What's new

Khám phá Sơn Đoòng-Thấy yêu thêm khúc ruột Miền Trung

Cái tên Sơn Đoòng đối với những người hay đi và thích đi phượt có sức hút rất kỳ lạ. Đó là vì nó mới được phát hiện và công bố chính thức năm ngoái. Đó là vì nó to nhất thế giới. Đó là vì nó hầu như chưa có phượt gia nào đặt chân đến ngoài nhóm hỗn hợp của Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh (British Cave Royal Association-BCRA) và những người dân địa phương như anh Hồ Khanh. Điểm cuốn hút của nó còn là các bức ảnh, thông tin được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng với lời khẳng định chưa khám phá hết cái hang này, chưa biết hết về cái hang này và nhiều điều còn đang phải cần thời gian và tiền bạc để làm rõ hơn=)).

Trong bối cảnh đó, bạn thử nghĩ xem nếu bạn là một trong những phượt tử đầu tiên được đặt chân đến đây, được cắt rừng, lội suối, vượt dốc vượt đèo, được khám phá cái hang này thì cảm giác thỏa mãn sẽ như thế nào? Sẽ thấy yêu hơn dải đất Miền Trung nắng gió mà còn nhiều bí hiểm với những kỳ quan thiên nhiên chưa được biết tới. Và trên hết, thấy yêu hơn, tự hào hơn về đất nước Việt Nam mình.

Đoàn chúng tôi đi có đúng 20 người. Ngoài người dẫn đường, hậu cần và Kiểm lâm thì có thể kể là 12 phượters, trong đó có những người đây là chuyến đi đầu tiên. Mỗi người một cảm nhận, một quan tâm, một mong muốn trong chuyến đi này. Và cũng thật khác nhau trong cách mà họ chia sẻ thông tin về chuyến đi để đời, thám hiểm hang Sơn Đoòng và rừng Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.

Vì tiếp sau đây còn có thể có nhiều đoàn đi nữa nên tôi cũng muốn chia sẻ lại những cảm nhận và kinh nghiệm của mình trong chuyến đi này ngõ hầu giúp ích được thêm các thông tin mà mọi người cần. Đây hoàn toàn là những trải nghiệm cá nhân và có thể rất khác với các thành viên khác trong đoàn rất mong mọi người nhiệt tình bổ xung, chỉnh sửa. Tôi cũng cố gắng viết nhanh, tập hợp ảnh và thông tin cho topic được liền mạch:))

Qua đây, tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến bác Big và Cơ quan của bác đã giúp tổ chức công tác xin phép, hậu cần, hướng dẫn thông tin chu đáo, tận tình. Nếu các đoàn tiếp theo có bác đứng ra tổ chức, tôi nghĩ chắn chắn sẽ thành công không kém gì đoàn chúng tôi đã đi. Tôi cũng xin được cám ơn tất cả các thành viên trong đoàn. Họ là cảm hứng cho những bức ảnh tôi chụp, là nguồn động viên khi mệt mỏi. Họ đã giúp đỡ, chia sẻ các kinh nghiệm cá nhân của mình và các bức ảnh trong toàn bộ quá trình thám hiểm:L.

Tôi cũng xin phép nói rõ, các hình ảnh minh họa cho câu chuyện của mình được lấy từ nguồn ảnh tôi chụp. Tôi cũng xin phép sử dụng những hình ảnh của thành viên khác để làm rõ hơn câu chuyện. Trường hợp tôi dùng ảnh của các thành viên khác tôi sẽ chú thích rõ để các bác biết.



Điểm bắt đầu của hành trình. Ảnh bác Big

DSC06791.jpg


Từ trái qua phải: An QB, Bác Dugia, Bác BM, Big, Tenten, vợ bác Dugia, V. cô gái QB-bạn An QB, Hachip, Homeless, Mèo hoang, Sami, Hai anh dẫn đường, Bác Quang, Anh dẫn đường và Hồ Khanh. Ngoài ra còn 4 anh Kiểm lâm vào rừng cắm trại đợi đoàn từ hôm trước.

Nhưng thực ra, đối với tôi chuyến đi đã bắt đầu từ trước đó rất lâu rồi...
 
Last edited:
IMG_0048.jpg


Suối Đoòng nhìn về phía hạ nguồn



IMG_0049.jpg


Mọi người qua suối, nước cũng ngập quá đầu gối. Ảnh Sami


Có một người luôn lặng lẽ chốt đoàn và chụp ảnh cho anh em. Nhờ vị trí và sự chuyên nghiệp, chúng tôi đã có những tấm ảnh có nhiều thành viên trong đoàn nhất trong cả chuyến đi. Những tấm ảnh dưới đây của bác Quang cho thấy các tư thế tác chiến của bác Dugia. Được đi với cả đoàn chuyến này thật là may mắn:L


IMG_8666.jpg



DSC_0102.jpg



DSC_0104.jpg
 
Chúng tôi đến nơi tập kết lúc hơn 11h AM tức là khoảng 2,5h tính từ lúc xuất phát và đã đi được khỏang 5km. Nơi tập kết chỉ có mấy cái cọc gỗ đóng xuống làm nơi mắc võng và hôm qua các anh Kiểm lâm đã ở lại trong này. Chỗ này ở hẳn dưới tán rừng, rất mát nhưng cũng ngay bên cạch suối để tiện việc lấy nước nấu ăn. Chúng tôi quẳng ba lô xuống đất hay treo lên cây để cất đi gánh nặng đã hành hạ những đôi vai từ sáng đến giờ. Trong khi mọi người tảm mát nghỉ ngơi chụp ảnh thì các anh Porters lo kiếm củi, nhóm bếp nấu mì.


IMG_8668.jpg



IMG_8669.jpg


Chúng tôi quyết định ăn mì cho nhanh và lúc này nếu mà có cơm chắc cũng không ăn được vì còn chặng đường dài phía trước, không nên ăn quá no. Nồi được bắc trược tiếp trên các thanh gỗ đun chứ không kiếm đá làm kiềng. Điều này lúc đầu làm tôi sợ khi củi cháy thì nồi sẽ đổ hoặc nghiêng. Nhưng sau cũng không có vấn đề gì vì củi trong rừng rất nhiều, to nhỏ khác nhau. Khi các thanh củi nhỏ cháy làm nước sôi thì các thanh to mới bắt đầu bén và việc nấu ăn đã kết thúc. Hơn nữa, khi không có mấy ông đầu rau, củi chất dễ dàng hơn rất nhiều.


IMG_5089.jpg



DSC_0105.jpg


Và chỉ loáng một cái, nồi nước to đùng đã sôi. Mọi người bắc ra, bỏ mì gói vào và món mì thơm giữa rừng sâu đã sẵng sàng cho việc tự phục vụ.
 
Thế rồi là bướm, bướm hàng ngàn con bay, đậu kín nơi lèn đá, doi đất khô bên suối. Vào rừng Trường Sơn mới hiểu thế nào là câu "nước khe cạn bướm bay trên lèn đá", cảnh mà không thể có được nơi phồn hoa đô thị. Và cảnh tượng này cũng là một cảnh đắt giá của chuyến đi mà với nhiều người khó gặp lại lần thứ 2 trong đời.

Có rất nhiều loại bướm to nhỏ, lớn bé, mầu sắc khác nhau. Đưa hết cả lên đây để các bác xem, em không có bình luận gì thêm.


IMG_5087.jpg



IMG_0051.jpg



IMG_0053.jpg



IMG_0054.jpg



IMG_0055.jpg



IMG_0057.jpg



IMG_0058.jpg


Ảnh: Sami+Dugia
 
Có một hàng rào chắn ngang lối đi. Tôi biết ngay là nó để làm gì nhưng lại không ngờ rằng phía sau cái rào kia là một thế giới sống gần như cô lập với thế giới bên ngoài. Đến được với họ cũng khó khăn như trèo qua chính cái rào kia vậy. Cái rào như là hiện thân của sự ngăn cánh giữa giàu và nghèo, tiên tiến và lặc hậu, lạc quan và bi quan, suy thoái (Nếu không muốn nói là thoái hóa) và phát triển...


IMG_8639.jpg

Sau cái hàng rào kia có một sự thật khiến người ta phải đau lòng....

Em xin bác, bác có quở trách/ máng/ phạt chi em cũng chịu, cái tội chưa xin phoép bác nhưng em đã quote 1 vài pót của bác sáng 4r khác làm tư liệu ạ. Em hứa là ghi nguồn đầy đủ rõ ràng ^_^
 
Em xin bác, bác có quở trách/ máng/ phạt chi em cũng chịu, cái tội chưa xin phoép bác nhưng em đã quote 1 vài pót của bác sáng 4r khác làm tư liệu ạ. Em hứa là ghi nguồn đầy đủ rõ ràng ^_^


Cái này gọi là tiền trảm hậu tấu còn gì. Mình có ý kiến gì thì bạn cũng đã post rồi:T

Đùa tí thôi, đã chia sẻ với anh em, tiếc gì mấy cái ảnh lẻ=)):L
 
Như trên tôi đã viết, có bốn anh kiểm lâm đã vào đã vào rừng hạ trại tại vị trí này để đợi chúng tôi từ hôm trước. Các anh chỉ mang theo võng, một cái nồi con, ít gạo muối. Còn thức ăn là cá suối. Mùa này nước cạn, suối trong. Khi lội qua suối chúng tôi nhìn rõ rất nhiều cá. Cá từng đàn, con lớn con bé theo nhau bơi qua bơi lại nhưng nếu không có lưới thì không tài nào bắt được. Tối qua, các anh mắc võng ngủ lại đây và đã thả lưới từ sáng. Lúc chúng tôi đến, các anh đang thu lưới và chiến lợi phẩm cũng khá. Lưới này mượn tại bản Đoòng chứ không phải các anh mang theo. Tôi biết vậy là do lúc về, khi đi ngang qua bản này các anh đã trả lại.


DSC_0108.jpg


Như vậy, bà con ở đây cũng có lưới bắt cá và làm nhiều thứ khác nữa cải thiện đời sống chứ không hẳn là hoàn toàn đói kém như tôi nghĩ lúc đầu khi qua bản. Tuy nhiên, sản vật tự nhiên sẵn có không đồng nghĩa với việc người ta sẽ no nê và không bị suy dinh dưỡng. Dân trí thấp góp phần không nhỏ vào nghich cảnh này.


IMG_5091.jpg


Mọi người xúm lại gỡ cá khỏi lưới nhưng thực sự lúc ăn mì, cá còn đang gỡ ra và đi làm sạch dưới suối, tôi không được con nào. Sau này lúc mọi người nướng ăn, tôi cũng không được con nào. Phải nói rõ như vậy để đến lúc vào hang Én, chén bát súp cá giữa rừng già lần đầu tiên thấy đời lên hương không lời nào tả nổi cảm giác hưởng thụ lúc đó. Hạnh phúc là gì, cần cóc gì phải đao to búa lớn. Với tôi đó chỉ là bát canh cá nấu theo kiểu Quảng Bình được thưởng thức giữa đại ngàn Trường Sơn, bên những bạn hữu mà hôm qua còn chưa biết họ là ai. Chỉ đơn giản vậy thôi.


IMG_5093.jpg
 
Lúc đến nơi, tôi tháo giày, lột tất, cởi bỏ quần dài vướng víu và đi đôi dép dọ cho thoải mái. Sợ vắt bám vào đồ nên tôi treo hết lên một đầu cọc mắc võng và cũng không dám ngồi bệt xuống thảm rừng vì chỗ này cũng có vắt. Phải lấy cái túi nilong bọc đôi dép nhựa tìm trỗ không có cỏ trải xuống đất rồi mới ngồi. Trong ảnh dưới, cái ông ngồi dưới võng lão Big kia chính là tớ sau khi đã chút được đống quần áo trên người:))


IMG_5094.jpg


Buổi sáng sớm, mỗi anh em ăn một bát phở bò. Sau mấy tiếng leo trèo thì giờ chả còn gì, ai cũng đói lắm. Thôi thì có loại gì ăn tạm được móc ra ăn đỡ đợi mì chín. Chúng tôi ăn mì trước các anh Kiểm lâm vì cái nồi nhỏ các anh đựng cá còn cái nồi lớn của chúng tôi các anh porters mang theo chỉ đủ nấu cho 16 người. Mỗi người một bát, tự lấy mì ăn. Cái bát nhựa gặp mì và nước nóng mềm oặt trên tay tôi. Chỉ một loáng, nồi mì chỉ còn nước, mà nước cũng ngon, chỉ là hơi nóng chút. Nước mang theo cũng còn không nhiều, thêm bát nước này đỡ nước uống dọc đường nhiều lắm=)).


IMG_5095.jpg


Bếp lại được bắc lên nấu mì lần hai. Lúc này cá đã sẵn sàng và mọi người cũng bắt đầu nướng và chia nhau ăn. Lúc đó tôi chỉ tập chung vào nồi mì thứ 2 này để chén thêm một bát. Mì ăn trên bát con lại nước thì sức tôi biết mấy bát cho đủ. Thôi thì chia nhau ăn, hết cái thì vét nước. Cuối cùng không ai ăn nữa, nước cũng đổ đi để rửa nồi. Do đó, tôi uống thêm hai bát nước dù các anh Quảng Bình ăn mặn kinh.


IMG_0059.jpg



IMG_0060.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
58,578
Bài viết
1,169,187
Members
191,431
Latest member
tranquyetdoan
Back
Top