What's new

Làng cổ Bắc Bộ

Làng Đường Lâm - Hà Tây: Đất hai vua

Nói đến Đường Lâm là nói đến vùng đất của một cộng đồng dân cư gồm năm, sáu làng họp lại Không nên quan niệm Đường Lâm là một xã với sự phân chia hành chính hiện thời do các làng: Mông Phụ, Đông Sàng, Phụ Khang, Cam Lâm, Cam Thịnh, Đoài Giáp, Văn Miếu... làm nên. Bởi như thế khó có thể đánh giá một cách tổng quát về lịch sử - Văn hoá đã diễn ra trên mảnh đất này.

Đường Lâm tên nôm gọi là Kẻ Mía, có lẽ tục danh này được bắt đầu từ một cái tên rất chữ nghĩa: Cam Giá (Mía ngọt)! Cam Giá xưa kia được chia ra thành hai ''Tổng'': Cam Giá Thượng và Cam Giá Hạ. Cam Giá Thượng là các xã thuộc miền Cam Thượng, Thanh Lũng, Bình Lũng.. .(Nay thuộc về huyện Ba Vì). Cam Giá Hạ là xã Đường Lâm (Nay thuộc thị xã Sơn Tây). Phải chăng đai đất hữu ngạn sông Hồng từ thời thượng cổ, khi chưa có hai bờ đê sừng sững chạy dài định vị dòng sông (Đê sông Hồng trở thành hệ thống có lẽ vào thời Lý), để mỗi khi vào mùa nước lại ào ạt đổ vê ngầu đỏ phủ sa, bồi đắp nên Tam giác châu thố đồng bằng Bắc Bộ mà sông Hồng là cái trục phân chia địa giới hành chính hai tỉnh rất rõ rệt: Vĩnh Phúc - Hà Tây. Dải đồng bằng hữu ngạn sông Hồng kéo dài từ những bậc thềm của núi Tản (Tản Viên Sơn - Núi Tổ) xoải mải về xuôi, tạo ra một miền phì nhiêu trù phú, một năm hai vụ bốn mùa rộn rã tiếng canh cửi tằm tang: Ngọt mãi đến tận bây giờ với một địa danh đã đi vào lịch sử bằng những kỳ tích như những huyền thoại.

Đường Lâm là vùng bán Sơn địa, trên những quá đồi trung du thuộc làng Cam Lân, đến tận bây giờ vẫn còn lại những cái tên: Đồi Cấm, Nghẽn Sơn, Vũng Hùm... in đậm dấu tích một thời trai trẻ của ạnh em Phùng Hưng, Phùng Hãi.. . Truyền thuyết kể lại rằng: Thủa ấy trên đồi là rừng đại ngàn rậm rạp, dưới trằm giộc lau lách um tùm. Năm ấy cọp về, có một con cọp hung đữ đã bắt đi bao mạng người. Dân trong vùng sợ hãi không dám vào đồi kiếm củi hái chè. Đêm đêm cọp dữ còn mò cả vào làng rình bắt trâu bò lợn gà, khắp cả làng chưa nhọ mặt người đã vội vã về nhà, luồng lạch rấp kín, cổng ngõ văng chặt, xóm làng eo óc một nỗi sợ hãi rình rập bất cứ lúc nào. Có một trai làng cực kỳ khoẻ mạnh quyết tâm diệt hổ dữ trừ hoạ cho dân làng. Lựa một tháng cuối đông gió Bấc se sắt thối, khí lạnh trên đồi tràn về làm rờn rợn da người, chàng trai bện người nộm đem vào đồi đến bên mép nước cắm xuống, ba bốn đêm liền như thế... Đêm ấy như bao đêm khác, hổ dữ ra vũng nước duy nhất còn xót lại trong vùng, trước khi vục đầu uống hổ ta lấy tay tát đổ người nộm như mọi hôm thường vẫn thế. Nhưng nó đâu có ngờ hôm nay có một cánh tay rắn chắc đã túm chặt lây bờm nó và liên hồi giáng xuống những quả đấm nặng như búa tạ... Chàng trai thông minh dũng cảm, có sức khoẻ phi phàm đó chính là Phùng Hưng!


Phùng Hưng sinh ra và lớn lên ở làng Cam Lân (xã Đường Lâm), nửa sau thế kỷ VIII, đất nước ta chịu ách đô hộ của nhà Tùy Đường cực kỳ hà khắc. Phùng Hưng đã cùng em là Phùng Hãi và Bồ Phá Cần chiêu tập binh sĩ cùng nhân dân phất cờ khởi.nghĩa. Từ quê hương ông đánh thành Tống Bình (Hà Nội), đập tan tành đạo quân xâm lược của Cao Chính Bình, dành lại quyền độc lập tự chủ (791- 802). Nhân dân tôn vinh ông là: Bố Cái Đại Vương!

Nói đến Phùng Hưng không thể không nói đến một người còn ưu tú nữa đó là Ngô Quyền. Ngô Quyền là con trai Châu Mục Đường Lâm Ngô Mân (Ông chính là người làng Cam Lâm). Ngô Quyền sinh ra tướng mạo tuấn kiệt hơn người, sáng mắt như sao, sức địch muôn người. Thuở tráng niên đã từng ghì sừng hai con trâu đực đánh nhau làm cho chúng hoảng sợ mà buông nhau bỏ chạy. Lớn lên ông làm nha tướng cho Dương Diên Nghệ, trấn thủ châu Hoan, Châu Ái. Sau loạn Kiều Công Tiễn ông đã trấn yên nước nhà và tiến hành cuộc kháng chiến chống thù ngoài, trận đánh trên sông Bạch Đằng thể hiện sự thông minh tài trí thiên tài trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

Một nhân vật lỗi lạc nữa đã để lại mốc son chói lọi trong trang sử nước nhà là Thám Hoa Giang Văn Minh. Ông sinh năm Nhâm Ngọ (1582) ở làng Mông Phụ. Tháng 2 năm Mậu Thìn (1628), đời Lê Vĩnh Tộ ở nước ta ông dự khoa thi Hội, đỗ nhất giáp Tiến sĩ, cập đệ tam danh. (Có điều đáng lưu ý là khoa thi năm ấy không lấy Trạng Nguyên, Bảng nhãn). Năm Đinh Sửu (1637) ông được Triều đình cử làm chánh sứ, dẫn đầu một phái bộ sang Triều Minh. Sử cũ chép rằng: Trong khi hội kiến với vua nhà Minh, sứ thần Giang Văn Minh đã trổ tài thao lược, đối đáp với vua nhà Minh. Một lần vua Minh ra vế đối: ''Đồng trụ chí kim đài dĩ lục" (Cột đồng trụ đến ray rêu đã phủ xanh) Giạng Văn Minh khảng khái đối lại rằng: “Đằng giang tự cổ huyết do hồng" (Sông Bạch Đằng từ xưa máu thù còn loang đỏ). Vua Minh nổi giận vì bị nhắc đến nỗi nhục thua trận, liền sai mổ bụng sứ thần Giang Văn Minh xem "gan to mật lớn" đến nhường nào! Giang Văn Minh chết, vua Minh tiếc một bậc tài danh, sai người ướp thủy ngân vào xác đưa về nước.
 
Làng Cự Đà

Cách đây mấy tuần em có đi Cự Đà. Đúng ngày mưa nên k thấy ng ta phơi miến. Bạn em cứ chửi em điên bảo giời mưa chụp ảnh nhòe nhoẹt ra cái j. Nhưng mà hóa ra lại đẹp phết các bác ạ. Ngõ tường đường đi bằng gạch đỏ cứ gọi là rực lên, đẹp mê người. Làng nhiều ngõ, mỗi ngõ một vẻ nhưng ngõ nào cũng rưc đỏ đẹp kinh hoàng.

Picture118.jpg


27082010505.jpg


Picture033.jpg


Picture062.jpg


Picture084.jpg


Người dân cũng dễ thương lắm. Hôm đấy 1 nhà có giỗ nên đóng hết cửa hàng đi ăn giỗ. Có nhà thì toàn các bà các cụ, nhân ngày mưa lôi bộ bài với lạc rang ra làm mấy ván. Ảnh đây ạ.

Picture040.jpg


Nhà làm tương. Ngõ thơm lừng mùi tương. Em đã làm 1 lít về.

27082010517.jpg
 
Last edited:
Thổ Hà - một buổi chiều

Đã hai năm không trở lại Thổ Hà, mọi thứ vẫn như xưa, người dân Thổ Hà, làng Vân vẫn thân thiện và vui vẻ - đây cũng chính là lý do để quay lại Thổ Hà vào một buổi chiều muộn. Có lẽ con sông Cầu với bến đò qua sông đã ngăn cách Thổ Hà với thế giới bên ngoài, để mỗi lần quay lại Thổ Hà tôi vẫn sống lại cảm giác lần đầu tiên đến đây - năm 2006

Vẫn những con ngõ nhỏ sâu hun hút ra tận bờ sông, vẫn những mái nhà, tường gạch đã nhuốm màu thời gian

IMG_8090.jpg


IMG_8184.jpg


Điều đặc biệt là Thổ Hà có rất nhiều trẻ con, thi thoảng lại thấy đâu đó trên báo, trên forum hình ảnh trẻ con làng Thổ Hà. Có lẽ hiếm khi ở đâu hình ảnh những em bé được bà trông, được chị bế trên tay lại nhiều như ở đây. Một phần có lẽ do làng Thổ Hà quá nhỏ với một trục chính từ đầu làng đến cuối, đan xen với những ngõ nhỏ sâu tăm tắp

IMG_8265-1.jpg


IMG_8171.jpg


IMG_8017.jpg


IMG_8149.jpg


Cuối làng có một lò than, nơi cung cấp chất đốt cho cả làng. Hai vợ chồng với mấy đứa con mặt mũi nhem nhuông màu than trông thật đáng yêu

IMG_8209.jpg
 
Last edited:
Re: Thổ Hà - một buổi chiều

Ở Thổ Hà và làng Vân có thể dễ dàng bắt gặp những ngôi nhà có tuổi đời vài chục năm xen kẽ với một số ngôi nhà được xây từ năm 30 của thế kỷ trước, dường như người dân ở đây vẫn giữ được những thói quen đã có từ lâu đời. Cách Thổ Hà một vài cây số đã là đồng ruộng với cảnh cấy cày ven sông.

Ngôi nhà được xây từ năm 1982 - một mốc đã đến cuối làng để sang làng Vân

IMG_8219.jpg


Nhà thờ phía bên kia sông

IMG_8225.jpg


Dấu ấn của Đảng, của chính quyền

IMG_8275.jpg


Bà cụ này có lẽ thuộc loại khá giả ở làng, bà khoe có 5 người con, con trai mở của hàng rất to ở cuối làng

IMG_8157.jpg


Một ngõ nhỏ trong làng Vân, làng chuyên sản xuất rượu

IMG_8086.jpg


Xe ngựa chạy trong làng xen lẫn với những chiếc ô tô tải mà mỗi lần chạy chiếm hết chiều rộng của đường làng

IMG_8011-1.jpg
 
Last edited:
Bài của bác bvc hay quá!
Em rất thích khung cảnh làng Nôm, làng em 20 năm về trước cũng được một vài nét như thế
 
Lễ hội làng em - vùng cam Canh nổi tiếng
attachment.php

Cụ Bà lễ dâng hương vào chiều hôm trước chính hội

attachment.php

Múa xin tiền

attachment.php

Têm chầu tiếp khách

attachment.php

Cụ chủ Tế trong chính lễ

attachment.php

Em thik nhất lá cờ này
 
Làng cổ Cự Đà

Làng cổ Cự Đà @Apr 2011

Mặc dù việc Hà Đông trở về với Hà Nội và tốc độ đô thị hóa tại đây diễn ra một cách chóng mặt, đường vào làng Cự Đà giờ đã khác xưa rất nhiều. Cụ thể, phải đi đường viện 103, sau đó rẽ phải đi vào đường vào Khu đo thị mới (quên mất tên !!!), sau đó rẽ trái đi vào đường bụi mù, đi thẳng đến cuối đường là tới Cự Đà (đi qua cầu đường sắt là sắp tới nhé). Đoạn ven sông Nhuệ vào làng vẫn như xưa, con đường lắt léo đi qua một loạt các đình, chùa và nhà cổ. Ngoài ra, chỉ cần một ô tô tải đi ngược chiều tránh chướng ngại vật là đường vào làng lại tắc. Cái cảm giác tắc đường giữa vùng thôn quê thật lạ và thú vị.

Information: Sau làng cổ Đường Lâm thì làng Cự Đà, xã Cự Khê (Thanh Oai) là một trong số hiếm hoi các làng của vùng Đồng bằng Bắc bộ còn giữ lại được nhiều ngôi nhà và các công trình văn hóa cổ, có giá trị.
Tuy nhiên, những di sản quý giá này hiện vẫn do người dân tự ý thức giữ gìn. Nếu không được cơ quan chức năng quan tâm thì những tinh hoa trong vốn cổ quý của Thủ đô liệu có được bảo tồn?

Tài sản vô giá…
Làng Cự Đà có cách đây hơn 2.000 năm, thời kỳ phát triển cực thịnh nhất là những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Theo sử sách ghi lại ông Vũ Văn Bằng, Trưởng ban Văn hóa xã Cự Khê cho biết, sông Nhuệ ngày nay chính từ một con sông nhỏ chảy qua địa bàn, nên từ xưa bến Cự Đà đã trở thành nơi giao thương sầm uất. Người trong làng đi làm ăn, buôn bán ở khắp nơi, nhiều người giàu có đã trở về kiến thiết nhà cửa, xây dựng quê hương. Hiện, Cự Đà còn nhiều ngôi nhà cổ trên 100 tuổi mang đặc trưng kiến trúc vùng Đồng bằng Bắc bộ, ngói mũi hài, cột gỗ lim, các hoa văn trên gỗ được chạm trổ cầu kỳ, tinh xảo.

Ngõ nhỏ làng Cự Đà

IMG_9635.jpg


Ngôi nhà cổ hai tầng, có lẽ ngày xưa là nhà của địa chủ nay vẫn còn nguyên vẹn, dù bên trong mọi thứ đã rêu phong cũ nát

Ngôi biệt thự của ông Đinh Văn Tường vốn là một biệt thự kết hợp theo lối kiến trúc Á - Âu độc đáo và cổ nhất ở Cự Đà cũng đã được sửa sang nhiều. Ông Tường cho biết, ông mua lại ngôi nhà này cách đây 25 năm, chủ nhân cũ ngôi nhà là cụ Tư Bảng, một trong những điền chủ giàu có nhất, nhì ở Cự Đà. Cụ đã chọn một vị trí khá đẹp để xây dựng ngôi nhà của mình, đứng đầu ngõ An Lạc, hai mặt giáp đường làng và ngõ xóm, quay mặt ra sông Nhuệ.

IMG_9607.jpg


Reference: nhiều ý kiến chuyên môn cho rằng, làng cổ Cự Đà cũng rất xứng đáng với những giá trị tiêu biểu cho làng quê Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ.

Cho đến nay, ngoài di sản đồ sộ hơn 100 nhà cổ phần lớn xây dựng từ đầu thế kỷ XX, trong đó hơn 20 nhà có hơn 200 tuổi, làng sản xuất tương và miến danh tiếng này còn sở hữu hơn 30 nhà cũ có sự giao thoa truyền thống với kiến trúc Pháp.

Hiện nhiều thông tin thú vị về đời sống và quá trình phát triển làng vẫn được lưu truyền. Như làng Cự Đà đánh số nhà và có điện thắp sáng từ năm 1929. Trên bến sông giữa làng còn có hai cột đá, trên mỗi (cột) có con cóc, giữa lưng hõm một lỗ tròn để đặt cây đèn bão, giúp những chiếc thuyền chở thóc lúa trên sông Nhuệ, từ xa đã nhìn thấy "điểm tập kết". Rồi trong làng có cách đặt tên theo nhóm như về thuỷ sản thì có người tên là Chép, Trôi..., về âm thanh lại có gười là Đùng, Đoàng...

Thậm chí, mỗi người đều có tên đệm ngộ nghĩnh và rất hợp với tính cách như Út "gà đồng", Hiển "rắn nước", Trung "tếu"... Văn hiến làng Cự Đà thì đã ghi rất nhiều trong sách vở, nơi này cũng là "điểm đến" của nhiều văn nghệ sĩ và được các nhà nghiên cứu, sinh viên mỹ thuật thường ghé về khảo cứu, sáng tác.
(sources: internet)


Chùa ngay đầu làng Cự Đà, ngoài ra con có một hàng nước ngay đối diện, có thể gửi xe để đi vào làng
IMG_9556.jpg


Dường như cuộc sống của người già làng Cự Đà vẫn như nó vốn có từ hàng chục năm trước, tự hỏi vài năm nữa thế hệ kế tiếp có còn giữ được những ngôi nhà cổ với bao dấu tích thời gian không?
IMG_9629.jpg


The Color of time
IMG_9647.jpg


Ngôi nhà đầu làng đóng cửa bỏ trống, với hai bia đã hai bên bằng chữ nho
IMG_9681.jpg


Nghề làm miến ở làng Cự Đà vẫn phát triển và lan cả sang các làng bên
IMG_9590.jpg


Buddyphuong
 
Last edited:
Đình So - xã Cộng Hoà, Quốc Oai

Đình So - xã Cộng Hoà, Quốc Oai

Đường đi: từ Trung tâm Hà nội đi thẳng đường Nguyễn Trãi vào Hà Đông >>> Rẽ phải (lỗi rẽ vào Vạn Phúc) >>> Đi thẳng qua Đại Mõ, Tây Mỗ, Quốc Oai (đường 72) >>> Rẽ trái men theo đường Đê 8 >>> Rẽ phải đi khoảng 3 km là tới.
Thời gian: Từ Hà Đông tới đình So chỉ khoảng 12 km và 45' xe máy

IMG_9468.jpg


Thông tin: Đình So thuộc làng So, xã Cộng Hoà, huyện Quốc Oai, Hà Nội, thờ ba vị Đại vương họ Cao có công theo Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 xứ quân. Được xây dựng vào năm 1673 dưới đời Vua Lê Gia Tông, đình So được coi là một trong những ngôi đình đẹp nhất xứ Đoài. (sources: internet)

IMG_9480.jpg


IMG_9441.jpg


IMG_9402.jpg


IMG_9405.jpg


IMG_9452.jpg


IMG_9447.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,770
Bài viết
1,137,567
Members
192,650
Latest member
Papagrace
Back
Top