What's new

Kinh nghiệm tìm thông tin - AN TOÀN GIAO THÔNG

Re: Kinh nghiệm để đi du lịch trong nước ; Du lịch xe máy

1 kinh nghiệm nho nhỏ cho việc tìm nhà nghỉ: vì đoàn mình thường ko đặt trước nhà nghĩ đi đến đâu mệt thì nghỉ do đó khi đến 1 thị trấn để nghỉ sẽ phân công 1 người đi hỏi ăn 1 người tìm nhà nghỉ..tránh tư tưởng ăn sẵn nhà nghĩ nào càng dễ tìm ven đường quốc lộ thường đắt mà hem đẹp:) mất công 1 tý lang thang tý thường có nhà nghỉ ngon và rẻ:D...nên chọn e nào nhanh nhẹn trông bốp chát đầu gấu tý:D vào đặt phòng sẽ hay có giá rẻ ^^
Khi đi buổi tối người đi đầu nên pha đền cho người đi sau ...đâu có cua trái cua phải thì si nhan bên đó ...còi sẽ là có vật đi qua... và khoảng cách các xe nên cách nhau tầm 5-7m dễ sử lý ...nhiều đoàn đi ko có kinh nghiệm hay đi sát nhau :( lúc có vụ gì thì người sau dễ ảnh hưởng...tới ngã 3 thì có người ở lại đợi người đi sau ...nhưng leader tốt nhất nên đi tiếp cắt cử ai ở lại chờ:d
 
Re: Kinh nghiệm để đi du lịch trong nước ; Du lịch xe máy

- Chọn chỗ ăn, nghỉ: Khi đến một điểm dừng nào đó, chưa có đầu mối trước, thì các xe chia thành nhiều hướng đi tìm, và thường sau nửa tiếng quay lại điểm dừng của cả nhóm để so sánh tiện nghi các nhà nghỉ: Giá, số người ở một phòng, số giường, nóng lạnh, điều hoà, quạt ... Ăn thì bao tiền suất, thực đơn có món gì ... Và chỗ nào xe tải hay dừng ăn nghỉ thì giá cả rất hợp lý, và ngon bổ rẻ
- Khoảng cách giữa các xe, tuỳ theo tốc độ thường thì tầm 60km/h thì các xe chạy cách nhau 60m, 40km/h - 40m. Còn chạy đêm thì xe sau chiếu vùng đèn cốt vào đúng xe trước là vừa đẹp, xe trước dễ quan sát, và giữ cự li hợp lý.
- Hỏi đường: Hỏi đường này đi được những phương tiện gì, và đi mất bao lâu. Chứ còn hỏi có đi được không và bao xa thì vỡ mồm như chơi .
- Khi tới ngã rẽ dẫn đoàn nhất thiết phải dừng lại, đảm bảo cả đoàn đủ người, đúng lối, và sau đó tiếp tục lên dẫn đầu. Khi chưa chắc chắn nhất thết phải hỏi đường vài lần rồi mới cho cả đoàn tăng tốc.
 
Re: Kinh nghiệm để đi du lịch trong nước ; Du lịch xe máy

và khoảng cách các xe nên cách nhau tầm 5-7m dễ sử lý

- Khoảng cách giữa các xe, tuỳ theo tốc độ thường thì tầm 60km/h thì các xe chạy cách nhau 60m, 40km/h - 40m. Còn chạy đêm thì xe sau chiếu vùng đèn cốt vào đúng xe trước là vừa đẹp, xe trước dễ quan sát, và giữ cự li hợp lý.

Cách 5 - 7m là quá gần, chỉ trong 1 giây là chạy hết khoảng cách đó.

Kinh nghiệm của tôi về khoảng cách thì không phải là mấy mét, vì khi đi làm sao biết được là mấy mét, mà là kinh nghiệm đếm đến ba.

Khi xe trước vượt qua một dấu mốc bên đường (cái cây, cột cây số...) xe đi sau đếm một, hai , ba rồi xe mình đến đúng mốc đó thì là đủ, không nên ít hơn. Khoảng thời gian đó là đủ để xử lý khi có vấn đề gì với xe đi trước. Tất nhiên là đếm một cách bình thường, đừng có đếm như ăn cướp hoặc đếm rề rà mộttttttttttt, haiiiiiiiiiii, (hai rưỡi), baaaaaaa :D
 
Re: Kinh nghiệm để đi du lịch trong nước ; Du lịch xe máy

Thực hiện được khoảng cách khi chạy vùng núi không hề đơn giản nên có một bác cầm đầu chạy thật cứng chạy đầu và mọi người chạy sau phải có tinh thần tập thể để giữ đúng khoảng cách và một người chuyên khóa đuôi để có thể đảm bảo đội hình luôn luôn đầy đủ không thất lạc có vấn đề gì sẽ liên lạc nói chung an toàn là trên hết
 
Re: Kinh nghiệm để đi du lịch trong nước ; Du lịch xe máy

Xe máy thì em thấy thế này:
- Xuống xe: thường thì lúc xuống xe gần 100% mọi người đều bước chân qua bên trái và đi xuống nhưng chính lúc đó là lúc dễ bị tai nạn nhất. Lúc đó các bạn xế và ôm rất dễ mất tập trung và bị những xe phía sau phóng thẳng lên tông.Nếu cố được thì mọi người cố gắng tấp lên lề hoặc lên hẳn 2 bên vệ đường.
- Khi đi đèo núi những khúc đường dễ bị tai nạn là: ngã 3,4 trước khi lên dốc hoặc sau đỉnh dốc. Thông thường những đoạn đó là lúc các xe tăng tốc độ để lấy đà vượt giốc nên rất dễ không kiểm soát được tốc độ . Các bạn trưởng đoàn và xế khi chọn điểm dừng nên lưu ý đến điều này để tránh những điểu đáng tiếc có thể xáy ra.
 
Re: Kinh nghiệm để đi du lịch trong nước ; Du lịch xe máy

Mình vừa đi đám tang bạn Nguyên mất ở Than Uyên về. Phải nói rằng rất đau lòng khi được nghe kể về những cái chết không đáng có. Điểm lại những vụ mất người trên đường phượt thì thấy những cái chết vì sông suối chiếm tỷ lệ lớn. :( Có 2 vụ diễn ra ở suối ven đường đi là vụ Bản Giốc năm 2008 và Khau Cọ - Than Uyên năm nay. Ở bãi giữa sông Hồng cũng diễn ra một vụ vào năm ngoái. :( ... Để phòng tránh những chuyện đáng tiếc như vậy các bạn cần chú ý:

1. Luôn mang giầy trên đường đi. Giầy phải là loại đế bằng, chắc chắn và có độ bám tốt. Hai bạn nữ bị ngã xuống suối ven đường khi rửa tay đều là do trượt chân.

2. Thật cảnh giác và cẩn thận khi đến gần sông suối, thác nước. Tốt nhất là không nên chơi ở những nơi này. Trong trường hợp cần thiết thì nên đợi đông người và nhờ bạn bè vịn bám chắc vào đá, cây cối rồi hãy leo thác hoặc xuống suối. Chú ý các bãi cát cũng là nơi nguy hiểm, bạn trai mất năm ngoái ở bãi giữa Sông Hồng vì bị sụt cát.

3. Hãy nghiên cứu kỹ các kinh nghiệm của người đi trước, đặc biệt, hãy học bơi. Biết bơi sẽ làm bạn bình tĩnh hơn, biết cách xử lý khi rơi xuống nước. Hơn nữa, hãy học cách cứu người dưới nước và hô hấp nhân tạo.

4. Đồng ý rằng đi chơi rất vui, rất thích. Không ai có thể ngăn cấm bạn điều gì cả. Nhưng hãy cẩn thận trên đường. Luôn luôn cẩn thận. Nên nhớ rằng sau mỗi sự ra đi là nước mắt, là sự thương tâm của gia đình, của bạn bè.

5. Một lần nữa xin nhắc lại với các bạn trẻ, hãy cẩn trọng trên đường đi. (c)
 
Re: Kinh nghiệm để đi du lịch trong nước ; Du lịch xe máy

Thứ 2: Cô của Nguyên cho biết bạn chỉ bị thâm tím vài vết bên thái dương còn không hề có nước hoặc dấu hiệu bị ngâm như người chết đuối (cả Hiền cũng vậy), điều này cho thấy đoạn suối ấy nông không nhiều nước lắm nhưng do địa hình quanh co hiểm trở và nhiều đá nên nước chảy xiết khiến các bạn ấy bị chấn thương do va đập và không thể bám víu để dừng lại được.

Nhân đọc đoạn trên, viết cái kinh nghiệm mà tôi luôn cố nhớ khi đi trên xe khách, tàu hỏa... (không phải đi xe máy). Đó là khi gặp bất cứ sự cố gì, thì phải giữ lấy cái đầu trước hết.

Gặp sự cố bất khả kháng, phải chịu va đập, thì cố gắng hết sức để co chân lên, đầu gối lên tai, hai tay ôm chặt lấy đầu, cúi đầu vào giữa lòng, thành vòng cung ôm lấy đầu, và chân tay sẽ hướng về phía trước chịu các va chạm, chấn động. Chân tay gãy có thể chịu được, chứ đầu hoặc cột sống bị va đập thì nguy hiểm hơn nhiều.

Trong trường hợp hai bạn bị trượt, rơi trên khu vực lòng suối ở trên, giả sử cố gắng ôm chặt lấy đầu khi bị rơi thì biết đâu có thể tránh được kết cục đau lòng. Trạng thái co chân tay ôm đầu không hề khó, giống như khi những người không biết nhảy cầu nhảy xuống nước, cũng thường dùng tư thế này, ôm chặt chân tay nhảy như hòn đá xuống. Như thế tránh được va đập một cách tối đa.

Chuyện xảy ra rồi chẳng ai có thể nói hay, nhưng phản xạ ôm chặt đầu có lẽ là cần thiết, kể cả khi đi trên xe khách, những trường hợp xe có va chạm, đâm nhau, bị lật... thì động tác này có lẽ là tốt nhất.
 
Last edited:
Re: Kinh nghiệm để đi du lịch trong nước ; Du lịch xe máy

Nhân đọc đoạn trên, viết cái kinh nghiệm mà tôi luôn cố nhớ khi đi trên xe khách, tàu hỏa... (không phải đi xe máy). Đó là khi gặp bất cứ sự cố gì, thì phải giữ lấy cái đầu trước hết.

Chuyện xảy ra rồi chẳng ai có thể nói hay, nhưng phản xạ ôm chặt đầu có lẽ là cần thiết, kể cả khi đi trên xe khách, những trường hợp xe có va chạm, đâm nhau, bị lật... thì động tác này có lẽ là tốt nhất.

Chuẩn - Kể cả đi xe máy mà bị ngã cũng thế, hai tay ôm chặt lấy đầu, người cuộn tròn lại sẽ giảm thiếu tối đa các chấn thương. Nhưng phải tập luyện quen để thành bản năng - Muốn vậy thỉnh thoảng phải tập ngã giống như luyện thể lực để đi leo Fan ngày xưa ấy.
 
Re: Kinh nghiệm để đi du lịch trong nước ; Du lịch xe máy

Mình cũng không khuyến khích cách này pác Chitto ạ vì nó gây nguy hiểm cho các xế nếu xử lý không khéo, mình chỉ nêu ra cho mọi người tham khảo vì cách chay xe của mỗi xế cũng khác nhau. nhưng đảm bảo với pác là cảm giác rất phê khi chạy cắt côn thả dốc. Việc giữ số kìm tốc độ bằng máy và phanh thì chính xác không cần chỉnh chỉ mỗi tội là xe lúc này hơi rùng, việc " Cắt côn mà khi vào số không khớp tốc độ thì phá hộp số luôn" thì mình thấy không hẵn vậy vì mình luôn luôn cắt côn ở số 4 ( mình chạy xe Shogun- suzuki, 4 số côn tự động giống xe dream) đây là số cao nhất rồi nên cho dù khi pác thả côn ra ở tốc độ nào vẫn không gây nên phá hộp số.

Tôi đồng ý là khi xe xuống dốc mà cắt Côn là Phê thậm chí là mê... mê man bất tỉnh là còn may đấy! Tất cả chúng ta đều không ai muốn mình và mọi người gặp tai nạn phải không??? Nhưng tai nạn vẩn luôn luôn rình rập và xảy ra bất cứ lúc nào... Lý do tại sao??? Tại chúng ta CHỦ QUAN mà thôi !!!
Tôi học được kinh nghiệm của các bác tài chạy Bắc- Nam lâu năm thế này: Khi chạy xe lên dốc đèo bằng số nào thì khi đổ dốc bằng đúng số đó. Tuy xe có vẻ như rất ì... nhưng an toàn là trên hết... Phượt là đi chơi, không phải là đua xe máy xuyên Việt hay bất cứ giải thi đấu nào khác, các Bác cứ từ từ mà tiến. Các Bác có thể tham khảo giải đua xe Đạp công thức 11 tại Đồ Sơn ngày 21_08 vừa qua với lượt chạy xe của bác CVN và đồng đội khi xe vào Khúc Cua trên nền gạch bằng phẳng... Đấy là chưa kể xe có động cơ và đổ dốc...
Hj hj hj em xin dừng ý kiến đóng góp. Chúc các Bác có những chuyến đi An Toàn, Mạnh Khỏe, Vui Vẻ và Bình An Trở Về!!!:)
 
Re: CẢNH GIÁC và LƯU Ý trên đường phượt

Mình cũng chia sẻ với các bạn sự nguy hiểm khi đi trên các con đường núi nhỏ, hẹp và trơn. Các bạn nên nhờ người đỡ đuôi xe và đi bên trái. Trường hợp không đỡ được thì buông xe. Đừng "hi sinh" cùng đồng đội.

Mình còn rất nhiều ảnh các bạn cần chú ý khi đi qua suối, cầu nhỏ, đường nhiều đá để các bạn tham khảo, cẩn thận đối phó khi phượt.

sieuthiNHANH200903086610mjy2yjg2n21767209_1.jpeg

Chúc các bác an toàn khi phượt :gun

Sau vụ việc rất đau lòng của hai bạn đồng đạo nhà Dìm hàng, mình sẽ cố gắng chia sẻ nốt những kinh nghiệm mấy năm chinh chiến đường núi của mình để ACE ngõ hầu có thêm tí thông tin, cẩn thận hơn khi đi phượt.

Đất/đá lở (landslide): Hỏi rằng có tránh được không? Xin thưa rất, rất khó vì không thể biết trước. Tuy nhiên mình có mấy kinh nghiệm thế này.
- Nơi có cắm biển nguy hiểm đá lở: là cái biển tam giác có hình đá lở
- Khi trời mưa và sau mưa, nếu thấy mấy cục đá lăn lóc trên đường mà taluy dương cao ngút thì hãy coi chừng;
- Những nơi có vách đá dựng đứng mà đá có nhiều thớ cũng phải cẩn thận.
- Những nơi đường móp vào do đất đá lở, dù đã san gạt đổ đất sang taluy âm lấy đường đi thì cũng là chỗ xung yếu dễ lở tiếp....

Ảnh dưới đây là em vừa đi qua thì tảng đá đổ ầm phát vỡ tan sau lưng. Trời có mưa nhỏ đã mấy ngày qua. Thử hỏi trên con đường nhỏ kia mà ăn phải củ đá lớn nhường đó thì có về được không? Hay là ở nhà cho nó lành:(


IMG_2191.jpg

Ảnh chụp tại Chân đèo Đán Khao (một con đèo thuôc dãy Tây Côn Lĩnh giữa Túng Sán và Thượng Sơn-Hà Giang)[/I][/CENTER]
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,666
Bài viết
1,170,971
Members
192,321
Latest member
phonego
Back
Top