What's new

Khám phá Sơn Đoòng-Thấy yêu thêm khúc ruột Miền Trung

Cái tên Sơn Đoòng đối với những người hay đi và thích đi phượt có sức hút rất kỳ lạ. Đó là vì nó mới được phát hiện và công bố chính thức năm ngoái. Đó là vì nó to nhất thế giới. Đó là vì nó hầu như chưa có phượt gia nào đặt chân đến ngoài nhóm hỗn hợp của Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh (British Cave Royal Association-BCRA) và những người dân địa phương như anh Hồ Khanh. Điểm cuốn hút của nó còn là các bức ảnh, thông tin được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng với lời khẳng định chưa khám phá hết cái hang này, chưa biết hết về cái hang này và nhiều điều còn đang phải cần thời gian và tiền bạc để làm rõ hơn=)).

Trong bối cảnh đó, bạn thử nghĩ xem nếu bạn là một trong những phượt tử đầu tiên được đặt chân đến đây, được cắt rừng, lội suối, vượt dốc vượt đèo, được khám phá cái hang này thì cảm giác thỏa mãn sẽ như thế nào? Sẽ thấy yêu hơn dải đất Miền Trung nắng gió mà còn nhiều bí hiểm với những kỳ quan thiên nhiên chưa được biết tới. Và trên hết, thấy yêu hơn, tự hào hơn về đất nước Việt Nam mình.

Đoàn chúng tôi đi có đúng 20 người. Ngoài người dẫn đường, hậu cần và Kiểm lâm thì có thể kể là 12 phượters, trong đó có những người đây là chuyến đi đầu tiên. Mỗi người một cảm nhận, một quan tâm, một mong muốn trong chuyến đi này. Và cũng thật khác nhau trong cách mà họ chia sẻ thông tin về chuyến đi để đời, thám hiểm hang Sơn Đoòng và rừng Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.

Vì tiếp sau đây còn có thể có nhiều đoàn đi nữa nên tôi cũng muốn chia sẻ lại những cảm nhận và kinh nghiệm của mình trong chuyến đi này ngõ hầu giúp ích được thêm các thông tin mà mọi người cần. Đây hoàn toàn là những trải nghiệm cá nhân và có thể rất khác với các thành viên khác trong đoàn rất mong mọi người nhiệt tình bổ xung, chỉnh sửa. Tôi cũng cố gắng viết nhanh, tập hợp ảnh và thông tin cho topic được liền mạch:))

Qua đây, tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến bác Big và Cơ quan của bác đã giúp tổ chức công tác xin phép, hậu cần, hướng dẫn thông tin chu đáo, tận tình. Nếu các đoàn tiếp theo có bác đứng ra tổ chức, tôi nghĩ chắn chắn sẽ thành công không kém gì đoàn chúng tôi đã đi. Tôi cũng xin được cám ơn tất cả các thành viên trong đoàn. Họ là cảm hứng cho những bức ảnh tôi chụp, là nguồn động viên khi mệt mỏi. Họ đã giúp đỡ, chia sẻ các kinh nghiệm cá nhân của mình và các bức ảnh trong toàn bộ quá trình thám hiểm:L.

Tôi cũng xin phép nói rõ, các hình ảnh minh họa cho câu chuyện của mình được lấy từ nguồn ảnh tôi chụp. Tôi cũng xin phép sử dụng những hình ảnh của thành viên khác để làm rõ hơn câu chuyện. Trường hợp tôi dùng ảnh của các thành viên khác tôi sẽ chú thích rõ để các bác biết.



Điểm bắt đầu của hành trình. Ảnh bác Big

DSC06791.jpg


Từ trái qua phải: An QB, Bác Dugia, Bác BM, Big, Tenten, vợ bác Dugia, V. cô gái QB-bạn An QB, Hachip, Homeless, Mèo hoang, Sami, Hai anh dẫn đường, Bác Quang, Anh dẫn đường và Hồ Khanh. Ngoài ra còn 4 anh Kiểm lâm vào rừng cắm trại đợi đoàn từ hôm trước.

Nhưng thực ra, đối với tôi chuyến đi đã bắt đầu từ trước đó rất lâu rồi...
 
Last edited:
Chào cụ. Bài cụ viết hấp dẫn quá. Cụ có thể cho tôi hỏi "nhanh" một câu là: thời gian cụ vào-ra khỏi rừng hết bao lâu? Tôi cũng đang mong có một chuyến như vậy.
 
@ Cụ silence_night: Chúng em đi từ Đồng Hới lúc 5h AM, bắt đầu vào rừng lúc 8h45AM và nhóm cuối cùng ra khỏi rừng lúc 2PM về đến Đồng Hới lúc 4hPM ba ngày sau đó. Như vậy chúng em ở 3 ngày, 2 đêm trong rừng hoàn toàn không có liên lạc gì với bên ngoài. Rất mong đợt tới, cụ bố trí thời gian đi tập 2 với anh em.
.............................................................................................................


Báo chí đã viết nhiều về anh Hồ Khanh nên tôi cũng không muốn viết lại các thông tin mà tất cả mọi người đã biết hay có thể tìm thấy một cách dễ dàng thông qua công cụ Google. Ở đây, tôi chỉ muốn đưa thêm mấy cái ảnh của anh do tôi và bác Dugia chụp. Với chúng tôi, anh luôn được "chăm sóc" kỹ vì ở đây chúng tôi dựa cả vào anh. Mọi người có thể nghĩ rằng anh đi nhiều, đi quen trên con đường này, biết tất cả các ngõ ngách trong khu này thì bây giờ chắc anh cũng không mệt lắm. Nhưng thực sự anh cũng rất mệt, cũng như chúng tôi thôi vì đi rừng, đi bằng chính sức của mình có ai mà không mệt? Tôi biết điều đó khi nói chuyện với anh, cùng đi với anh trong cả hành trình.

Chúng tôi có cái háo hức của ngươi đi khám phá, đi tìm cái mới. Chỉ cần nghĩ rằng mình sẽ đến được cái hang to nhất thế giới, nơi rất ít người trên thế giới này đã từng đặt chân đến, thì cái sự mệt mỏi kia đã vơi đi quá nửa. Còn với anh Hồ Khanh cái động lực trên không còn, mà chỉ có sự nhiệt tình và tính chuyên nghiệp cao của anh mới giúp chúng tôi có một chuyến đi an toàn, thành công như mong muốn.



IMG_8626.jpg



IMG_5028.jpg



IMG_5033.jpg


Anh Hồ Khanh sẽ còn là nhân vật chính trong nhiều bức ảnh của các thành viên trong đoàn.


Tôi có một chút kinh nghiệm muốn chia sẻ với các bác đi rừng là hãy mang theo tuýp deep hit hay Sanlopas vì nó rất hữu ích trong các trường hợp đau đầu gối, cổ chân hay cứng bắp chân hoặc chuột rút. Chỉ cần bôi cái đó sẽ giúp làm nóng và giảm đau các vùng có vấn đề. Sau một lúc nghỉ ngắn là lại leo được như thường. Trong quá trình đi, tôi cũng dùng vài lần=)).


IMG_0025.jpg


Ảnh Sami​
 
Tôi không biết con suối này tên gì mà cũng chưa chắc nó đã có tên. Nơi này không có dân cư, ít người qua lại chắc nó cũng không có nhu cầu được đặt tên. Nhìn trên bản đồ thì chúng tôi vẫn đang đi ngược suối về Nam. Điều đó chứng tỏ rằng đoạn suối này đang chảy về hướng Bắc. Lúc đầu tôi vẫn cố gắng di chuyển trên các tảng đá để tránh ướt chân. Cách di chuyển đó đòi hỏi phải leo trèo chút. Đôi lúc, tôi cũng cố gắng men theo bờ suối, nơi chỉ có đá cuội nhưng lại rất trơn và cũng khó đi. Rồi thì giày cũng không còn giữ khô được nữa vì có đoạn phải băng qua suối. Biết vậy thì ngay từ đầu cứ trỗ dễ mà đi chả cần phải quan tâm ướt hay không ướt.


IMG_8628.jpg



IMG_8629.jpg



IMG_8630.jpg


Đi dọc suối, đất ẩm lá mục nhiều nên chắc chắn sẽ có nhiều vắt hơn đoạn xuống dốc lúc trước. Kinh nghiệm đi rừng cho tôi biết, những người càng đi phía sau, nguy cơ bị vắt càng nhiều. Lý do là vắt đánh hơi rất tốt. Chúng có thể đánh hơi con mồi ở khoảng cách từ 15-25m và tốc độ di chuyển nhanh nhất khoảng 1,2-1,8m/phút. Vắt cũng rất khôn khi thường sống tập trung và rình mồi ở những nơi có đường mòn, lạch nhỏ có nhiều người hoặc thú qua lại. Chúng cũng hay “phục kích” ở các hốc cây, hố trũng - nơi thú hay ẩn nấp hoặc làm tổ đẻ. Như vậy với tiếng động và mùi (hơi) do người đi trước để lại, vắt sẽ tìm đến để phục và thịt những người đi sau:)). Và như vậy, dù có mệt nhưng nếu sợ vắt thì các bác hãy cố mà đi lên hàng đầu, đừng để bị tụt lại làm mồi cho loại động vật háu đói này.


IMG_8631.jpg



IMG_8632.jpg



IMG_8633.jpg
 
Dòng suối lúc rộng, lúc hẹp. Ở nơi rộng, cây mọc cao vút hai bên bờ, ánh sáng dễ dàng xuyên qua các khoảng trống làm đoạn suối trở lên tươi sáng, người đi cũng an tâm dấn bước. Nơi hẹp, cành lá hai bên bờ giao nhau nhiều chỗ ken dầy và khi nhìn từ nơi sáng vào thì cứ tối thui, thăm thẳm như là một cái hang sâu đang há miệng muốn nuốt chửng người ta.


IMG_8634.jpg



IMG_8635.jpg


Chúng tôi hàng một, cứ mải miết đi. Có người tụt lại phía sau nhưng cố gắng còn nhìn thấy người phía trước, không để bị tụt lại quá xa. Dù mệt và luôn phải quan sát nơi có thể đặt được bàn chân dưới đất an toàn, không bị sụt hố, không vấp đá, không trượt chân chúng tôi cũng không bỏ cơ hội ngó nghiêng xung quanh. Và những nơi có cảnh đẹp hay có thể chia sẻ thì cũng cố gắng dừng lại để chụp ảnh. Vẫn biết lúc về vẫn sẽ đi lại trên con đường này và có thể chụp lại những cảnh này nhưng tôi vẫn muốn chụp ngay bây giờ, khi còn mới, còn nóng hổi. Biết bao lần độc hành, tôi cứ tự nhủ sẽ quay lại chụp những nơi mình đã đi qua. Rút cuộc cũng chả mấy khi còn nhớ, còn thực hiện được cái ý định ban đầu đấy và cứ phải xuýt xoa tiếc rẻ mãi vì những nơi muốn chụp lại không có ảnh.


IMG_0027.jpg


Ảnh Sami​

IMG_8636.jpg


Có một người luôn tụt lại phía sau chụp ảnh cả đoàn.
Trông bác này rất giống mấy tên sơn tràng đang đi tìm trầm để có thể làm một cú hoạnh phát:))
 
Có những lúc lòng suối rất khó đi vì quá nhiều đá và cây xòa ra che kín, khi đó những người tạo nên con đường mòn này liền đi hẳn lên chỗ đất dọc bờ suối. Nhờ những đoạn như vậy mà chúng tôi biết mình đi đúng đường chứ cứ đi dưới suối kia thì chả để lại dấu vết gì. Khi lội suối, nước cũng không sâu lắm, chỉ ngang mắt cá chân. Đôi giầy nước đã vào đầy khiến nó trở lên nặng hơn, mỗi bước đi cũng vì thế mà khó nhọc hơn. Trước lúc đi, tôi cũng đã chuẩn bị và mang theo đôi dép dọ bộ đội. Giờ để trong trong ba lô, đeo trên vai chứ cũng không tiện thay vì vác đôi giầy ướt còn tệ hơn nhiều.


IMG_5037.jpg



IMG_5038.jpg



IMG_5042.jpg



IMG_5043.jpg



IMG_5045.jpg



IMG_5047.jpg



IMG_5048.jpg


Ảnh: bác Dugia
 
Mai em phắn sớm đi sang nhà hàng xóm chơi, có khi cái topic này phải bị bỏ rơi vài tuần. Em viết cố một bài

.................................................................




Hết con suối lổn nhồn đá mùa cạn đoàn vượt một con dốc nhỏ và đi vào con đường mòn, hai bên còn dấu vết của nương ót và rừng chưa kịp tái sinh. Tuy nhiên diện tích cũng không lớn.


IMG_8637.jpg



IMG_8638.jpg


Có một hàng rào chắn ngang lối đi. Tôi biết ngay là nó để làm gì nhưng lại không ngờ rằng phía sau cái rào kia là một thế giới sống gần như cô lập với thế giới bên ngoài. Đến được với họ cũng khó khăn như trèo qua chính cái rào kia vậy. Cái rào như là hiện thân của sự ngăn cánh giữa giàu và nghèo, tiên tiến và lặc hậu, lạc quan và bi quan, suy thoái (Nếu không muốn nói là thoái hóa) và phát triển...


IMG_8639.jpg

Sau cái hàng rào kia có một sự thật khiến người ta phải đau lòng....
 
hờ hờ đúng đoạn nóng thì bác bỏ ae đi chơi những mấy tuần, bác big hay bác bm, lengkeng tiếp cái nhỉ đang hồi hộp xem đằng sau cái hàng rào kia là thế giới nào


Hờ hờ, mình cũng đang lang thang Bangkok nóng quá trời... mà chưa về viết tiếp được. Hôm nay mới vào được mạng để viết thêm một bài không thì bỏ lâu quá.

....................................................................................................................................................




Đập vào mắt chúng tôi là những căn nhà lá sập sệ và tồi tàn. Thì gọi là nhà cho oai vì có người, nhiều người ra vào sống chui rúc trong đó. Thực ra, nó là cái lều lợp lá cọ. Một cái phản nứa rộng làm giường ngủ chung cho tất cả các thành viên với mớ chăn màn bẩn thỉu, cũ nát. Nó được che bởi tấm bạt xanh mà bạn phải liều lĩnh lật ra hay đợi có ai chui ra từ đó mới nhìn thấy hết thảm cảnh của cái lều này.


IMG_8640.jpg


Trong căn lều có vài bộ bàn ghế đơn sơ để trên nền đất nứt toác.
Nước uống đựng trong ca nhựa cáu bẩn được giót ra cái cốc nhựa còn nguyên mùi rượu để mời khách.
Nếu là bạn, bạn có uống không? Còn tôi, tôi đã uống mà không chút do dự, sợ sệt giống như những lần khác tôi được mời nước như vậy.


IMG_8641.jpg


Và tội nhất là những đứa trẻ. trông chúng còi cọc, thoái hóa và nhem nhuốc đến thảm hại.



IMG_8642.jpg


Những đứa lớn chút thì có cái quần hàng chợ rẻ tiền nhàu nát. Còn những đứa bé hơn thì chủ yếu là cởi chuồng.
Chúng tôi được biết cái bản này đã bị cô lập và sống hoang dại nhiều năm nay ở nơi này.
Bởi nó nằm trong vùng lõi Vườn quốc gia nên người ta cũng không muốn nó phát triển làm gì.
Dù đã có nhiều báo chí lên tiếng, nhưng cuộc sống của người dân nơi đây vẫn vậy.
 
Bác Hôm có cần thêm tư liệu thì tham gia đợt trở lại Hang TO cuối tháng 5 này nhé!
 
Last edited:
@ xuxukalo: cám ơn bạn đã bổ xung thông tin. Tôi biết đó là Bảo Ninh (bên kia sông, Quê mẹ Suốt) còn Đồng Hới ở bên này sông. Bãi biển đi từ Hải Đăng Nhật Lệ thì bây giờ đang san ủi, lấn biển làm nhà hàng nên không còn người tắm. Ở đây có cái biển đánh dấu nơi Bác Hồ đến như tôi đã kể ở trên. Lúc tổng kết chuyến đi tại Quảng Bình, chúng tôi có quay lại đây nhậu tiết Đẻn.

@Big: Em không đi được rồi. Cuối tháng 5 em phải đi công tác Phillippines. Tư liệu em có với sự giúp đỡ của các bác, chắc phải năm nữa viết mới hết =))


....................................................................................................................................................


Không thể trách các cháu bé còi cọc lấm lem. Chúng tôi cũng rất xót xa cho những người ông, bà người cha, mẹ ở đây. Họ cũng còi cọc, thoái hóa và lam lũ thì làm sao con cháu họ khá hơn được. Có lẽ họ đã sống tách biệt lâu quá. Vài chục hộ gia đình qua lại lấy lẫn nhau nên thành ra cận huyết, không phát triển được. Trên những khuôn mặt buồn mang nhiều nét ngơ ngác tội nghiệp, những số phận của người dân Vân Kiều ở bản Đoòng bị che lấp trong những cánh rừng Trường Sơn hùng vĩ không mấy ai hay. Ở đây không hề thiếu nguồn dinh dưỡng quý để con người ta có thể phát triển khỏe mạnh. Dòng suối chảy gần bản này rất nhiều cá. Chúng tôi sẽ kể kỹ ở phần sau. Tôi chỉ ngạc nhiên sao bà con không bắt cá để cải thiện đời sống. Chắc cái khó đã bó cái khôn mất rồi:(.


IMG_8643.jpg


Cô này chỉ khoảng 20 tuổi nhưng mặt già và nhầu lắm. Bu quanh cô có đến mấy đứa con trứng gà trứng vịt.
Chị ngồi sau có đến 6-7 đứa con. Tóm lại là ở đây, đẻ được bao nhiêu thì cứ việc đẻ.



IMG_8644.jpg


Chị này cũng chỉ khoảng hơn 40 nhưng trông như bà lão 60 mươi, nhỏ thó.


IMG_8649.jpg


Cậu thanh niên này là cha lũ trẻ kia nhưng trông như trẻ con. Cậu là người duy nhất chúng tôi gặp có đi dép.



IMG_8646.jpg


Dù đói khổ thì người phụ nữ vẫn có cái váy đặc trưng của dân tộc mình,
nó giúp chúng tôi biết chị là người dân tộc Vân Kiều.
 
Trẻ con thì ở đâu cũng vẫn là trẻ con. Thấy người lạ lúc đầu thì chúng sợ, chỉ đứng ở xa nhìn lại một cách tò mò, lấm lét. Sau thì lân la đến gần cùng bố mẹ chúng. Chúng nhìn đoàn khám phá Sơn Đoòng như những người xa lạ, kỳ quặc đến đây quấy quả cuộc sống bình yên của chúng. Chúng rất thích chụp ảnh. Và khi được xem lại những hình ảnh của chính mình thì không biết tại sao mình lại có thể ngồi trong đó.


IMG_8645.jpg



IMG_0032.jpg



Đã lâu lắm, cũng có một thầy giáo tình nguyện lên đây mở lớp, dạy chữ cho bọn trẻ. Sau cũng không trụ lại được lâu vì quá khó khăn. Giờ thì tất cả lại mù chữ. Nhưng mà ở giữa rừng này có chữ cũng chẳng hơn gì mù chữ. Vậy có cần thiết phải học không? Một câu hỏi thật ngớ ngẩn nếu như là ở nơi khác. Còn ở đây, chắc bà con cần nhiều muối i ốt hơn.


IMG_8650.jpg



IMG_0030.jpg


À có thêm bé gái này có dép
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
58,578
Bài viết
1,169,187
Members
191,431
Latest member
tranquyetdoan
Back
Top