What's new

[Tổng hợp] Kinh Bắc, một miền cổ tích

Kinh Bắc là vùng đất cổ thiêng liêng bậc nhất nước Việt, là đất Tổ khởi thủy của Phật giáo Việt Nam, là quê hương phát tích nhà Lý, là trấn Chính bắc của thành Thăng Long.

Viết về Kinh Bắc không bao giờ hết được. Trong topic này, cũng chỉ mong cùng mọi người chia xẻ những gì đã biết, đã cảm nhận về miền cổ tích này.

Bài viết trên các báo về Kinh Bắc thì nhiều lắm, copy and paste không khó, vì thế cũng mong muốn nói những điều có tính riêng biệt hơn là những bài copy and paste đơn thuần.
 
Last edited:
Chùa Bút Tháp

Đến với chùa Bắc Ninh, không thể không nói đến chùa Bút Tháp, ngôi chùa mà theo tớ là đẹp nhất xứ Kinh Bắc, và thuộc loại đẹp nhất cả miền Bắc, cả nước Việt. Một trong những điều quan trọng nhất khiến ngôi chùa đẹp, là do chùa chưa bị tu sửa, làm mới. Chùa giữ nguyên vẹn nét đẹp cổ xưa, mà vẻ đẹp ấy chỉ khi đến tận nơi mới cảm nhận hết được.

Trên mạng đã có quá nhiều bài viết về chùa Bút Tháp, viết lại hoặc copy lại có lẽ không cần thiết. Những con số chi tiết về diện tích chùa, năm xây..., dường như không nhiều ý nghĩa. Tớ đến với ngôi chùa này như chính bản thân nó, và những gì nó chứa đựng, chứ cũng chả biết nó rộng bao nhiêu mét vuông.

Mọi người đến chùa Bút Tháp hầu như đều theo lối cổng chính. Đã ai vào chùa theo lối từ trên đê chưa nhỉ? Tớ đã có lần đi lang thang trên đê, thấy hai ngọn tháp sau chùa bèn lao xe xuống, để xe bên cạnh vườn chùa, rồi đến lúc đi xe ngược ra cổng trước khiến mấy ông giữ cổng tròn mắt ngạc nhiên...
 
Last edited:
Chùa Bút Tháp có cấu trúc thành nhiều tòa, ngăn cách nhau bởi những khoảng trống lộ thiên, chứ không phải kiểu Nội công ngoại quốc liền tòa thông thường.

Từ ngoài cổng là Tam quan, Gác chuông, Tiền đường, Thiêu hương (mà rất nhiều nơi viết sai là "thiên hương", "thiện hương", "thiện hướng"), Thượng điện, am Tích Thiện, Hậu điện, bao quanh là các hành lang, giải vũ.

Như mọi ngôi chùa thông thường khác, tòa Tiền đường có bày tượng Cửu Long, Già Lam ở giữa, tượng Hộ Pháp hai bên. Hai pho Hộ pháp khá lớn, nhưng tòa Cửu Long thì cũng nhỏ, không đặc sắc.

 
Quan Âm nghìn mắt nghìn tay

Tâm điểm của chùa Bút Tháp là pho tượng cổ Quan Âm nghìn mắt nghìn tay đẹp nhất Việt Nam, được tạc từ 350 năm trước.

Lần nào đến đây, cũng không thể không dành thời gian ngắm nhìn pho tượng tuyệt đẹp này. Dù thời gian đã làm tróc lớp sơn, thếp vàng trên tượng, nhưng không hề làm mất đi sự duyên dáng của từng cánh tay, trên nét mặt thanh thản của Phật bà, của vầng hào quang tạo bởi nghìn cánh tay và nghìn con mắt. Đây là hiện thân của sự thấu hiểu nỗi khổ và cứu độ chúng sinh trong Phật pháp.

Pho tượng có 42 cánh tay lớn và 958 cánh tay nhỏ. Có nơi nói rằng chỉ có hơn 700 tay nhỏ thôi. Riêng tôi thì dù không đếm cũng luôn tin rằng phải có đủ 1000 cánh tay. Đã làm được một kiệt tác thế này, vì lẽ gì không thể làm đủ nghìn tay cho đúng chữ "Thiên thủ thiên nhãn" ???

 
Pho Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn được gọi là "Tập đại thành của nền điêu khắc Việt Nam", vì dường như hội tụ đủ cả trời đất. Đại Bồ Tát ngồi trên tòa sen do một con rồng đỡ lên từ mặt biển nổi sóng, sâu bên dưới là bốn bức tượng nhỏ tượng trưng cho tầng địa ngục.

Giữa lòng đức Bồ Tát là hình tượng Mặt trăng tròn vẹn, hai tay chắp trước ngực thể hiện hạnh nguyện vô lượng. Ngang hai bên mặt chính của tượng là hai mặt khác, tượng trưng cho Quá khứ, Tương lai. Phía trên đầu là các pho tượng Phật ngồi cao dần, và trên cùng là Phật A Di Đà, đức Phật của cõi Tây Phương cực lạc.

Một trong những vẻ đẹp riêng của pho tượng là các cánh tay lớn hoàn toàn trong tư thế tự do thanh thoát. Thường những pho tượng thế này thì các tay lớn sẽ cầm các pháp khí như Kim cương chử, vòng, chuỗi hạt, hạt châu,.... Nhưng ở tây tay tượng hoàn toàn thoải mái với những động tác mềm mại. Những cánh tay tỏa ra ở sau lưng như vầng hào quang rộng mở, trong mỗi lòng bàn tay có một con mắt.

Tôi có đọc thấy trên mạng có tác giả viết là con chim trên cùng là chim Thiên đường. Điều này thật lạ. Vì trong Phật giáo không thấy có hình tượng Thiên đường bao giờ, chứ đừng nói đến chim Thiên đường. Chỉ có con Đại Khổng tước xòe cánh che cho Đức Phật, nên một số tranh tượng có con Khổng tước này. Phải chăng nên gọi con chim trên đỉnh kia là Khổng tước thì đúng hơn ???
 
Toàn bộ tòa Thượng điện của chùa Bút Tháp là một bộ sưu tập sống động của các pho tượng Phật, Bồ tát, La hán với nhiều kích cỡ, dáng điệu. Những nghệ nhân xưa đã dành hết tâm trí, sức lực, lòng thành kính và sự sáng tạo vào đây, khiến cho mỗi pho tượng đều có thần khí riêng.

Như những ngôi chùa đất bắc khác, mái chùa không cao, cửa điện không rộng, nên khiến người ta phải cúi mình, nhấc chân, cẩn thận trong từng bước đi, cử chỉ, ánh mắt, lời nói. Đây là cõi linh thiêng bí mật, cũ kĩ nhưng tâm linh, xuống màu tàn sắc nhưng thâm sâu vô lượng.
 
Bên cạnh tuyệt tác Phật Bà Nghìn mắt nghìn tay, những pho tượng khác trong chùa cũng là những tác phẩm rất giá trị.

Đối xứng với pho Phật Bà, là một pho tượng cũng rất đặc biệt: Tây Thiên Đông Độ lịch đại Tổ sư. Pho tượng tạc một vị sư Thiên Trúc, với đặc trưng là mái tóc xoắn tròn, dáng vẻ khắc khổ nhưng an định. Pho tượng đại diện cho các vị tổ sư Phật giáo đã từng đến Việt Nam từ hai hướng: Tây sang (Tây thiên), Trung Hoa đến (Đông độ).

Xét về tạo hình, pho tượng này cũng giá trị không kém pho Phật bà, dù có thể công sức tạo dựng không bằng.

Có thể thấy xa xa là pho tượng bà Quận chúa - Hoàng hậu - Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc, con gái của Thanh đô vương Trịnh Tráng, hoàng hậu của vua Lê Thần Tông.

 
Last edited:
Tượng ở chùa Bút Tháp còn một điều đặc biệt là hai bộ Tam Thế và Tam Thân. Ở tất cả các chùa tớ đã từng đi đến và xem, thì chưa ở đâu có đủ cả hai bộ này. Thường chỉ có 1 bộ Tam thế Phật, rồi đến bộ Tam tôn, Tam thánh, Tam Tổ chứ không có Tam thân Phật.

Tam thế Phật là Quá khứ, Hiện tại, Vị lai.
Tam thân Phật đại diện cho Pháp thân, Báo thân và Ứng thân.
Tam tôn là A Di Đà, Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, cũng gọi là Tây thiên Tam thánh.
Tam Tổ là ba bậc tổ đầu tiên: Thích Ca Mâu Ni, A Nan, Ca Diếp.

Chùa Bút Tháp có ba pho Tam thân cũng đặc biệt, sơn màu đỏ chứ không màu cánh gián thếp vàng như Tam thế.

 
Last edited:
Giáo sư cho em góp mấy cái ảnh cột đá chùa Dạm vào đây với nhé!

Cận cảnh đôi rồng đời Lý

img7060resizerv0.jpg


Nếu không kể đến một vài chỗ sứt mẻ trên thân thì đôi rồng này còn khá nguyên vẹn

img7062resizedzy7.jpg


Mông rồng, đuôi xoắn vào nhau, quấn quít, hoà quện

img7068resizesj1.jpg
 
Last edited:
Em vừa đi về chiều nay, không xem kỹ như những gì Chitto đã viết, nhất là cái tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay kiệt tác thì đáng tiếc đã ko đọc kỹ để được biết dịp này. Âu cũng là cái cớ để lần sau quay lại.

Em ko đi nhiều chùa lắm, nhưng có lẽ đồng quan điểm với Chitto rằng ngôi chùa này đẹp đẽ và đậm chất cổ xưa nhất ở VN tạ

5h chiều, sau khi chụp ảnh sư cô (hay là vải) chuẩn bị 7 bát cháo trắng cúng chiều, em và mẫu ra nằm kềnh ở đống rơm bên cổng chùa, chiều như chậm rơi chậm rơi.. uh hự... gió bồng bềnh bồng bềnh... nghe tiếng chuông ngân thấy lòng dịu lại... hì hì...

Mẫu của em diễn cực ngon, nhưng tiếc là em tuy trẻ nhưng lại mắc bệnh Pak ki sơn mới hèn hic hic...
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,751
Bài viết
1,136,920
Members
192,581
Latest member
oldgmailacc7
Back
Top