What's new

[Tổng hợp] Kể chuyện Tây Nguyên

attachment.php

Hoa dã quỳ Đơn Dương (Lâm Đồng)

Đã từ lâu, tôi muốn viết về Tây Nguyên, viết cho chính mình, cho tình cảm của mình với vùng đất cao nguyên này. Tôi viết những gì tôi đã tìm hiểu, cả qua sách, báo, qua mạng và qua những lần lang thang Tây Nguyên. Tôi cũng không biết có hoàn tất được topic không, nhưng cứ viết vậy, gọi là chút chia sẻ.

Tây Nguyên là vùng đất thuộc miền Trung Việt Nam, hiện có năm tỉnh, theo thứ tự từ Bắc vào Nam là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Cách ghi tên như vừa rồi được xem là tên chính thức trong các văn bản hành chính, còn câu chuyện về tên gọi và các tên khác của từng tỉnh, tôi sẽ kể lần lượt sau.

Như những câu chuyện thường kể về các vùng đất, phần đầu tiên là lịch sử ...
 
Last edited:
Nhân nói đến cô Linh Nga Niê Kdam, mình chia sẻ một bài viết rất rất đáng đọc của cô.

TÂY NGUYÊN CÓ "LỄ ĐÂM TRÂU" KHÔNG?
(Linh Nga Niekdam)


Ở Tây Nguyên xưa kia mùa xuân là “ mùa ăn năm uống tháng – hoă mlan bŏng thŭn, tháng nghỉ ngơi – khai ning nơng ” của mùa no đủ với những lễ, hội liên miên từ làng này sang làng khác, hết nhà nọ đến nhà kia. Tập quán “ ăn trâu” thường có trong những lễ cúng được coi là quan trọng của một gia đình hay một cộng đồng.
Với tôn giáo đa thần, trong các lễ cúng tế liên miên của một gia đình Tây Nguyên ngày xửa ngày xưa, việc “ ăn trâu” chỉ diễn ra trong một nghi lễ quan trọng , như lễ mừng chiến thắng ( trước và sau một cuộc chiến tranh bộ lạc), lễ kết nghĩa với ai đó trong hoặc ngoài bộ tộc ( sống cách biệt nên coi trọng việc kết nghĩa lắm), lễ mừng cơm mới khi thu hoạch được 100 gùi lúa,cưới xin cho người trẻ, chúc thọ cho người già, tang ma, bỏ mả của những gia đình có địa vị cao trong cộng đồng….thường diễn ra khi lúa đã chất đầy trong kho, bắp đã treo kín sà nhà. Nghĩa là mùa no đủ đã tới. Và để làm bất cứ việc gì lớn,quan trọng, người Tây Nguyên không chỉ cầu xin mà còn cảm tạ vô số các vị thần linh ( Yang) để được phò trợ. Con trâu được coi là lễ vật thanh sạch nhất, lớn nhất, và chỉ hiến sinh trâu trong một lễ trọng nào đó, chứ không hề có cái gọi là “ Lễ hội đâm trâu” riêng như hiện nay thường gọi.
Trước đây nhiều gia đình trâu nuôi hàng đàn bóng mượt lông chỉ dùng cho các lễ lạt, chúng không hề bị bắt phải vận chuyển nông sản như con bò hay con voi. Chẳng thế hồi đầu đất nước mới thống nhất, ngành Nông nghiệp hướng dẫn làm ruộng nước, bà con dùng voi đi cày, chứ không dùng trâu. Nay không còn thờ cúng yang, nên đa phần các nơi chuyển sang phát triển đàn bò, mà không nuôi nhiều trâu nữa. Vậy nên con trâu cũng không phải là vật “ đầu cơ nghiệp” như quan niệm ở miền xuôi.
Khi quyết định tổ chức một lễ lớn nào có ăn trâu, trước ngày lễ chính, người ta sẽ buộc con trâu một đêm không cho ăn cỏ, để thanh sạch. Trước khi tiến hành hạ thủ, phải có bài “ khóc trâu” bằng văn vần ( như là thơ lục bát nhưng được hát lên bằng giai điệu bổng trầm ). Nội dung đại ý rằng “ lâu nay trâu ở trong nhà, được coi như anh em. Nay trâu thay mặt con người báo với các thần linh công việc đã xong, đã tốt đẹp, cộng đồng ( gia đình) dâng lễ vật này biểu thị lòng thành và sự cám ơn to lớn đối với các yang, cám ơn mày, ơ trâu…”.
( Trong lễ “Xoay cột cầu mùa” của người Bâhnar Chăm, có nghi lễ 7 người phụ nữ dắt trâu đi 7 vòng quanh cột nêu trong tiếng khấn nguyện của thày cúng, để “ báo cáo” với các thần linh và từ giã cộng đồng. Bài “ Khóc trâu” của tộc người Cơ Tu từng được Huy chương vàng Liên hoan nghệ thuật dân gian ở nhiều nơi)
Người ta phải làm sợi dây bằng nứa bện rất chắc,to ngang cổ tay, chọn những người thật khỏe mạnh để hoặc đâm một nhát trúng tim, con trâu chết ngay, hoặc chặt hai chân sau cho trâu không thể chạy lồng được. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cộng đồng. Sau đó mang trâu đi xẻ thịt, lấy đầu, đuôi đặt lên mâm cúng, huyết bôi lên cột nêu, cây cổ thụ, cột nhà rông, cầu thang nhà sàn, kho lúa… ( báo cáo các vị Yang là làng đã có cúng trâu). Thịt trâu, ngoài làm bữa ăn cộng cảm cho toàn thể cộng đồng còn chia cho mỗi nhà một rẻo nho nhỏ ( Ai cũng được hưởng lộc yang), da để bện thành giây thừng hay để dành bịt trống. Chưa bao giờ và ở đâu có hiện tượng xô đẩy, tranh cướp. Xương đầu trâu, sau đó sẽ treo ở nhà rông, nhà mồ, càng nhiều đầu trâu càng minh chứng cho sự sang giàu, niềm tự hào của làng, của gia chủ.
Đó có thể coi là những hành vi ứng xử toát lên bản sắc rất nhân văn của văn hóa dân gian Tây Nguyên, khi quan niệm thiên nhiên và ngay cả động vật đều như một thực thể sinh động, có linh hồn, nên không chỉ tôn trọng thần linh, thiên nhiên mà còn cả những con vật gần gũi nữa ( với voi đã thuần dưỡng về còn có lễ đặt tên, lễ cúng sức khỏe hàng năm, thậm chí là lễ cưới …).
Vậy nên tập quán “ ăn trâu” trong các lễ lạt thực ra chỉ mang định tính là con vật được hiến sinh mà thôi. Bên cạnh đó, tộc người nào cũng có thể tổ chức “ ăn trâu”, nhưng không phải đều có lễ đâm ( như người Ê đê chỉ cần lấy đầu & đuôi trâu đặt lên mâm lễ vật dâng cúng là xong).
Tuy nhiên, trên thực tế, hàng chục năm nay ở Tây Nguyên rất ít nơi bà con còn tự tổ chức “ ăn trâu”. Vì rằng đa số đã chuyển đổi tín ngưỡng, việc cúng kiếng các yang – thần linh - không còn phù hợp. Hơn nữa, điều kiện kinh tế không cho phép , vì khó mà thu được 100 gùi lúa . Bên cạnh đó, bà con còn rất sợ bị cho là lạc hậu, mê tín, hủ tục .
Vậy thì “ lễ hội đâm trâu” thường diễn ra ở đâu?
Thực ra chỉ có ở các điểm du lịch nhân một lễ lạt nào đó của địa phương, nhằm thu hút du khách. Hoặc nhân một ngày hội hè gì, Ban tổ chức tài trợ kinh phí, yêu cầu một tộc người nào đó tái hiện lại để thực hiện cái gọi là “ lễ hội đâm trâu giữ gìn bản sắc văn hóa”… Đông đảo bà con các tộc người Tây Nguyên cũng không ưng bụng việc ở đâu đó mời thày cúng của buôn làng đến để thực hiện cái gọi là “ Lễ hội đâm trâu” cho du khách thưởng lãm đâu. Bởi người Tây Nguyên không thích thú gì với việc phải cúng “giả vờ”, cũng không có tập tục đốt tiền âm phủ thay cho tiền thật để cầu xin hoặc tạ ơn.
Mùa Khai ning nơng lại về, dẫu không còn ăn trâu thì vẫn mong sao cho tiếng ching chêng lại vang lên đâu đó trong gió đại ngàn, gọi về những vòng suang náo nức gái trai của những ngày lễ hội xa xưa.
Cảm ơn tác giả đã góp bài viết rất nhiều thông tin, kiến thức về Tây Nguyên
 
Đến Đà Lạt qua đèo nào?

Đà Lạt nằm ở độ cao 1.500m so với mặt nước biển, đến Đà Lạt nói chung phải qua đèo. Mình sẽ kể đường chính đến Đà Lạt theo các hướng và con đèo tương ứng.

Đường đèo phổ biến nhất là đèo Prenn (1), theo đường 20/cao tốc lên. Ngay chân đèo là một đường đèo khác là đèo Mimosa (2), con đèo này hầu như chỉ được nhắc tới khi đèo Prenn có chuyện.
Cũng liên quan đến đèo Prenn, có một con đường men theo đèo, là đường qua khu resort hồ Tuyền Lâm, vòng vèo chán chê rồi lên Dinh III. Con đường này qua một khu rừng được đặt tên là rừng Ái Ân, nhưng giờ ít người biết đến cái tên này.
Đi từ Sài Gòn hay Bình Thuận lên, thuận đường thì sẽ qua hai cái đèo này để lên Đà Lạt.

Một con đèo khác cũng thuận đường từ Sài Gòn lên là đèo Tà Nung (3). Đèo này không có tên chính thức, qua vùng Tà Nung để đến Đà Lạt. Có một con đường men theo đèo Tà Nung theo hướng Phi Tô vòng lên Păng Tiêng.
Đèo Tà Nung cũng là đèo thuận tiện để đi từ Đak Nông, Đak Lak lên Đà Lạt.

Về hướng Ninh Thuận, có đèo Đran (4), nối Cầu Đất với Đran. Đran cách Ninh Thuận bằng đèo Sông Pha hay còn gọi là đèo Ngoạn Mục.

Đèo phổ biến thứ năm là đèo Khánh Lê (5). Đèo mới được mang tên là Khánh Lê gần đây thôi, còn trước kia không có tên chính thức, như đèo Hòn Giao, đèo Bidoup, đèo K'Long Lanh (Long Lanh), đèo Khánh Lê, đèo Khánh Vĩnh, đèo Omega, .. Đèo đi qua dãy Hòn Giao, nối Lạc Dương với Khánh Hòa.

Đó là 5 đèo chính và 2 tuyến phụ men theo đèo.

Nhiều quá hen. Chưa hết đâu.

Có một đường đèo rất dài là cung đường từ Krông Nô qua Đankia, qua Cổng Trời Đưng K'nớ. Đó là con đường có từ rất lâu, sau bị bỏ cho hư hại. Đó chính là 722 huyền thoại. Cách đây chừng 8-10 năm, phượt thủ phía Nam đều chọn đây là cung đường thử thách.
Một đường đèo khác thì chưa hoàn toàn hình thành, nhưng cũng là đèo rất dài là đường từ MĐ'rak qua Cư Yang Sin đến Đankia.

Không tính đường đèo thứ 7 kể trên đang làm, bạn đã đi được mấy trong số 6 đường đèo trên?
 
ĐẮK NÔNG

Thời Pháp thuộc, vùng này có cơ quan hành chính đặt tại Đắk Mil và Đắk Song. Thời Việt Nam Cộng Hòa, vào năm 1959 chính quyền thành lập tỉnh Quảng Đức với địa bàn gần giống tỉnh Đắk Nông bây giờ, mục đích thành lập tỉnh và đặt tên tiếng Việt là để thực hiện chủ trương đưa người Bắc di cư giai đoạn 1954-1956 lên vùng này. Ngoài ra, còn có ý nghĩa đặc biệt về quân sự, thiết lập một vùng đệm thưa dân với Đắk Lắk và sát biên giới Cambodia.

Sau 1975, tỉnh Quảng Đức nhập vào tỉnh Đắk Lắk. Năm 2004, thành lập tỉnh Đắk Nông là tỉnh được tách ra từ tỉnh Đắk Lắk, với địa bàn nhỏ hơn tỉnh Quảng Đức xưa.

Đắk Nông xưa là vùng đất của người Mnông. Hiện nay, người Mnông đông thứ 2, chỉ sau người Kinh.
Tên gọi Đắk Nông được cho là từ Đắk Mnông, nghĩa là đất của người Mnông. Đây là cách giải thích rất có lý. Tuy nhiên, toàn bộ tài liệu Pháp và thời Quốc gia Việt Nam không ghi nhận cách gọi Đak Mnông này. Trong các bản đồ cũ nhất, chỉ ghi nhận địa danh Đắk Mil và Đắk Song.
Ở thị xã Gia Nghĩa có một suối tên là suối Đắk Nông, nhưng suối này được cho là sau này mới mang tên gọi này. Ngoài ra, Gia Nghĩa là vùng tái định cư thì thập niên 1950, không phải là vùng đất lịch sử lâu đời của Đắk Nông.
Vào năm 2009, trong một lần đi công tác ở đây, tôi có hỏi một chuyên viên của Sở Văn hóa Thông tin tỉnh, thì anh này trả lời là Sở cũng nhiều lần tìm hiểu nhưng chưa tìm ra cơ sở vững chắc cho nguồn gốc tên gọi Đắk Nông.
Có lẽ, chúng ta tạm thời chấp nhận cách suy nghĩ tên gọi Đắk Nông là tên gọi mới, đặt cho vùng đất cổ của người Mnông.

Trung tâm của Đắk Nông là Thành phố Gia Nghĩa. Vùng đất này trở thành trung tâm hành chính từ năm 1959, với việc thành lập thị xã Gia Nghĩa.
Tên gọi Gia Nghĩa thì tôi tìm hiểu được, là Việt hóa tên suối Đắk Nir. Việc Việt hóa địa danh ở Tây Nguyên khá phổ biến vào giai đoạn đó, và cũng để phù hợp với chính sách đưa người Bắc di cư giai đoạn 1954-56 lên Tây Nguyên.
Thị xã Gia Nghĩa từng bị "tụt" xuống thành thị trấn vào năm 1976, thuộc huyện Đắk Nông. Khi tách tỉnh, Gia Nghĩa vẫn chỉ là thị trấn thuộc huyện Đắk Nông, đến năm 2005 thì tách huyện Đắk Nông thành thị xã Gia Nghĩa và huyện Đắk Glong. Đến đầu năm 2020, Gia Nghĩa lên thành phố. Cho đến cuối năm 2019 thì Đăk Nông là tỉnh duy nhất cả nước không có thành phố.
 
Đắk Nông có Công viên địa chất Đắk Nông. Để các bạn tìm hiểu chính xác, mình chia sẻ trang web chính thức và thông tin rất chuẩn của Công viên địa chất này. Đừng hỏi sao gọi là công viên nhé, mình không biết đâu.
Trang web đây: https://daknonggeopark.com/vi/
Công viên này có gì?
Về địa chất có nhiều hang động, miệng núi lửa
Về đa dạng sinh học có rừng quốc gia
Về văn hóa, rất đặc sắc với nhiều sắc dân

Một điểm đến không thuộc Công viên địa chất Đắk Nông nhưng có nằm trong Khu bảo tồn thiên Tà Đùng thuộc công viên này, đó là Hồ Tà Đùng.

Mình cũng chụp ảnh ở hồ này nhiều lần, nhưng ảnh xấu, thôi lấy ảnh của cụ Tonkin.

29137083_2106344516059366_5721367995616329728_n.jpg




29366285_2114550995238718_7684525176418992128_n.jpg


29060853_2122872814406536_1387336789861676075_o.jpg


79244724_3170004386360035_5796418713708134400_n.jpg


Hồ Tà Đùng không phải là hồ tự nhiên. Đây vốn là xã Đắk Plao và xã Đắk Som, nằm bên dòng sông Đạ Dâng (sông Đồng Nai). Khi làm thủy điện, một phần lớn phần của hai xã này đoạn bên sông trở thành hồ thủy điện, những ngọn đồi trong thung lũng trở thành những hòn đảo.

Hiện nay, để đi hồ Tà Đùng, các bạn đi QL28 đến Đắk Som, ở đó có homestay, nhà nghỉ, quán ăn, điểm sống ảo, và có dịch vụ thuê thuyền đi chơi hồ.
 
Quảng Sơn cách Gia Nghĩa hơn 30km. Từ Quảng Sơn đi về hướng Đắk Plao là cung đường Quảng Sơn - Quảng Khê, thuộc huyện Đắk Glong. Trên cung đường này, bạn sẽ gặp khu tái định cư người H'mông.
Người H'mông là một dân tộc thiên di. Họ đi từ Trung Quốc xuống miền Bắc, và vào đến Tây Nguyên. Người H'mông ở Đắk Nông nghèo, hiền lành.


DSC_7431.jpg


DSC_7420.jpg




DSC_7468.jpg


DSC_7480.jpg


DSC_7410.jpg


DSC_7496.jpg
 
Last edited:
CÁC DÂN TỘC Ở KON TUM

Không tính người Kinh đông nhất, hiện tại ở Kon Tum có 6 dân tộc thiểu số chủ yếu, nhiều nhất là Xơ Đăng, rồi đến Bana.
Trong bảo tàng tỉnh Kon Tum có mẫu trang phục các dân tộc thiểu số, mình chia sẻ với các bạn trang phục của 6 dân tộc này.

Người Xơ đăng (Xê đăng)
KT Xe dang.JPG


Người Ba Na
KT Bana.JPG


Người Giẻ - Triêng
KT Jeh-Trieng.JPG


Người Jarai
KT Jarai.JPG


Người B'râu
KT Brau.JPG


Người Rơ Mâm
KT Ro Mam.JPG
 
CÀ PHÊ MOKA CẦU ĐẤT

Nói đến cà phê Đà Lạt, hầu như ai cũng biết đến Moka Cầu Đất. Nhưng chính xác thì Moka Cầu Đất là cà phê nào?
Thực ra, người Đà Lạt gọi chung một số loại cà phê Arabica thơm ở đây là Moka, trừ Catimor (Catimor thì là một loại cà phê lai giữa Caturra và Timor, mà Timor lại là một loại lai chéo Robusta). Catimor thì mới trồng ở Cầu Đất tầm 30 năm nay thôi, do có năng suất cao hơn, kháng bệnh tốt hơn các loại Arabica lâu năm ở đây. Còn Moka thì được cho là trồng từ khoảng thập niên 1920.
Moka Cầu Đất là Red Bourbon trái hơi tròn, Caturra (một loại Bourbon) trái vàng và Typica trái hơi dài.
Mình xin giới thiệu các loại Moka này.

Red Bourbon trái hơi tròn, hạt có rãnh xéo

Moka Red Bourbon 3.jpg


Moka Red Bourbon 2.jpg


Moka Red Bourbon.jpg


Moka Red Bourbon nhan.jpg



Caturra vàng, hạt có rãnh xéo và có cái móc

Yellow trai dai.jpg


Ca phe vang nhan.jpg



Typica trái hơi dài, hạt có rãnh xéo và cũng có cái móc

Moka Typica dai 1.jpg


Moka Typica 2.jpg


Moka Typica.jpg


Moka Typica nhan.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,665
Bài viết
1,170,962
Members
192,319
Latest member
u888ceo
Back
Top