What's new

Khám phá Sơn Đoòng-Thấy yêu thêm khúc ruột Miền Trung

Cái tên Sơn Đoòng đối với những người hay đi và thích đi phượt có sức hút rất kỳ lạ. Đó là vì nó mới được phát hiện và công bố chính thức năm ngoái. Đó là vì nó to nhất thế giới. Đó là vì nó hầu như chưa có phượt gia nào đặt chân đến ngoài nhóm hỗn hợp của Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh (British Cave Royal Association-BCRA) và những người dân địa phương như anh Hồ Khanh. Điểm cuốn hút của nó còn là các bức ảnh, thông tin được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng với lời khẳng định chưa khám phá hết cái hang này, chưa biết hết về cái hang này và nhiều điều còn đang phải cần thời gian và tiền bạc để làm rõ hơn=)).

Trong bối cảnh đó, bạn thử nghĩ xem nếu bạn là một trong những phượt tử đầu tiên được đặt chân đến đây, được cắt rừng, lội suối, vượt dốc vượt đèo, được khám phá cái hang này thì cảm giác thỏa mãn sẽ như thế nào? Sẽ thấy yêu hơn dải đất Miền Trung nắng gió mà còn nhiều bí hiểm với những kỳ quan thiên nhiên chưa được biết tới. Và trên hết, thấy yêu hơn, tự hào hơn về đất nước Việt Nam mình.

Đoàn chúng tôi đi có đúng 20 người. Ngoài người dẫn đường, hậu cần và Kiểm lâm thì có thể kể là 12 phượters, trong đó có những người đây là chuyến đi đầu tiên. Mỗi người một cảm nhận, một quan tâm, một mong muốn trong chuyến đi này. Và cũng thật khác nhau trong cách mà họ chia sẻ thông tin về chuyến đi để đời, thám hiểm hang Sơn Đoòng và rừng Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.

Vì tiếp sau đây còn có thể có nhiều đoàn đi nữa nên tôi cũng muốn chia sẻ lại những cảm nhận và kinh nghiệm của mình trong chuyến đi này ngõ hầu giúp ích được thêm các thông tin mà mọi người cần. Đây hoàn toàn là những trải nghiệm cá nhân và có thể rất khác với các thành viên khác trong đoàn rất mong mọi người nhiệt tình bổ xung, chỉnh sửa. Tôi cũng cố gắng viết nhanh, tập hợp ảnh và thông tin cho topic được liền mạch:))

Qua đây, tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến bác Big và Cơ quan của bác đã giúp tổ chức công tác xin phép, hậu cần, hướng dẫn thông tin chu đáo, tận tình. Nếu các đoàn tiếp theo có bác đứng ra tổ chức, tôi nghĩ chắn chắn sẽ thành công không kém gì đoàn chúng tôi đã đi. Tôi cũng xin được cám ơn tất cả các thành viên trong đoàn. Họ là cảm hứng cho những bức ảnh tôi chụp, là nguồn động viên khi mệt mỏi. Họ đã giúp đỡ, chia sẻ các kinh nghiệm cá nhân của mình và các bức ảnh trong toàn bộ quá trình thám hiểm:L.

Tôi cũng xin phép nói rõ, các hình ảnh minh họa cho câu chuyện của mình được lấy từ nguồn ảnh tôi chụp. Tôi cũng xin phép sử dụng những hình ảnh của thành viên khác để làm rõ hơn câu chuyện. Trường hợp tôi dùng ảnh của các thành viên khác tôi sẽ chú thích rõ để các bác biết.



Điểm bắt đầu của hành trình. Ảnh bác Big

DSC06791.jpg


Từ trái qua phải: An QB, Bác Dugia, Bác BM, Big, Tenten, vợ bác Dugia, V. cô gái QB-bạn An QB, Hachip, Homeless, Mèo hoang, Sami, Hai anh dẫn đường, Bác Quang, Anh dẫn đường và Hồ Khanh. Ngoài ra còn 4 anh Kiểm lâm vào rừng cắm trại đợi đoàn từ hôm trước.

Nhưng thực ra, đối với tôi chuyến đi đã bắt đầu từ trước đó rất lâu rồi...
 
Last edited:
Đường Hồ Chí Minh Tây nhỏ và được đổ bê tông rất chắc chắn. Theo tôi biết, chi phí làm đường có mắc hơn tráng nhựa đường khoảng 30-50% nhưng độ bền thì hơn đứt nhiều lần. Đặc biệt loại đường này rất tốt trên nền đất yếu và những đoạn sụt lở vì hầu như nó không cần bảo trì, sửa chữa.

Đoạn đường này cũng có nhiều khúc cua, và đặc biệt là lên dốc liên tục. Xe chở nặng lặc lè lên dốc, nhiều khi phải cài số 1 để bò. Tuy nhiên cậu lái Taxi không một lời phàn nàn. Với địa hình như này, hàng năm mùa mưa rất hay bị đất lở và đường tắc. Thực tế là có một số đoạn người ta đang phải xây kè bên ta luy dương để chống sạt. Đường lại vắng vẻ, các điểm có dân sống lại ở xa nên mùa mưa thì không nên đi đường này, tránh bị mắc kẹt trong rừng.


IMG_8591.jpg



IMG_8592.jpg


Những con đường dốc lên bằng ô tô kiến chúng tôi phải trả giá sau này lúc đi bằng hai cẳng.



IMG_8593.jpg



IMG_8595.jpg



IMG_8597.jpg



IMG_8599.jpg



IMG_4986.jpg

Lúc dỡ đồ trên xe xuống mới thấy nhiều như thế nào. Tất cả mì tôm, nước chai, bát đũa chia cho 3 anh porters mang giúp. Mỗi người phải ngót 20 kg. Găng tay và thuốc chống vắt cũng được bác BM chia cho mọi người. Ba lô của tôi cũng khoảng chục kg vì phải mang thêm mấy chai nước dự phòng. Mọi người hối hả chuẩn bị, nai nịt gọn gàng để xuất phát vì mặt trời đã lên cao và nắng rát. Đúng 8h45AM chúng tôi lên đường. Nếu các bác để ý ảnh trên sẽ thấy cái đèn pin rất to mầu xanh ở ảnh trên. Vào hang to phải cần những đèn to như vậy.
 
Last edited:
Đây chính là lối mòn đi Sơn Đoòng. Tại sao lại có lối mòn và lối mòn này dẫn đến đâu thì hết? Giữa rừng núi bao la này thì ai mò mẫm trên cái lối mòn này...Với người không biết thì có thể thắc mắc và hỏi vậy. Trước khi đi, tôi cũng chỉ biết đoàn sẽ đi qua một bản người Vân Kiều sống trong vùng lõi của vườn. Chắc vì có cái bản này nên có con đường mòn này. Đi rừng mà có đường dù là đường mòn thì cũng quá tốt rồi còn gì. Sẽ không phải tìm đường, mở lối và tốc độ đi cũng sẽ nhanh hơn rất nhiều. Sau này trong quá trình đi và nói chuyện với anh trưởng trạm Kiểm lâm 37, tôi biết còn có một lối đi nữa nhưng dốc hơn, nhiều vắt hơn ở đâu đó gần trạm 40.



IMG_8594.jpg


Con đường mòn bắt đầu từ đỉnh một con dốc ở.
Người ta cũng cẩn thận để lại một đoạn không có rào chắn để ngươi và gia súc có thể đi qua.



DSC06790.jpg


Tấm ảnh cuối cùng cả đoàn chụp với nhau vì sau đó bởi nhiều lý do không còn tấm nào có đủ người như vậy nữa.
Sau này trong hang to có chụp một tấm nhưng số người vào đến nơi đã rơi rụng nhiều. Ảnh bác Big.



IMG_4996.jpg


Ba anh đãn đường đi trước chúng tôi một chút lúc bắt đầu.
Dù họ phải cúi rạp bởi những bao hàng nặng trên lưng nhưng họ vẫn đi nhanh hơn chúng tôi.



IMG_4998.jpg


Chỉ cách đường một đoạn ngắn, chúng tôi sẽ mất hút trong đại ngàn Trường Sơn bao la. Ảnh bác Dugia.
 
@ canh1985: Cám ơn bạn đã quan tâm. Tôi sẽ kể về cá ở các phần sau. Có rất nhiều lại cá và chuyến đi của chúng tôi cũng chất lượng hơn nhờ chúng.


--------------------------------------------------------------------------------------

Chỉ đi khoảng 30m khỏi mép đường Trường Sơn Tây, chúng tôi đã đi vào rừng. Cảm giác được đặt chân lại rừng khiến tôi không khỏi bồi hồi nhớ về những ngày lang bạt trên những cánh rừng nguyên sinh, hiếm hoi còn sót lại ở các tỉnh phía Bắc. Cái cảm giác được nghe tiếng cành cây khô gãy lách cách, tiếng lá kêu lạo xạo dưới chân người đi. Được ngửi cái mùi ngai ngái của lá mục, được chìm đắm trong khung cảnh thiên nhiên ngút ngàn... khiến những kỷ niệm cũ cứ ùa về không dứt. Tôi nhớ những chuyến xuyên rừng đầu tiên của mình do mấy chị phụ nữ người địa phương dẫn đường, còn mình thì cứ lơ ngơ gặp cái gì cũng hỏi. Giờ thì đoàn đi đông lắm chứ không đơn lẻ như tôi hồi xưa. Tôi lấy lại được cảm giác phấn chấn, khi đi chậm lại phía sau chút, lúc lại chạy lên phía trước đoàn để không làm vướng chân mọi người khi phải dừng lại chụp ảnh.


IMG_8600.jpg



IMG_5002.jpg




Con đường mòn nhỏ quanh co dưới tán rừng. Lúc đầu còn rõ nét nhưng càng đi sâu vào trong càng mờ dần, có chỗ chỉ vừa một người đi. Vào giữa đông này, cây rừng thay lá và lụi đi nhiều chứ không được xanh tốt như mùa mưa. Kiểu rừng này là rừng tái sinh hỗn giao, nhiều tầng. Không cần tinh ý cũng thấy những cây to nhất ở đây đường kính (vị trí D 1.3) cũng chỉ tối đa 40cm. Và như vậy, những cây to nhất có tuổi cũng không quá vài chục năm. Còn phần lớn là cây tái sinh nhỏ, thân thẳng tắp mọc ken dầy.



IMG_8602.jpg



IMG_8603.jpg


Kiểu rừng tái sinh hỗn giao có nhiều tầng. những cây ưa sáng, cao vượt lên trên tầm 40-60m và mọc ra nhánh để đón ánh nắng. Chúng thường là cây có lá nhỏ. Tầng giữa thấp hơn, cây có lá to hơn tầng trên để tận dụng ánh sáng lọt qua. Loại này chỉ sống một thời gian sau đó thì không lớn nữa và có thể chết đi do không cạnh tranh dinh dưỡng được với loại tầng cao. Có loại thân leo bám vào các thân cây lớn, một phần thân rễ bò quyềnh quàng trên mặt đất. Và tầng thấp nhất là các cây chịu bóng (ưa bóng) thường là cây bụi. Rừng càng nhiều tầng, tính đa dạng càng cao. Nơi này sơ bộ có thể có 4 tầng.



IMG_8604.jpg


Do là mùa khô, cây cối tàn lụi nên nhiều mảng ánh nắng cũng xuyên được xuống thảm rừng. Nó làm con đường chúng tôi đi không quá thâm u, bịt bùng.
 
Con đường mòn chúng tôi đi bắt đầu từ một đỉnh con dốc ở đường lớn. Do đó bây giờ chúng tôi đi xuống liên tục (và cũng may lắm vì điều này). Mới từ trạng thái ngồi xe sang đeo ba lô và đi bộ, vậng động nặng nên cũng cần có thời gian nhất định để chuyển đổi nên chúng tôi không đi quá nhanh. Những người mới đi tụt lại phía sau rất rõ. Chúng tôi nói với anh Hồ Khanh để 3 anh cõng hàng đi trước còn anh Khanh túc tắc đi để đợi những người phía sau. Xuống dốc liên tục không làm người ta phải thở gấp nhưng chân và đặc biệt là đầu ngón chân rất đau do trọng lượng cơ thể tập trung vào. Dù đi dưới tán rừng tương đối mát thì việc vận sức nhiều cũng làm mồ hôi ra ướt đầm áo. Nói chung đoạn chuyển trạng thái này là hơi vất vả chút thôi nhưng bù lại thì chỉ xuống núi chứ không phải leo.


IMG_8605.jpg


Ở những khoảng trống, nơi không có cây tầng trên che phủ thì lớp cây bụi đua nhau phát triển, cao ngập đầu người. Ở vùng này tôi thấy một số loại đặc trưng như Đao, Hèo, Sa nhân dại...mọc lẫn với cây non tái sinh.


IMG_8606.jpg


Cũng có nhiều thân cây do sâu bệnh, không cạnh tranh được dinh dưỡng chết mục, đổ ngang đường đi. Vạt rừng này là núi đất nhưng cằn cỗi. Hầu như tôi không nhìn thấy đá nổi. Thổ nhưỡng như vậy cũng giúp làm tốc độ tái sinh rừng nhanh hơn so với rừng núi đá. Chu trình tái sinh này là khoảng 30 năm ở miền Trung.


IMG_8607.jpg
 
Last edited:
IMG_5011.jpg


Đến khoảng 9h15, nghĩa là chỉ sau nửa tiếng lên đường chúng tôi đã phải nghỉ chặng đầu tiên. Khi đến chỗ này, tôi thấy mấy anh mang hàng đã đến đó từ khi nào. Đó là chỗ nghỉ chân tương đối đặc biệt vì ở đó có một vùng toàn đá nổi. Những hòn đá nổi hẳn trên mặt đất phủ rêu xanh ngắt. Chúng tạo thành những chỗ ngồi rất an toàn trong rừng vì nó khô ráo, vì bạn không phải ngồi trên thảm lá mục, không phải lo lắng về vắt đất và hơn nữa, những mảng rêu xanh ngồi lên cũng rất êm.


IMG_5014.jpg


Chỗ này đúng là chỗ mọi người hay ngồi nghỉ vì tôi thấy có nhiều vỏ kẹo rơi quanh đó đã lâu. Chỗ này cũng đã đủ xa từ chỗ xuất phát vì chúng tôi đã đi được khoảng hơn 1km trong vòng 1/2 tiếng và cũng bắt đầu thấm mệt. Thấy các anh dẫn đường ngồi lại, tôi cũng quảng ba lô xuống và nghỉ chút. Mồ hôi đã ướt đẫm lưng áo nơi ba lô đè lên.


IMG_5015.jpg


Cái thứ nắng xuyên qua lá cây như trải ra không gian phủ một mầu xanh-vàng bắt mắt. Đúng là phải có những giây phút như này, mới cảm nhận hết các giá trị của cuộc sống, mới thấy vui khi được trở về với thiên nhiên, để rồi như được nạp thêm năng lượng, như được tiếp sức để đi tiếp trong cuộc đời đầy dãy khó khăn này.


IMG_8608.jpg
 
Thật lạ, xung quanh toàn núi đất, chỉ có mỗi chỗ này có mấy tảng đá nổi. Có hòn to nổi cao hẳn lên nhưng cũng có hòn chỉ nổi lên một chút đủ ngồi. Giữa rừng núi bao la, con người thật là nhỏ bé. Nắng đã lên cao và trời bắt đầu oi nóng, số nước mang theo được mọi người xử lý dần, vừa thỏa mãn cơn khát, vừa nhẹ đi hai bờ vai. Chúng tôi cũng không dám nghỉ lâu vì con đường phia trước còn dài, mà trời thì mỗi ngày một nắng.

IMG_5017.jpg



IMG_5018.jpg



IMG_5019.jpg



IMG_5020.jpg



IMG_5021.jpg


Lúc chúng tôi đến nơi ngồi nghỉ thì bác Dugia đi chụp ảnh. Những tấm này là do bác chụp. Cũng đi quãng đường như mọi người nhưng bao giờ người chụp ảnh cũng vất vả hơn và thường bị tụt lại phía sau, nhiều khi phải chạy gằn để đuổi theo đoàn. Trong bài chia sẻ này, tôi còn phải dùng rất nhều ảnh của các thành viên trong đoàn để chuyển tải câu chuyện khám phá Sơn Đoòng một cách sinh động nhất:)).
 
Last edited:
Kinh nghiệm đi rừng là cứ đi thong thả, tránh mất sức. Nếu mệt thì có thể nghỉ nhưng đừng nghỉ quá lâu. Vì như vậy, lúc đi tiếp sẽ rất ngại. Khi mệt, người ta bắt đầu nghĩ lung tung, những người thối chí thì muốn từ bỏ nhưng thường thì rất ít người bỏ nếu không thực sự có vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe. Vì sao à? vì sĩ diện cá nhân không ai muốn nhận mình thua kém, vì đã chót bị "dán nhãn" thế này, thế kia mà bây giờ bỏ thì coi sao đặng, hay vì đã mạnh mồm đã tuyên bố này nọ... Nếu lúc này các thành viên khác biết dùng chiêu "khích tướng" thì sẽ giúp ích được rất nhiều những người muốn bỏ cuộc=)).


IMG_8609.jpg



IMG_8610.jpg


Đi rừng thì khó mà ai giúp đươc ai vì không thể đi hộ, đi thay được. Nhưng nếu có người đồng hành, động viên an ủi thì cũng giúp được bạn mình giải tỏa tâm lý, vượt lên chính bản thân mình. Trong đoàn có mấy chị em, lúc đầu tôi cũng lo lắm vì có người mới lần đầu leo núi. Nhưng về sau, do đường cũng không quá khó đi, thời gian đi lại thoải mái, không bị thúc ép gì cả nên mọi người đều dư sức đi và hoàn thành tốt hành trình. Đây cũng là cái may mắn của đoàn thám hiểm lần này:L.


IMG_8611.jpg
 
Chúng tôi càng đi càng xuống thấp. Theo bản đồ địa hình thì vùng này cũng không phải và vùng có nhiều núi cao. Đỉnh cao nhất cũng chưa tới 700m và độ cao trung bình khoảng 400m. Xuống thấp, cây cũng xanh hơn, thảm cây bụi cũng cao hơn do ở vị trí thấp độ ẩm của đất cũng tăng lên.

Con đường mòn tiếp tục luồn lách, đi sát qua các thân cây to. Những nơi dốc, chính những chiếc dễ cây bò trên mặt đất tạo thành các bậc thang tự nhiên giúp việc di chuyển dễ dàng hơn. Vì bây giờ là leo xuống nên cũng không mệt lắm nhưng lúc về, phải bò trên con đường này mọi người sẽ biết thế nào là leo núi thực sự. Tôi biết rất rõ điều này và định trao đổi với mọi người. Nhưng mà thôi, giờ cứ đi đã, cứ vui với những cung đường rừng quanh co, cây lá cảnh vật biến đổi liên tục theo độ cao này. Còn những khó khăn sau hãy tính.


IMG_8613.jpg



IMG_8615.jpg


Đoàn chia thành nhiều tốp nhỏ, đi theo sức của mình và gặp nhau ở điểm dừng chân.



IMG_8618.jpg



IMG_8619.jpg


Những rễ cây bò ngang đường giúp tạo những bậc thang tự nhiên


IMG_8620.jpg
 
Garmin.jpg


Mượn cái ảnh đường đi từ GPS của bác Big để mọi người có thể hình dung cung đường rõ hơn. Điểm số 1 chính là vị trí nghỉ lại lần thứ 1 của đoàn trên con đường dốc, cách điểm xuất phát khoảng 1km. Điểm nghỉ lại bên bờ suối tương ứng với điểm số 2 trên bản đồ.



IMG_8621.jpg


Cuối con đường mòn, tôi nghe thấy tiếng nước chảy róc rách và tôi đoán đó là một con suối. Trong đoàn, chỉ có anh Hồ Khanh và mấy anh dẫn đường đã đi đường này. Tôi cũng mới gặp họ sáng sớm nay nên cũng chưa trao đổi gì về đường đi và cũng không biết đường đi sẽ gặp suối. Giờ chúng tôi gặp con suối này và từ giờ đến cuối hành trình, chúng tôi chủ yếu đi theo suối. Như vậy có thể nói, chuyến đi này ngoài 2km đầu tiên là thực sự lội rừng ra thì phần còn lại chủ yếu là lội suối. Đi dọc theo suối sẽ tránh được việc phải leo lên hay xuống, đỡ mất sức rất nhiều. Điều này cực kỳ thuận lợi cho các thành viên trong đoàn đặc biệt là người mới đi.


IMG_8623.jpg


Thấy suối mừng quá, mọi người liền nghỉ lại bên các tảng đá. Dọc hai bên suối, không khí và đất cũng ẩm hơn làm những người đang nóng nực cũng dễ chịu hơn. Nhưng một điều bất lợi là vắt. Có những thành viên trong đoàn đã tìm thấy vắt bám trên người làm mọi người phải kiểm tra lại quần áo và phải cẩn thận hơn. Bất giác, tôi thò tay vào cái túi hộp ở ống quần, lần sờ lọ thuốc DEP chống vắt tôi được bác BM chia cho lúc xuất phát. Vắt xanh, vắt đất tôi chả lạ gì, đã bị cắn nhiều lần tóe máu trong các chuyến đi rừng dài ngày nhưng bây giờ, nghe một hành viên la hoảng vì phát hiện ra vắt tôi cũng thấy ghê. Kiểm tra lại tí cho chắc=))


IMG_8624.jpg


Vứt ba lô lên một tảng đá, tôi cố di chuyển trên các hòn đá nổi trên mặt nước để tránh làm ướt giầy. Tôi ra giữa suối và chụp tấm ảnh từ chỗ tôi đứng xuôi về hạ nguồn. Xa xa, nơi dòng suối không có cây hai bên che phủ, nắng vàng trải rộng trên những tảng đá và nhuộm vàng không gian rừng già. Thực sự thì rừng này chưa thể gọi là rừng già nhưng có lẽ sau mấy chục năm bảo vệ, nó cũng đã phục hôì được phần nào dù giá trị về kinh tế và đa dạng sinh học chưa cao. Tuy nhiên về độ che phủ và và chức năng phòng hộ thì như vậy đã là quá tốt rồi.

Tôi ngạc nhiên vì nghe thấy tiếng ve kêu. Đó không phải là tiếng của ve sầu, kêu đinh tai trên hàng sấu đôi dọc đường Phan Đình Phùng-HN mà là tiếng của ve kim, i ỉ rỉ rả. Mùa này, ở đây đã có ve kêu. Tôi không thông thuộc thời tiết vùng này nhưng giữa đông lại nghe thấy tiếng ve kêu thì quả cũng là một sự ngạc nhiên, thú vị.
 
Ngược lên thượng nguồn, dòng suối đoạn chúng tôi ngồi nghỉ hẹp và lổn nhổn đá lớn đá bé. Cạnh những tảng đá là những hốc, vũng sâu chứa đầy nước trông dòng suối có vẻ đầy chứ thực ra mùa này cạn, nước chảy rất chậm và ít. Lòng suối như vậy, báo hiệu đường đi sẽ khó khăn vì chúng tôi sẽ men ngược theo dòng suối này một đoạn để đến Sơn Đoòng.


IMG_8625.jpg


Lần nghỉ thứ hai sau lần nghỉ thứ nhất cũng khoảng 1/2h với quãng đường đi được 1km. Như vậy chúng tôi đã đi được tổng cộng 2km từ lúc xuất phát trong vòng 1h. Nói chung đi rừng, đường khó đi, lại cố gắng không đi quá nhanh để những người mới đi có thể theo và các thành viên trong đoàn chuyển trạng thái vận động thì tốc độ đó là tương đối tốt. Hơn nữa, mọi người vẫn còn khỏe và tinh thần còn rất hưng phấn.


IMG_8627.jpg


Nơi con đường mòn gặp dòng suối cạn có cây to mọc bên bờ phủ bóng che kín dòng suối nên chúng tôi ngồi nghỉ luôn dưới lòng suối, trên những tảng đá mà không bị nắng chiếu vào. Ngồi trên những hòn đá rêu phong tôi chợt nhớ câu phương ngôn cổ học được thời mới bắt đầu đi học a, b,c tiếng Anh dịch ra nôm na là "Những hòn đá lăn thì không dính rêu-A rollling stone gathers no moss". Chúng tôi cũng giống như những hòn đá dưới suối kia, lăn lóc trên thế gian này dù chẳng ai giống ai. Nhưng chúng tôi có chung một niềm đam mê "lăn đi lăn lại" và hôm nay thì lăn đến đây để khám phá cái hang to này. Nhưng chúng tôi cũng khác những hòn đá kia ở chỗ dù khó khăn, chúng tôi cũng cố gắng vươn lên chứ không muốn nằm ì một chỗ, không muốn mình bị mọc rêu=)).


IMG_0024.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,171,024
Members
192,336
Latest member
hakhaclinh
Back
Top