phê đầu tiên ở Tây Nguyên là ở phía Đông Buôn Ma Thuột và Krong Pak ngày nay. Đó là sự khởi đầu cho cà phê Tây Nguyên.

Khoảng năm 1912-1914, Công ty Cao nguyên Đông Dương (Compagnie des Hauts Plateaux Indochinois - CHPI) và Công ty Nông nghiệp An Nam (Compagnie Agricote d'Asie - CADA) mới đầu tư trồng 260ha cà phê từ km 18 đến km 34 ven quốc lộ 21 (nay là quốc lộ 26). Đó là thời điểm cà phê được người Pháp chính thức trồng tập trung, quy mô lớn tại Buôn Ma Thuột. Cà phê Buôn Ma Thuột được đánh giá là ngon hơn hẳn cà phê Bắc Phi, và người Pháp tiến hành nhân rộng ra một vùng rộng lớn, phía Nam mở rộng đến ĐaK Mil và Di Linh, phía Bắc mở rộng đến Kon Tum.

Đến năm 1925, có khoảng 30 đồn điền cà phê của Pháp được thành lập ở các vùng xung quanh Buôn Ma Thuột, mỗi đồn điền rộng từ vài chục đến hàng trăm hécta.

Trong "Địa chí tỉnh Đăk Lăk" ấn hành năm 1931, Fleur đã mô tả đồn điền cà phê CADA - Công ty Nông nghiệp An Nam như sau: "Công ty Nông nghiệp An Nam có một nhượng địa rộng 8.000 mẫu tây, khai thác được 1.800 mẫu, trồng cà phê 1.000 mẫu, chè xanh 800 mẫu ... Công ty có những cơ xưởng lớn sửa chữa máy móc, nhà để xe, kho tàng, nhà ở của giám đốc, chủ đồn điền... tất cả đều rộng rãi, an toàn và có điện thắp sáng. Nơi ăn ở của công nhân bản xứ tập trung ở hai ngôi làng lớn là Ea Knuêk và Ea Yông. Các đồn điền đều có triển vọng tốt đẹp, cây cà phê được trồng và chăm sóc tốt...".

Chú thích: hai làng trên nay thuộc Krong Pak
 
Cà phê Tây Nguyên

Cà phê được chia thành 3 loại chính:
1 là cà phê Arabica (Coffea arabica), tên tiếng Việt là cà phê chè
2 là cà phê Robusta (Coffea canephora), Việt Nam gọi là cà phê vối
3 là cà phê Liberia (Coffea excelsa), gọi là cà phê mít

Cà phê Arabica được đánh giá cao hơn và có giá cao hơn. Arabica có 2 nhánh là Bourbon và Typica. Việt Nam gọi là cà phê chè do loài cà phê này có lá nhỏ, để thấp giống cây chè.
Brasil và Colombia là 2 nước xuất khẩu cà phê Arabica nhiều nhất.
Cây cà phê Arabica ưa sống ở vùng núi cao. Người ta thường trồng nó ở độ cao từ 1.000-1.500 m. Cây cà phê trưởng thành có thể cao từ 4–6 m, nếu để mọc hoang dã có thể cao đến 15 m. Quả hình bầu dục, mỗi quả chứa hai hạt cà phê.
Cà phê Arabica sau khi trồng khoảng 3 đến 4 năm thì có thể bắt đầu cho thu hoạch. Thường thì cà phê 25 tuổi đã được coi là già, không thu hoạch được nữa. Thực tế nó vẫn có thể tiếp tục sống thêm khoảng 70 năm. Cây cà phê Arabica ưa thích nhiệt độ từ 16-25°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm.
Vị của Arabica là thơm và chua chuyển sang đắng.

Việt Nam ban đầu trồng Arabica, nhưng vùng trồng chỉ cao khoảng 500-1000m. Hơn nữa, Arabica hay bị sâu bệnh hơn so với Robusta nên sau này Việt Nam chuyển qua trồng Robusta là chủ yếu.

Cà phê Robusta được gọi là cà phê vối vì cây gỗ, mọc cao, quả hình tròn. Cà phê Robusta phù hợp trồng ở nơi có độ cao dưới 1.000m, Nhiệt độ ưa thích của cây khoảng 24-29°C, lượng mưa khoảng trên 1.000 mm. Cây cà phê vối cần nhiều ánh sáng mặt trời hơn so với cây cà phê chè.
Robusta có nhiều caffein hơn, vị đắng hơn, đậm hơn nhưng ít thơm hơn Arabica.

Cà phê Liberia gọi là cà phê mít vì cây cao trên 2m, lá to. Vị Liberia chua nhiều hơn Arabica. Đặc trưng của cà phê mít là cây có khả năng chịu hạn cao, thân cao, to, chắc khỏe, dễ trồng nên hay được trồng làm bờ bao cho các vườn cà phê, và làm gốc ghép các loại cà phê khác.

Hiện nay ở Việt Nam sản lượng Robusta chiếm gần 90%. Arabica chiếm khoảng 10%, và Liberia khoảng 1%. Liberia thường dùng để trộn với Arabica và Robusta.

Người Việt Nam cũng chuộng uống cà phê Robusta hơn vì chuộng vị đắng. Arabica thường bị chê là nhạt và hơi chua. Thậm chí cách rang và cách pha Arabica ở Việt Nam bị đánh giá là làm mất cả vị.
Arabica hơn Robusta ở hương thơm. Để giữ hương thơm của Arabica, các công ty ở châu Âu, châu Mỹ, nói chung là trừ Việt Nam sẽ rang Arabica trong nồi kín, còn Việt Nam lại hay cho vào chảo lớn, rang và đảo, như vậy mất đi rất nhiều hương thơm. Arabica cũng không phù hợp với cách pha phin, mà hợp với pha bằng áp suất, hoặc ít ra thì pha bằng vợt hoặc túi lọc.
 
Last edited:
Cà phê Tây Nguyên

attachment.php

Từ khoảng giữa tháng 1, Tây Nguyên vào mùa hoa cà phê. Tháng 1, Tây Nguyên mát lạnh, hoa cà phê thơm nồng len trong không khí. Chạy xe qua những rẫy cà phê ở Tây Nguyên vào mùa hoa cà phê mang lại một cảm giác rất thích thú. Ở những rẫy cà phê lớn và tưới đồng loạt, hoa nở trắng một vùng.

Hoa cà phê mọc trên nhánh, phía trên của lá. Cây cà phê ra hoa nhìn khá lạ mắt, không giống như đa phần những cây khác khi ra hoa. Nhìn hoa cà phê giống như những bông tuyết rơi xuống, đọng trên cành cây.

25047679845_c4c6423b34_c.jpg

Ảnh: AnnieLe

24954388451_3ff3e758b2_c.jpg

Ảnh: AnnieLe​
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,718
Bài viết
1,135,966
Members
192,478
Latest member
hi88ftop
Back
Top