What's new

Khám phá Sơn Đoòng-Thấy yêu thêm khúc ruột Miền Trung

Cái tên Sơn Đoòng đối với những người hay đi và thích đi phượt có sức hút rất kỳ lạ. Đó là vì nó mới được phát hiện và công bố chính thức năm ngoái. Đó là vì nó to nhất thế giới. Đó là vì nó hầu như chưa có phượt gia nào đặt chân đến ngoài nhóm hỗn hợp của Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh (British Cave Royal Association-BCRA) và những người dân địa phương như anh Hồ Khanh. Điểm cuốn hút của nó còn là các bức ảnh, thông tin được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng với lời khẳng định chưa khám phá hết cái hang này, chưa biết hết về cái hang này và nhiều điều còn đang phải cần thời gian và tiền bạc để làm rõ hơn=)).

Trong bối cảnh đó, bạn thử nghĩ xem nếu bạn là một trong những phượt tử đầu tiên được đặt chân đến đây, được cắt rừng, lội suối, vượt dốc vượt đèo, được khám phá cái hang này thì cảm giác thỏa mãn sẽ như thế nào? Sẽ thấy yêu hơn dải đất Miền Trung nắng gió mà còn nhiều bí hiểm với những kỳ quan thiên nhiên chưa được biết tới. Và trên hết, thấy yêu hơn, tự hào hơn về đất nước Việt Nam mình.

Đoàn chúng tôi đi có đúng 20 người. Ngoài người dẫn đường, hậu cần và Kiểm lâm thì có thể kể là 12 phượters, trong đó có những người đây là chuyến đi đầu tiên. Mỗi người một cảm nhận, một quan tâm, một mong muốn trong chuyến đi này. Và cũng thật khác nhau trong cách mà họ chia sẻ thông tin về chuyến đi để đời, thám hiểm hang Sơn Đoòng và rừng Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.

Vì tiếp sau đây còn có thể có nhiều đoàn đi nữa nên tôi cũng muốn chia sẻ lại những cảm nhận và kinh nghiệm của mình trong chuyến đi này ngõ hầu giúp ích được thêm các thông tin mà mọi người cần. Đây hoàn toàn là những trải nghiệm cá nhân và có thể rất khác với các thành viên khác trong đoàn rất mong mọi người nhiệt tình bổ xung, chỉnh sửa. Tôi cũng cố gắng viết nhanh, tập hợp ảnh và thông tin cho topic được liền mạch:))

Qua đây, tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến bác Big và Cơ quan của bác đã giúp tổ chức công tác xin phép, hậu cần, hướng dẫn thông tin chu đáo, tận tình. Nếu các đoàn tiếp theo có bác đứng ra tổ chức, tôi nghĩ chắn chắn sẽ thành công không kém gì đoàn chúng tôi đã đi. Tôi cũng xin được cám ơn tất cả các thành viên trong đoàn. Họ là cảm hứng cho những bức ảnh tôi chụp, là nguồn động viên khi mệt mỏi. Họ đã giúp đỡ, chia sẻ các kinh nghiệm cá nhân của mình và các bức ảnh trong toàn bộ quá trình thám hiểm:L.

Tôi cũng xin phép nói rõ, các hình ảnh minh họa cho câu chuyện của mình được lấy từ nguồn ảnh tôi chụp. Tôi cũng xin phép sử dụng những hình ảnh của thành viên khác để làm rõ hơn câu chuyện. Trường hợp tôi dùng ảnh của các thành viên khác tôi sẽ chú thích rõ để các bác biết.



Điểm bắt đầu của hành trình. Ảnh bác Big

DSC06791.jpg


Từ trái qua phải: An QB, Bác Dugia, Bác BM, Big, Tenten, vợ bác Dugia, V. cô gái QB-bạn An QB, Hachip, Homeless, Mèo hoang, Sami, Hai anh dẫn đường, Bác Quang, Anh dẫn đường và Hồ Khanh. Ngoài ra còn 4 anh Kiểm lâm vào rừng cắm trại đợi đoàn từ hôm trước.

Nhưng thực ra, đối với tôi chuyến đi đã bắt đầu từ trước đó rất lâu rồi...
 
Last edited:
Tôi vẫn đang theo dõi câu chuyện của bác Home. Chuyện thật bổ ích. Hãy bỏ qua những hạt sạn bên đường, mời bác tiếp tục.
 
@ All: Thôi các bác, một vấn đề có thể nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau. Cũng cánh rừng ấy, người nhìn bảo chả có gì. Người khác lại thấy bao nhiêu thứ. Cái này phụ thuộc vào trình độ, khả năng của mỗi người, cũng là lẽ bình thường, không có gì đáng phải nặng nhẹ. Để tôi tiếp tục câu chuyện các bác xem ngõ hầu có thêm chút thông tin để sau này nếu các bác có cơ hội vào đó thì có thể cảm nhận lại theo ý mình. Như vậy có tốt hơn chăng?

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Bản Đoòng chỉ là một điểm trên con đường chúng tôi đi. Đã có lúc trong lịch trình chúng tôi định nghỉ lại ăn uống ở đây và lấy đây làm căn cứ đi khám phá phía trong. Sau thấy nó cũng không tiện nên thôi. Đã gần trưa, trời nắng gắt chúng tôi nghỉ lại tại bản này dưới bóng một cây cọ to. Cũng chẳng có thời gian để tìm hiểu kỹ xung quanh nhưng nếu để ý kỹ thì cũng thấy những điều cần thấy: về cuộc sống, con người, về sinh kế...Nếu thành viên nào mà chịu khó lần mò chụp cái này, hỏi cái kia thì thậm chí không có thời gian để nghỉ.


IMG_5057.jpg


Rồi thì cũng đến lúc lên đường. Chúng tôi vào như nào thì ra như vậy nghĩa là phải trèo rào một lần nữa. Cái hàng rào này vây quanh cái bản nhỏ này chỉ có một mục đích duy nhất là để những con bò nhốt bên trong không bị lọt ra ngoài đi hoang.


IMG_5069.jpg



IMG_8655.jpg


Bên cạnh những căn nhà lợp tôn là thứ vật liệu ngoại lai thì vẫn còn những căn nhà mái cọ nằm trong thung lũng. Chúng tôi chỉ thấy chúng trên đường đi chứ không có cơ hội thâm nhập vào bên trong để tìm hiểu. Vì mục đích của chúng tôi là hang Sơn Đoòng, phải đến được hang Én an toàn trước khi trời mưa, nên dù còn nhiều lưu luyến nơi đây chúng tôi cũng phải vẫn phải vội vã lên đường.


IMG_5070.jpg
 
Qua khỏi bản nhỏ, chúng tôi đi nốt những đoạn đường mòn cuối cùng vì sau đó chúng tôi sẽ đi men theo dòng suối Đoòng và hầu như rất ít người đi lại trong vùng này để nó có thể thành đường. Đó là lý do phải có người dẫn đường. Vấn đề là không có đường sao lại còn dẫn đường? Các anh dẫn đường đi theo chí nhớ, theo hướng nên cũng chẳng cần đường. Đi đến đâu thì đánh dấu lại để người đi sau biết mà theo.


IMG_5074.jpg



IMG_8656.jpg



IMG_5075.jpg



IMG_8657.jpg
 
Kụ Home mấy hôm nay đi đâu mà không viết tiếp vậy ? Tôi ngóng suốt !!!

Em cũng muốn viết nhanh cho song, đặc biệt là cuối tháng này các cụ lại vào hang giống em. Nhưng mà mấy hôm nay em bựm kiếm sèng đi phượt nên đã để các cụ phải ngóng. Đáng phạt:T

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Con suối Đoòng quanh co chảy từ Thượng Đoòng về phía Hạ Đoòng trước khi nhập vào dòng sông Con chảy ra động Phong Nha-Kẻ Bàng. Tất nhiên sông Con có nhiều chi lưu nhưng lượng nước mà dòng suối Đoòng này bổ xung vào đóng một vai trò quan trọng. Dòng suối có nhiều đoạn uốn khúc nên chúng tôi cứ lội qua đoạn này, lên bờ đi được một đoạn lại lội tiếp. Độ dốc ở đây không lớn, nước chảy mùa khô cũng không nhiều nhưng dấu vết mà nó để lại mùa mưa còn rất rõ trên đường đi. Tôi sẽ tả kỹ khi đến đoạn đó. Điều đó cho thấy mùa mưa con suối này hung tợn như thế nào.



IMG_8658.jpg




IMG_8659.jpg


Lúc này, tất cả mọi người đều lội suối. Việc giữ khô giầy, quần là không thể. Nếu bác nào đi dép dọ thì sẽ dễ đi hơn khi qua suối. Em đi giầy bộ đội nước vào cứ ì oạp mãi lúc lên bờ mặc dù giày này có đột hai lỗ thoát nước.


IMG_8660.jpg


Riêng tôi rất thích lội nước vì nước lạnh, làm mát và rịu đi các cơn đau ở đầu các ngón chân. Đó là hệ quả của việc xuống dốc liên tục ở đoạn trên, trọng lượng cơ thể dồn vào mũi giày gây đau. Đấy là giày tôi đã đi quen. Chứ là giày mới, sẽ có nhiều người bị phồng rộp, mọng nước và rất đau. Nước làm các đầu ngón chân đỡ tụ máu và quã đường còn lại, tôi đi thoải mái hơn rất nhiều.
 
Dòng suối Đoòng đoạn này không rộng nhưng bên dưới nhiều đá cuội, sỏi to nên đi cũng không dễ. Những ai ống quần rộng, thấm ướt nước đi qua dòng suối đoạn này thì cũng gặp chút ít khó khăn. Hai bên bờ một một số chỗ giữa dòng có cây bụi và lau mọc. Những bụi lau mùa này phơi cờ trắng phau khiến khung cảnh thêm phần lôi cuốn. Trời lúc này rất nắng, đặc biệt là các đoạn không đi dưới tán rừng.

IMG_8661.jpg




IMG_5076.jpg



IMG_5077.jpg



Cả đoàn lần lượt qua suối. Chỗ này không đi trong rừng nên có thể chụp ảnh thấy được nhiều thành viên. Dù vác nặng, đường xa mệt mỏi nhưng ai cũng cố gắng chụp vài kiểu ảnh xung quanh. Đó là lí do trong các bức ảnh trên, ai cũng tay máy lăm le nhả đạn. Và bác Dugia, để bác gái độc lập tác chiến nơi rừng sâu, muỗi vắt để chụp ảnh. Và chính vì vậy, chúng ta có những tấm ảnh đẹp ở đây và trên đoạn đường còn lại khi máy ảnh của tôi có vấn đề.


IMG_5075.jpg
 
Sông Son hay sông Con?

Ở phần trên tôi có viết là Sông Con. Người Quảng Bình nói sông Son và Con gần như nhau, tôi nghe không rõ. Sau khi hỏi bạn Gúc thì kết quả nó ra như này:

Sông Son hay còn gọi là sông Tróc là một chi lưu của sông Gianh ở Bắc Trung Bộ Việt Nam. Sông chảy hoàn toàn trên địa phận tỉnh Quảng Bình. Một phần thượng nguồn của sông dài 7.729 mét chảy ngầm trong các núi đá vôi ở phía tây Quảng Bình. Nó hợp lưu với sông Gianh tại gần thị trấn Ba Đồn.

Có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc của tên dòng sông Son. Một truyền thuyết cho rằng vì vào đầu thế kỷ 19, quân Tây Sơn bị quân của Nguyễn Ánh giết chết nhiều tại sông này, máu loang ra đỏ cả dòng sông. Truyền thuyết khác kể về một chuyện tình giữa một cô gái con nhà giàu và một chàng trai con nhà nghèo. Mặc dù bị gia đình phản đối do không môn đăng hộ đối, cô gái vẫn sắt son. Cuối cùng hai người dẫn nhau tới dòng sông này tự vẫn. Người dân quanh vùng cảm động trước mối tình của hai người nên đặt tên là sông Son. Tuy nhiên, nhiều người địa phương nói rằng gọi là sông Son vì vào mùa mưa lũ, nước sông rất đỏ.


IMG_9185.jpg


Đợt này chúng tôi không đi PN-KB do đó không đi thuyền trên sông này. Nhưng trên đường quay ra có ghé nhà anh Hồ Khanh, tôi có đi ra phía sau nhà anh chụp ảnh dòng sông Son này.


IMG_9186.jpg

Nhưng giờ không phải là mùa lũ, nước trong văn vắt.
 
Cuối cùng thì cả đoàn cũng qua suối một cách an toàn. Tôi không biết các bạn đồng hành cảm nhận như nào về chuyến khám phá này chứ bản thân tôi dù đã rất quen với những chuyến đi rừng nhiều ngày vẫn cảm thấy rất mới lạ. Có thể là do địa hình và sinh thái ở đây khác với những cánh rừng ở vùng núi phía Bắc mà tôi đã qua. Có thể là được đi với những người bạn mới mà rất nhiều người trong số họ tôi mới gặp lần đầu dù biết tiếng và cảm phục đã lâu trên diễn đàn. Có thể là do được lội suối sau những quãng đường dài đèo dốc vất vả. Có thể là động lực bên trong, một chút tự sướng pha chút tự hào về chuyến đi mà nhiều người ấp ủ nhưng lại phải bỏ cuộc vào phút cuối vì những lí do cá nhân...Có hàng nghìn lý do có thể kể ra đây nhưng có một điều phải nói ngay là chúng tôi đã rất may mắn khi có những bạn hữu đã bỏ ra rất nhiều tâm huyết và công sức chuẩn bị cho chuyến đi này, những thứ không thể đo được bằng tiền


IMG_0044.jpg



IMG_0046.jpg


Toàn cảnh đoàn vượt Suối Đoòng lần thứ nhất. Ảnh Sami


Qua suối, chúng tôi lại đi lọt vào một lòng suối cạn, là một nhánh của con suối Đoòng vào mùa mưa. Mùa này khô, nước rút khỏi đây nên lòng suối chỉ còn lại đá cuội và cát. Rất nhiều cát mịn lẫn với lá khô dưới chân chúng tôi. Đng đi trên nền cứng, đi vào cát dù không thụt thì chân cũng cảm thấy nặng hơn nhiều. Cảm giác này chúng tôi còn gặp lại vài lần trên chuyến đi mỗi khi qua những nơi có cát.


IMG_8662.jpg



IMG_8663.jpg



IMG_8664.jpg


Dấu vết mà dòng suối cạn để lại cho thấy nó khá to và sâu vào mùa mưa. Như vậy nếu nhánh này đầy nước thì suối Đoòng kia sẽ rộng cỡ nào?
 
Chúng tôi lại cắt qua suối một lần nữa. Đoạn này suối rộng hơn nhiều so với đoạn trước nhưng nước vẫn trong. Dưới đáy có nhiều bùn, điều này hơi lạ vì thường dòng suối chảy liên tục, nước cuốn bùn đi nên chỉ có sỏi đá. Chắc mùa này nước ít, tốc độ dòng nước chảy thấp nên bùn đọng lại?



IMG_8665.jpg


IMG_8667.jpg


Chỉ cần qua đến bên kia suối, chúng tôi sẽ đến điểm tập kết đầu tiên, sẽ được nghỉ lại lâu hơn và được ăn trưa. Vì thế ai cũng hăm hở đi.


DSC_0100.jpg


IMG_5078.jpg


Ảnh: Bác Quang già
 
Đoàn hàng môt lần lượt qua suối. Ở suối đoạn này có nhiều cái để xem, để chụp. Sang đến bờ bên anh em kia lại tản ra. Người mất hút dưới tán rừng rậm rạp. Người quay lại suối chụp bướm trên lèn đá hay chụp cảnh gỡ lưới bắt cá của các anh Kiểm lâm.


IMG_5079.jpg



IMG_5081.jpg


Bác Quang còn rất tươi tắn dù ba lô của bác phân nửa là rượu và khô cá bác mang đi từ Hà Nội vào. Hai anh em đứng giữa suối nhờ bác Dugia chụp cho kiểu ảnh. Đi đoàn đông bạn sẽ được động viên rất nhiều và bạn sẽ vượt qua chính mình dù có lúc bạn muốn bỏ cuộc vì quá mệt. Tôi ít hơn bác Quang cả chục tuổi. Bác đi được như vậy lẽ nào tôi và các anh em khác không theo? Đó cũng là lí do để mọi người thêm cố gắng đi đến đích. Sau này ở Kinabalu, khi chỉ còn leo có một mình trên những chặng cuối cùng của đỉnh núi cao nhất Đông Nam Á tôi mới thấy thấm thía giá trị của bạn đồng hành là như thế nào.


IMG_5082.jpg



IMG_5084.jpg

Suối Đoòng rất nhiều cá. Các anh Kiểm lâm vào rừng hạ trại từ hôm trước để đón đoàn của chúng tôi đã thả lưới từ lâu và khi chúng tôi đến thì đang thu cá. Trong chuyến đi này, 10kg thịt lợn cho 20 người trong 3 ngày chả thấm vào đâu. Quá nửa số thức ăn còn lại là cá suối chúng tôi bắt được từ dòng suối này. Trong vườn Quốc gia này, cá chắc cũng được bảo vệ? Nhưng nói thật là nếu chỉ cần khai thác du lịch hay có vài đoàn vào đây thì không biết cá suối kia có còn không?
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
58,578
Bài viết
1,169,187
Members
191,431
Latest member
tranquyetdoan
Back
Top