What's new

[Tổng hợp] Kể chuyện Tây Nguyên

attachment.php

Hoa dã quỳ Đơn Dương (Lâm Đồng)

Đã từ lâu, tôi muốn viết về Tây Nguyên, viết cho chính mình, cho tình cảm của mình với vùng đất cao nguyên này. Tôi viết những gì tôi đã tìm hiểu, cả qua sách, báo, qua mạng và qua những lần lang thang Tây Nguyên. Tôi cũng không biết có hoàn tất được topic không, nhưng cứ viết vậy, gọi là chút chia sẻ.

Tây Nguyên là vùng đất thuộc miền Trung Việt Nam, hiện có năm tỉnh, theo thứ tự từ Bắc vào Nam là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Cách ghi tên như vừa rồi được xem là tên chính thức trong các văn bản hành chính, còn câu chuyện về tên gọi và các tên khác của từng tỉnh, tôi sẽ kể lần lượt sau.

Như những câu chuyện thường kể về các vùng đất, phần đầu tiên là lịch sử ...
 
Last edited:
Em xin lót dép hóng các bài tiếp theo của anh.
Em bị cuốn theo và phải đọc 1 lèo luôn ^^.
Niềm hứng thú khám phá các địa danh theo bài này của anh lại trỗi dậy (em cũng chỉ mới khám phá xong dc mỗi Bình Thuận với các con đèo uốn lượn và các bờ biển vắng đấy cát trắng).
 
Re: Tuyến đường sắt Đà Lạt - Phan Rang

Tấm hình này rất đẹp, ngay khúc cua mà đường sắt cặp sát với đường bộ. Tại điểm này, biết bao thế hệ người D'ran đã dừng lại, tất cả cùng ngậm ngùi, bồi hồi nhớ về một thời quá khứ đã xa.




Đầu tiên là những thanh tà vẹt phục vụ đường sắt Bắc Nam, rồi cả những thanh ray và đoạn răng cưa được đưa về các nông trường, nhà máy. Tiếp theo là những chiếc đầu máy, và rồi chứng nhân cuối cùng - chiếc cầu sắt ở D'ran - cũng bị rã thịt mặc cho bao nỗ lực của lãnh đạo và nhân dân Lâm Đồng.


Nơi đã từng có chiếc cầu bắc qua sông


Người Pháp đã mất tổng cộng tới 30 năm để hoàn tất 84 cây số đường và người Việt Nam đã phải đổ biết bao xương máu, mồ hôi, cả sự tủi nhục. Trong chiến tranh, từng km đường được gìn giữ; vậy mà, chỉ một cái gật đầu, báu vật trở thành sắt vụn. Ước mơ bị đóng chặt với người này lại mở ra sự hồi sinh cho người khác, nhân dân Thụy Sĩ hẳn rất biết ơn nhà nước ta.


Ga Eo Gió, nơi gắn bánh răng cưa để chuẩn bị lên đèo



Những dòng chữ vẫn rõ nét với thời gian​




Quá khứ bị bán rẻ, giá trị văn hóa không bảo tồn, giờ muốn hồi sinh, câu nói sao quá dễ dàng


Hầm chui Eo Gió​




Đã không còn là nỗi đau của người Dalat hay D'ran mà là niềm đau chung của mọi người.



Trụ móng trơ gan cùng tuế nguyệt​



Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.

Lịch sử rất công bằng, sẽ phán xét tất cả những gì của ngày hôm nay.

Đọc bài của bác đến đoạn này tự nhiên thấy đau xót quá bác ạ, có 1 cảm giác gì đó mà không thể gọi thành tên
 
Bài của bác quả thật có ích. Cám ơn bác nhiều về những kiến thức và tư liệu của bác để moj người hiểu thêm! Mong thêm nhiều bài viết từ bác
 
đầu kéo xe lửa của tuyến đường sắt răng cưa có thể được coi là 1 bảo vật của vùng đất xứ cao nguyên, giờ đây chỉ còn trong hoài niệm, tiếc quá .. phải chi còn giữ lại được để làm dịch vụ du lịch thì tốt biết mấy..
 
Tuyến đường sắt răng cưa Đà Lạt - Phan Rang là một hoài niệm buồn, tuy nhiên đó là một thời điểm rất khó khăn. Chúng ta tiếc, nhưng có thể hiểu phần nào nguyên nhân dẫn đến vụ mua bán đó. Khi đó, toàn bộ các đầu máy và toa tầu bỏ không, hư hại, rỉ sét, ngành đường sắt không có kinh phí để duy trì, đầu máy này cũng không dùng cho các tuyến đường Bắc Nam được.
 
Nhà thờ Gỗ Kontum

Một công trình kiến trúc tuyệt đẹp và đặc biệt ở Kon Tum là Nhà thờ Chính tòa Kon Tum.

Giáo phận Kon Tum là giáo phận đầu tiên ở Tây Nguyên. Thời vua Tự Đức cấm đạo Công giáo, các giáo sĩ người Pháp đã ủy thác một số thầy người Việt lên vùng người Thượng ở An Khê, thuộc Quy Nhơn để tìm nơi truyền đạo. Kon Tum trở thành vùng đất truyền đạo đầu tiên.

Năm 1913, Nhà thờ Làng Kontum được xây dựng, nằm trong Plei Kontum Kơnâm. Người khởi công trực tiếp xây dựng nhà thờ là Cha Joseph Décrouille Đệ, do một Bá tước người Pháp tài trợ kinh phí. Cha Joseph Décrouille Đệ cũng là người thiết kế nhà thờ, tham khảo ý kiến của Cha Kemlin Văn, một kiến trúc sư. Triển khai thi công là Cha Phước và Cha Lê. Thợ mộc làm nhà thờ là người Việt từ Bình Định, Quảng Ngãi và Quảng Nam lên làm. Nhà thờ còn được gọi là Nhà thờ Địa sở Kon Tum hay Nhà thờ Kon Tum.

Nhà thờ được xây theo kiến trúc Roman kết hợp với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na – sự kết hợp giữa phong cách châu Âu và nét văn hóa của Tây Nguyên Việt Nam. Nhà thờ được xây dựng hoàn toàn bằng phương pháp thủ công với chất liệu hoàn toàn bằng gỗ, trong đó chiếm số lượng nhiều nhất là gỗ cà chít. Các bức tường của nhà thờ đều được xây bằng kiểu vữa trộn rơm, một kiểu làm nhà truyền thống ở miền Trung Việt Nam.

Năm 1918, nhà thờ được xây xong. Tường trình của Đức cha Phụ tá Jeanningros gửi về Hội Thừa sai Paris năm 1918 có đoạn:

“Quang cảnh ngày lễ Ba Vua càng trọng đại tại Kontum, nghi thức làm phép ngôi thánh đường mới đưa vào phụng tự. Đây là một toà nhà rộng rãi và quí giá, được xây dựng bằng danh mộc do Cha Bề trên Kemlin hướng dẫn, và nhờ lòng thiệt thành và rộng rãi tài trợ của Bá Tước De Kergolay; chúng tôi biết ơn cách sâu xa ông Bá tước đã thay thế nhà thờ bằng tranh nứa xưa đã bị hoả hoạn cách 7 năm về trước bằng ngôi thánh đường đẹp này”.

201508b27d49-835c-4e3c-bf72-bb4e1cf39b0b.jpeg

Nhà thờ Kon Tum năm 1927
Nguồn: Giáo phận Kon Tum


Năm 1932, Giáo phận Kon Tum chính thức thành lập, nhà thờ trở thành Nhà thờ Chính tòa Kon Tum.

Năm 1994, Giáo phận Kon Tum tiến hành tu sửa nhà thờ. Sau một thời gian chọn kiến trúc sư, giáo phận đã chọn Kiến trúc sư Nguyễn Hữu An, một người Công giáo, sinh trưởng tại Kon Tum, tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Sài Gòn thời Đệ nhất Cộng hỏa (giai đoạn 1955-1963). Với tâm huyết mình, KTS Nguyễn Hữu An và các đồng sự đã trùng tu nhà thờ giữ lại gần như nguyên vẹn, đặc biệt là mặt chính. Mặt tiền nhà thờ khi mới nhìn vào tưởng chừng cao như cũ, nhưng đã tăng cao hơn một thước, theo kích cỡ nhà thờ đã nới rộng ra, tương xứng với hai hành lang hai bên. Cửa sổ vitraux vẫn ở giữa mặt tiền như cũ, chỉ khác là cửa này kết dính bằng nhiều tấm kính nhỏ, các màu sắc tạo hình cảnh Tây Nguyên, có dòng sông Dak-Bla, có mặt trời ánh sáng rực rỡ toả xuống, có chú voi kéo gỗ, và những người dân tộc trong buôn làng…

Rất tiếc là ảnh những chuyến đi sau này của tôi đến Kon Tum bị mất, nên tôi chỉ còn vài ảnh chụp năm 2009, các bạn xem tạm.

3641517164_ccdca5ab86_o.jpg


3641516868_ff836ba5d4_o.jpg


3641517412_2f18670c9d_o.jpg


3640692873_6986a33799_o.jpg


3641501300_e0a810b66f_o.jpg


3640687715_31b3218e8d_o.jpg


3641492514_8587f5621c_o.jpg
 
Nghĩa một số từ trong địa danh Tây Nguyên

Theo tiếng Êđê (ghi theo từ điển Êđê-Pháp của Durisbourne, Paris 1965)
Krông: suối, sông nhỏ
Ea: nước, sông nói chung
Dak: sông lớn
Chư: núi (gần giống tiếng Chăm là Chơ)
Buôn: làng
Buk: tóc
Jut: cây trúc
Hlang: cỏ tranh

Tiếng Bahnar (theo đại tự điển Bahar-Pháp của Gulleminet)
Dak: nước, sông
Kon: người, làng, bản
Ngok: núi
Tum: đầm lầy, hồ, ao

Tiếng Mnông
Dak: nước

Tiếng Jarai
Plei: làng (gần giống tiếng Chăm là Pơlei)
Ya hay Ia: nước, sông, suối

Tiếng Cơ ho
Đa, Đạ: nước, sông, suối (gần giống tiếng Ê đê là Đak)
 
Một số hình ảnh về Đà Lạt xưa

Loạt bài tiếp theo, tôi sưu tầm một số ảnh về Đà Lạt xưa.

1. Đà Lạt, khoảng năm 1925 - 1930

Dalat2_indochine1.jpg


2. Đà Lạt, khoảng năm 1925-1930

Dalat2_indochine2.jpg


3. Hồ Xuân Hương, khoảng năm 1925-1930

Dalat2_indochine5.jpg


4. Khách sạn Palace, năm 1930

Dalat2_indochine7.jpg


5. Đường phố Đà Lạt

Dalat2_indochine8.jpg


6. Nhà của bác sĩ Yersin ở Đà Lạt

LangBian_photo5.jpg


7. Hồ Xuân Hương, năm 1920

LangBian_photo7.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,718
Bài viết
1,135,969
Members
192,478
Latest member
hi88ftop
Back
Top