What's new

Làng cổ Bắc Bộ

Làng Đường Lâm - Hà Tây: Đất hai vua

Nói đến Đường Lâm là nói đến vùng đất của một cộng đồng dân cư gồm năm, sáu làng họp lại Không nên quan niệm Đường Lâm là một xã với sự phân chia hành chính hiện thời do các làng: Mông Phụ, Đông Sàng, Phụ Khang, Cam Lâm, Cam Thịnh, Đoài Giáp, Văn Miếu... làm nên. Bởi như thế khó có thể đánh giá một cách tổng quát về lịch sử - Văn hoá đã diễn ra trên mảnh đất này.

Đường Lâm tên nôm gọi là Kẻ Mía, có lẽ tục danh này được bắt đầu từ một cái tên rất chữ nghĩa: Cam Giá (Mía ngọt)! Cam Giá xưa kia được chia ra thành hai ''Tổng'': Cam Giá Thượng và Cam Giá Hạ. Cam Giá Thượng là các xã thuộc miền Cam Thượng, Thanh Lũng, Bình Lũng.. .(Nay thuộc về huyện Ba Vì). Cam Giá Hạ là xã Đường Lâm (Nay thuộc thị xã Sơn Tây). Phải chăng đai đất hữu ngạn sông Hồng từ thời thượng cổ, khi chưa có hai bờ đê sừng sững chạy dài định vị dòng sông (Đê sông Hồng trở thành hệ thống có lẽ vào thời Lý), để mỗi khi vào mùa nước lại ào ạt đổ vê ngầu đỏ phủ sa, bồi đắp nên Tam giác châu thố đồng bằng Bắc Bộ mà sông Hồng là cái trục phân chia địa giới hành chính hai tỉnh rất rõ rệt: Vĩnh Phúc - Hà Tây. Dải đồng bằng hữu ngạn sông Hồng kéo dài từ những bậc thềm của núi Tản (Tản Viên Sơn - Núi Tổ) xoải mải về xuôi, tạo ra một miền phì nhiêu trù phú, một năm hai vụ bốn mùa rộn rã tiếng canh cửi tằm tang: Ngọt mãi đến tận bây giờ với một địa danh đã đi vào lịch sử bằng những kỳ tích như những huyền thoại.

Đường Lâm là vùng bán Sơn địa, trên những quá đồi trung du thuộc làng Cam Lân, đến tận bây giờ vẫn còn lại những cái tên: Đồi Cấm, Nghẽn Sơn, Vũng Hùm... in đậm dấu tích một thời trai trẻ của ạnh em Phùng Hưng, Phùng Hãi.. . Truyền thuyết kể lại rằng: Thủa ấy trên đồi là rừng đại ngàn rậm rạp, dưới trằm giộc lau lách um tùm. Năm ấy cọp về, có một con cọp hung đữ đã bắt đi bao mạng người. Dân trong vùng sợ hãi không dám vào đồi kiếm củi hái chè. Đêm đêm cọp dữ còn mò cả vào làng rình bắt trâu bò lợn gà, khắp cả làng chưa nhọ mặt người đã vội vã về nhà, luồng lạch rấp kín, cổng ngõ văng chặt, xóm làng eo óc một nỗi sợ hãi rình rập bất cứ lúc nào. Có một trai làng cực kỳ khoẻ mạnh quyết tâm diệt hổ dữ trừ hoạ cho dân làng. Lựa một tháng cuối đông gió Bấc se sắt thối, khí lạnh trên đồi tràn về làm rờn rợn da người, chàng trai bện người nộm đem vào đồi đến bên mép nước cắm xuống, ba bốn đêm liền như thế... Đêm ấy như bao đêm khác, hổ dữ ra vũng nước duy nhất còn xót lại trong vùng, trước khi vục đầu uống hổ ta lấy tay tát đổ người nộm như mọi hôm thường vẫn thế. Nhưng nó đâu có ngờ hôm nay có một cánh tay rắn chắc đã túm chặt lây bờm nó và liên hồi giáng xuống những quả đấm nặng như búa tạ... Chàng trai thông minh dũng cảm, có sức khoẻ phi phàm đó chính là Phùng Hưng!


Phùng Hưng sinh ra và lớn lên ở làng Cam Lân (xã Đường Lâm), nửa sau thế kỷ VIII, đất nước ta chịu ách đô hộ của nhà Tùy Đường cực kỳ hà khắc. Phùng Hưng đã cùng em là Phùng Hãi và Bồ Phá Cần chiêu tập binh sĩ cùng nhân dân phất cờ khởi.nghĩa. Từ quê hương ông đánh thành Tống Bình (Hà Nội), đập tan tành đạo quân xâm lược của Cao Chính Bình, dành lại quyền độc lập tự chủ (791- 802). Nhân dân tôn vinh ông là: Bố Cái Đại Vương!

Nói đến Phùng Hưng không thể không nói đến một người còn ưu tú nữa đó là Ngô Quyền. Ngô Quyền là con trai Châu Mục Đường Lâm Ngô Mân (Ông chính là người làng Cam Lâm). Ngô Quyền sinh ra tướng mạo tuấn kiệt hơn người, sáng mắt như sao, sức địch muôn người. Thuở tráng niên đã từng ghì sừng hai con trâu đực đánh nhau làm cho chúng hoảng sợ mà buông nhau bỏ chạy. Lớn lên ông làm nha tướng cho Dương Diên Nghệ, trấn thủ châu Hoan, Châu Ái. Sau loạn Kiều Công Tiễn ông đã trấn yên nước nhà và tiến hành cuộc kháng chiến chống thù ngoài, trận đánh trên sông Bạch Đằng thể hiện sự thông minh tài trí thiên tài trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

Một nhân vật lỗi lạc nữa đã để lại mốc son chói lọi trong trang sử nước nhà là Thám Hoa Giang Văn Minh. Ông sinh năm Nhâm Ngọ (1582) ở làng Mông Phụ. Tháng 2 năm Mậu Thìn (1628), đời Lê Vĩnh Tộ ở nước ta ông dự khoa thi Hội, đỗ nhất giáp Tiến sĩ, cập đệ tam danh. (Có điều đáng lưu ý là khoa thi năm ấy không lấy Trạng Nguyên, Bảng nhãn). Năm Đinh Sửu (1637) ông được Triều đình cử làm chánh sứ, dẫn đầu một phái bộ sang Triều Minh. Sử cũ chép rằng: Trong khi hội kiến với vua nhà Minh, sứ thần Giang Văn Minh đã trổ tài thao lược, đối đáp với vua nhà Minh. Một lần vua Minh ra vế đối: ''Đồng trụ chí kim đài dĩ lục" (Cột đồng trụ đến ray rêu đã phủ xanh) Giạng Văn Minh khảng khái đối lại rằng: “Đằng giang tự cổ huyết do hồng" (Sông Bạch Đằng từ xưa máu thù còn loang đỏ). Vua Minh nổi giận vì bị nhắc đến nỗi nhục thua trận, liền sai mổ bụng sứ thần Giang Văn Minh xem "gan to mật lớn" đến nhường nào! Giang Văn Minh chết, vua Minh tiếc một bậc tài danh, sai người ướp thủy ngân vào xác đưa về nước.
 
Đền Chử Đồng Tử (cont.)

Đền Chử Đồng Tử

Tiếp tục hành trình, rời làng Sủi (sau khi an trưa tại một quá phở bò gần cổng làng), chúng tôi tiếp tục thẳng tiến qua Văn Giang, rẽ lên đê sông Hồng để tới Chử Đồng Tử.

Tôi có có một sở thích hơi kỳ quặc là được đi đường đê. Được đi trên một cung đường cong cong, có gió thổi lồng lộng, làng xóm, đình chùa cứ hiện ra hai bên dọc theo đường đi, lại được một mình một đường hò hét thả cửa thì lám sao mà không thích được chứ. Các chuyến đi “phượt” của chúng tôi nếu có dịp thì đường đê (sông Hồng & sông Đuống) sẽ là lựa chọn số 1 bởi chỉ riêng việc đi dạo trên đê đã là một chuyến đi rồi.

Đường ở Văn Giang (Hưng Yên) – cũng phủ đầy rơm

LANGSUI-DENCHUDONGTU19oct2007SD1132.jpg


Chử Đồng Tử nằm ven sông Hông, gắn với sự tích Tiên Dung & Chử Đồng Tử (trên đường đi có thể gặp chùa Phú Thị, và một số làng cổ Bắc Bộ khác). Theo thông tin tìm được thì Chử Đồng Tử và một số làng ven đê đã trở thành điểm đến của các tour du lịch dọc sông Hồng, du khách được đạp xe đi thăm các làng cổ ven sông.

Basic Information

Vị trí: nằm phía bên tay phải của đường đê, bao gồm 2 đền chính:
(1) Đền Đa Hòa thuộc thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
(2) Đền Hóa (nơi Chử Đồng Tử và nhị vị phu phân hóa về trời) thuộc thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khóai Châu, tỉnh Hưng Yên (!!! Em chưa đi đền này, nghe nói cũng gần đền Đa Hòa thôi)
Cả hai ngôi đền đều thờ Đức Thánh Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân



Chử Đồng Tử là tên của một vị thánh nổi tiếng, một trong "Tứ bất tử" trong tín ngưỡng Việt Nam.Truyền thuyết về Tiên Dung-Chử Đồng Tử là một trong những huyền sử được ghi chép trong Lĩnh Nam chích quái kể về thời kì cổ xưa của nước Việt Nam.

Đền thờ Chử Đồng Tử có ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam. Tại huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội chừng 25km theo đê sông Hồng, có hai ngôi đền thờ Đức thánh Chử Đồng Tử, một ngôi đền nằm ở địa phận thôn Đa Hoà, xã Bình Minh, bên dòng sông Hồng nhìn ra bãi Tự Nhiên nơi nàng công chúa Tiên Dung xinh đẹp, con gái vua Hùng thứ 18 kỳ ngộ và nên duyên với chàng Chử nghèo khó; ngôi đền thứ hai thuộc địa phận thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, nơi chàng Chử cùng nhị vị phu nhân hoá về trời.

Tuy hai ngôi đền đều thờ đức thánh Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân, kiểu dáng kiến trúc truyền thống nhưng có sự khác biệt đáng kể.

Ngôi đền Ða Hoà (được nhà nước xếp hạng di tích văn hoá năm 1962) nằm trên một khu đất cao, rộng, bằng phẳng hình chữ nhật có diện tích 18.720m² , cảnh quan đẹp, mặt quay hướng chính tây nhìn thẳng sang bãi Tự Nhiên. Tổng thể kiến trúc có 18 ngôi nhà mái ngói cổ như 18 con thuyền mũi cong tượng trưng cho 18 đời vua Hùng.

Ngọ môn gồm 3 cửa. Cửa chính là toà nhà 3 gian cao rộng, trên đỉnh nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt (chỉ mở cửa vào đại lễ). Hai cửa bên để đón khách gần xa. Qua sân Ðại là đến Ðại tế, toà Thiêu hương, cung Ðệ Nhị, cung Ðệ Tam và cuối cùng là Hậu cung. Toà Thiêu hương có kiến trúc cao, thoáng, trang nghiêm. Các đầu đao, bờ nóc chạm trổ tinh vi, đắp gọt tỉ mỉ, màu sắc rực rỡ cùng nhiều hình trang trí khác như rồng, sư tử. Cửa võng ở cung Ðệ nhị đều được chạm hình chim phượng, hoa cúc mãn khai và các hoa quả được sơn son thiếp vàng lộng lẫy. Ðặc biệt các pho tượng đức thánh Chử Ðồng Tử và phu nhân được đúc bằng đồng rất đẹp.

Hiện nay đền Ða Hoà còn bảo tồn được nhiều di vật quý hiếm, trong đó có đôi lọ Bách thọ (một trăm chữ thọ không chữ nào giống chữ nào, khắc trên thành lọ bằng gốm), một cổ vật vô giá của dân tộc.

Đền Dạ Trạch nằm trong không gian thoáng đãng cạnh đầm Dạ Trạch (được nhà nước xếp hạng di tích năm 1989). Kết cấu chính từ ngoài vào trong gồm có lầu chuông, hồ bán nguyệt, qua sân là đến điện thờ gồm ba toà nhà. Toàn bộ nội, ngoại thất, kiến trúc ngôi đền toát lên nét cổ kính, linh thiêng.
(sources:vnexplore.net)



Đền Đa Hòa
LANGSUI-DENCHUDONGTU19oct2007SD224.jpg


Ấn tượng ban đầu khi tới đây là đền năm trong một khu riêng biêt, rộng rãi và có rất nhiều cây cổ thụ. Cảm nhận chung đây là một ngôi đền cổ duyên dáng nằm ven sông Hồng còn lưu giữ được nhiều nét cổ xưa cho dù phía bên trong đền đã được tu sửa nhiều lần.

LANGSUI-DENCHUDONGTU19oct2007SD25.jpg


LANGSUI-DENCHUDONGTU19oct2007SD21.jpg


LANGSUI-DENCHUDONGTU19oct2007SD210.jpg


LANGSUI-DENCHUDONGTU19oct2007SD235.jpg


Đê sông Hồng, bến đỗ thuyền để lên thăm Chử Đồng Tử
LANGSUI-DENCHUDONGTU19oct2007SD269.jpg


buddyphuong@OCT2007
 
Chùa Thầy

Chùa Thầy

Địa điểm: chân núi Sài Sơn (có tên Nôm là núi Thầy), huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây nam, đi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc.


Lịch sử

Chùa Láng gắn liền với giai đoạn đầu của cuộc đời Từ Đạo Hạnh, còn chùa Thầy lại chứng kiến quãng đời sau cùng cho đến ngày thoát xác của vị sư thế hệ thứ 12 thuộc dòng Thiền Ti-ni-đa-lưu-chi này.
Ban đầu chùa Thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am, nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại gồm hai cụm chùa: chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) trên núi và chùa Dưới (tức chùa Cả, tên chữ là Thiên Phúc Tự). Đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc chăm lo việc trùng tu, xây dựng điện Phật, điện Thánh; sau đó là nhà hậu, nhà bia, gác chuông. Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng). Sân có hàm rồng.

Kiến trúc

Phần chính của chùa Thầy gồm ba tòa song song với nhau gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối với nhau, tạo thành thế hạ công thượng nhất.
Chùa Hạ là nhà tiền tế, bày các tượng Đức Ông, Thánh hiền. Ống muống để tượng Bát bộ Kim Cương. Chùa Trung bày bàn thờ Phật, hai bên có hai tượng Hộ pháp, tượng Thiên vương. Chùa Thượng hay chùa trên tách biệt hẳn, ở vị trí cao nhất, biển đề Đại hùng Bảo điện, đồng thời là nhà thánh, để tượng Di Đà tam tôn, tượng ba kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh, tượng cha mẹ Từ Đạo Hạnh.
Xung quanh chùa có hai dãy hành lang, phía sau có lầu chuông, lầu trống.
Phía trước chùa là một sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu, tạo thành hàm của rồng trước trồng hai cây gạo, nhưng hiện tại hai cây gạo đã chết, được thay bởi cây đa. Từ sân này có hai cầu là Nhật Tiên và Nguyệt tiên nối sang hai bên, tạo thành hai râu rồng. Hai cầu này do Phùng Khắc Khoan xây vào năm 1602. Cầu Nhật Tiên nối sang một hòn đảo nhỏ, trên đảo có đền thờ Tam phủ. Cầu Nguyệt Tiên nối vào đường lên núi.
Giữa ao Long Chiểu có thủy đình là viên ngọc giữa miệng rồng. Đây cũng là nơi diễn ra trò múa rối nước. Từ Đạo Hạnh được cho là ông tổ của hình thức biểu diễn dân gian này.

Điêu khắc trong chùa

Chùa thượng của chùa Thầy, Đại Hùng bảo điện
Tại chùa Hạ có các pho tượng Đức Ông khá đẹp, và một bức bình phong lớn mô tả cảnh địa ngục.
Các pho Kim Cương đứng trong những tư thế võ mạnh mẽ, sống động. Tại chùa Trung có hai pho tượng Hộ pháp được cho là lớn nhất trong các ngôi chùa Việt Nam, cao gần 4m. Tượng Hộ pháp đắp bằng đất thó, giấy bản giã nhỏ trộn với mật, trứng,..., nên sau hơn ba trăm năm vẫn còn rất tốt.
Các pho tượng đẹp nhất của chùa Thầy tập trung tại chùa Trên.
Trên cao nhất là tượng Di Đà Tam tôn được tạc vào đời Mạc. Phật A Di Đà ngồi giữa dáng vẻ phúc hậu. Pho tượng Quán Thế Âm bên phải ngồi buông chân trái xuống, chân phải co lên, tay cầm một cây phất trần, dáng vẻ ung dung. Pho Đại Thế Chí ngồi xếp bằng, hai tay bắt ấn mật phùng. Ba pho tượng mỗi pho một vẻ không giống nhau, tạo thành một bộ tượng đẹp đặc biệt.
Dưới đó, chính giữa là tượng Thiền sư Từ Đạo Hạnh trong kiếp Phật. Tượng được tạc vào thế kỉ 19, khuôn mặt khắc khổ, nổi rõ mạch máu, ngồi xếp bằng tròn trên một bệ hoa sen còn lại từ đời Lý. Bệ hoa sen đặt trên một con sư tử cuộn tròn, dưới con sư tử là một bệ bát giác. Hiện nay tượng được đội mũ hoa sen và khoác áo vàng.
Toàn bộ ba pho Di Đà và tượng Từ Đạo Hạnh đặt trên một bệ đá hai tầng, được làm vào thời nhà Trần. Bệ đá chạm những cánh hoa sen, bốn mặt chạm hình rồng và hoa lá, bốn góc có hình thần điểu Garuda.

Tượng Từ Đạo Hạnh tại chùa Thầy
Bên phải là tượng Thiền sư ở kiếp Vua. Tương truyền Từ Đạo Hạnh sau khi đã hóa, đầu thai làm con trai của Sùng Hiền Hầu và trở thành nhà vua Lý Thần Tông. Tượng Lý Thần Tông đầu đội mũ bình thiên, mình khoác long bào, ngồi trên ngai vàng. Bên trái có tượng Từ Đạo Hạnh trong kiếp Thánh, ngồi trong một khám gỗ chạm trổ cầu kì. Tượng này có cốt bằng tre, có thể cử động. Tương truyền xưa kia mỗi khi mở cửa khám thì tượng tự động nhỏm dậy chào. Sau một vị quan triều Nguyễn nói rằng "Thánh thì không phải chào ai cả", nên tháo hệ thống khớp nối, từ đó tượng ngồi yên. Pho tượng này thể hiện nghệ thuật làm rối nước của dân gian.
Trong chùa còn có tượng ông Từ Vinh và bà Tăng Thị Loan là cha mẹ Từ Đạo Hạnh và hai bạn đồng đạo thân thiết của Ngài là Thiền sư Minh Không và Thiền sư Giác Hải.
Trước tượng Từ Đạo Hạnh ở chính giữa có một bàn thờ gỗ chạm trổ rất đẹp. Xưa kia nền đất còn thấp, người thắp hương vịn vào bàn thờ tạo thành một chỗ hõm rất lớn. Trong chùa Thượng còn có hai cây cột làm bằng loại gỗ quý là gỗ Ngọc am.

(sources: wikipedia.org)

Chùa Thầy là một điểm quen thuộc, do vị trí nằm gần HN và đường dễ đi.
Chùa dưới chân núi

DSC_0259.jpg


Ngôi đình nằm ở vị trí giữa hồ. từ lâu đã trở thành biểu tượng của Chùa Thầy
DSC_0260.jpg


Một số chi tiết hoa văn

DSC_0276.jpg


Cổng dẫn lên núi Sài Sơn

DSC_0279.jpg


DSC_0340.jpg


DSC_0313.jpg


DSC_0357.jpg


buddyphuong@23NOV2008
 
Chùa Thầy (cont.)

Chùa Thầy (cont.)

Hai bạn trẻ - nhìn từ trên đỉnh núi đầy những đá tai mèo

DSC_0485.jpg


DSC_0490.jpg


Hang Cắc Cớ - nơi có sự tích về dòng sông xương gắn với nhiều sự tích rất ly kỳ
núi Sài Sơn (địa phận Làng Thầy - Chùa Thầy tỉnh Hà Tây) bạn sẽ leo 250 bậc thang cộng với trên 100 bậc xuống hang Cắc Cớ. Đây là hang mà nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã viết một bài thơ miêu tả “cổng trời”: Trời đất sinh ra đá một chòm. Nứt làm hai mảnh hõm hòm hom…
Cổng trời là một “lỗ thủng” trên núi để những tia nắng rọi vào hang, tạo thành một “thác nắng” tuyệt đẹp.
Từ chùa Cao, đi vòng ra phía sau là hang Cắc Cớ, là nơi tình tự của trai gái ngày xưa trong những ngày hội hè, như ca dao đã ghi lại:

" Gái chưa chồng trông hang Cắc Cớ,
Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy."

"Hội chùa Thầy có hang Cắc Cớ;
Trai chưa vợ thì đến hội này"

"Ai mà chưa có người yêu
Vào hang Cắc Cớ đến chiều có ngay"

(sources:vietbao.vn)

DSC_0526.jpg


Bonus thêm một số ảnh nữa nhé

DSC_0591.jpg


DSC_0277.jpg


buddyphuong@23Nov2008
 
An Phú - làng chạy chợ
Bài: Phạm Thanh Tùng
Ảnh: Đặng Lam Điền
Dân An Phú (làng Đó), xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình thường gọi nghề buôn bán nông sản của mình là chạy chợ. Có lẽ bởi trung bình mỗi ngày, người ta đi về chừng 50 km. Hiện tại, khá nhiều diện tích đất đồng nội (ruộng cao) của ngôi làng nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Bình, cách trung tâm tỉnh lỵ chừng 25 km, có truyền thống thâm canh rau màu này được chuyên canh rau màu cả ba vụ. Từ nhiều năm nay, dân buôn rau hành làng Đó đã vươn ra khắp chợ lớn, chợ nhỏ trong tỉnh, choài ra sang các tỉnh lân cận, đánh xe rau quả lên tận Hà Nội, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu…
2.jpg

chùa Thanh Quang (trước khi được trùng tu, chưa rõ năm dựng, nhưng tương truyền được tu sửa vào thời Mạc, vì tấm bia đá hậu Phật do Trạng Trình viết)
Một thời “oanh liệt” ớt và thuốc lào
Đầu những năm 1990, một thương gia Nhật Bản về thăm, đã ra tận cánh đồng Đó – trồng ớt lâu năm, nhổ cây lên xem xét từ quả đến rễ, và thốt lên rằng: không nơi nào có ớt ngon, ớt đẹp thế này. Nhà nào cũng trồng ớt, nhiều thì vài sào ruộng, ít thì dăm ba miếng. Một sào ớt (360m2) doanh thu cao gấp 4 – 5 lần sào lúa. Tới vụ, cả làng sực lên mùi cay nồng của ớt, rất khó chịu mà cũng rất khó quên. Bán hết ớt của làng, dân làng kéo đi mua ớt thiên hạ. Hồi ấy làng có khoảng 500 hộ thì hơn 300 hộ buôn ớt, mỗi ngày nhập hàng chục, hàng trăm tấn ớt các loại, rồi phân phối đi trong và ngoài nước. Trong hàng chục “đại gia”: như Đào Văn Khuê, Nguyễn Văn Lân, Vũ Thị Đổ, Nguyễn Văn Côi, Nguyễn Văn Kiện…nổi bật nhất là Đào Thanh Khuây và Phạm Văn Cò. Những năm 1988 – 1990, ông Cò đã có trong tay chừng 1 tỷ đồng. Cả làng ồn ào kháo nhau rằng: ông phải dùng bao tải để đựng tiền. Nhà ông có hai lò sấy ớt lớn nhất xã và hai máy xay ớt bột (1,5 tấn/đêm). Nhân công thường trực trong nhà chừng 10 người (vào lò, đóng bao…), còn nhân công thời vụ (cắt cuống ớt, chọn ớt) thì hàng trăm người một lúc. Gắn bó với quả ớt từ những năm 1967 – 1968, tới những năm 1978 bắt đầu làm hàng xuất khẩu, nhưng thực sự từ năm 1986 tới 1990 mới là thời hoàng kim của ông. Nhờ những “đại gia” như thế, làng An Phú trở thành trung tâm thu mua và sơ chế ớt tươi, ớt khô từ đồng bằng sông Hồng tới suốt miền Trung. Hàng nghìn lao động trong làng đều bị cuốn vào vòng quay cay cay nồng nồng. Lý giải về “cái chết đau đớn” của ớt An Phú, ông Khuây cho biết là bị mất thị trường truyền thống Nhật, Liên Xô, Đông Âu, trong khi thị trường mới chưa kịp khai phá
Cùng Tiên Lãng, Vĩnh Bảo (Hải Phòng), An Phú là một trong những nơi sản xuất thuốc lào có tiếng ở miền Bắc. Theo một số người buôn thuốc lào lâu năm An Phú, thuốc lào An Phú chỉ chịu thua thuốc lào Vĩnh Bảo. Cách đây 40 – 50 năm, các nơi đã tấp nập về làng Đó buôn chuyến. Hồi đắt nhất, thuốc lào lên tới 40.000 đồng/kg. Dăm bảy năm trước, cả cánh đồng nội bạt ngàn thuốc lào. Một sào thuốc lào giá cũng cao gấp 3 – 4 lần sào lúa. Nhiều nhà có của ăn của đề nhờ trồng thuốc, buôn thuốc lào. Theo ông Đào Văn Lương, do hiện nay giá thuốc lào thấp nên không còn hấp dẫn người trồng. Vả lại, do người ta bón quá nhiều phân hoá học làm hỏng đất khiến chất lượng thuốc không được như xưa. Thêm nữa, thị trường chưa biết nhiều tới “thương hiệu” thuốc lào An Phú như thuốc lào Vĩnh Bảo, Tiên Lãng.
Hiện, thuốc lào đã rời xa làng Đó. Ởt vẫn là mặt hàng chủ lực của làng và toàn xã, nhưng chưa tìm lại được thời huy hoàng xưa. Chung tình nhất với thứ quả đỏ đỏ, cay nóng tới thời điểm này là bà Vũ Thị Đổ. Dịp cuối năm, mỗi ngày bà thu mua và xuất hàng chục tấn ớt tươi đi trong, ngoài tỉnh và sang Trung Quốc. Tuy nhiên, bà Đổ cho biết: hiện nay vẫn xuất hàng sang Trung Quốc – một thị trường rất lớn cho hàng hóa nông sản Việt Nam, vẫn phải qua trung gian. Bà mong muốn trong thời gian tới có điều kiện đi tìm hiểu thị trường bên đó, nhưng một thân một mình sợ khó kham, khi chỉ với qui mô sản xuất nhỏ lẻ như hiện nay.
(còn tiếp)
DSCF2188.jpg
[/IMG]
DSCF2166.jpg
[/IMG]
Tả vu, hữu vu (giải vũ) đình An Phú, nay biến thành nhà kho, lớp học
DSCF2164.jpg

Xưa đình làng hình chữ Đinh, có sàn, giống như đình Mông Phụ, Trà Cổ, Đình Bảng, nhưng bị phá hủy tòa tiền tế, ống muống, nay chỉ hậu cung bị biến dạng

:D:)):)
 
Last edited:
An Phú, làng chạy chợ (tiếp theo)

Giơ mớ hành tươi 12 – 14 củ xòe như cái quạt nhỏ, chị Đào Thị Phiên, giải thích: “Phải bó thế này mới có người mua. Cũng từng ấy củ hành, bó túm lại không bán được, vì trông mớ hành nhỏ hơn. Bó xoè ra, đông người mua, chứ chúng tôi cũng chẳng thích “nặn tượng”. “Kỹ nghệ” bó hành hay “nặn tượng” ấy gồm 2 củ hành kẹp một cái rơm, một mớ hành 12 – 14 củ hành, cõng tới 9 – 10 cái rơm, nhiều khi trông rơm nhiều hơn hành. Ấy thế mà đắt lắm cũng chỉ 500 - 700 đồng/mớ. Hành là mặt hàng mở đầu vụ chạy chợ sôi động cuối năm, bắt đầu từ tháng 9 âm lịch kéo dài tới Tết của dân An Phú. Sau đó, sẽ đến rau ớt, su hào, bắp cải, cần tây, rau thơm…”Ở một làng đất chật, người đông, bình quân diện tích đất ở và đất sản xuất nông nghiệp chỉ chừng hơn 100m2/người như An Phú, chỉ có cách thâm canh tăng vụ và buôn bán mới thoát nghèo” – ông Nguyễn Quang Suốt, bí thư Đảng ủy xã cho biết.
An Phú đã trồng rau màu vụ Đông từ xưa, nhưng chỉ trở thành phong trào bắt đầu từ những năm 1960, khi cụ Đào Văn Rương – chủ nhiệm hợp tác xã, đi tìm hiểu ở xã Quỳnh Thọ trong huyện, đã đem mô hình về nhân rộng.
Trước kia, họ tập trung vào mùa rau Đông, hai vụ còn lại chủ yếu trồng lúa và rải rác rau, hành. Nhưng dăm năm trở lại đây, phần lớn diện tích trồng lúa hai vụ chiêm, mùa cũng được chuyển đổi sang trồng rau màu, vốn cho năng suất và doanh thu cao, thường mỗi sào Bắc Bộ (360 m2) gấp 3- 4 lần cấy lúa. Dân làng thường tất bật cấy vụ mùa sớm để chuyển nhanh sang vụ rau màu Đông. Trên toàn xã Quỳnh Hải, vụ đông đã trở thành vụ sản xuất chính đem. Rau màu hiệu quả như: ớt, dưa chuột, xu hào, cà chua, hành hoa... được trồng xen, tận dụng hết diện tích và quay vòng liên tục, vụ nọ gối vụ kia. Ông Đào Văn Căng, hộ nông dân có thu nhập mỗi năm gần một trăm triệu đồng từ trồng màu cho biết: ớt là cây chủ lực vừa dễ trồng vừa cho thu nhập ổn định. Với 1 sào trồng ớt đầu tư hết 500 ngàn, khi thu hoạch thu được 2 - 3 triệu đồng. Cây hành hoa 1 vụ chỉ có 30 ngày, đầu tư 1 sào hết 200 nghìn, khi thu hoạch bán được 600 nghìn.
Hết mùa rau vụ Đông, dân An Phú tỏa đi các tỉnh mua dứa, nhãn, vải, mía, dưa hấu…về bán lại. Chợ nông sản tự phát của làng họp từ 11h sáng tới 2 h chiều hàng ngày ở giữa làng, đến nay cũng được trên dưới 10 năm, mỗi ngày thu hút hàng trăm lượt khách trong và ngoài xã tới giao dịch, đang định hình trở thành đầu mối giao dịch nông sản của vùng.
Tháng Chạp hàng năm là mùa chạy chợ sôi động nhất. Với người An Phú, thời gian này, nghỉ ngơi là một sự xa xỉ. Buổi trưa, họ họp tại chợ nông sản tới 2 h chiều, sau đó làm đồng hoặc chuẩn bị hàng, chừng 9 – 10 h tối đã í ới rủ nhau đi chợ, chừng 2-3 h quay về, làm tiếp chuyến nữa đi chợ khác, rồi tỏa đi các tỉnh mua hàng, trưa quay lại chợ làng bán. Lá dong, giang chẻ lạt để gói bánh, hành củ là những mặt hàng chủ lực của người An Phú giáp Tết. Họ đánh ô tô lên Bắc Cạn, Thái Nguyên, Yên Bái… mua lá dong về làng bán buôn cho người làng và các nơi khác tới mua lại. Những người này sẽ phủ đi các chợ trong và ngoài tỉnh. Nếu ai gặp chợ có thể lãi hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu trong một buổi chợ Tết.
Mười năm trước, dân làng chủ yếu đi chợ bằng xe đạp. Chở hàng nặng là “mốt” của dân làng Đó. Họ chở xấp xỉ 1 tạ, thậm chí tới 1,2 – 1,4 tạ. Thời gian trước, anh Nguyễn Văn Lịnh chở 1,5 tạ đã là đỉnh, nhưng kỷ lục luôn có nguy cơ bị phá vỡ bởi mấy tay thanh niên không chịu kém miếng. Việc ai chở hàng nặng hơn thành đề tài bàn tán sôi nổi của dân làng. Mỗi chiếc xe đạp được thiết kế thêm gióng, càng, khung.. hỗ trợ việc chở hàng nặng. Trung bình mỗi xe chở 100 kg. Thường họ đi chợ xa, cách nhà 20 – 30 km, phải đi từ 2-3 h sáng để nhận chỗ. Hiện nay, làng có tới gần 400 chiếc xe máy và hơn xe tải loại nhỏ, nên lại càng đi xa hơn và việc chở hàng nặng không thành vấn đề. Rất dễ nhận ra dân làng Đó, bởi cứ xe đạp hay xe máy nào chất ngất rau, hành. Do phải thức khuya, dậy sớm, chở hàng nặng nên dân chạy chợ ai cũng sắt seo. Được ngủ và ngủ là mong ước lớn nhất của họ.
DSCF2132-1.jpg
[/IMG]
DSCF2167.jpg
[/IMG]
 
Last edited:
An Phú, làng chạy chợ (tiếp theo và hết)

“Chẳng ai làm thế cả”
Đó là câu chuyện cửa miệng của dân An Phú mấy năm trước khi anh Nguyễn Văn Ngọc đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc, mang vài trăm triệu trở về. Không mở cửa hàng, không cho vay lấy lãi, không gửi ngân hàng như nhiều người khác, anh thầu con sông cũ ở đồng trũng, xẻ đất, bốc bùn đắp đập đào hồ, trồng cây, nuôi lợn, gà, vịt theo mô hình trang trại. Có nhiều người còn bảo anh hâm. Đến nay, trong toàn xã đã có hơn 10 người theo anh mở trang trại ở vùng đất trũng, trồng lúa năng suất thấp.
Ông Nguyễn Quang Suốt cho biết: Quỳnh Hải gồm 6 thôn: trong đó An Phú có truyền thống thâm canh tăng vụ rau màu, các thôn Quảng Bá, Đoàn Xá, Lê Xá, Xuân Trạch, Cầu Xá vài năm trở lại đây mới trồng rau màu vụ đông, trước đó chủ yếu trồng khoai lang, khoai tây, ngô hoặc để ải hoang. Năm 2002, xã thực hiện quy hoạch đất canh tác thành 2 vùng sản xuất chính: 50 ha chuyên canh rau màu và 275 ha sản xuất 2 vụ lúa 1 vụ đông. Chỉ còn một số diện tích đồng trũng để ải. Khi tập trung vào sản xuất rau màu, hệ số sử dụng đất của Quỳnh Hải lên tới 3,3 lần cao gấp 2 lần hệ số sử dụng đất của tỉnh Thái Bình. Vùng chuyên canh ở thôn An Phú, dân làng thực hiện quay vòng tới 5 vụ. Trước năm 2001, chỉ đạt khoảng 30-35 triệu đồng/ha, nay đã là trên 50 triệu đồng/ha. Vùng rau màu An Phú thu nhập đạt 120-150 triệu đồng/ ha. Với 357 ha canh tác, năm 2006, tổng thu nhập từ trồng trọt của Quỳnh Hải đạt hơn 60 tỷ đồng. Làng An Phú là nơi khởi phát phong trào xây dựng cánh đồng 50 triệu/ha của tỉnh Thái Bình và được nhân rộng thành điển hình ở các địa phương khác. Hàng chục chuyên gia chân đất thôn An Phú như anh Nguyễn Văn Vi…đã đi đồng đất trong và ngoài tỉnh chỉ tận tay kinh nghiệm thâm canh tăng vụ. Thời gian trước đây, khi chưa có tủ lạnh để ủ mầm cây giống su hào, anh đã buộc hạt giống vào túi vải, ngâm dưới đáy giếng khơi, cộng với việc rắc vôi bột chống giun dế đùn, nên năm nào nhà anh cũng có cây giống mọc đều, đẹp, đắt hàng.
Hiện nay Quỳnh Hải đang triển khai thực hiện cánh đồng có thu nhập trên 60 triệu đồng/ha, trong đó 94 ha đất canh tác thôn An Phú được xây dựng thành cánh đồng có giá trị thu nhập đạt trên 80 triệu đồng. Ông Suốt cho biết, còn hàng trăm ha đất đồng chiều trũng để ải hoang trong cả vụ đông, nên xã đang vận động nhân dân phủ kín bằng trồng bầu bí, đỗ…
Theo đề án của xã, với việc luân canh hợp lý, mô hình cánh đồng có thu nhập trên 60 triệu đồng là hoàn toàn khả thi. Trên vùng chuyên canh rau màu mỗi năm trồng 5 đợt bí đao, hành hoa, đậu, su hào. Mỗi ha chuyên canh rau màu cho thu nhập 125 triệu đồng. Trên vùng cấy 2 vụ lúa và 1 vụ đông thực hiện trồng đậu, su hào, ớt, mỗi ha cũng cho thu nhập từ 60 - 70 triệu đồng tuỳ theo cách luân canh.
Tuy nhiên, điều mong mỏi lớn nhất của Quỳnh Hải hiện nay là chợ nông sản đầu mối được xây dựng với ý định nhằm biến xã trở thành một trong những đầu mối tiêu thụ, trung chuyển hàng hóa nông sản lớn nhất miền Bắc. Điều này sẽ thúc đẩy việc chuyên canh rau màu mạnh mẽ hơn và nhiều nông dân, tiểu thương sẽ có cơ hội trở thành người buôn bán lớn. Vừa qua, xã đã đưa đoàn cán bộ và một số nông dân, thương gia đi khảo sát những chợ nông sản đầu mối thành công ở địa phương khác để học hỏi kinh nghiệm. Một số nhà đầu tư đã đến khảo sát, nhưng chưa đạt được thỏa thuận. Khi có một số ý kiến đề xuất tiểu thương và nông dân sẽ lập công ty cổ phần tự đầu tư xây dựng chợ, thì vẫn ngập ý kiến cũ như “chẳng ai làm thế cả”.
Nhắc lại chuyện “chẳng ai làm thế cả”, ông Đào Thanh Khuây - “đại gia” ớt ngày xưa kể thêm về những lần đi đầu chuyển mình để thích ứng với thị trường. “Cứ duy trì cái cũ- kể cả làng nghề truyền thống, mà không chịu đổi mới thì sớm muộn gì cũng chết” – ông nói. Hiện, ông đang phát triển nghề mới- mây tre đan xuất khẩu. Tới năm 1991 thấy tình hình thị trường có dấu hiệu suy sụp, ông chuyển sang xay xát gạo xuất khẩu và hiện tại đang làm mây tre đan xuất khẩu. Ông lặn lội lên đến Phú Vinh (Chương Mỹ, Hà Tây) tìm hiểu tình hình rồi thuê nghệ nhân về Quỳnh Hải dạy nghề mới cho dân làng. Lớp đầu tiên ông tự bỏ tiền túi ra trả cho giảng viên 600.000 đ/tháng cùng với cơm nuôi. Truyền nghề miễn phí cho 40 người, thế nhưng chào hàng 20 sản phẩm thì bị trả về 18 sản phẩm, người học việc được chán chường bỏ về. Ông phải xốc lại đội hình và trả lương cho ngơời học việc 5.000đ/ngày để học tiếp….Qua gần 3 năm tạo dựng, đến nay cơ sở sản xuất mây tre đan xuất khẩu của ông làm không hết việc. Hiện cơ sở của ông có khoảng 600-700 nhân công với thu nhập trung bình 500.000đ/tháng.
(theo báo Bưu điện Việt Nam số Tết 2008)
 
hic, chán quá, up 7 file ảnh lên như quy định nhưng sao chỉ hiển thị được 2 chiếc, rồi lại chẳng hiển thị được cái nào là sao ạ?????
 
LÀNG HƯƠNG NGẢI (Làng Ngái)– THẠCH THẤT – HÁ TÂY (CŨ)

Có lẽ Làng Hương Ngải chẳng có gì nổi bật so với các làng quê khác như Đường Lâm, Thổ Hà, hay Phù Lãng. Tôi đến Hương Ngải cũng thật tình cờ, chỉ là do tình cờ đọc được thông tin trên blog và tiện đường nên ghé vào thôi.

Về đường đi, từ Láng – Hòa Lạc rẽ tay phải đi Thạch Thất khoảnh hơn chục km là tới, hoặc từ Sơn Tây rẽ trái chỗ có biển chỉ dẫn đi Thạch Thất là tới.

Ngoài ra, nằm cạnh làng Ngái còn có một làng có tên bắt đầu bằng chữ “Thủy” (có lẽ do lâu quá và bước vào U30 nên tôi mắc bệnh hay quên) cũng khá đẹp và cổ kính và được xếp hạng làng văn hóa. Chúng tôi đã đi bộ một vòng xung quanh làng, và thật sự rất ấn tượng với tường đá ong, giếng nước đá rất to, một mái đình cổ kính, và đặc biệt hơn là không gian một làng quê xứ Đoài của làng.

Hình ảnh minh họa

DSC_0412.jpg


DSC_0482.jpg


buddyphuong@15Apr2009


DSC_0419.jpg


DSC_0461.jpg


DSC_0451.jpg


DSC_0458.jpg


DSC_0464.jpg
 
Làng Ngái (tiếp)


DSC_0477.jpg


DSC_0431.jpg


DSC_0448.jpg


DSC_0414.jpg


buddyphuong@15Apr2009
Theo tìm hiểu thì thu được một số thông tin sau
Có lẽ trích dẫn blog mà tôi tìm được để có thêm góc nhìn và cẩm nhận vê Làng Ngái ngày xưa
(Sources: http://vn.360plus.yahoo.com/canson0305)
Tôi nhớ, khi còn đang đi học phổ thông ở quê thi thoảng chúng tôi có đi qua xã Hương Ngải. Lưu lại trong ký ức tôi đó là một làng cổ khá yên bình với độc một con đường chạy xuyên làng và những luỹ tre dài dặc xanh ngắt. Hoá ra, nếu bạn thật lòng về Hương Ngải một lần thì sẽ thấy cái ký ức đó của tôi thật nhợt nhạt và chẳng thấm là bao so với một dải đất hiếu học của vùng núi Tản sông Đà này.

1. Thế là đã thành lệ, năm nào mỗi độ xuân về cây trồi nảy lộc mảnh đất "Xứ Đoài mây trắng" cũng đều quyến gọi bước chân tôi. Năm trước là Đường Lâm. Trước nữa là Thạch Xá với Chùa Tây Phương trầm mặc trên đỉnh đồi Câu Lậu. Còn năm ngoái là làng Bùng - quê hương của Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Năm nay, vẫn theo con đường cao tốc Láng -Hoà Lạc đang mở rộng, tôi đã về Hương Ngải (cách Trung tâm Hà Nội 25km) trong một buổi sáng mưa bụi và gió lạnh.

Huongngaicongblog.jpg


Làng Hương Ngải xưa có tên là Kẻ Ngái. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại có tên Kẻ Ngái là bởi ngày xưa có rất nhiều cây ngái mọc xung quanh làng. Và theo một cát lý giải khác, cái tên Hương Ngải hôm nay cũng có "gốc gác" từ cây ngái dại quanh làng ấy. Chuyện rằng khi cây ngái nở hoa hương thơm lan toả khắp vùng nên dân gian gọi thành "Làng Hương Ngái", rồi chữ "Ngái" bị đọc chệch đi, đọc "ngọng" đi thành "Ngải". Thế là lâu ngày cái tên Hương Ngải dính chặt với làng.

...Ở đầu làng Hương Ngải hiện còn một chiếc quán gọi là Quán Nghinh (còn gọi là Quán Nghinh Hương) với lối kiến trúc cổ và có 4 cột đá độc đáo. Theo dân làng kể lại, Quán Nghinh được trồng cây theo sao "thất tinh" là nơi "nghinh các vị thần và nghinh các vị tân khoa đỗ đạt hiển vinh về làng". Từ Quán Nghinh này rồi mới về tới đình để dân làng ra ăn mừng, chia vui. Chiến tranh, loạn lạc kéo từ thời Nhà Minh đô hộ đã làm mất nhiều thư tịnh cổ. Dù những tấm bia đá còn lưu ở Văn chỉ của làng đến Triều Nguyễn mới lập được nhưng danh sách các vị đỗ Đại khoa, Trung khoa đã được khắc ghi... Tấm Bia Đại khoa khắc ghi những tên tuổi: Liêu Hiến Chương, Liêu Hiến Quang đỗ Thái học sinh Triều Lý, Đỗ Hịch đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, Phí Thạc: Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân, Triều Mạc Minh Đức, Đỗ Thê: Đệ nhị giáp tiễn sĩ xuất thân Triều Lê Chính Hoà, Nguyễn Đăng Huân: Đệ nhị giáp tiễn sĩ xuất thân, Triều Nguyễn đời Vua Minh Mệnh. Các vị đỗ Đại khoa ở đất Hương Ngải đều mang tài năng học vấn của mình ra để phục vụ nhân dân, có người như cụ Đỗ Hịch làm quan đến Chưởng thượng thư Bộ Công đốc trấn tỉnh Cao Bằng, hay như cụ Nguyễn Đăng Huân làm quan đến Lang Trung Bộ Lễ... Tất cả đều sống thanh bạch, liêm khiết đến tận khi về hưu.

Xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất - Hà Tây là nơi tạp chí Văn nghệ Quân đội sơ tán lần 2 trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tháng 5/1972. Hương Ngải là một xã có đời sống khá giả : nhà mái ngói, tường và đường lát đá ong. Nền nhà, sân phơi đều tráng xi măng. Các gia đình tự nguyện dọn xuống nhà ngang chung với bếp, nhường nhà trên thường là thoáng, rộng cho các anh ở VNQĐ, có lúc có người mang theo cả gia đình.
(sources: http://www.vannghequandoi.com.vn/in...i-hng-ngi&catid=17:chuyn-vn-chuyn-i&Itemid=27)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,412
Bài viết
1,175,693
Members
192,088
Latest member
Hatdieu_HUNA
Back
Top