What's new

[Tổng hợp] Kinh Bắc, một miền cổ tích

Kinh Bắc là vùng đất cổ thiêng liêng bậc nhất nước Việt, là đất Tổ khởi thủy của Phật giáo Việt Nam, là quê hương phát tích nhà Lý, là trấn Chính bắc của thành Thăng Long.

Viết về Kinh Bắc không bao giờ hết được. Trong topic này, cũng chỉ mong cùng mọi người chia xẻ những gì đã biết, đã cảm nhận về miền cổ tích này.

Bài viết trên các báo về Kinh Bắc thì nhiều lắm, copy and paste không khó, vì thế cũng mong muốn nói những điều có tính riêng biệt hơn là những bài copy and paste đơn thuần.
 
Last edited:
Chùa Dâu

Nói đến Bắc Ninh, không thể không nói đến chùa Dâu, ngôi chùa được công nhận là cổ nhất Việt Nam, có từ thế kỉ thứ 2. Có lẽ các trang web du lịch, lịch sử nói đến chùa Dâu quá nhiều, google hai chữ "chùa Dâu" là ra hàng loạt, khiến cho việc lặp lại ở đây là thừa. Tôi chỉ viết thật vắn tắt mà thôi.

Chùa có nhiều tên: Pháp Vân, Thiền Định, Cổ Châu, Diên Ứng, theo sử thì được dựng từ năm 187, là Tổ đình của Phật giáo Việt Nam, nơi có nhiều thiền sư từ Ấn Độ, Trung Quốc đến tu hành và hoằng pháp. Năm 1313, Mạc Đĩnh Chi dựng lại chùa, xây tháp 9 tầng, nay chỉ còn 3 tầng nằm giữa sân chùa.

Từ thời Lý, các vua Lý đã nhiều lần về chùa Dâu để cầu mưa, cầu tự. Trong Đại Việt sử kí có chép có lần vua Trần về chùa Dâu rước tượng Pháp Vân về Thăng Long để cầu mưa.

Vua Lý Thánh Tông hiếm muộn, đi cầu tự ở chùa Dâu, trên đường về gặp cô gái hái dâu, đưa về cung, chính là Ỷ Lan Nguyên phi...

Chùa Dâu như vậy không chỉ là ngôi chùa cổ danh tiếng mà đã trở thành ngôi chùa huyền thoại, xứng đáng đứng đầu trong các chùa chiền Việt Nam.
 
Chùa Dâu đang được trùng tu, làm lại.

Lần nào cũng thế, đứng trước những ngôi chùa mới được trùng tu của thời đại này, tôi luôn cảm thấy xót xa và tiếc nuối, một đôi chút giận, một đôi chút thương.

Xót xa và tiếc nuối, bởi những nét cổ kính trăm năm bỗng chốc được thay bằng vàng son choáng lộn, lấp lánh rực rỡ trong ánh đèn. Cái sự đẹp trong mắt mình khác mắt mọi người nhiều quá. Cái vàng son ấy lại cũng là giả tạo, khi dễ dàng tìm thấy những sự cẩu thả, xấu xí, vênh vác trong đó.

Lại cũng giận, khi mà người ta sẵn sàng dỡ bỏ những tác phẩm nghìn xưa tuyệt vời, để thay thế vào đó những thứ sản phẩm mà người ta cho là đẹp - tiếc thay, lại tệ hại vô cùng. Những bức hoành, câu đối, đại tự... với nét chữ bay bổng, nghiêm trang, thành kính tuyệt vời bỗng chốc bị thay bởi những bức khác màu vàng chóe lọe, với nét chữ cứng quèo, xấu xí đến tệ hại.

Lại cũng thấy thương, vì những người đổ tiền của trùng tu, họ nghĩ rằng cứ làm đồ mới, vàng son rực rỡ, biển ngạch câu đối mới, thì tức là công đức lắm, đẹp đẽ lắm. Họ đua nhau khắc tên mình vào góc những bức hoành, câu đối đó để mong lưu tên mình muôn thuở. Họ tốn tiền mà chỉ làm cho chốn thiêng liêng xấu xí đi. Họ đáng thương hơn đáng giận.

 
Tôi đã từng giận vô cùng khi nhìn thấy một bức Đại tự rất lớn ở ngôi đền bên phải Đền Đô (Thờ 8 vị vua triều Lý) bị viết sai chữ thảm hại !!!

Người viết chữ không có một tí kiến thức gì, thế mà dám viết một bức hoành để nơi trang nghiêm nhất của một ngôi đền thờ các vị quan văn triều Lý. Bức chữ ấy có thể khiến bất kì một người Tàu nào nhìn vào cười bò lăn bò lộn.

Và ngay cả các bức hoành trong đền Đô cũng như rất rất nhiều đền chùa khác đã qua, đều xấu xí một cách tệ hại, mà dường như không ai biết, không ai quan tâm.

Chùa Dâu mới trùng tu cũng chẳng thoát ra ngoài cái trào lưu đó.

Nhưng điều chán hơn cả, lại chính là con người.
 
Giống như một số ngôi chùa nổi tiếng đối với du lịch khác, nhưng lại rất lạ lùng với những ngôi chùa thực sự khác, vào chùa Dâu phải mua vé.

Chùa không mở lớp cửa giữa, nên phải đi cửa ngách. Ngay bên cạnh cửa ngách là một cái bàn bày các đồ lưu niệm, và tấm biển ghi rõ: Bàn công đức. Hai ni cô ngồi đó có vẻ buồn ngủ (vì không có khách nào), mời tôi đóng góp công đức. Tôi là khách tham quan chứ không phải cũng lễ, nên từ chối, và thế là một trong hai vị ni cô nói to: Này, trong chùa không có chụp ảnh iếc gì đâu nhá !!

Điều này khiến tôi rất buồn. Tôi không thấy biển cấm chụp ảnh nào ở đây, và rất nhiều người cũng chụp ảnh trong chùa Dâu, người bán vé cũng không hề nói điều ấy. Phải chăng vì không đóng công đức mà vị ni cô cáu kỉnh đến thế ?

Những gì bình dị, yên lành, thân quen mà tôi cảm nhận ở chùa Tổ bay mất thật nhanh quá.

Hi vọng đây chỉ là cá biệt mà thôi.
 
Có phải bác Chitto nói đến ngôi Đền (bên phải Đền Đô) Thờ các vị Quan võ triều Lý không??? thực ra rất nhiều đồ trong và ngoài Đền được khách thập phương cúng tiến (chủ yếu là các quan) tùy theo mệnh,tuổi của mỗi người hợp với cúng đồ gì (cái này phải xem cẩn thận đó nha)...người thì đại tự, người thì lư hương ...Em cũng có cúng 1 cây xoài ngay ngoài đền bên trái. Cũng không hẳn cây mình mang đến trồng mà là mình xin được cúng tiền gọi là xây dựng đền và chăm nom gốc xoài đấy ;)
 
Có phải bác Chitto nói đến ngôi Đền (bên phải Đền Đô) Thờ các vị Quan võ triều Lý không??? thực ra rất nhiều đồ trong và ngoài Đền được khách thập phương cúng tiến (chủ yếu là các quan) tùy theo mệnh,tuổi của mỗi người hợp với cúng đồ gì (cái này phải xem cẩn thận đó nha)...người thì đại tự, người thì lư hương ...Em cũng có cúng 1 cây xoài ngay ngoài đền bên trái. Cũng không hẳn cây mình mang đến trồng mà là mình xin được cúng tiền gọi là xây dựng đền và chăm nom gốc xoài đấy ;)

Vâng bác ạ. Ngay giữa ngôi đền đó có bức Đại tự sau

img_0286.jpg


Ngoài độ xấu quá mức của dòng chữ (người biết viết chữ Hán sơ cấp là đánh giá được), còn một lỗi nghiêm trọng không thể chấp nhận nổi:

Dòng chữ 4 từ: Thái Sơn Bắc Đẩu (đọc từ phải sang).
Có điều người viết không biết rằng chữ Thái trong Thái Sơn không phải là chữ Thái họ viết. Họ tưởng rằng trên đời này chỉ có 1 chữ Thái thôi, nên mới viết cái chữ Thái sai toét kia lên đầu các vị tiền hiền. Những người chỉ cần có 1 tí tẹo tèo teo kiến thức đều có thể biết có đến hơn 20 chữ Thái, và Thái Sơn là chữ hoàn toàn khác.

Bác cũng trồng cây ở đó ư? Thế bác có đeo vào cổ nó một cái biển đề tên bác không?

Thực sự tôi kinh hồn táng đởm, đỏ mặt tía tai khi nhìn thấy rừng "biển tên" to đùng đoàng đeo trên cổ những cái cây khổ sở quanh đền Đô. Tất cả các loại biển tên, từ ông Chủ tịch nước, ông tướng, ông giám đốc sở, bà trưởng phòng..., ai cũng cố làm cái biển to rồi treo vào cái cây lè tè.

Nó thể hiện sự háo danh và kém văn hóa đến cùng cực của những người có chức vụ rõ to (hoặc là của đám đệ tử nịnh sếp).
 
Thực ra năm ngoái em hay cùng bạn sang Bắc Ninh chơi, ăn thịt chim, xem bói, lễ lạt ... và...
Em không có đề tên của nhà em bác ạ mà là mà là ... (NT) Thôi để lúc nào cafe rồi nói nhá ;)
 
...Em cũng có cúng 1 cây xoài ngay ngoài đền bên trái. Cũng không hẳn cây mình mang đến trồng mà là mình xin được cúng tiền gọi là xây dựng đền và chăm nom gốc xoài đấy ;)

Cũng may là bác chỉ cúng tiền trông nom gốc xoài có sẵn, chứ nếu bác mua cây xoài đến trồng thì chắc sẽ phải tế thêm bác nữa mất.

Tớ không hiểu người ta nghĩ gì, mà lại biến một ngôi đền thành một khu vườn bách thảo.

Nhìn trong "đám cây" lủng tùng xòe có thể thấy đủ loại: đa, si, đề, ngọc lan, hoàng lan, hoa sữa, chò,... nghĩa là đủ thứ cây. Giờ lại thêm gốc xoài mà bác nói nữa.

Một nơi thờ tự trang nghiêm thì chỗ nào trồng cây gì cũng phải tính cẩn thận. Không phải vô cớ mà bên cạnh mấy loại cổ thụ (si, đa, đề) người ta thường chỉ trồng rất ít loại cây nữa. Cứ tưởng tượng ngửi mùi hoa sữa quyện với mùi hương thắp trong đền thì nó sẽ thế nào.

Nếu có định làm một "vườn thực vật của mọi miền" thì cũng phải có không gian, khu vực. Đằng đây...

Sau này có muốn sửa cũng không được. Khổ thay.
 
Xời, bác cứ được cái hay nghĩ và lo xa . Trước đây người ta trồng cây Sưa đầy ở Hà Nội, mà hồi đấy có ai nghĩ giá trị kinh tế của cây này bây giờ ra răng??? gần 1 tỷ cho 1 cây con con . :D
Nói thật, em mấy lần được chứng kiến người ta tổ chức hội làng gì đó ở đây, ăn uống linh đình, ầm ĩ, lại còn tổ chức chơi chắn người nữa (như kiểu cờ người ở văn miếu) mấy con bạc cay nước chửi bậy, khạc nhổ tùm lum ...Nó đang không còn là 1 ngôi đền thanh tịnh, trang nghiêm đúng nghĩa. Em nghiệm cứ cái Đền, Chùa nào được công nhận di tích lịch sử văn hóa thì y như rằng thì là mà ...;)

Thôi thì, đôi khi cũng phải chấp nhận thực tế và tôn trọng sự khác biệt.
 
Thôi thì, đôi khi cũng phải chấp nhận thực tế và tôn trọng sự khác biệt.

Hí hí, thì vẫn phải chấp nhận chứ sao.

Thì bác ko thấy tớ viết bao nhiêu về đền chùa, chỉ ra cái hay cái ho của nón rồi còn gì.

Nhưng chỉ ra cái hay thì cũng phải chỉ ra cái dở nữa.

Chứ đi vào rồi đi ra, đek biết cái gì hay, cái gì dở, chẳng biết thích cái gì hay không thích cái gì, coi một mớ như nhau thì có khác nào Trư Bát Giới ăn nhân sâm ?

Có nhiều người đến cái đền chùa này hay cái kia chỉ vì nó "Thiêng", hay vì có ông sư đẹp zai... Nhưng đó đâu phải là du lịch.

Tớ muốn viết topic với cách nhìn của người tìm hiểu, nên cái gì hay thì khen, nhưng cái gì dở thì cũng phải chê luôn.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,305
Bài viết
1,174,993
Members
192,033
Latest member
cmd368vnccloud
Back
Top