What's new

Làng cổ Bắc Bộ

Làng Đường Lâm - Hà Tây: Đất hai vua

Nói đến Đường Lâm là nói đến vùng đất của một cộng đồng dân cư gồm năm, sáu làng họp lại Không nên quan niệm Đường Lâm là một xã với sự phân chia hành chính hiện thời do các làng: Mông Phụ, Đông Sàng, Phụ Khang, Cam Lâm, Cam Thịnh, Đoài Giáp, Văn Miếu... làm nên. Bởi như thế khó có thể đánh giá một cách tổng quát về lịch sử - Văn hoá đã diễn ra trên mảnh đất này.

Đường Lâm tên nôm gọi là Kẻ Mía, có lẽ tục danh này được bắt đầu từ một cái tên rất chữ nghĩa: Cam Giá (Mía ngọt)! Cam Giá xưa kia được chia ra thành hai ''Tổng'': Cam Giá Thượng và Cam Giá Hạ. Cam Giá Thượng là các xã thuộc miền Cam Thượng, Thanh Lũng, Bình Lũng.. .(Nay thuộc về huyện Ba Vì). Cam Giá Hạ là xã Đường Lâm (Nay thuộc thị xã Sơn Tây). Phải chăng đai đất hữu ngạn sông Hồng từ thời thượng cổ, khi chưa có hai bờ đê sừng sững chạy dài định vị dòng sông (Đê sông Hồng trở thành hệ thống có lẽ vào thời Lý), để mỗi khi vào mùa nước lại ào ạt đổ vê ngầu đỏ phủ sa, bồi đắp nên Tam giác châu thố đồng bằng Bắc Bộ mà sông Hồng là cái trục phân chia địa giới hành chính hai tỉnh rất rõ rệt: Vĩnh Phúc - Hà Tây. Dải đồng bằng hữu ngạn sông Hồng kéo dài từ những bậc thềm của núi Tản (Tản Viên Sơn - Núi Tổ) xoải mải về xuôi, tạo ra một miền phì nhiêu trù phú, một năm hai vụ bốn mùa rộn rã tiếng canh cửi tằm tang: Ngọt mãi đến tận bây giờ với một địa danh đã đi vào lịch sử bằng những kỳ tích như những huyền thoại.

Đường Lâm là vùng bán Sơn địa, trên những quá đồi trung du thuộc làng Cam Lân, đến tận bây giờ vẫn còn lại những cái tên: Đồi Cấm, Nghẽn Sơn, Vũng Hùm... in đậm dấu tích một thời trai trẻ của ạnh em Phùng Hưng, Phùng Hãi.. . Truyền thuyết kể lại rằng: Thủa ấy trên đồi là rừng đại ngàn rậm rạp, dưới trằm giộc lau lách um tùm. Năm ấy cọp về, có một con cọp hung đữ đã bắt đi bao mạng người. Dân trong vùng sợ hãi không dám vào đồi kiếm củi hái chè. Đêm đêm cọp dữ còn mò cả vào làng rình bắt trâu bò lợn gà, khắp cả làng chưa nhọ mặt người đã vội vã về nhà, luồng lạch rấp kín, cổng ngõ văng chặt, xóm làng eo óc một nỗi sợ hãi rình rập bất cứ lúc nào. Có một trai làng cực kỳ khoẻ mạnh quyết tâm diệt hổ dữ trừ hoạ cho dân làng. Lựa một tháng cuối đông gió Bấc se sắt thối, khí lạnh trên đồi tràn về làm rờn rợn da người, chàng trai bện người nộm đem vào đồi đến bên mép nước cắm xuống, ba bốn đêm liền như thế... Đêm ấy như bao đêm khác, hổ dữ ra vũng nước duy nhất còn xót lại trong vùng, trước khi vục đầu uống hổ ta lấy tay tát đổ người nộm như mọi hôm thường vẫn thế. Nhưng nó đâu có ngờ hôm nay có một cánh tay rắn chắc đã túm chặt lây bờm nó và liên hồi giáng xuống những quả đấm nặng như búa tạ... Chàng trai thông minh dũng cảm, có sức khoẻ phi phàm đó chính là Phùng Hưng!


Phùng Hưng sinh ra và lớn lên ở làng Cam Lân (xã Đường Lâm), nửa sau thế kỷ VIII, đất nước ta chịu ách đô hộ của nhà Tùy Đường cực kỳ hà khắc. Phùng Hưng đã cùng em là Phùng Hãi và Bồ Phá Cần chiêu tập binh sĩ cùng nhân dân phất cờ khởi.nghĩa. Từ quê hương ông đánh thành Tống Bình (Hà Nội), đập tan tành đạo quân xâm lược của Cao Chính Bình, dành lại quyền độc lập tự chủ (791- 802). Nhân dân tôn vinh ông là: Bố Cái Đại Vương!

Nói đến Phùng Hưng không thể không nói đến một người còn ưu tú nữa đó là Ngô Quyền. Ngô Quyền là con trai Châu Mục Đường Lâm Ngô Mân (Ông chính là người làng Cam Lâm). Ngô Quyền sinh ra tướng mạo tuấn kiệt hơn người, sáng mắt như sao, sức địch muôn người. Thuở tráng niên đã từng ghì sừng hai con trâu đực đánh nhau làm cho chúng hoảng sợ mà buông nhau bỏ chạy. Lớn lên ông làm nha tướng cho Dương Diên Nghệ, trấn thủ châu Hoan, Châu Ái. Sau loạn Kiều Công Tiễn ông đã trấn yên nước nhà và tiến hành cuộc kháng chiến chống thù ngoài, trận đánh trên sông Bạch Đằng thể hiện sự thông minh tài trí thiên tài trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

Một nhân vật lỗi lạc nữa đã để lại mốc son chói lọi trong trang sử nước nhà là Thám Hoa Giang Văn Minh. Ông sinh năm Nhâm Ngọ (1582) ở làng Mông Phụ. Tháng 2 năm Mậu Thìn (1628), đời Lê Vĩnh Tộ ở nước ta ông dự khoa thi Hội, đỗ nhất giáp Tiến sĩ, cập đệ tam danh. (Có điều đáng lưu ý là khoa thi năm ấy không lấy Trạng Nguyên, Bảng nhãn). Năm Đinh Sửu (1637) ông được Triều đình cử làm chánh sứ, dẫn đầu một phái bộ sang Triều Minh. Sử cũ chép rằng: Trong khi hội kiến với vua nhà Minh, sứ thần Giang Văn Minh đã trổ tài thao lược, đối đáp với vua nhà Minh. Một lần vua Minh ra vế đối: ''Đồng trụ chí kim đài dĩ lục" (Cột đồng trụ đến ray rêu đã phủ xanh) Giạng Văn Minh khảng khái đối lại rằng: “Đằng giang tự cổ huyết do hồng" (Sông Bạch Đằng từ xưa máu thù còn loang đỏ). Vua Minh nổi giận vì bị nhắc đến nỗi nhục thua trận, liền sai mổ bụng sứ thần Giang Văn Minh xem "gan to mật lớn" đến nhường nào! Giang Văn Minh chết, vua Minh tiếc một bậc tài danh, sai người ướp thủy ngân vào xác đưa về nước.
 
Vô nhà gặp rắn, ra ngõ gặp rắn, thưởng thức các đặc sản từ rắn, sống và vui - buồn cùng nghề rắn, không đâu khác đó chính là làng Lệ Mật.
42346a569ddd8bb6.jpg

Nơi đây đã trở thành làng rắn nổi tiếng ở Việt Nam.

Riêng về làng này, bác bvc mở ngoặc cho bọn em biết thêm chút: muốn thưởng thức làng nghề nên đến nhà nào? Chi phí?... chứ bọn em biét có Quốc Triệu ,,, thội
 
sáng mai em đến Hà Nội, nghe nói là có bus đi đến Đường Lâm, không biết đón ở đâu nhỉ, đi lại thế nào?
 
Bạn đến bến xe buýt Kim Mã đón xe buýt đi Sơn Tây, khi đến Sơn Tây (hình như xe buýt này chỉ đến Sơn Tây thôi) bạn phải đi xe ôm khoảng 4km để lên làng Đường Lâm (xe ôm mất khoảng 10k)

Chào mừng bạn đến Hà Nội.
 
Còn một ngôi làng nữa cũng khá cổ gần như làng Đường Lâm, đó là làng Nôm (Hưng Yên), tháng trước em cũng vừa mới ghé thăm, tuy quy mô không bằng làng Đường Lâm nhưng cũng là một ngôi làng cổ đáng được chú ỵ Đặc biệt là kiến trúc chùa Nôm
 
Còn một ngôi làng nữa cũng khá cổ gần như làng Đường Lâm, đó là làng Nôm (Hưng Yên), tháng trước em cũng vừa mới ghé thăm, tuy quy mô không bằng làng Đường Lâm nhưng cũng là một ngôi làng cổ đáng được chú ỵ Đặc biệt là kiến trúc chùa Nôm

Theo tớ, thì các ngôi nhà trong làng Nôm, đền đình làng, cầu đá, chợ làng Nôm rất đẹp và đáng giá.

Riêng về chùa làng Nôm, theo ý kiến chủ quan của tớ, thì gần đây làm lại nhiều đã khiến mất đi phần nào dáng vẻ cổ kính của chùa. Đặc biệt là Tam quan làm toàn bằng gỗ lim, cực kì tốn kém, có lẽ là tam quan hoàn toàn gỗ to nhất mà tớ từng gặp. Thế nhưng cái tam quan đó quá to so với ngôi chùa làng giản dị, gần gũi ở đằng sau. Nhìn vào cái cổng chùa mà choáng ngợp vì độ cao và tiền của đổ vào đó. Cây gạo già đứng bên cổng chùa cũng bỗng bé đi.

Nhìn cái cổng chùa, tớ không thấy đẹp lắm, mà chỉ thấy một điều: chùa Giàu quá !!!

Nếu tớ có quyền, thì tớ sẽ làm cái cổng chùa đẹp hơn nhiều, đúng kiểu chùa cổ, với dáng vẻ xưa, hợp với ngôi chùa đằng sau, và chắc là ít tốn kém hơn nhiều. Tiền ấy đem làm việc công đức khác thì tốt hơn.

Cái cổng gỗ rất lớn của chùa Nôm. Ngoại trừ 4 cây cột mặt trong làm bằng đá, và ngói trên đỉnh, còn toàn bộ là làm bằng gỗ. So với cái xe máy của tớ bé tí bên dưới, thì bộ cửa quả là hoành tráng.

Tuy vậy, đây là đồ mới, không phải kiến trúc cổ gì cả, nên thể hiện sự giàu có nhiều hơn.

 
Last edited:
Đứng trên cái cổng đó nhìn xuống, chùa Nôm khiêm nhường hiền hòa làm sao ! Đúng chất của một ngôi chùa làng bình yên.

Xa bên trái là một thủy tạ, có đặt tượng Quan Âm. Hic, mỗi tội đằng sau chùa là khu thờ Mẫu thì có cả chiếu để lên đồng. Tín chủ cầu cúng rất là đông đúc tấp nập.

Tớ đến vào một ngày mưa, trời đất mù mù. Thế nhưng phía sau chùa vẫn tấp nập lắm. Cả một khu nhà dành cho khách đến cúng bái. Xe ôtô, xe máy đỗ phía cổng bên cạnh, chứ không đỗ cổng chính.


 
Cầu đá cổ ở làng Nôm

Cây cầu được dựng bằng những cột đá chồng lên những trụ bằng đá ong. Bên trên là những phiến đá lớn, với những giầm ngang có chạm trổ hình mây. Cầu đá vốn có nhiều ở đồng bằng bắc bộ, nhưng trong thời "loạn lạc" đã bị phá bỏ cũng nhiều. May còn một số làng giữ được. Cầu đá thường 3, 5 nhịp, còn nhiều nhịp như ở đây không nhiều.


 
Sao không cấm xe đi trên này nhỉ, chỉ cho đi bộ thôi, làm một cái cầu khác ở gần đó cho dân tình đi , chứ như thế này ba bữa là xuống cấp, rồi lại dễ bị biến thành cối xay gạo lắm
 
Cũng không rõ bác ạ. Có lẽ thấy cầu vẫn còn chắc chắn quá nên người ta cứ sử dụng, chờ khi nào sắp hỏng mới tính chăng?

Thực tế là người dân hai bên làng Nôm vẫn phải nhờ cây cầu này để qua lại, vì chỉ có mỗi nó băng ngang qua lạch nước này, nếu không muốn vòng xa tít. Xe công nông cũng còn qua được nữa là.

Làng Nôm cũng đã bị bán nhiều đất rồi. Có thể thấy bên kia cầu là một khu đất đã xây rào vây quanh, không biết của ông bà nào. Chỗ đó mà mọc lên cái nhà to uỳnh thì thôi xong.

Xa xa là cái thủy tạ của chùa Nôm.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,409
Bài viết
1,175,659
Members
192,087
Latest member
ZatoFashion
Back
Top