What's new

Làng cổ Bắc Bộ

Làng Đường Lâm - Hà Tây: Đất hai vua

Nói đến Đường Lâm là nói đến vùng đất của một cộng đồng dân cư gồm năm, sáu làng họp lại Không nên quan niệm Đường Lâm là một xã với sự phân chia hành chính hiện thời do các làng: Mông Phụ, Đông Sàng, Phụ Khang, Cam Lâm, Cam Thịnh, Đoài Giáp, Văn Miếu... làm nên. Bởi như thế khó có thể đánh giá một cách tổng quát về lịch sử - Văn hoá đã diễn ra trên mảnh đất này.

Đường Lâm tên nôm gọi là Kẻ Mía, có lẽ tục danh này được bắt đầu từ một cái tên rất chữ nghĩa: Cam Giá (Mía ngọt)! Cam Giá xưa kia được chia ra thành hai ''Tổng'': Cam Giá Thượng và Cam Giá Hạ. Cam Giá Thượng là các xã thuộc miền Cam Thượng, Thanh Lũng, Bình Lũng.. .(Nay thuộc về huyện Ba Vì). Cam Giá Hạ là xã Đường Lâm (Nay thuộc thị xã Sơn Tây). Phải chăng đai đất hữu ngạn sông Hồng từ thời thượng cổ, khi chưa có hai bờ đê sừng sững chạy dài định vị dòng sông (Đê sông Hồng trở thành hệ thống có lẽ vào thời Lý), để mỗi khi vào mùa nước lại ào ạt đổ vê ngầu đỏ phủ sa, bồi đắp nên Tam giác châu thố đồng bằng Bắc Bộ mà sông Hồng là cái trục phân chia địa giới hành chính hai tỉnh rất rõ rệt: Vĩnh Phúc - Hà Tây. Dải đồng bằng hữu ngạn sông Hồng kéo dài từ những bậc thềm của núi Tản (Tản Viên Sơn - Núi Tổ) xoải mải về xuôi, tạo ra một miền phì nhiêu trù phú, một năm hai vụ bốn mùa rộn rã tiếng canh cửi tằm tang: Ngọt mãi đến tận bây giờ với một địa danh đã đi vào lịch sử bằng những kỳ tích như những huyền thoại.

Đường Lâm là vùng bán Sơn địa, trên những quá đồi trung du thuộc làng Cam Lân, đến tận bây giờ vẫn còn lại những cái tên: Đồi Cấm, Nghẽn Sơn, Vũng Hùm... in đậm dấu tích một thời trai trẻ của ạnh em Phùng Hưng, Phùng Hãi.. . Truyền thuyết kể lại rằng: Thủa ấy trên đồi là rừng đại ngàn rậm rạp, dưới trằm giộc lau lách um tùm. Năm ấy cọp về, có một con cọp hung đữ đã bắt đi bao mạng người. Dân trong vùng sợ hãi không dám vào đồi kiếm củi hái chè. Đêm đêm cọp dữ còn mò cả vào làng rình bắt trâu bò lợn gà, khắp cả làng chưa nhọ mặt người đã vội vã về nhà, luồng lạch rấp kín, cổng ngõ văng chặt, xóm làng eo óc một nỗi sợ hãi rình rập bất cứ lúc nào. Có một trai làng cực kỳ khoẻ mạnh quyết tâm diệt hổ dữ trừ hoạ cho dân làng. Lựa một tháng cuối đông gió Bấc se sắt thối, khí lạnh trên đồi tràn về làm rờn rợn da người, chàng trai bện người nộm đem vào đồi đến bên mép nước cắm xuống, ba bốn đêm liền như thế... Đêm ấy như bao đêm khác, hổ dữ ra vũng nước duy nhất còn xót lại trong vùng, trước khi vục đầu uống hổ ta lấy tay tát đổ người nộm như mọi hôm thường vẫn thế. Nhưng nó đâu có ngờ hôm nay có một cánh tay rắn chắc đã túm chặt lây bờm nó và liên hồi giáng xuống những quả đấm nặng như búa tạ... Chàng trai thông minh dũng cảm, có sức khoẻ phi phàm đó chính là Phùng Hưng!


Phùng Hưng sinh ra và lớn lên ở làng Cam Lân (xã Đường Lâm), nửa sau thế kỷ VIII, đất nước ta chịu ách đô hộ của nhà Tùy Đường cực kỳ hà khắc. Phùng Hưng đã cùng em là Phùng Hãi và Bồ Phá Cần chiêu tập binh sĩ cùng nhân dân phất cờ khởi.nghĩa. Từ quê hương ông đánh thành Tống Bình (Hà Nội), đập tan tành đạo quân xâm lược của Cao Chính Bình, dành lại quyền độc lập tự chủ (791- 802). Nhân dân tôn vinh ông là: Bố Cái Đại Vương!

Nói đến Phùng Hưng không thể không nói đến một người còn ưu tú nữa đó là Ngô Quyền. Ngô Quyền là con trai Châu Mục Đường Lâm Ngô Mân (Ông chính là người làng Cam Lâm). Ngô Quyền sinh ra tướng mạo tuấn kiệt hơn người, sáng mắt như sao, sức địch muôn người. Thuở tráng niên đã từng ghì sừng hai con trâu đực đánh nhau làm cho chúng hoảng sợ mà buông nhau bỏ chạy. Lớn lên ông làm nha tướng cho Dương Diên Nghệ, trấn thủ châu Hoan, Châu Ái. Sau loạn Kiều Công Tiễn ông đã trấn yên nước nhà và tiến hành cuộc kháng chiến chống thù ngoài, trận đánh trên sông Bạch Đằng thể hiện sự thông minh tài trí thiên tài trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

Một nhân vật lỗi lạc nữa đã để lại mốc son chói lọi trong trang sử nước nhà là Thám Hoa Giang Văn Minh. Ông sinh năm Nhâm Ngọ (1582) ở làng Mông Phụ. Tháng 2 năm Mậu Thìn (1628), đời Lê Vĩnh Tộ ở nước ta ông dự khoa thi Hội, đỗ nhất giáp Tiến sĩ, cập đệ tam danh. (Có điều đáng lưu ý là khoa thi năm ấy không lấy Trạng Nguyên, Bảng nhãn). Năm Đinh Sửu (1637) ông được Triều đình cử làm chánh sứ, dẫn đầu một phái bộ sang Triều Minh. Sử cũ chép rằng: Trong khi hội kiến với vua nhà Minh, sứ thần Giang Văn Minh đã trổ tài thao lược, đối đáp với vua nhà Minh. Một lần vua Minh ra vế đối: ''Đồng trụ chí kim đài dĩ lục" (Cột đồng trụ đến ray rêu đã phủ xanh) Giạng Văn Minh khảng khái đối lại rằng: “Đằng giang tự cổ huyết do hồng" (Sông Bạch Đằng từ xưa máu thù còn loang đỏ). Vua Minh nổi giận vì bị nhắc đến nỗi nhục thua trận, liền sai mổ bụng sứ thần Giang Văn Minh xem "gan to mật lớn" đến nhường nào! Giang Văn Minh chết, vua Minh tiếc một bậc tài danh, sai người ướp thủy ngân vào xác đưa về nước.
 
Đình So (cont.)

IMG_9432.jpg


IMG_9487.jpg


IMG_9440.jpg


IMG_9416.jpg


Đình Phương Quan

Search thông tin về Đình Phương Quan trên mạng thì không có, ngoài một QĐ công nhận Di tích LS
34. Di tích kiến trúc nghệ thuật: Đình Phương Quan - xã Vân Côn, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây

Xã Vân Côn
15 đội với 8 thôn
Đình Vân Côn,đình Phương Quan
Giáo xứ Cát Thuế,giáo xứ Mộc Hoàn
Nghề chủ yếu là nghề nông,chăn nuôi và xây dựng
(sources:internet)

IMG_9372.jpg


IMG_9381.jpg


buddyphuong @Apr 2011
 
Last edited:
Làng Nôm

Làng Nôm - xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm - Hưng Yên

Đường đi: đi đường 5, đến địa phận Như Quỳnh, trước khi lên cầu vượt Như Quỳnh, thấy khu công nghiệp và đường rẽ thì rẽ luôn tay phải, đường này sẽ dẫn đi về phía bên trái đường. Đi khoảng 8km nữa thì rẽ tay trái thì thấy biển đà "Chùa Nôm 2500m".
Hiện tại, đoạn 8km đang làm lại nền đường mới nên hơi khó đi, nhưng đường vần rộng và ô tô có thể đi tốt.

Cách Hà Nội 30km về hướng đông, làng Nôm, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm (Hưng Yên) là ngôi làng cổ duy nhất của phố Hiến còn tồn tại cho đến nay. Làng Nôm đang là điểm đến hấp dẫn của du khách gần xa bởi nơi đây còn lưu giữ được nhiều công trình kiến trúc cổ, cảnh quan thiên nhiên và phong tục tập quán vẫn mang đậm dấu ấn của một làng Việt cổ

Cổng Làng Đại Đồng
Thông tin trên mạng thì nói làn Nôm thuộc xã Đại Đồng, tuy nhiên khi đến đây thì Đại Đồng là một làng riêng bao quanh hồ nước rất rộng ở giữa làng với rất nhiều nhà cổ và những đặc trưng của làng quê (nghe người trong làng nói thế). Cuối cùng đi đến kết luận làng Nôm và làng Đại Đồng là MỘT.
IMG_9716.jpg


Đình Tam Giang
thờ vị tướng thời Hai Bà Trưng
Tương truyền xưa kia, Đức thánh Tam Giang là tướng dưới thời Hai Bà Trưng, có công đánh giặc giúp dân, cứu nước. Không những thế, ông còn hiển linh giúp vua Lê Đại Hành đánh tan giặc Tống, được vua phong là "Hộ Quốc Phúc Thần".

IMG_9737.jpg


IMG_9729.jpg


Phía trong Đình Tam Giang
hàng năm cứ vào ngày 11-12 tháng Giêng âm lịch, dân làng lại nô nức đón ngày hội làng. Đây là dịp vừa để dân làng báo ơn công đức với thành hoàng làng, để lưu giữ nét sinh họat truyền thống.
Ngoài ra, ĐÌnh thường mở cửa vào ngày rằm và mồng một

IMG_9751.jpg


IMG_9755.jpg


Làng Đại Đồng
IMG_9768.jpg


Buddyphuong @Apr 2011
 
Làng Đại Đồng

IMG_9697.jpg


IMG_9965.jpg


Giếng Cổ làng Đại ĐỒng
Điều thú vị hơn nữa, ngay cạnh ngôi đình cổ kính, lọt thỏm dưới cây đa cao tuổi quanh năm toả bóng mát là một lớp học mẫu giáo nho nhỏ xinh xinh. Không có cảnh chen lấn xô đẩy của các phụ huynh chờ đón con, hay những hàng quán quà vặt san sát nhau như trên phố. Ở đây, chỉ có học trò, cô giáo, và những câu chuyện cổ tích vang vọng, như chảy trôi cùng thời gian, hoà vào không trung thanh tĩnh.
IMG_9978.jpg


Cổng làng Nôm, được xây dựng cách đây hơn 200 năm với bốn trục vuông chạm khắc nhiều họa tiết tinh xảo
IMG_9951.jpg


buddyphuong @Apr 2011
 
Làng Nôm

Chùa Nôm
Chùa Nôm, tên tự là “Linh thông cổ tự” ngự ở làng Nôm, xã Đại Đồng (huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) thuộc thiền phái Lâm Tế. Chùa trước đây là ngôi đại tự hoành tráng thuộc miền Kinh Bắc, nay là Hưng Yên.
Chùa nằm trong một quần thể di tích lịch sử gắn liền với quá trình thành lập làng Nôm. Đó là đình Tam Giang thờ vị tướng thời Hai Bà Trưng. Đó là cây cầu đá gồm 9 nhịp đầu rồng đã mấy trăm năm nay soi bóng xuống dòng sông Nguyệt Đức, nâng bước chân thiện nam tín nữ đến với chùa.
Đó là làng nghề đúc đồng truyền thống nên trước cổng chùa từ xưa đã trở thành nơi họp chợ mua bán các nguyên liệu phục vụ làng nghề. Người dân ở đây vẫn lưu truyền câu ca: “Đồng nát thì về cầu Nôm. Con gái nỏ mồm về ở với cha”.
Chùa Nôm được xây dựng từ bao giờ không ai còn nhớ. Hiện nay chùa còn bảo tồn được hai tấm bia lớn đặt sau hậu cung ghi lại những tư liệu vô cùng quý báu: Thời Hậu Lê, đời Chính Hòa, năm Canh Thân (1680) sau khi lên ngôi, nhà vua đã cho xây dựng lại chùa này.
Tiếp theo vào các năm Nhâm Thân (1692), Giáp Tuất (1694), Đinh Sửu (1697), Mậu Dần (1698), Kỷ Mão (1699) tiếp tục tu sửa lại tiền đường, Hậu cung và hành lang. Năm Chính Hòa thứ 21 (1700) chùa được sửa lại các cột trụ, tạo thêm tượng, mở rộng sân chùa. Năm Cảnh Thịnh thứ 4 (1796) chùa xây thêm gác chuông và mở rộng hai dãy hàng lang.
Thời nhà Nguyễn, đời vua Thành Thái năm thứ 11 (1899) chùa Nôm lại được trùng tu thêm một lần nữa. 100 năm sau lần trùng tu này, qua bao biến đổi thăng trầm của lịch sử cũng như sự phá hủy của thiên nhiên bão tố, Chùa bị xuống cấp nghiêm trọng.
Chùa Nôm, cầu Nôm và chợ Nôm
Tháng 9/1998, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam bổ nhiệm đại đức Thích Đồng Huệ về trụ trì tại chùa. Từ đó đến nay, đại đức đã cùng Chính quyền, đoàn thể và nhân dân xây dựng lại ngôi chùa ngày càng khang trang, phù hợp với cảnh quan và quần thể di tích tại ngôi làng cổ.
Quần thể di tích làng Nôm cổ kính có những ngôi nhà cổ, có chợ Nôm, Cầu Nôm, đình Tam Giang và đặc biệt là Chùa Nôm – nơi bảo tồn gần như nguyên vẹn hơn 100 pho tượng cổ.
Đây chính là một quần thể di tích lịch sử văn hóa có các yếu tố cơ bản tạo thành một làng quê tiêu biểu của Việt Nam.
Ngày 12/2/1994, Bộ Văn hóa thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã cấp bằng công nhận Di tích lịch sử văn hóa cho quần thể di tích này
IMG_9811.jpg


Chùa Nôm
Quần thể di tích làng Nôm cổ kính có những ngôi nhà cổ, có chợ Nôm, Cầu Nôm, đình Tam Giang và đặc biệt là Chùa Nôm – nơi bảo tồn gần như nguyên vẹn hơn 100 pho tượng cổ.
IMG_9823.jpg


Sân trong chùa
IMG_9826.jpg


IMG_9849.jpg


Chú tiểu chùa Nôm, hiện đang học lớp 5 trường làng và chỉ khác những đứa trẻ khác ở mái tóc để chỏm trên đầu
IMG_9878.jpg


Cầu Nôm
Cây cầu gồm chín nhịp, mặt cầu được ghép bằng những phiến đá xanh. Hai bên thành cầu là các mỏm đá nhô ra được chạm trổ hoa văn rất tinh xảo và cầu kỳ
Cây cầu nối liền làng với chợ và chùa Nôm
IMG_9784.jpg


Chợ Nôm
IMG_9939.jpg


Buddyphuong @Apr 2011
 
Làng Diềm

Làng Diềm
Information:
Làng Diềm là tên gọi nôm của thôn Viêm Xá - một ngôi làng cổ, nơi có đền thờ Đức Vua Bà - Thuỷ tổ Quan họ.
Làng Viêm Xá (có tên nôm là Diềm) là một vùng đất cổ nằm ven hữu ngạn sông Cầu thuộc xã Hòa Long, huyện Tiên Phong tỉnh Bắc Ninh. Xưa kia, làng Diềm thuộc tỉnh Châm Khê, huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắ
Trong 49 làng quan họ của Bắc Ninh thì làng Diềm được coi là làng quan họ gốc. Lễ hội làng Diềm vừa diễn ra vào ngày đầu xuân năm nay là để ghi nhớ ơn đức của Vua Bà - thủy tổ quan họ.
Ở làng Diềm, hội Vua Bà là hội to nhất, ngoài các nghi lễ của hội nói chung thì tất cả hình thức ca hát đều bài bản nhất, lề lối nhất. Ngay cả trong nghi lễ chính của hội hát Quan họ vẫn đóng vai trò chủ yếu mà các nghệ nhân thể hiện.
Đến ngày hội chính, đại diện của các làng đều về làng Diềm - tức làng Viêm Xá, huyện Yên Phong, Bắc Ninh - dâng hương hoa phẩm vật quê hương xin Đức Vua Bà cho làng mình mở hội hát mỗi ngày mỗi đông.

Direction:
Hà Nội >>> Thành phố Bắc Ninh >>> Bến xe bus>>> Rẽ trái lên dốc qua đường tàu >>> Đi thẳng đến chỗ đèn đỏ thì rẽ phải >>> Dốc Đặng >>> Rẽ phải đi khoảng 4 km nữa là tới làng Diềm

IMG_0148.jpg


CopyofIMG_0154.jpg


Đền cùng - Giếng ngọc
Chuyện 3 “ông cá thần” ở giếng Ngọc. Dù truyền thuyết kể rằng, do hai nàng công chúa và một nàng hầu biến thành, song dân làng vẫn kính trọng gọi bằng “ông”, chứ không phải bằng “bà”, vì trong ý nghĩ của dân làng, khi đã quy y cửa Phật, thì dù nam hay nữ, cũng đều gọi bằng “thầy”. Do vậy, dù theo truyền thuyết cá là hóa thân của công chúa, dù thực tế là giống đực hay cái, cũng đều trân trọng gọi bằng “ông cá”.
Như vậy, nếu dựa vào truyền thuyết để khẳng định tuổi đời gần ngàn năm của 3 “ông cá” thì thiếu căn cứ, song dựa vào lời kể của các cụ già trong làng Diềm, rằng tuổi cá lên đến cả trăm năm, thì thật đáng suy ngẫm

Giếng Ngọc chỉ rộng chừng 20m2, hình bán nguyệt, gồm 11 bậc xây bằng gạch, 4 bậc đá và bậc cuối cùng bằng gỗ.
Xưa kia, lan can giếng Ngọc được làm bằng gốm sứ, song mấy trận lụt làm vỡ, nên được xây lại bằng gạch cho chắc chắn. Các bậc gạch cũng mới được xây dựng hơn trăm năm nay, còn bậc đá, và đặc biệt là bậc gỗ, bậc cuối cùng, thì không biết có từ khi nào. Trải qua cả trăm năm, thậm chí có thể là ngàn năm, dù lúc nào cũng chìm trong nước, song khúc gỗ vẫn nguyên vẹn, không hề mục nát.

Từ bậc gỗ trở xuống là lòng giếng. Toàn bộ lòng giếng là đá ong tự nhiên. Đáy giếng gồ lên ở giữa, lõm xung quanh, giống vết chân trâu dẫm.

Có người còn ví von đây là giếng "chung thủy" (trước sau như một) vì một điều khá đặc biệt là quanh năm suốt tháng, dù mùa mưa hay mùa khô, mực nước trong giếng cũng không thay đổi, luôn giữ độ sâu 6m. Dù mưa to đến mấy cũng không tràn, dù khô hạn cả năm giếng vẫn ăm ắp nước.

Gần đáy giếng Ngọc có một cái hang nhỏ, hướng về phía đền Cùng, thờ hai nàng công chúa, người chui vừa, song độ sâu chỉ chừng 2m. Từ cái hang này, mạch nước nhỏ chảy ra đều đặn.

Theo các cụ già làng Diềm, nước trong giếng bắt nguồn từ hai ngọn núi Kim Sơn và Kim Lĩnh, thấm qua lớp đá ong nguyên thủy dưới lòng đất, nên trong vắt, rất ngọt. Từ xưa đến nay, người dân làng Diềm vẫn giữ thói quen dùng nước giếng Ngọc. Mặc dù đã có nước máy về từng gia đình, song người dân chỉ dùng nước máy tắm giặt, còn ăn thì bằng nước giếng Ngọc

IMG_0094.jpg


IMG_0080.jpg


IMG_0099.jpg


Đền Vua Bà - Thủy tổ Quan họ
Trong 3 ngày mồng 1, 2 và 3 tháng 3 (tức mồng 5, 6, 7 tháng Hai âm lịch), Hội Đền Vua Bà Thuỷ tổ Quan họ (tức Hội làng Diềm)

Từ buổi chiều ngày mồng 5 âm lịch, lễ tế và dâng hương tưởng niệm tại Đền Vua Bà được thực hiện theo nghi thức truyền thống. Buổi tối cùng ngày đồng thời diễn ra các hoạt động: hát canh Quan họ tại Đền Vua Bà, đôi liền chị đoạt giải Nhất, Nhì Hội thi Hát Quan họ đầu xuân 2009 hát báo cáo, học sinh trường Trung cấp Văn hoá - Nghệ thuật biểu diễn văn nghệ tại sân khấu trung tâm. Ngày mồng 6 chính hội, sau khi diễn tích “Bà Chúa phát lệnh mở hội xuân”, màn trống hội tưng bừng và một số tiết mục văn nghệ đặc sắc chính thức khai hội, lễ rước và rước nước truyền thống xuất phát từ Đền Vua Bà sang đình làng, đến Đền Cùng rồi quay về Đền Vua Bà được long trọng tổ chức. Trong ngày, văn hoá Quan họ và dân ca Quan họ được khách thập phương biết đến qua nhiều hình thức: hát Quan họ trên thuyền, tại các “nhà chứa” và ở Đền Cùng, Đền Vua Bà, sân khấu trung tâm. Hội kết thúc vào sáng mồng 7 với lễ tế, đóng cửa Đền Vua Bà. Bên lề lễ hội diễn ra các hoạt động truyền thống: cờ tướng, cầu lông, đu tiên, chọi gà, bóng bàn.

Trong 4 lễ hội truyền thống của làng Diềm thì Hội Đền Vua Bà Thủy tổ Quan họ là hoạt động đặc trưng, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” với người đã có công khai sinh, truyền dạy những làn điệu Quan họ đặc sắc.

IMG_0125.jpg


IMG_0133.jpg


buddyphuong
 
Last edited:
Làng Diềm (CONT.)
Đình Diềm
Đến thăm đình Diềm, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt du khách là tòa đại đình 4 mái, đao cong nằm chỉnh tề ngay đầu làng. Đi vào bên trong, ai cũng ấn tượng với một không gian thoáng rộng (do lòng đình rộng tạo nên) và bốn cây cột cái chu vi tới 2,14m. Cụ từ Nguyễn Bá ý cho biết: Đây là những cây trụ chính chịu lực nâng đỡ cả tòa đình. Theo thần phả của làng và một số câu đối trong đình còn ghi lại, đình Diềm được xây dựng vào cuối thế kỷ 17 để thờ Đức thánh Tam Giang (như mọi làng quê ven sông Cầu), dân làng vẫn lấy năm Nhâm Thân 1692 (năm dựng mái) làm năm xây đình. Kiến trúc đình Diềm xưa tuân thủ theo kiến trúc truyền thống của Việt Nam, có nhà tiền tế, có đại đình, ngoài gian giữa có chạm những hình rồng và mây nét mác, tất cả mọi thành phần của khung nhà đều bào trơn đóng bén, soi gờ chỉ chạy thẳng. Đình Diềm xưa khá bề thế, gồm 3 gian hai chái khép kín thành một chỉnh thể thống nhất và hài hòa. Sau này do chiến tranh, nhiều kiến trúc độc đáo đã bị phá huỷ, hiện đình chỉ còn 1 gian 2 chái. Ngay từ năm 1964, đình Diềm đã được Nhà nước ta công nhận danh hiệu di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.
Nét độc đáo của đình Diềm chủ yếu ở chiếc cửa võng và chiếc nhang án thờ nơi gian giữa. Chiếc nhang án nằm phía trong cửa cấm, theo các nhà nghiên cứu thuộc Cục bảo vệ di sản (Bộ Văn hóa-Thông tin), giá trị của nó về một số mặt “có thể đưa vào danh sách các bảo vật Quốc gia”. Nhìn tổng thể nhang án được sơn son thiếp vàng rực rỡ, chân quỳ chạm hình rồng, các tầng diềm được trang trí bằng nhiều hình rồng, vân mây, hoa bốn cánh với kỹ thuật chạm lộng, chạm nổi, chạm thủng. Hai bên là ván chạm thủng hình “Song nghê triều dương” (hai con nghê chầu mặt trời), và 4 con rồng chầu vào vòng sáng nhọn đầu của chữ “Phúc”. Bên cạnh các hình chạm khắc này, nhang án còn có những hình chạm rất đặc sắc, trong đó có cả hình tượng các cô thôn nữ xinh đẹp, yểu điệu. Điều đó chứng tỏ người dân làng Diềm xưa không hề bó buộc, câu nệ mà đưa cả những cảnh sinh hoạt đời thường vào trang trí tại một nơi thâm nghiêm như đình, chùa.

IMG_0137.jpg


IMG_0151.jpg


IMG_0163.jpg


IMG_0166.jpg


IMG_0179.jpg


Làng Diềm
IMG_0225.jpg


IMG_0188.jpg


buddyphuong
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,197
Bài viết
1,174,282
Members
191,991
Latest member
Kuan112
Back
Top