What's new

[Tổng hợp] Kinh Bắc, một miền cổ tích

Kinh Bắc là vùng đất cổ thiêng liêng bậc nhất nước Việt, là đất Tổ khởi thủy của Phật giáo Việt Nam, là quê hương phát tích nhà Lý, là trấn Chính bắc của thành Thăng Long.

Viết về Kinh Bắc không bao giờ hết được. Trong topic này, cũng chỉ mong cùng mọi người chia xẻ những gì đã biết, đã cảm nhận về miền cổ tích này.

Bài viết trên các báo về Kinh Bắc thì nhiều lắm, copy and paste không khó, vì thế cũng mong muốn nói những điều có tính riêng biệt hơn là những bài copy and paste đơn thuần.
 
Last edited:
Thôi, quay lại với chủ đề chính còn đang dở dang.

Tháp Hòa Phong chùa Dâu

 
Tháp Hòa Phong là biểu tượng của chùa Dâu cũng như vùng Dâu (Luy Lâu - Liên Lâu) cũng như cả Bắc Ninh.

Tháp Hòa Phong còn gọi là tháp Dâu, là một trong số ít những công trình có từ đời Trần còn lại đến nay. Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi là người thừa lệnh vua Trần xây dựng tháp. Sáu tầng tháp bên trên đã bị đổ, nhưng ba tầng dưới cũng cho thấy chiều cao xưa kia.

Tháp xây gạch mộc rất bình dị, vững chãi, thân quen với người Việt. Khoảnh sân dường như hơi chật với tháp.

Trước cửa tháp có một di vật quý giá, đó là một con cừu có niên đại từ thời Sĩ Nhiếp cai trị đất này, gần 2000 năm trước. Cừu đá vốn có hai con, một con lưu lạc về tháp chùa Dâu, con kia còn nằm lại lăng Sĩ Nhiếp. Có thể nói đây là hai bức tượng đá nguyên vẹn cổ nhất tìm được trên đất Việt.

 
Trong chính điện chùa Dâu, hệ thống tượng Phật đơn giản nghèo nàn, bởi tượng chính là bà Dâu và bà Đậu.

Bà Đậu chùa đã bị phá, nên về ở với chị, được xếp ngồi phía trước của chị. Ấy nhưng có lẽ là phận ở tạm, nên quần áo, mũ mão đều cũ và xấu hơn của chị. Cả hai pho tượng đều được sơn màu đồng hun, nâu sậm, nét mặt giống nhau, mắt nhắm hờ, hiền từ cười mỉm. Dưới bệ sen của hai pho tượng đều có 4 vòng sắt lớn, dùng để xỏ đòn vào khiêng tượng đi trong buổi rước lễ. Tượng khá lớn, nên chắc phải những người rất khỏe mới khiêng được .



(Chụp trong sự khó chịu của hai sư cô dấm dẳn bên ngoài, nên ảnh rất xấu)

Bên cạnh tượng bà Dâu, còn có một cái ngai, thờ một người hầu của bà. Vị này là vị thần trông nhà cho bà trong buổi lễ, khi kiệu rước tượng bà qua chùa Tổ thăm Mẹ.

Hai bên bàn thờ bà Dâu - Pháp Vân - có hai pho tượng Kim đồng và Ngọc nữ rất đẹp. Mặc dù là tượng nhân vật thần tiên nhưng lại rất dân dã. Ngọc nữ quấn khăn vành dây chứ không búi tóc đội mũ, tay giơ lên như trong một điệu múa dân gian đầy thanh thoát.

Ngoài ra còn tượng Mạc Đĩnh Chi, và khối đá tương truyền là Thạch Quang Phật, hòn đá nằm chính giữa cây Dung thụ truyền thuyết. Hình tượng Thạch Quang Phật mang màu sắc tôtem thờ hòn đá thiêng cổ xưa, nay được dân gian hóa trong câu truyện Phật Mẫu.
 
Last edited:
.......
Trước cửa tháp có một di vật quý giá, đó là một con cừu có niên đại từ thời Sĩ Nhiếp cai trị đất này, gần 2000 năm trước. Cừu đá vốn có hai con, một con lưu lạc về tháp chùa Dâu, con kia còn nằm lại lăng Sĩ Nhiếp. Có thể nói đây là hai bức tượng đá nguyên vẹn cổ nhất tìm được trên đất Việt.



Lưng cừu đã bị những người ở HTX may dạo nào mài kéo làm lõm vẹt cả. Nhìn lại một thời không xa mà thấy xót xa trong lòng.
 
Cách chùa Dâu không xa, chỉ khoảng 700m là chùa Tướng, tên chữ là chùa Phi Tương. Tuy cách đường cái có 200m nhưng cái ngõ không trải nhựa, vì đó là đường vào một thôn thôi.

Chùa Tướng ngày xưa ra sao không rõ, giờ chỉ còn là một nếp nhà gạch vài gian mới dựng lại, đơn sơ như mọi ngôi nhà trong làng. Chùa nghèo quá, thậm chí tấm cửa là chỉ là tấm ván gỗ lấy ở đâu đó, thủng lỗ chỗ. Ngôi nhà ấy không có cửa sổ, chỉ có những khe hổng do gạch kê chéo tạo ra, để ánh sáng lọt vào. Lòng nhà bé tẹo, chỉ đủ kê một cái bàn thờ, bệ tượng bà Tướng, và phía trước là tượng mấy vị Diêm vương sứt mũi vỡ tai. Bàn thờ có nén nhang lạnh lẽo.

Ngoài sân bên cạnh chùa, khi chúng tôi đến thì các bà hội phụ nữ xóm đang tập trung bàn bạc cái gì đó, cười đùa vui vẻ lắm. Ngược lại trong chùa thì ẩm thấp mờ mờ.


Bên trong chùa Phi Tương (chùa Tướng)

 
Tượng bà Tướng - Pháp Lôi. Khuôn mặt bà trẻ hơn hai bà Dâu và Đậu, sơn màu đỏ tươi hơn.

 
Rời chùa Tướng, tôi tìm đường đến chùa Dàn.

Nếu tìm được đến chùa Dàn, thì tức là đã đi thăm đủ Tứ Pháp và Phật Mẫu, năm vị nữ Thần Phật của đất Việt cổ.

Làng Dàn cũ có hai thôn, nay là làng Phương Quan và Xuân Quan. Do cả hai thôn đều có chùa, nên khi hỏi chùa Dàn có thể nhầm.
Nếu muốn hỏi chùa thờ bà Pháp Điện thì phải hỏi chùa Phương Quan, hay chùa Dàn Thượng. Còn chùa kia là chùa Dàn hạ, cũng có thờ 1 nữ thần.

Chùa Dàn thượng liền chung với đình, trước chùa là đình, có một khoảng sân rộng rãi. Vào trong chùa thâm nghiêm tĩnh mịch lắm. Gian hậu cung là tượng bà Pháp Điện.

Bà Dàn - Pháp Điện là em út trong Tứ Pháp, chùa cũng ở xa nhất. Pho tượng Bà có lẽ cũng là đẹp nhất, sơn màu đỏ tươi, mắt sáng mày cong, miệng mỉm cười tinh nghịch. Ông từ giữ đình và chùa tự hào rằng bà là trẻ và đẹp nhất trong tất cả các tượng, lại cũng thông minh nhanh nhẹn nhất.


Trong các buổi lễ rước Tứ Pháp, vì ở xa nên kiệu của Pháp Điện bao giờ cũng phải đi sớm, đến cửa chùa Chị là chùa Dâu, rồi cùng ba chị đến thăm Mẹ ở chùa Tổ. Theo thứ tự thì kiệu chùa Dàn phải đi cuối, và do bà Dàn tinh nghịch, nên bao giờ cũng phải chờ kiệu các chị đi một đoạn xa rồi mới đi theo, do trên đường bà Dàn sẽ cho kiệu chạy lung tung, rẽ phải rẽ trái, rồi chạy rất nhanh, có khi chớm vượt cả các chị. Nhưng khi đến chùa Tổ thì bao giờ cũng ngoan ngoãn ở sau cùng.
 
Gần ngay chùa Phương Quan (chùa Dàn thượng) là chùa Xuân Quan (chùa Dàn hạ). Chùa này cũng thờ một bà Nữ thần, mà thôn này còn tự hào vì Nữ thần này còn là Chủ tể, quản được cả 4 việc Mây Mưa Sấm Chớp, nghĩa là cầm quyền Tứ Pháp, chứ không phải chia bốn như các chùa kia.

Bà gọi là Đại Thánh Pháp Thông Vương Phật. Vừa Thánh, vừa Vua, vừa Phật. Bà có thể dồn mây gieo mưa hô sấm gọi chớp, quyền trùm trời đất.

Tượng bà cũng na ná mấy tượng kia. Phần điêu khắc đẹp, phong cách riêng, sự khác biệt thì đều bị những lớp áo sặc sỡ che kín. Tâm linh quan trọng thật, nhưng đứng về phía nghệ thuật thì tớ chả thích che kín tượng thế chút nào.

 
Một bầy tang tình con nhện
Ơ ấy ơ ấy mấy giăng tơ
Giăng tơ ấy mấy đi tìm.........


 
Dòng sông Đuống, sông Cầu đi vào thơ, vào nhạc, vào ca, vào họa. Giờ, bên dòng sông Đuống...

 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,751
Bài viết
1,136,920
Members
192,581
Latest member
oldgmailacc7
Back
Top