What's new

Khám phá Sơn Đoòng-Thấy yêu thêm khúc ruột Miền Trung

Cái tên Sơn Đoòng đối với những người hay đi và thích đi phượt có sức hút rất kỳ lạ. Đó là vì nó mới được phát hiện và công bố chính thức năm ngoái. Đó là vì nó to nhất thế giới. Đó là vì nó hầu như chưa có phượt gia nào đặt chân đến ngoài nhóm hỗn hợp của Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh (British Cave Royal Association-BCRA) và những người dân địa phương như anh Hồ Khanh. Điểm cuốn hút của nó còn là các bức ảnh, thông tin được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng với lời khẳng định chưa khám phá hết cái hang này, chưa biết hết về cái hang này và nhiều điều còn đang phải cần thời gian và tiền bạc để làm rõ hơn=)).

Trong bối cảnh đó, bạn thử nghĩ xem nếu bạn là một trong những phượt tử đầu tiên được đặt chân đến đây, được cắt rừng, lội suối, vượt dốc vượt đèo, được khám phá cái hang này thì cảm giác thỏa mãn sẽ như thế nào? Sẽ thấy yêu hơn dải đất Miền Trung nắng gió mà còn nhiều bí hiểm với những kỳ quan thiên nhiên chưa được biết tới. Và trên hết, thấy yêu hơn, tự hào hơn về đất nước Việt Nam mình.

Đoàn chúng tôi đi có đúng 20 người. Ngoài người dẫn đường, hậu cần và Kiểm lâm thì có thể kể là 12 phượters, trong đó có những người đây là chuyến đi đầu tiên. Mỗi người một cảm nhận, một quan tâm, một mong muốn trong chuyến đi này. Và cũng thật khác nhau trong cách mà họ chia sẻ thông tin về chuyến đi để đời, thám hiểm hang Sơn Đoòng và rừng Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.

Vì tiếp sau đây còn có thể có nhiều đoàn đi nữa nên tôi cũng muốn chia sẻ lại những cảm nhận và kinh nghiệm của mình trong chuyến đi này ngõ hầu giúp ích được thêm các thông tin mà mọi người cần. Đây hoàn toàn là những trải nghiệm cá nhân và có thể rất khác với các thành viên khác trong đoàn rất mong mọi người nhiệt tình bổ xung, chỉnh sửa. Tôi cũng cố gắng viết nhanh, tập hợp ảnh và thông tin cho topic được liền mạch:))

Qua đây, tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến bác Big và Cơ quan của bác đã giúp tổ chức công tác xin phép, hậu cần, hướng dẫn thông tin chu đáo, tận tình. Nếu các đoàn tiếp theo có bác đứng ra tổ chức, tôi nghĩ chắn chắn sẽ thành công không kém gì đoàn chúng tôi đã đi. Tôi cũng xin được cám ơn tất cả các thành viên trong đoàn. Họ là cảm hứng cho những bức ảnh tôi chụp, là nguồn động viên khi mệt mỏi. Họ đã giúp đỡ, chia sẻ các kinh nghiệm cá nhân của mình và các bức ảnh trong toàn bộ quá trình thám hiểm:L.

Tôi cũng xin phép nói rõ, các hình ảnh minh họa cho câu chuyện của mình được lấy từ nguồn ảnh tôi chụp. Tôi cũng xin phép sử dụng những hình ảnh của thành viên khác để làm rõ hơn câu chuyện. Trường hợp tôi dùng ảnh của các thành viên khác tôi sẽ chú thích rõ để các bác biết.



Điểm bắt đầu của hành trình. Ảnh bác Big

DSC06791.jpg


Từ trái qua phải: An QB, Bác Dugia, Bác BM, Big, Tenten, vợ bác Dugia, V. cô gái QB-bạn An QB, Hachip, Homeless, Mèo hoang, Sami, Hai anh dẫn đường, Bác Quang, Anh dẫn đường và Hồ Khanh. Ngoài ra còn 4 anh Kiểm lâm vào rừng cắm trại đợi đoàn từ hôm trước.

Nhưng thực ra, đối với tôi chuyến đi đã bắt đầu từ trước đó rất lâu rồi...
 
Last edited:
Bao năm bản vẫn rứa, có điều rượu thì shock phát ớn =.=
Cơ mà bác homeless man vào nhà bọ trưởng bản chưa? có thấy mấy tay lưới ko? Suối có cá, các bọ toàn đi bắt về cải thiện bữa ăn đấy thôi chứ bán ko bõ. Đi đạp huê ăn ong lợi hơn nhiều :))
 
@ Vũ Phương: Thì đây, nhà bọ trưởng bản đây chứ còn đâu vào đây nữa. Bọ cũng gày gò, chân đất đã lâu không rửa mà tôi biết chắc rằng hàng tối trước khi đi ngủ, bọ chỉ xoa xoa hai bàn chân vào nhau phủi bụi lấy lệ rồi chui tọt vào mùng. Mà tất cả bà con ở đây đều vậy chứ riêng gì bọ. Xung quanh "nhà", tuyệt nhiên không thấy cái lu, cái bể chứa nước nào:(


IMG_8651.jpg



IMG_8653.jpg


Nội thất, đồ đạc nhà bọ thì qua ảnh chụp các bác thấy cả, không phải mất công mô tả nhiều làm gì. Cái mà tôi muốn nói là tấm lòng của bọ và người dân nơi đây. Bọ nhiệt tình giót nước ra cái ca nhựa còn nguyên mùi rượu mời mọi người. Chúng tôi ai cũng mang theo nước uống nên tùy, ai thích uống thì uống. Như tôi đã kể ở trên, tôi uống luôn trên cái cốc cáu đen đó mà chả nề hà gì.


IMG_8654.jpg



IMG_5066.jpg



IMG_5065.jpg

Như bác Big đã kể ở topic Hang to, cái sự rượu ở đây cũng không đơn giản. Bà con không nấu được tại chỗ nên mỗi lần uống rượu, mua rượu họ phải quốc bộ gần chục km đường rừng ra đường lớn, một chiều, để có cái say. Cuộc sống nơi đây tự cung tự cấp, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên nên còn rất khó khăn.
 
Last edited:
Em nói bác đừng phật ý, chứ em thấy giọng văn bác sặc mùi thành phố quá.
Cái chuyện rót nước vào cốc cáu đen, đi chân đất rồi mà ba xoa hai đập trước khi lên giường đi ngủ đến thành phố còn đầy ra chứ đâu.
Về chuyện nước sinh hoạt, họ chỉ cần được đầu tư cho hệ thống ống dẫn và vòi nước là đủ - vì trong kiến thức của người vùng cao, họ không thích dùng nước tù nước đọng mà thích nước chảy hơn. Cái này theo em là đúng vì khi em đi lấy nước suối ở giữa dòng, nước chảy êm đem được về đến trại thì Tây nó đổ đi rồi tự thân nó ra đoạn suối chảy xiết để lấy - vì nước chảy có tỉ lệ vật liệu hữu cơ/vô cơ nhỏ hơn => tác nhân gây bệnh ít hơn. Như vậy với người dân địa phương, họ chỉ cần vài cái can 20l là đủ, dùng hết đi múc tiếp; hoặc nếu được thì là đầu tư vòi nước chảy cho họ.
Về rượu, họ uống ko phải để say như người xuôi mình. Trong đk rừng núi hoang vu, đêm khuya ngồi nói chuyện phiếm với vài chén rượu cho dễ ngủ, sáng hôm sau dậy làm việc từ sáng - đó là cách sống của họ.
Và sau rốt, xin bác chú ý là bản Đoòng nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG PN-KB và là trạm trú của kiểm lâm chốt 37 - nên khi nói về sự mưu sinh của người dân bác đừng nói là phụ thuộc nhiều vào săn bắn hái lượm vì không phù hợp thực tế (làm gì có gì mà bắn!) cũng như dễ gây hiểu lầm ko hay rằng hiện nay vẫn còn chuyện săn bắt thú trong khu vực này.
 
Last edited by a moderator:
Tôi được biết, bản này di cư đến đây từ năm 1991 lúc đầu có 4 hộ gia đình. Năm 2005 có 13 hộ với 64 khẩu. Hiện nay số này khoảng 20 hộ với hơn 80 khẩu. Trong số này phần lớn lấy nhau cận huyết nên dân số ngày càng còi cọc.

Trong căn lều vừa làm bếp vừa làn chỗ ở lợp bằng lá cọ, có ít nồi niêu và cái muôi còn dính tí cơm chứng tỏ nơi đây cũng vẫn còn gạo ăn. Nhưng nhìn cái bếp lạnh, tro gầy thì cũng biết không phải lúc nào nó cũng đỏ lửa thường xuyên. Bà con sống bằng làm rẫy và lấy mật ong rừng và đổi các thứ này với những người theo con đường Tây Trường Sơn lần vào.



IMG_8652.jpg



IMG_5059.jpg


Ở cái bản này, may ra chỉ có em gái này là còn tươm tất tí. Bác Dugia chụp em này lúc nào tôi cũng không biết vì tôi chỉ quẩn quanh cái lều kia và không nhìn thấy em này. Nói như một cán bộ địa phương về cái bản này: "Chúng tôi gọi họ là những “người lậu” vì gần 15 năm qua họ không chịu bất cứ một sự quản lý nào của các cấp chính quyền. Không khai sinh, không hộ khẩu, không chế độ, nghĩa vụ, quyền lợi…"


IMG_5067.jpg


Giờ thì bản cũng được đầu tư một cái máy xát và bò giống để nuôi. Đàn bò cũng đã khá đông nhưng bán chắc là khó vì phải đi rất xa. Chúng tôi chỉ nghỉ lại đây có một lúc trên con đường đi Sơn Đoòng nhưng những gì mắt thấy, tai nghe khiến mọi người không khỏi day dứt. Một lời nhắn nhủ cho các anh chị em nếu có phượt qua đây, hãy chuẩn bị chút gì đó cho lũ trẻ...
 
Last edited:
em nói bác đừng phật ý, chứ em thấy giọng văn bác sặc mùi thành phố quá.
Cái chuyện rót nước vào cốc cáu đen, đi chân đất rồi mà ba xoa hai đập trước khi lên giường đi ngủ đến thành phố còn đầy ra chứ đâu.
Về chuyện nước sinh hoạt, họ chỉ cần được đầu tư cho hệ thống ống dẫn và vòi nước là đủ - vì trong kiến thức của người vùng cao, họ không thích dùng nước tù nước đọng mà thích nước chảy hơn. Cái này theo em là đúng vì khi em đi lấy nước suối ở giữa dòng, nước chảy êm đem được về đến trại thì Tây nó đổ đi rồi tự thân nó ra đoạn suối chảy xiết để lấy - vì nước chảy có tỉ lệ vật liệu hữu cơ/vô cơ nhỏ hơn => tác nhân gây bệnh ít hơn. Như vậy với người dân địa phương, họ chỉ cần vài cái can 20l là đủ, dùng hết đi múc tiếp; hoặc nếu được thì là đầu tư vòi nước chảy cho họ.
Về rượu, họ uống ko phải để say như người xuôi mình. Trong đk rừng núi hoang vu, đêm khuya ngồi nói chuyện phiếm với vài chén rượu cho dễ ngủ, sáng hôm sau dậy làm việc từ sáng - đó là cách sống của họ.
Và sau rốt, xin bác chú ý là bản Đoòng nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG PN-KB và là trạm trú của kiểm lâm chốt 37 - nên khi nói về sự mưu sinh của người dân bác đừng nói là phụ thuộc nhiều vào săn bắn hái lượm vì không phù hợp thực tế (làm gì có gì mà bắn!) cũng như dễ gây hiểu lầm ko hay rằng hiện nay vẫn còn chuyện săn bắt thú trong khu vực này.


Cám ơn bạn Phương đã cho biết giọng văn của tôi có mùi gì=)). Tôi cũng chưa bao giờ đi lấy nước cho Tây nên cũng không biết Tây nó thích cái loại nước gì. Bạn đi theo nó thì học cách lấy nước của nó, lấy nước cho nó thì cũng dễ hiểu. Còn cách mà bạn giải thích về chỗ nước xiết, nước êm...thì tôi không chắc có đúng không. Riêng tôi, cứ là nước suối chưa qua xử lý (hóa chất, đun chín...) là tôi không uống.

Những thông tin khác, tôi viết dựa trên thông tin và kinh nghiệm mà tôi có. Tôi có nhiều năm làm về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với Kiểm lâm và các cộng đồng dân tộc thiểu số sống trong khu bảo tồn, sống bên rừng, cạnh rừng. Và tôi hiểu cái gì đang diễn ra ở đó. Luôn có sự xung đột giữa chính sách bảo tồn và quyền lợi của người sống trong rừng dù nói ra hay không nói ra. Và tôi biết ai thực sự là vua trong rừng:Dam.

Tuy nhiên, để không ảnh hưởng đến các đoàn đi sau, tôi sẽ không đề cập thêm về vấn đề có liên quan đến bảo tồn. Nếu cần thêm thông tin hay trao đổi gì về vấn đề này, bạn Phương có thể PM trực tiếp cho tôi để tránh làm lạc đề topic(NT).
 
Và sau rốt, xin bác chú ý là bản Đoòng nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG PN-KB và là trạm trú của kiểm lâm chốt 37 - nên khi nói về sự mưu sinh của người dân bác đừng nói là phụ thuộc nhiều vào săn bắn hái lượm vì không phù hợp thực tế (làm gì có gì mà bắn!) cũng như dễ gây hiểu lầm ko hay rằng hiện nay vẫn còn chuyện săn bắt thú trong khu vực này.
Mình cũng mới vừa đi qua khu vực này ngày 24/04/10, tận mắt chứng kiến 2 anh kiểm lâm dùng "chim mồi" để bắt chim( khi mình móc máy ãnh thì họ lủi vào rừng mất dạng). Dọc đường thấy những thanh thiếu niên người dân tộc vác súng( mình không biết gọi là súng gì?) từ trong rừng lội ra và dơ tay chặn xe xin thuốc hút.
Vô cùng nguy hiểm khi gặp 1 người dân chở 2 khúc cây dài hơn 3m, đèo trên xe Cup chạy choán hết cả mặt đường, mình phải nép sát vào vách núi, nghiên xe theo vách núi mới tránh được, khu vực này thuộc trạm KL số 40, thuột VQG Phong Nha -Kẽ Bàng. Quá bất nên không kịp chụp hình! Tiếc thật!
 
Mình cũng mới vừa đi qua khu vực này ngày 24/04/10, tận mắt chứng kiến 2 anh kiểm lâm dùng "chim mồi" để bắt chim( khi mình móc máy ãnh thì họ lủi vào rừng mất dạng). Dọc đường thấy những thanh thiếu niên người dân tộc vác súng( mình không biết gọi là súng gì?) từ trong rừng lội ra và dơ tay chặn xe xin thuốc hút.
Vô cùng nguy hiểm khi gặp 1 người dân chở 2 khúc cây dài hơn 3m, đèo trên xe Cup chạy choán hết cả mặt đường, mình phải nép sát vào vách núi, nghiên xe theo vách núi mới tránh được, khu vực này thuộc trạm KL số 40, thuột VQG Phong Nha -Kẽ Bàng. Quá bất nên không kịp chụp hình! Tiếc thật!


Vậy chả cần nói bác cũng biết ai là vua trong rừng rồi còn gì=)). Chẳng phải chỉ chỗ này đâu bác ạ. Em đi từ Bắc đến Nam chỗ nào nó cũng vậy cả. Hôm rồi báo chí nó khui ra vụ ông Chi cục trưởng kiểm lâm Hà Nam tịch thu gấu của buôn lậu nhưng lại nuôi trong nhà mình 6-7 năm trời để hút mật xài riềng với nhau. Những đứa làm bảo tồn như em thật không còn gì để nói:T:Dam:gun.

Tin đây ạ:

http://www.giaoduc.edu.vn/news/gia-...g-kiem-lam-7-nam-nuoi-gau-hut-mat-141756.aspx

Thôi, ta quay lại topic không có đi lạc đề xa quá(NT)
 
Trong nhóm dẫn đường của mình vẫn còn lưu giữ kỷ niệm ngày xưa trong rừng. Rất tiếc hôm ấy có kiểm lâm đi cùng, không là bác ấy đã lấy ra để cải thiện cho chuyến đi rồi. Lúc qua bản, anh Hồ Khanh có hỏi mấy người trong bản về thịt rừng, nhưng họ nói đã bán hết rồi.
Chỉ cần đi thêm vài km nữa, trong câu chuyện của anh Homeless sẽ có dấu chân thú rừng.
Thân
 
Mạn phép bác, đây là bãi biển Bảo Ninh ạ ^_^ Bãi biển Nhật Lệ là xuôi theo dòng Nhật Lệ ra đến cửa sông cơ ^_^ Tiếc là đến giờ em mới biết được đợt viếng thăm vừa rồi của bác :( Ngóng post tiếp theo của bác ^_^

Em vừa đi ra đó hôm 1/5 vừa rồi xong thấy đề cái biển rõ to là Biển Nhật lệ 2. Thành phố Đồng Hới đang đầu tư xây dựng Quảng trường Biển ngay tại cái bãi này. Không biết bác Hôm có rẽ phải đi dọc theo bờ biển không? Đi thẳng qua cái nhà nghỉ của Bộ Công An là có mấy cái đồi cát rất đẹp.
 
em nói bác đừng phật ý, chứ em thấy giọng văn bác sặc mùi thành phố quá.
Cái chuyện rót nước vào cốc cáu đen, đi chân đất rồi mà ba xoa hai đập trước khi lên giường đi ngủ đến thành phố còn đầy ra chứ đâu.
Về chuyện nước sinh hoạt, họ chỉ cần được đầu tư cho hệ thống ống dẫn và vòi nước là đủ - vì trong kiến thức của người vùng cao, họ không thích dùng nước tù nước đọng mà thích nước chảy hơn. Cái này theo em là đúng vì khi em đi lấy nước suối ở giữa dòng, nước chảy êm đem được về đến trại thì Tây nó đổ đi rồi tự thân nó ra đoạn suối chảy xiết để lấy - vì nước chảy có tỉ lệ vật liệu hữu cơ/vô cơ nhỏ hơn => tác nhân gây bệnh ít hơn. Như vậy với người dân địa phương, họ chỉ cần vài cái can 20l là đủ, dùng hết đi múc tiếp; hoặc nếu được thì là đầu tư vòi nước chảy cho họ.
Về rượu, họ uống ko phải để say như người xuôi mình. Trong đk rừng núi hoang vu, đêm khuya ngồi nói chuyện phiếm với vài chén rượu cho dễ ngủ, sáng hôm sau dậy làm việc từ sáng - đó là cách sống của họ.
Và sau rốt, xin bác chú ý là bản Đoòng nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG PN-KB và là trạm trú của kiểm lâm chốt 37 - nên khi nói về sự mưu sinh của người dân bác đừng nói là phụ thuộc nhiều vào săn bắn hái lượm vì không phù hợp thực tế (làm gì có gì mà bắn!) cũng như dễ gây hiểu lầm ko hay rằng hiện nay vẫn còn chuyện săn bắt thú trong khu vực này.

Tự dưng có cái đoan này vào phản cảm quá(vừa thấy có tý k...mẽ cho mình là biết hơn nhưng thực ra thấy nó giả tạo xáo rỗng thế nào ấy em văn ít nên khó tả khó tả quá), ấy là em cảm nhận thấy thế nói thật thôi chứ k có ý gì mong bác đừng giận nhé
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
58,578
Bài viết
1,169,187
Members
191,431
Latest member
tranquyetdoan
Back
Top