What's new

[Tổng hợp] Kinh Bắc, một miền cổ tích

Kinh Bắc là vùng đất cổ thiêng liêng bậc nhất nước Việt, là đất Tổ khởi thủy của Phật giáo Việt Nam, là quê hương phát tích nhà Lý, là trấn Chính bắc của thành Thăng Long.

Viết về Kinh Bắc không bao giờ hết được. Trong topic này, cũng chỉ mong cùng mọi người chia xẻ những gì đã biết, đã cảm nhận về miền cổ tích này.

Bài viết trên các báo về Kinh Bắc thì nhiều lắm, copy and paste không khó, vì thế cũng mong muốn nói những điều có tính riêng biệt hơn là những bài copy and paste đơn thuần.
 
Last edited:
Tượng công chúa Lê Thị Ngọc Duyên, con gái bà Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc. Hai mẹ con là những người có công lớn trong việc trùng tu chùa và cũng về tu ở đây. Dựa vào pho tượng này, có thể hình dung khá rõ về trang phục hoàng tộc thời Hậu Lê ra sao.

 
Tượng thiền sư Chuyết Chuyết trong cây tháp đá Bảo Nghiêm (Bút Tháp). Thiền sư Chuyết Chuyết người TQ sang tu tại chùa cách đây gần bốn trăm năm.

 
Đền Đô, đền Lý Bát Đế, thờ tám vị vua triều Lý.

Đền dựng gần chùa Cổ Pháp, là nơi Lý Thái Tổ đã từng tu thuở hàn vi, trước khi làm quan triều Tiền Lê và rồi lên làm vua.

Đền đã được tu sửa lại gần như toàn bộ. Trông đẹp đẽ khang trang. Có điều tất cả hoành phi câu đối đều viết chữ rất xấu, thậm chí là tệ hại. Nhìn buồn lắm ý.

 
em cảm ơn bác Chitto nhiều lắm! e được đi chùa Dâu và chùa Đậu rồi,đang chuẩn bị lượn man Bắc Ninh ,chắc là cố gắng đi thêm thật nhiệu
 
Ngũ long môn đền Đô. Cổng đền làm bằng gỗ, chạm hai con rồng, rất kì công, nhưng theo tớ thì không đẹp lắm, do có những lỗi về mặt tạo hình mây lửa. Nếu xếp cạnh với những cánh cổng chạm rồng mấy trăm năm của chùa Keo, chùa Phổ Minh thì không thể so sánh được vì kém quá xa.

 
Nhìn vào đền qua một sân gạch Bát Tràng.
Gạch hình như là làm gạch hoa cúc, bắt chước gạch ngày xưa (không nhớ chính xác không?). Muốn xem gạch hoa cúc cổ thật sự, phải đến đền Trần ở Nam Định, hoặc chùa Phổ Minh, hoặc Yên Tử. Tại đó có những con đường gạch hoa cúc đã hơn 700 năm tuổi mà vẫn nguyên vẹn, đẹp và tươi mới.

 
Nội điện (Hậu cung) đền Đô, gian giữa. Tấm hoành ghi bốn chữ "Ân thùy vạn thế"

Có điều khiến tớ thấy lạ ở đền Đô, là cách bài trí các tượng vua nhà Lý. Ở đây, người ta đặt tượng Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông cạnh nhau, ngang nhau trong gian chính giữa, các vị vua khác ở hai bên. Nếu nhìn về bố cục cân xứng, thì như thế là vừa khớp, chẵn, chia đôi từ giữa ra mỗi bên 4 tượng.

 
Thế nhưng, xét về các "Miếu" thờ các vị vua, cũng như các vị thần, thì bày như thế là không có tôn ti trật tự.

Bởi Lý Thái Tổ là Cha, mà chỉ ngồi ngang hàng với Thái Tông là Con. Cha con không thể được thờ ngang hàng. Hơn nữa, Thái Tổ là bậc tôn quí nhất, người mở ra triều đại, các đời sau dù có công lao lớn đến đâu cũng không thể sánh ngang. Do đó, trong miếu thờ, Thái Tổ bao giờ cũng phải đặt ở chính giữa. Các đời sau sẽ tính ra hai bên, theo nguyên tắc bên trái (Tả) trọng hơn bên phải (Hữu).

Như các miếu ở Huế, có 4 miếu là Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng Miếu, Thế Miếu, ngoại trừ Hưng Miếu thờ riêng cha Gia Long, 3 miếu kia đều theo nguyên tắc đó cả.

Triệu Miếu thì bài vị của Thủy Tổ nhà Nguyễn là Nguyễn Bặc ở chính giữa.
Thái Miếu thì bài vị của Thái Tổ nhà Nguyễn là Nguyễn Kim ở chính giữa.
Thế Miếu thì bài vị của Thế Tổ nhà Nguyễn (Gia Long) ở chính giữa.

Tớ thấy Lăng Trần và Miếu nhà Trần ở Hưng Hà cũng theo nguyên tắc đó: Thái Tông ở giữa (Thái tổ nhà Trần không hề làm vua), Thánh Tông là con bên trái, Nhân Tông là cháu bên phải.

Tớ không biết từ trước, đền Đô đã bày tượng Cha ngang hàng Con như thế từ xưa, hay chỉ từ sau khi trùng tu sửa chữa mới đặt thế.
 
Hai bên đền chính thờ các vua triều Lý là hai tòa Tả Hữu điện thờ quan Văn và Võ. Bên Văn thờ đại diện là hai ngài Tô Hiến Thành và Lý Đạo Thành.

Chính giữa tòa Văn chỉ là một bức hoành rất lớn viết bốn chữ "Thái sơn Bắc đẩu", để ca tụng công đức, chí nguyện, lòng trung sáng ngời như tòa Thái sơn, như chòm Bắc Đẩu.

Tiếc rằng, người viết chữ đã thể hiện sự dốt nát khi không biết được chữ Thái trong Thái Sơn phải viết thế nào, và thế là đã tương một chữ Thái sai toét tòe loe lên trên đầu các vị quan văn, vốn là những bậc Nho học thông tuệ. Đáng ra viết chữ Thái với nghĩa là Tốt đẹp, tên của núi Thái Sơn, thì người viết lại viết chữ Thái với nghĩa là "rất" (chắc người ấy tưởng rằng trên đời này chỉ có một chữ Thái duy nhất ấy thôi).

Đấy là không kể nét chữ thực sự vụng về thô kệch, mà tớ nghĩ người viết thư pháp nào nhìn thấy cũng phải nhăn mặt. Đáng buồn, và đáng tiếc lắm thay.


 
Có lẽ mình khắt khe quá đáng mất rồi, khi chê bai đền Đô đến thế.

Nhưng đúng là khi so sánh với các di tích cổ tuyệt vời khác của đất Kinh Bắc, thì Đền Đô với tớ thực sự là một công trình "tốt nước sơn hơn tốt gỗ".
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,750
Bài viết
1,136,910
Members
192,578
Latest member
newtottaax
Back
Top