What's new

[Chia sẻ] Lang thang ở Cà Mau và con đường đi thẳng Cà Mau - Sàigòn

Sau khi đi Đảo Ó về, tớ trình kế hoạch lang thang ở Cà Mau từ 04-05 ngày và được vợ phê duyệt với nội dung sau :

- Đồng ý đi Cà Mau trong 04 ngày.
- Phương tiện : xe máy.
- Số người : 02 , trong đó vợ (trưởng đoàn) 01 vé, vé còn lại ai nhanh tay thì được!
- Kinh phí : không hạn chế và do người đề xuất chi trả.
- Phân công : xế chỉ lo chạy xe, các việc khác (kể cả công tác chuẩn bị và dự báo thời tiết) ôm lo tất.
- Thời điểm khởi hành : sáng 29/08/2009.

Cung đường dự kiến như sau :

- Ngày 1 : Theo QL1A đến cầu Mỹ Thuận, theo QL80 về Rạch Sỏi, qua phà Tắc Cậu theo QL63 về thứ 11 rồi về Thới Bình - Cà Mau .

- Ngày 2 : Sáng đi Năm Căn bằng xe máy – từ Năm Căn đi mũi bằng chuyến canô sớm (8h00), về lại Năm Căn bằng chuyến canô 11h30 , đến Năm Căn lúc 13h00. Tiếp tục đi xe máy theo đường 1A đến hết đường thì quay lại. Từ Năm Căn đi Cái Đôi Vàm , theo đường đê biển Tây về TT Sông Đốc (tùy tình hình có thể ngủ tại Sông Đốc hoặc về Cà Mau).

- Ngày 3 : Sông Đốc (hoặc Cà Mau – Sông Đốc) – theo đê biển Tây xuyên qua rừng phòng hộ biển Tây – Đá Bạc – tiếp tục đê biển – Khánh Hội – U Minh Hạ - Cà Mau .

- Ngày 4 : Từ Cà Mau đi theo đường thẳng về SG (như đường bay thẳng SG-HN ấy) tuyến đường như sau : Cà Mau – QL63 – Vĩnh Thuận – băng đồng về Vĩnh Lộc – phà Cầu Đỏ - Vĩnh Tuy – phà Xáng Cụt – Gò Quao – Cái Tư – đi cặp kênh xáng Xà No - qua đò - Mỹ Khánh – Cần Thơ – QL1A – Vĩnh Long – đò An Bình – Cù lao An Bình – qua đò – TT Cái Bè - QL1a – TPHCM.

Kế hoạch trục trặc vào giờ chót do còn một số việc phải giải quyết, tớ dời lại vào 15h00 ngày 31/08/2009 và tiếp tục dời đến 4h30 01/09/2009 theo lệnh của trưởng đoàn.

Sáng 01/09 tớ bò dậy lúc 4h00, ôm vẫn còn nướng và bảo đi giờ này để mắc mưa à . Mà quả thật trời âm u thậm chí có lúc mưa thật, đến 7h00 ôm bò dậy và ra lệnh : " Đi thôi hết mưa rồi". Ngoài trời vẫn âm u nhưng chuyện thời tiết là của ôm lo nên tớ chả quan tâm, có lệnh là lên đường.

Xuất phát lúc 7h30.
 
Cầu Tắc Thủ cũ kỹ :

picture.php


picture.php


261.jpg


và cầu Tắc Thủ mới :

picture.php



trên tuyến đường mới đi Thị trấn U Minh Hạ.
 
Qua Đồng Chó Ngáp, địa danh đã được nghe trong bài học Địa lý từ lớp Một giờ mới đến được. Đồng này rất rộng, xưa không có nhà, không có người ở, có lẽ chó chạy hết hơi, lè lưỡi, ngáp luôn mà cũng chưa hết nên mới có tên này.
Ngày nay, đồng đã được khai phá thành ruộng lúa, người ở đông đúc dọc hai bên đường tỉnh 986a. Thời điểm này, lúa đang vào mùa thu hoạch.

195.jpg



Lúa chín vàng cả cánh đồng mênh mông bát ngát :

204.jpg


196.jpg


Được cắt :

picture.php


và bó từng bó dựng đứng giữa ruộng cho khỏi ướt bông :

236.jpg


picture.php
 
Đồng trơ gốc rạ :

197.jpg


thì thả vịt để ăn lúa đổ :

198.jpg


ăn no rồi đi tắm sông :

picture.php


Vì vậy, vịt ở đây mập tròn, tròng đỏ trứng vừa lớn vừa đỏ cam, nhiều chất bổ.

Phơi lúa mùa mưa rất cực nên nông dân đã nghĩ ra một cách phơi độc đáo :

200.jpg



Nắng thì kéo tấm lợp ra, mưa thì phủ lại, che hai đầu như lều, thế là xong.
 
Để chuẩn bị đất cho mùa sau, nông dân phải phát rạ trước khi cày hoặc bừa :

picture.php



Dụng cụ để phát rạ là cây phảng, nặng và dài, bén ngót. Trên cái ghế gỗ giữa đồng là viên đá mài vì phải luôn mài lưỡi phảng cho bén. Người nông dân một tay lia phảng chém đứt gốc rạ, một tay cầm cào kéo rạ đã phát ra cho trống chỗ để tiếp tục làm việc.

Đồng lúa đã được cấy để bắt đầu mùa sau :

picture.php


Cực nhọc là thế nhưng giá lúa vẫn không cao và ổn định khiến cuộc sống người nông dân không khỏi cơ cực.
 
Chỉ với 5 ngày mà anh chụp được ừ lúc lúa chín, rồi gặt, rồi đập, rồi đi phảng rạ, rồi cấy....đó là cả 1 quá trình anh à. Hay là anh chụp ảnh từ vùng này tới vùng kia ?

Em nhớ không lầm thì ngày xưa em về quê thì khi lúa chín, cắt xong ngừơi ta để khoảng 1 tuần rồi mới chém rạ, khi chém ra xong người ta rải rơm ra và ngâm. Ngâm khoảng 1 tuần nữa thì mới nhổ mạ và cấy mạ xuống.

Còn bây giờ việc phảng rạ thì em ít còn được nhìn thấy vì có máy cày nó trục hết rồi, trục xong là cấy liền.

Em thích nhất là đập lúa bằng máy Suốt lúa mà 2 người cầm bó lúa bỏ vô máy đứng suốt, 2 người kế tiếp đứng phía sau chờ tới lượt. Chứ không thích cái máy Suốt mà cắt xong rồi gom lại thành đóng và cứ thế mà nhét vô.

Nói tóm lại là em rất thích cắt lúa và suốt lúa, nhưng mỗi lần về quê thì chẳng ai cho làm vì tất cả họ đều thuê mướn nhân công từ xa hết, mình chỉ việc đứng cầm bao đựng lúa thôi. Chán
 
Vào TT Sông Đốc :

210.jpg


Trên con đường chính duy nhứt vào thị trấn có lẽ ai cũng phải vô cùng ngạc nhiên khi bắt gặp tấm bảng này , Thị trấn này cấm xe hơi!!! :


235.jpg



Lời giải ở đây : Muốn vào TT phải qua một cái phà thế này :

234.jpg


và phà như thế này :

215.jpg


Còn đây là cửa ngõ của TT :

233.jpg
 
Chỉ với 5 ngày mà anh chụp được từ lúc lúa chín, rồi gặt, rồi đập, rồi đi phảng rạ, rồi cấy....đó là cả 1 quá trình anh à. Hay là anh chụp ảnh từ vùng này tới vùng kia ?

Em nhớ không lầm thì ngày xưa em về quê thì khi lúa chín, cắt xong ngừơi ta để khoảng 1 tuần rồi mới chém rạ, khi chém ra xong người ta rải rơm ra và ngâm. Ngâm khoảng 1 tuần nữa thì mới nhổ mạ và cấy mạ xuống.

Còn bây giờ việc phảng rạ thì em ít còn được nhìn thấy vì có máy cày nó trục hết rồi, trục xong là cấy liền.

Em thích nhất là đập lúa bằng máy suốt lúa mà 2 người cầm bó lúa bỏ vô máy đứng suốt, 2 người kế tiếp đứng phía sau chờ tới lượt. Chứ không thích cái máy suốt mà cắt xong rồi gom lại thành đóng và cứ thế mà nhét vô.

Nói tóm lại là em rất thích cắt lúa và suốt lúa, nhưng mỗi lần về quê thì chẳng ai cho làm vì tất cả họ đều thuê mướn nhân công từ xa hết, mình chỉ việc đứng cầm bao đựng lúa thôi. Chán

Anh chụp dọc tuyến đường TL 986A từ cầu Tắc Thủ vào TT Rạch Ráng.

Trên cả cánh đồng sẽ có chênh lệch nhất định về thời điểm thu hoạch, đi hết cánh đồng thì có đủ các món đó thôi Chuột à.

Ngày xưa anh và chị cũng làm những món này.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
58,925
Bài viết
1,172,541
Members
191,775
Latest member
HTTN
Back
Top