What's new

Làng cổ Bắc Bộ

Làng Đường Lâm - Hà Tây: Đất hai vua

Nói đến Đường Lâm là nói đến vùng đất của một cộng đồng dân cư gồm năm, sáu làng họp lại Không nên quan niệm Đường Lâm là một xã với sự phân chia hành chính hiện thời do các làng: Mông Phụ, Đông Sàng, Phụ Khang, Cam Lâm, Cam Thịnh, Đoài Giáp, Văn Miếu... làm nên. Bởi như thế khó có thể đánh giá một cách tổng quát về lịch sử - Văn hoá đã diễn ra trên mảnh đất này.

Đường Lâm tên nôm gọi là Kẻ Mía, có lẽ tục danh này được bắt đầu từ một cái tên rất chữ nghĩa: Cam Giá (Mía ngọt)! Cam Giá xưa kia được chia ra thành hai ''Tổng'': Cam Giá Thượng và Cam Giá Hạ. Cam Giá Thượng là các xã thuộc miền Cam Thượng, Thanh Lũng, Bình Lũng.. .(Nay thuộc về huyện Ba Vì). Cam Giá Hạ là xã Đường Lâm (Nay thuộc thị xã Sơn Tây). Phải chăng đai đất hữu ngạn sông Hồng từ thời thượng cổ, khi chưa có hai bờ đê sừng sững chạy dài định vị dòng sông (Đê sông Hồng trở thành hệ thống có lẽ vào thời Lý), để mỗi khi vào mùa nước lại ào ạt đổ vê ngầu đỏ phủ sa, bồi đắp nên Tam giác châu thố đồng bằng Bắc Bộ mà sông Hồng là cái trục phân chia địa giới hành chính hai tỉnh rất rõ rệt: Vĩnh Phúc - Hà Tây. Dải đồng bằng hữu ngạn sông Hồng kéo dài từ những bậc thềm của núi Tản (Tản Viên Sơn - Núi Tổ) xoải mải về xuôi, tạo ra một miền phì nhiêu trù phú, một năm hai vụ bốn mùa rộn rã tiếng canh cửi tằm tang: Ngọt mãi đến tận bây giờ với một địa danh đã đi vào lịch sử bằng những kỳ tích như những huyền thoại.

Đường Lâm là vùng bán Sơn địa, trên những quá đồi trung du thuộc làng Cam Lân, đến tận bây giờ vẫn còn lại những cái tên: Đồi Cấm, Nghẽn Sơn, Vũng Hùm... in đậm dấu tích một thời trai trẻ của ạnh em Phùng Hưng, Phùng Hãi.. . Truyền thuyết kể lại rằng: Thủa ấy trên đồi là rừng đại ngàn rậm rạp, dưới trằm giộc lau lách um tùm. Năm ấy cọp về, có một con cọp hung đữ đã bắt đi bao mạng người. Dân trong vùng sợ hãi không dám vào đồi kiếm củi hái chè. Đêm đêm cọp dữ còn mò cả vào làng rình bắt trâu bò lợn gà, khắp cả làng chưa nhọ mặt người đã vội vã về nhà, luồng lạch rấp kín, cổng ngõ văng chặt, xóm làng eo óc một nỗi sợ hãi rình rập bất cứ lúc nào. Có một trai làng cực kỳ khoẻ mạnh quyết tâm diệt hổ dữ trừ hoạ cho dân làng. Lựa một tháng cuối đông gió Bấc se sắt thối, khí lạnh trên đồi tràn về làm rờn rợn da người, chàng trai bện người nộm đem vào đồi đến bên mép nước cắm xuống, ba bốn đêm liền như thế... Đêm ấy như bao đêm khác, hổ dữ ra vũng nước duy nhất còn xót lại trong vùng, trước khi vục đầu uống hổ ta lấy tay tát đổ người nộm như mọi hôm thường vẫn thế. Nhưng nó đâu có ngờ hôm nay có một cánh tay rắn chắc đã túm chặt lây bờm nó và liên hồi giáng xuống những quả đấm nặng như búa tạ... Chàng trai thông minh dũng cảm, có sức khoẻ phi phàm đó chính là Phùng Hưng!


Phùng Hưng sinh ra và lớn lên ở làng Cam Lân (xã Đường Lâm), nửa sau thế kỷ VIII, đất nước ta chịu ách đô hộ của nhà Tùy Đường cực kỳ hà khắc. Phùng Hưng đã cùng em là Phùng Hãi và Bồ Phá Cần chiêu tập binh sĩ cùng nhân dân phất cờ khởi.nghĩa. Từ quê hương ông đánh thành Tống Bình (Hà Nội), đập tan tành đạo quân xâm lược của Cao Chính Bình, dành lại quyền độc lập tự chủ (791- 802). Nhân dân tôn vinh ông là: Bố Cái Đại Vương!

Nói đến Phùng Hưng không thể không nói đến một người còn ưu tú nữa đó là Ngô Quyền. Ngô Quyền là con trai Châu Mục Đường Lâm Ngô Mân (Ông chính là người làng Cam Lâm). Ngô Quyền sinh ra tướng mạo tuấn kiệt hơn người, sáng mắt như sao, sức địch muôn người. Thuở tráng niên đã từng ghì sừng hai con trâu đực đánh nhau làm cho chúng hoảng sợ mà buông nhau bỏ chạy. Lớn lên ông làm nha tướng cho Dương Diên Nghệ, trấn thủ châu Hoan, Châu Ái. Sau loạn Kiều Công Tiễn ông đã trấn yên nước nhà và tiến hành cuộc kháng chiến chống thù ngoài, trận đánh trên sông Bạch Đằng thể hiện sự thông minh tài trí thiên tài trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

Một nhân vật lỗi lạc nữa đã để lại mốc son chói lọi trong trang sử nước nhà là Thám Hoa Giang Văn Minh. Ông sinh năm Nhâm Ngọ (1582) ở làng Mông Phụ. Tháng 2 năm Mậu Thìn (1628), đời Lê Vĩnh Tộ ở nước ta ông dự khoa thi Hội, đỗ nhất giáp Tiến sĩ, cập đệ tam danh. (Có điều đáng lưu ý là khoa thi năm ấy không lấy Trạng Nguyên, Bảng nhãn). Năm Đinh Sửu (1637) ông được Triều đình cử làm chánh sứ, dẫn đầu một phái bộ sang Triều Minh. Sử cũ chép rằng: Trong khi hội kiến với vua nhà Minh, sứ thần Giang Văn Minh đã trổ tài thao lược, đối đáp với vua nhà Minh. Một lần vua Minh ra vế đối: ''Đồng trụ chí kim đài dĩ lục" (Cột đồng trụ đến ray rêu đã phủ xanh) Giạng Văn Minh khảng khái đối lại rằng: “Đằng giang tự cổ huyết do hồng" (Sông Bạch Đằng từ xưa máu thù còn loang đỏ). Vua Minh nổi giận vì bị nhắc đến nỗi nhục thua trận, liền sai mổ bụng sứ thần Giang Văn Minh xem "gan to mật lớn" đến nhường nào! Giang Văn Minh chết, vua Minh tiếc một bậc tài danh, sai người ướp thủy ngân vào xác đưa về nước.
 
Làng cổ Đương Lâm (cont.)

Ngôi nhà cổ nhất tại Đường Lâm (cont.)

2937321076_74b9b0203a.jpg


140LangDuongLam68-200yearshouse.jpg


3248099710_bf6f3c03df.jpg



Ngoài ra, đình Mông Phụ - một di tích nổi tiếng của Đường Lâm – thì nay đã được đập đi xây mới nhưng dưới danh nghĩa trùng tu. Đi vòng quanh ngôi đình mới toanh còn thơm mùi vôi vữa, em thấy buồn làm sao, nhìn những ngôi cột đình được phá bỏ và xếp xó một góc mới thấy nhận thức về việc bảo tồn của Vietnam còn quá thấp. Em thấy tiếc cho một ngôi đình hàng trăm năm tuổi, giờ chỉ còn trong ký ức.

084LangDuongLam15.jpg


088LangDuongLam19.jpg


Không gian làng

147LangDuongLam75.jpg


083LangDuongLam14.jpg
 
Last edited by a moderator:
trông như một điểm nhấn khi tới Đương Lâm. Ngồi đây nghỉ chân, uống bát chè xanh em có cảm giác thứ mà Đường Lâm còn lưu lại đến ngày nay chính là không gian văn hóa của làng.

Duonglam@2006

081LangDuongLam12.jpg


Bà bán chè với những cam nhận riêng

087LangDuongLam18.jpg


@2008

DSC02514.jpg


DSC02385.jpg


Các di tích khác trong làng
Giếng Sui (có 2 giếng nằm tại 2 vi trí khác nhau trong làng)

100LangDuongLam30-GiengSui.jpg


Cổng làng
@2006

149LangDuongLam77.jpg


@2008

DSC02402.jpg
 
Last edited by a moderator:
Location: xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, một làng nhỏ nằm sát bờ nam đê sông Đuống, cách thủ đô Hà Nội chừng ba mươi km về hướng đông.
Làng Đông Hồ ("DH") có vị trí khá đẹp, nằm vên đê sông Đuống, các bác có thể đi dọc triền đê với một loạt các làng cổ, và các ngôi chùa cổ vẫn còn giữ lại nét xưa của làng quê Đồng bằng Bắc Bộ (như, chùa Bút Tháp).
Hiện nay, nghề tranh dân gian không còn phát triển, thay vào đó là nghề làm đồ hàng mã. Cụ thể, trong làng chỉ còn hai gia đình làm tranh và còn giữ lại được khá nhiều bản khắc cổ.


DongHoPaintingVillage120.jpg

Chết thật, mẫu của bác đứng trên mép ao, quay lưng ra ao thế này em trông nguy hiểm quá. Con em mà léng phéng ra gần bờ ao không có ngăn như thế này là em đã đuổi luôn rồi.
 
@Chitto: many thanks Chitto đã Edit bài cho mình. Tại mới post bài nên chưa quen thui mà.

@daVinci: Trẻ con ở làng nghịch lắm, em bị bám đuôi suốt đấy chứ. Mà đây là mấy trai làng tương lai đấy, nói chuyện buồn cười lắm

@TuanLong: Bạn định đi đâu mình sẽ chỉ đường giúp bạn nhé
 
Vừa rồi mình cũng đi Cổ Loa thăm đền thờ An Dương Vương và giếng Ngọc

Cổng đền thờ

Picture150.jpg

Đền thờ

Picture132.jpg

Đền thờ được sắp đặt khá tốt, có ban thờ An Dương Vương, thần Kim Quy v.v... Vé vào cửa chỉ có 3.000đ cho cả đền An Dương Vương lẫn Mỵ Châu, trong khi có người của bên Văn Hóa bán vé, canh cửa. Giá quá thấp so với dịch vụ. Cụ từ giữ đền cũng rất hiếu khách và nhiệt tình chỉ dẫn

Picture153.jpg

Một đoạn thành còn lại

Picture155.jpg

Ngày mình đi thì gió mùa đông bắc về. Trời đang nắng đẹp thì nổi gió

Picture161.jpg
 
Last edited:
Nón Làng Chuông

Làng Chuông

Basic Information:
Địa điểm: xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội
Làng nghề làm nón
Đường đi: HN – Đường Nguyễn Trãi qua cầu Hà Đông, đến biển chỉ hướng đi chùa Hương thì rẽ trái. Sau đó đi thẳng, làng Chuông nằm phía bên tay trái


Nằm bên dòng sông Đáy hiền hòa thuộc huyện Thanh Oai có một ngôi làng chuyên nghề làm nón, đó là làng Chuông. “Muốn ăn cơm trắng cá trê/ Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông”. Từ lâu, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đã gắn với chiếc nón lá duyên dáng. Cùng với tà áo dài, chiếc nón là một trong những giá trị tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Việt. Nón làng Chuông nổi tiếng khắp vùng bởi sản phẩm đẹp , tinh xảo, lá trắng nõn, phẳng phiu, đường kim mũi chỉ đều tăm tắp, vòng nón tròn trịa không chắp gợn…
Chiếc nón khổng lồ có đường kính tới 3,6m; nặng hơn 15kg được chị Tạ Thu Hương - một người thợ nón tiêu biểu của làng Chuông thực hiện để giới thiệu với bạn bè quốc tế trong dịp Hội nghị APEC lần thứ 14 được tổ chức tại Việt Nam năm 2006 là một điển hình. Trong quá trình làm chiếc nón nón khổng lồ ấy, chị luôn nghĩ phải thực hiện thật hoàn hảo để góp phần khẳng định uy tín làng nghề. Với 10 cây nứa, 100 cành lá nón,1 cây tre có chiều dài 15m để làm cạp, chiếc nón đã tạo được ấn tượng tốt đẹp với bạn bè quốc tế.

Không chỉ có chị Hương, ông Phạm Trần Canh, thương binh hạng 2/4, người thợ làm nón kỳ cựu của làng Chuông còn phục dựng, khôi phục lại nghề làm những chiếc nón cổ như nón quai thao. Ông Canh cho biết, một chiếc nón quai thao cổ thường phải ghép bằng 4 lọn lá được lấy từ búp của cây cọ rồi đem phơi nắng, là nóng, ép phẳng mới thành. Phía bên trong nón thường được ghép bằng những mảnh vải sặc sỡ, quai buộc nón cũng được kết bằng chỉ nhiều màu sắc.

Làm nón cổ công phu và phức tạp hơn nhiều so với làm một chiếc nón đội đầu thông thường. Từ khâu làm lá, lắp lá vào rồi khâu nón, cạp nón, trang trí… đòi hỏi người thợ phải thật kiên trì, khéo léo để chiếc nón tròn, khít, mịn từ mép lá đến đường kim mũi chỉ.

Năm 2001, ông Canh đã hoàn thiện 2 chiếc nón thúng quai thao khổng lồ có đường kính tới 2 m để tham dự triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ tại nước Đức và Cộng hòa Séc. Nghề làm nón cổ có nguy cơ thất truyền ở làng Chuông được ông Canh phục hồi giờ đây chẳng những đã giúp người thợ làng nón có thêm thu nhập mà còn góp phần nâng cao giá trị của sản phẩm làng nghề.

Những chiếc nón vừa góp phần đa dạng hóa sản phẩm, quảng bá cho làng nghề, thể hiện tài năng của người thợ lại vừa giúp làng nghề phát triển bền vững, mạnh mẽ hơn trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.

Song hành với nghề làm nón truyền thống, làng Chuông hôm nay vẫn giữ được phiên chợ nón họp 6 phiên/tháng vào các ngày 4,10,14,20,24 và 30.

Vào mỗi phiên, chợ nón Chuông sôi động từ tờ mờ sáng với các mặt hàng liên quan đến nón như: lá cọ, lá lội, tre, nứa, chỉ màu và nón thành phẩm. Kẻ bán, người mua và cả khách tham quan trong và ngoài nước tấp nập đổ về đã tạo nên nét văn hóa truyền thống độc đáo, riêng có ở ngôi làng phía Tây Thủ đô hôm nay.
(sources: www.vietnamplus.vn)



Nghe cái tên “Nón làng Chuông” thì rất háo hức và tò mò, thì ra có cả một làng nghề chuyên làm nón cung cấp đi khắp nơi, hơn nữa chiếc nón là đặc trưng văn hóa tiêu biểu cho Vietnam, cứ nhìn mấy ông Tây bà Đầm thích thú khi đội chiếc nón là lại nghĩ ngay đến làng Chuông. Ngày nay, chiếc nón không chỉ đơn giản là vật che mưa che nắng cho các bà các mợ, mà nó đã trở thành món quà lưu niêm hay vật trang trí trong nhà.

Địa điểm xã Phương Trung – Thanh Oai không xa lắm nên vào một ngày đẹp trời tháng 9/2007, chúng tôi quyết định lên đường. Thông tin tìm được cho thấy (1) chợ làng Chuông họp 6 phiên/tháng vào các ngày 4,10,14,20,24 và 30 chuyên bán các nguyên phụ liệu để làm nón (2) hiện nay chỉ còn 1 gia đình làm nón quai thao duy nhât trong làng.

2.jpg


Tuy nhiên, do xuất phát muôn nên đến nơi chợ nón đã gần tàn (!!!), do vậy chẳng chụp được kiểu anh về phiên chợ nón làng Chuông nào cả. Đường đi trong làng khá bẩn và bé, đồ ăn thì chăng có gi cả.

Cảnh chợ chiều

P9143273.jpg


Các mặt hàng được bày bán

P9143277.jpg


Cuối chợ là đình làng với phong cách kiến trúc truyền thống của làng quê ĐB Bắc Bộ

P9143286.jpg


P9143289.jpg


P9143332.jpg


Trẻ con làng Chuông
P9143343.jpg
 
Nón Làng Chuông (cont.)

Ảnh tiếp nhé...
IMG]http://img.photobucket.com/albums/v721/buddyphuong/Chuong%20Village/P9143345.jpg[/IMG]

Đi tiếp về phái đê cuối làng có thể bắt gặp cảnh các chị phơi lá để làm nón, một triền đê, một con sông chạy dọc theo giống như bao làng quê khác

P9143375.jpg


P9143418.jpg


và cảnh cây cầu đã xuống cấp nhưng vẫn giữu được nét duyên dáng bắc qua con sông Đáy hiền hòa

P9143432.jpg


P9143427.jpg


Một gia đình sản xuất nón thủ công trong làng

P9143441.jpg


Gia đình ông cựu chiến binh duy nhất còn gắn bó với nghề làm nón quai thao. Qua trò chuyện, ông cho biêt sản phẩm làm ra rất khó tìm thị trường tiêu thụ, chủ yếu vẫn là các đoàn văn công và số ít du khách nước ngoài. Tuy nhiên, long say nghề và nhiệt huyết của ông với nghê vẫn không hề giảm, ông vẫn say mê và gắn bó với các kiểu nón truyền thống, ra về ông cũng không quên cho chúng tôi bài báo viết về ông với nghề làm nón (bản photo). Dẫu sao, đối với riêng tôi, ông vẫn là một nghệ nhân mang lại hồn cho làng nón Chuông dù hiện nay nghề làm nón đã bị mai một đi chút nhiều, Chính những người như ông đã giữ cho làng Chuông sống mãi trong tâm trí mọi người.

P9143449.jpg


P9143446.jpg


buddyphuong@02SEP2007
 
Làng Sủi – Chử Đồng Tử

@Nep: mình cũng đã đi Cổ Loa nhưng do tiện đường ghé qua nên không chụp được nhiều ảnh. May quá có bạn Nep up ảnh nên đỡ phải tìm nhỉ -

Mình cũng thích đi chụp hoa cải vàng, để hôm nào show lun nhé…


Làng Sủi – Chử Đồng Tử
Làng Sủi (tên Nôm hay còn gọi là Làng Phú Thị)

Basic Information

Vị trí: xã Phú Thụy, huyện Gia Lâm, Hà Nội

Đường đi: qua cầu Chương Dương rẽ phải ra đường 5, đi một đoạn gần đến đường rẽ vào QL 1B (đi Bắc Ninh) thì rẽ trái, đi thẳng là tới. Thêm,nữa, đây cũng là đường đi chùa Dâu hoặc điểm cuối của đường là làng Đông Hồ, tuy nhiên, chuyến đi của chúng tôi dự kiến sau khi tới Làng Sủi (bao gồm : chùa Sủi và làng Sủi), sau đó quay lại đường 5, rẽ lên đê sông Hồng và đi thẳng tới đền Chử Đồng Tử - nằm ngay cạnh đê sông Hồng thuộc địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Lễ hội đền Ghềnh hằng năm mở từ ngày mồng một tháng Tám âm lịch đến ngày mười hai là chính hội. Đền Ghềnh nằm ở sát bờ sông Hồng cách đầu cầu Long Biên chừng hơn cây số. Ai đi trẩy hội đền Ghềnh nhiều lần hay mới đi lần đầu đều nhận thấy rằng: Hội đền Ghềnh cũng là hội của bánh đa tráng.
Và cũng là để được mục sở thị làng bánh đa, chúng tôi đã tìm về Sủi (Phú Thị - Gia Lâm) một làng quê cổ nhất Thăng Long - Hà Nội nằm bên dòng sông Thiên Đức Giang huyền thoại, hiện còn lưu giữ được nhiều di sản văn hoá đặc sắc của vùng ven đô, trong đó sản sinh ra nghề bánh đa quê truyền thống vùng đồng bằng Bắc bộ.
Dọc theo đường quốc lộ số 5, cách ga Phú Thuỵ chừng một ki-lô-mét, về bên tay trái, có một con đường chạy giữa cánh đồng, một đầu nối vào đường 5, đầu kia nối với đường đi Dâu - Keo, tới tận vùng đất xưa là thành Luy Lâu. Đó là làng Sủi, tên chữ là Thổ Lỗi, năm 1068 được vua Lý Thánh Tông đổi thành hương Siêu Loại, nay là thôn Phú Thị thuộc xã Phú Thị huyện Gia Lâm.

Làng Phú Thị, tên nôm là kẻ Sủi, theo các nhà nghiên cứu thì Sủi có gốc từ âm Việt cổ S lủi, qua phiên âm tiếng Hán là Thổ Lỗi, sau đó đổi thành Siêu Loại. Thế kỷ 16-17, văn bia trong chùa ghi tên làng là Phú Thị, từ đó tên gọi này được dùng cho đến nay. Làng Sủi là một làng cổ trong địa bàn cư trú của người Việt cổ xưa thời Hùng Vương. Xưa thuộc Kinh Bắc, cách trung tâm Hà Nội chừng 15 km. Làng ở vào địa thế quý, đẹp, mảnh đất được ca ngợi là Đất linh sinh nhân kiệt. Làng Sủi có 12 dòng họ, người cha nào cũng đầy sĩ khí, người mẹ nào cũng đọng chất đôn hậu. Một vùng đất hiếu học và khoa bảng, sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước. Là một trong 21 làng của cả nước có 10 tiến sĩ nho học trở lên, một địa danh được cả nước biết đến không chỉ về mặt văn hoá mà cả về chính trị. 13 tiến sĩ trong một làng quê thật là quý hiếm. Lạ kỳ đến bất ngờ một nhà 3 tiến sĩ, đồng một triều có 4 thượng thư. Làng khoa bảng nhưng cổng làng, cổng nhà không hề có nét chữ khoa trương. Nếu có ai hỏi thì chủ nhân đều nói: Ông cha chúng tôi nhân nghĩa để ẩn trong nhà, không được phép bày ra ngoài ngõ. Người làng Sủi quan niệm dù làm bất cứ chức danh gì mộ cũng không xây gạch, đổ bê tông, có vậy mới hoà đồng, biểu hiện về với đất linh hồn như nhau nên mộ như nhau, thật chí lý. Vì thế đến làng Sủi, nhiều người thầm phục: Chất khiêm tốn của người nơi đây thấm sau vào mạch đất, lòng đất.

Cũng như nhiều làng cổ ở vùng đất nghìn năm văn vật, làng Sủi có cái cổng làng bề thế đề ba chữ đại tự Trung - Nghĩa - Lý danh hiệu của làng được triều Lê phong tặng và có con đường lát gạch màu son, những mái nhà lợp ngói mũi hài nhấp nhô cao thấp. Lại có cây si, cây đa trước sân đình thọ dễ đến dăm bảy trăm năm, có cây gạo cổ thụ đã đi vào thơ của Thánh Quát: Cao cao mộc miên thụ/cổ cán hà thành sơ (tạm dịch: Cao cao một cây gạo/thân cỗi mà thanh cao).
(sources: for more information, please visit http://tintuc.xalo.vn/00783817050/lang_co_ben_song_thien_duc.html)

Chùa Sủi là một ngôi chùa cổ tại xã Phú Thụy, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Thời Lý - Trần, các vua thường qua đây ngủ đêm để ngóng mộng, chờ thông điệp của thánh thần. Hiện tại ở chùa còn 1 chiếc khánh đá hơn nghìn năm tuổi. Sư trụ trì hiện nay là đại đức Thích Thanh Phương (1973-...) có 2 bằng đại học: tiếng Trung quốc và Phật giáo. Chùa vừa được trùng tu lại 2006, nằm trong cụm đình-chùa-đền (thờ Ỷ Lan nguyên phi).
(sources:wikipedia)


Đi làng Sủi vào dịp mùa thu (chính xác là ngày 19/10/2007), đường làng được phủ đầy rơm, một cảnh tượng mà tôi chưa bao giờ thấy ở Hanoi. Làng Sủi khá đẹp và sạch sẽ, cư dân trong làng khá thân thiện, chúng tôi lang thang khắp làng trên những con đường phủ rơm, lang thang vào từng ngõ nhỏ cổ kính để được cảm nhận không khí rất xưa của làng quê Vietnam.

LANGSUI-DENCHUDONGTU19oct2007SD1111.jpg


Ngõ nhỏ cổ kính

LANGSUI-DENCHUDONGTU19oct2007SD1123.jpg


Nhà dân lang Sủi

LANGSUI-DENCHUDONGTU19oct2007SD167.jpg


Một căn nhà bỏ hoang, đã nhuốm màu rêu phong, mục nát

LANGSUI-DENCHUDONGTU19oct2007SD180.jpg


Đình làng Sủi nằm ở cuối làng, nơi có thể bắt gặp cảnh người dân gặt và tuôt lúa

LANGSUI-DENCHUDONGTU19oct2007SD1122.jpg


LANGSUI-DENCHUDONGTU19oct2007SD1118.jpg


LANGSUI-DENCHUDONGTU19oct2007SD1121.jpg


buddyphuong@OCT2007
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,198
Bài viết
1,174,283
Members
191,992
Latest member
DuckyHandmade
Back
Top