What's new

Lệ Giang - Nước mắt của đá

Mình không muốn viết về một chuyến đi đã kết thúc...
Mình muốn viết về một sự khởi đầu một hồi ức từ khi chớm bắt đầu cho đến khi kết thúc...
Mặc dù không được phân công làm người viết hồi ký lại cho đoàn và cũng không phải người phụ trách về nghệ thuật nhưng mình muốn viết.
Lệ Giang đối với mình không phải qua những bức ảnh mọi người chụp cũng không phải qua câu truyện mà Lệ Giang đến từ trong một cuốn tiểu thuyết "Thủy Tiên đã cưỡi cá chép vàng đi"
"Con có nhớ về một giấc mơ mẹ kể, về chuyện thả cá chép không?

Mẹ thường mơ về thành cổ Lệ Giang có con sông nhỏ, nước chảy rì rào, như ước mơ được bay nhảy chưa bao giờ thôi. Mẹ mơ thấy cùng cha con ra bờ sông thả cá chép. Trời ngả tối, cô bé mặc bộ áo rực rỡ của dân tộc NẠP TÂY ngồi bên thùng gỗ đầy cá chép, tay cầm cây nến hình bông hoa. Mẹ đưa tiền cho cô ấy. Cô bé dùng chiếc gáo gỗ vớt lên hai chú cá chép, xách nến dẫn hai người ra bờ sông. Cha của con là một chàng trai cao lớn, lúc nào cũng đứng bên trái mẹ.

Cha mẹ cúi xuống, nhìn nhau cười, rồi nhắm mắt ước nguyện. Sau đó, thả hai chú cá chép vàng óng ánh xuống nước. Chỉ một loáng chúng đã bơi đi.
Dưới ánh nến yếu ớt, chỉ thấy cá chép ve vẩy cái đuôi rực rỡ, dần dần mất hút."

Đối với mình Lệ Giang giống như một giấc mơ vừa thật lại vừa xa xôi. Chỉ còn có hơn 20 ngày nữa cả đoàn sẽ đến với giấc mơ đó.
Những công việc chuẩn bị đang được gấp rút hoàn thành, visa nè, phòng nè, vé tàu nè .... được cả đoàn bàn luận sôi nổi.
 
Hôm kia nhận được điện thoại nhắc nhở chị ơi lên hoàn thành hết nghĩa vụ nên hôm nay lại cặm cụi ngồi lại viết cho xong câu chuyện còn bỏ ngỏ (không biết có xong nổi không)=))
Lại tiếp tục với câu chuyện quán bar, hôm đó 6 chị em đi vào quán nghe các bạn ấy hát rồi gọi đồ uống, Q nhà ta sau một hồi được các em hướng dẫn tận tình đã quyết định gọi toàn bộ là nước chanh cho cả 6 tên vì lý do rất đơn giản là cậu ấy chả nghe ra nổi cái nào với cái nào.
Phí thăm quan ở TQ nói chung mình thấy là không phải đắt mà là rất đắt nhưng lại xứng đáng với đồng tiền bát gạo bỏ ra vì các bạn ấy làm du lịch rất tốt, không biết bao giờ VN mình mới tiến được, cảnh nhà mình nhiều chỗ cũng lung linh lấp lánh đâu có kém
Cái nhà vệ sinh của các bạn ấy ở Lệ Giang nó như thế này nè

_MG_8707.jpg
[/IMG]

Trông như khách sạn được dùng free chắc là tính vào phí bảo tồn phố cổ lúc mua vé vào Hắc Long Đàm rồi.

Đến Ngọc Long Tuyết Sơn vào một ngày mưa gió bão bùng, em gái mình lại không chịu được độ cao và me too, cho nên chỉ lanh quanh ở cái cột mốc của nó mà không leo lên trên như mấy đại ka trong đoàn.

_MG_8777-1.jpg
[/IMG]

Ăn hoa quả ở TQ rất tươi và ngon, hồi đó cũng chả thấy sợ lắm vì nghĩ chắc các bạn Trung Quốc chỉ xuất về VN thì nó mới bị thuốc bảo quản mà thôi nhưng sau vài bài báo mình đã thấy sai lầm là các bạn ấy cứ có lợi nhuận là làm chả liên quan gì đến xuất hay không xuất.

_MG_8389.jpg
[/IMG]

Trong đoàn có 2 chị em nhà PH là rất chịu khó tìm hiểu và mầy mò chả giống mình đến lúc đi rồi mà vẫn chỉ mới lướt sơ sơ về Lệ Giang.
Trong đoạn đường dài từ Lệ Giang đi Shangrila sự háo hức lớn nhất đó là đi qua khu vườn táo, cứ đi được một đoạn lại trầm trồ táo rồi lê rồi đào, chả có cái ảnh nào chụp táo không toàn chụp táo với người thôi thì post tạm vậy

_MG_8792.jpg
[/IMG]

Lúc đó trong lòng chả nghĩ gì đến độc hại, các đồng chí thi nhau hái táo, táo đỏ táo vàng 1 bịch táo đến lúc tính tiền thì đến táo trong giỏ cộng với trên tay mỗi đồng chí một trái :d

câu chuyện Shangrila là sự hối tiếc, vì đường đi từ Lệ Giang đến Shangrila mất trọn nửa ngày nên sau khi đi Ngọc Long về thì mới mò mẫm đi Shangrila. Đến Shangrila vào lúc 7h tối đèn đã nhập nhoạng cả lũ quyết định chọn một quán ăn ngay gần chỗ nghỉ, rất hân hạnh gặp một đoàn VN, đoàn này tình hình có vẻ toàn các bác nhiếp ảnh gia đi tác nghiệp.

Con đường nhỏ Shangrila
_MG_8896.jpg
[/IMG]

Mình cực thích đồ lưu niệm ở Shangrila mặc dù giá cả đắt hơn ở Lệ Giang nhưng đồ ở đó rất đặc sắc phản ánh đúng bản sắc văn hóa Tạng, đến giờ điện thoại vẫn còn đeo cái móc mua ở Shang
Đây là chiếc đèn mà cô em mình luyến tiếc vì không mua
_MG_8868.jpg
 
Last edited:
Tối ở Shangrila là một buổi tối đáng nhớ nhất, chỉ khoảng 9h30 các cửa hàng dọc con phố đã tắt đèn và đóng cửa. Đường phố vốn đã vắng vẻ lại càng vắng vẻ hơn. Sau một hồi lang thang cả lũ nghé vào một quán bar, Gallery bar

_MG_8973.jpg


Quyết định vào đó là để tìm sữa chua làm từ sữa của bò Yak theo quảng cáo của mấy bác VN gặp ở quán ăn. Được cô chủ xinh đẹp của quán giúp lựa chọn đồ uống

_MG_8923.jpg


Được một nhóm bạn người Trung Quốc hát bài hát của dân tộc Tạng nghe
Được nhảy múa cùng cô gái người Tạng

_MG_8964.jpg

Cô gái này đã nhảy múa cùng chúng tôi đã hát cho chúng tôi nghe bài hát của dân tộc Tạng, những nhịp điệu của bài hát vang mãi vang mãi giống như những tiếng gió thổi trên thảo nguyên, hoang dại mà mạnh mẽ. Họ nói rằng đây là lần đầu tiên có người Vn đến quán của họ, họ hướng dẫn chúng tôi nhảy điệu múa của dân tộc họ và chúng tôi hát tặng lại họ một bài hát Việt Nam - Nối vòng tay lớn, cả nhóm cùng cất cao tiếng hát .... hương sữa thơm tràn ngập khắp căn phòng cùng những lời hát bay bổng. Có lẽ những người bạn Tạng đã giúp chúng tôi quên bớt nỗi bực tức của ngày hôm sau của gã lái xe người TQ. Gã ngon ngọt thay đổi lịch trình của cả đoàn từ đi Shongralin vào buổi sáng sớm sau đó mới đi Potaso thành đi Potaso trước sau đó đi Shongralin và chúng tôi đã không kịp đi Shongralin cho ngày hôm sau. Một kẻ lừa đảo sau khi chúng tôi mua ko mua cái tour đi xem cái gì gì đó mà ngã giới thiêu bực mình quá không thèm nói nữa:Dam.
Đến potaso trong một buổi sáng mưa phùn trời thì âm u nhưng không làm lu mờ nổi vẻ đẹp của nó
Những vạt lá vàng

_MG_8996.jpg


Hàng lang gỗ uốn quanh hồ và nước

_MG_9014.jpg
 
Trong đoạn đường dài từ Lệ Giang đi Shangrila sự háo hức lớn nhất đó là đi qua khu vườn táo, cứ đi được một đoạn lại trầm trồ táo rồi lê rồi đào, chả có cái ảnh nào chụp táo không toàn chụp táo với người thôi thì post tạm vậy

_MG_8792.jpg
[/IMG]

Nhân nói về vườn táo, em cũng xin góp vui một vườn táo ở Pháp nè. Xem chừng cũng không kém phần đỏ mọng nhỉ.

SAM_2455-1.jpg


Và táo này em nghĩ không đáng lo nhiều như táo Tàu.
 
Thời gian trôi nhanh thật, vậy là đã tròn một năm sau chuyến phượt khám phá mùa thu Lệ Giang của chúng ta. Cũng đã tự nhủ một năm sau sẽ lần giở lại ký ức để xem mình còn nhớ được những gì. Tiện có topic của chuot_ngo chị mạn phép được chia sẻ cùng nhé, vừa tránh tốn đất của diễn đàn, và cũng vì một lý do duyên nợ với cái tên topic “Lệ Giang, nước mắt của đá” của em.
*Bài viết xin phép được sử dụng ảnh của tất cả các thành viên trong đoàn

-------------------------------------------------------------------------------------------------

Trước ngày lên đường, chuot_ngo đã mở topic “Lệ Giang nước mắt của đá” để viết về những hồi ức từ khi nó còn chưa bắt đầu. Tôi đã thầm cười vì cái tên nghe lãng mạn và hơi sến đó (sorry em chuot_ngo nha ...hiihi). Nhưng tôi không thể ngờ rằng cái tên đó lại như một điềm báo trước về chuyện sẽ xảy ra trên chặng đường chúng tôi qua khiến cho một người có thể nói là rắn và lạnh như đá là tôi cũng đã phải rơi nước mắt ở Lệ Giang…

Ngày 19/3/2011, sau khi mua vé rẻ của VNA đi Côn Minh với giá 202$, tôi đã mở topic Khám phá mùa thu Lệ Giang để tìm bạn đồng hành. Và đúng tròn 6 tháng sau, nhóm chúng tôi gồm 16 người lên đường với lịch trình được chốt như sau:

Ngày 19/10/2011: 17h – 19h25: bay Hà Nội – Côn Minh, 22h30 – 07h00 đi tàu Côn Minh - Lệ Giang
Ngày 20/10/2011: thăm thú Lệ Giang
Ngày 21/10/2011: sáng đi Ngọc Long Tuyết sơn, chiều đi Shangrila
Ngày 22/10/2011: thăm quan Songzalin, Podatso, chiều về lại Lệ Giang, khám phá Lệ Giang về đêm
Ngày 23/10/2011: sáng đi Đại Lý, thăm quan Đại Lý, đêm lên tàu về Côn Minh
Ngày 24/10/2011: thăm quan Côn Minh, tối 20h25 lên máy bay về VN


Đoàn chúng tôi có 6 tháng để chuẩn bị nên có thể nói mọi điều kiện đều rất tốt. Vé tàu xe nhờ người mua trước và mang ra tận sân bay. Phòng nghỉ cũng đã đặt xong xuôi ở cả 4 thành phố từ trước ngày lên đường. Trong đoàn có đến 3 đồng chí có thể nói được tiếng Tàu. Tuy nhiên đi rồi mới thấy biết tiếng Tàu cũng tốt nhưng nếu không có cũng chẳng phải là điều đáng ngại như mọi người vẫn nói.
Vì trong đoàn có 2 đồng chí không mua được vé máy bay giá rẻ nên đã phải đi đường bộ và xuất phát trước 1 ngày. Hôm sau 14 người còn lại chúng tôi thong thả cưỡi máy bay lên đường.
Giây phút cả đoàn gặp nhau tại điểm hẹn trâu vàng trước nhà ga Côn Minh mới mừng mừng tủi tủi làm sao. Dù mới xa nhau một ngày nhưng cái cảnh gặp lại nhau trên đất khách quê người bỗng dưng thấy vui vui.

1-1.jpg



Để kịp chuyến tàu đêm đi Lệ Giang nên chúng tôi quyết định không ăn uống gì nhiều mà tập kết ngay tại một nhà hàng trong ga Côn Minh để thưởng thức món bún qua cầu đặc sản nơi đây. Mỗi người một tô bún to đại cối, vị cũng dễ ăn đủ để mọi người no bụng trước chuyến tàu đêm.

2ok.jpg



Nhà ga Côn Minh rộng và đông đặc người dù vào buổi tối. Mặc dù là người VN ai cũng đã quen với cảnh chen lấn, xô đẩy nhưng chúng tôi cũng không địch nổi với các bạn Tàu đầy kinh nghiệm và lợi thế sân nhà thế này.

31.jpg



Toa tàu giường nằm không có các khoang riêng biệt mà chạy dài suốt toa, một bên cửa sổ có ghế ngồi cho khách ngắm cảnh nhưng với giá để hành lý lộ thiên nên dường như ai cũng có tâm trạng vừa ngủ vừa nơm nớp lo mất hành lý.

4ok.jpg



Tàu đến ga Lệ Giang vào 7h sáng. Chúng tôi nhanh chóng thuê 2 chiếc xe minivan để vào khu thành cổ. Đã hẹn trước với người quản lý của Panba hostel nên chúng tôi đi bộ vào điểm hẹn để chờ anh ra đón. Trời lắc rắc mưa nhưng không quá lạnh. Được che ô rảo bước trên con đường đá bạc màu thời gian này với tôi đó là điều tuyệt vời đầu tiên khi đặt chân đến thành cổ Lệ Giang thơ mộng.

5ok.jpg



Panba là hostel chúng tôi quyết định chọn sau khi tìm hiểu rất nhiều các hostel đủ loại ở Lệ Giang vì phù hợp với tiêu chí của cả đoàn là cần một nơi sạch sẽ, thoải mái để có giấc ngủ ngon. Chúng tôi thuê 1 dorm 8, 1 dorm 4 và một phòng twin với giá 40Y/người. Panba cũng như phần lớn hostel ở Lệ Giang đều nhỏ nhắn, ấm cúng và cách bài trí rất hay. Hai anh chị quản lý nói tiếng anh trôi chảy và rất vui vẻ cho chúng tôi gửi lại đồ đạc vào ngày hôm sau khi chúng tôi đi Shangrila. “Vì chúng tôi đã rất đông và vất vả vào dịp quốc khánh nên quyết định thời gian này sẽ nghỉ ngơi không nhận thêm khách. Các bạn cứ để lại đồ trong phòng và chúng tôi sẽ giữ nguyên các phòng đó không cho ai thuê”. Căn phòng còn thơm mùi gỗ mới, ga gối sạch sẽ và có cả chăn điện, thứ rất cần thiết để chống chọi cái lạnh về đêm ở nơi đây.

6ok-3.jpg



Một điều mà tôi rất thích khi ở Panba nữa đó là vì nó không ở quá gần khu trung tâm. Từ đó để lên quảng trưởng Tứ Phương sẽ đi mất chừng 7’ và Ngọc Hà mất 10’. Một khoảng cách không quá xa nhưng lại tránh được sự ồn ào mà ai cũng phàn nàn khi đến 2 quảng trường trung tâm thành cổ. Chúng tôi đã có cơ hội được lang thang nhiều con ngõ gần như ở ngoài rìa thành cổ và khám phá được nhiều điều tuyệt vời của nó mà nếu như ở trung tâm và với quỹ thời gian ít ỏi có lẽ chúng tôi đã chẳng có cơ hội để khám phá.

7ok.jpg
 
Last edited:
Đại Nghiên cổ trấn đã quá nổi tiếng với mọi người, ngay cả với những ai chưa từng đặt chân đến đây cũng không còn lạ gì với những hình ảnh đã thành biểu tượng của cả Lệ Giang: con đường đá, những cây cầu nước chảy trong vắt nhìn rõ từng đàn cá vàng bơi lội, hàng liễu rủ đôi bờ, những căn nhà gạch, nhà gỗ với đèn lồng đỏ treo cao.

8ok-1.jpg



Chúng tôi đến Lệ Giang vào mùa thu nên đâu đâu cũng ngập tràn sắc hoa cúc...

9ok.jpg



Quảng trường Tứ Phương, nơi được ví như trái tim của cổ trấn Đại Nghiên dường như không lúc nào vắng bóng người và những âm thanh hỗn tạp: tiếng trò chuyện cười đùa, tiếng nhạc phát ra từ các cửa hàng. Nhưng cũng có thể bắt gặp hình ảnh của người dân tộc Nạp Tây, những cụ ông cụ bà ngồi nghỉ ngơi thư giãn như thể họ chẳng hề quan tâm gì đến đám đông xung quanh .

10ok.jpg



Quảng trường Ngọc Hà với hình ảnh bánh xe nước nổi tiếng, giàn treo những lời ước nguyện của du khách. Tôi cũng treo một thẻ bài để lưu lại kỉ niệm một lần đặt chân tới nơi đây. Buổi chiều tối ở Ngọc Hà thường diễn ra những cuộc nhảy múa hát hò của du khách. Không cần quen biết, không cần cùng tiếng nói, họ nắm tay ca hát và nhảy những điệu múa dân tộc rất vui vẻ

11ok2-1.jpg


11ok.jpg
 
Mùa thu nhưng thời tiết lúc này ở Đại Nghiên khi nắng khi mưa. Điểm đến đầu tiên của chúng tôi sau khi đi dạo một vòng thăm thú cổ trấn là Mộc Phủ. Lúc này nhóm chúng tôi đã chia thành 2 ngả, một nhóm đi theo hướng Vạn Cổ Lầu mà thật buồn cười là nhóm đó tập trung đủ cả 3 người biết nói tiếng TQ. Tuy nhiên vì đã sẵn bản đồ trong tay cộng với hệ thống biển chỉ đường rất chi tiết nên chúng tôi không khó khăn lắm khi tìm đường đến Mộc Phủ. Tại mỗi ngã rẽ đều có một bản đồ khắc gỗ chỉ rõ nơi mình đang đứng và hướng đi các điểm. Giá vé vào Mộc Phủ là 60RMB/ng nhưng tất cả chúng tôi đều sử dụng thẻ SV trót lọt chỉ với 30RMB/ng.

13ok.jpg



Trước khi đi do đã đọc rất nhiều bài giới thiệu về Mộc Phủ cộng thêm một phần là tôi không có mối quan tâm đặc biệt nào đến kiến trúc thế nên tôi không có ấn tượng nhiều với vương phủ của nhà họ Mộc này lắm. Những lầu đài vọng cảnh, điện thờ gợi cho tôi cảm giác như đang được tham gia trong một thước phim cổ trang TQ. Chúng tôi cũng bắt gặp một đoàn làm phim đang quay ở Hộ Pháp Điện trong Mộc Phủ mà khi chúng tôi giơ máy ảnh lên chụp thì đều bị ngăn cản.

Nghị sự sảnh, công trình đầu tiên bắt gặp khi bước vào Mộc Phủ

DSC04674.jpg



Hộ Pháp Điện đang được sử dụng làm bối cảnh để quay phim

DSC04705.jpg



Con đường trúc dẫn lên Điện Tam Thanh

IMG_7168.jpg



Đại Nghiên cổ trấn nhìn từ Điện Tam Thanh

LegiangnhintudienTamThanh.jpg



Lầu Ngọc Âm với khoảng sân khấu đằng trước kê các bàn ghế bằng đá

LauNgocAm.jpg



Thử làm cách cách

14ok.jpg
 
Từ Mộc Phủ chúng tôi không đi tiếp lên đồi Sư Tử vì trời đã trưa mà quay lại điểm hẹn tại quảng trường Tứ Phương để đi ăn. Với phương châm tận dụng triệt để thời gian nên chúng tôi nhanh chóng chọn một quán ăn ngay tại quảng trường. Bữa ăn trưa mang đậm chất tàu: món ăn nào cũng quá trời là ớt và xì dầu, kể cả rau xào cũng trộn ớt và rau luộc cũng có xì dầu.

Ngọn bí xào ớt

P1050948.jpg


Đậu phụ sốt cà chua và ớt

DSC04729.jpg



Các bữa ăn sau đó chúng tôi thường phải dặn trước nhà hàng để bỏ bớt ớt và xì dầu. Thậm chí tại một quán ăn một chị trong đoàn còn phải trực tiếp vào bếp để chỉ cho họ cách luộc rau và cuối cùng chúng tôi cũng được ăn món bắp cải luộc theo đúng kiểu VN. Một kg ruốc mang theo đã trở thành cứu cánh cho tất cả mọi người khi đến những ngày cuối cùng dường như ai cũng ngán ngẩm với các món ăn trộn xì dầu.

Rau cải xào ớt

DSC05529.jpg


Thịt bò xào giá đỗ và ớt

DSC05532.jpg


Mỗi bữa chúng tôi thường ăn hết một thùng cơm độn ngô như thế này

DSC05531.jpg


Thịt ba chỉ chiên lá bạc hà

P1050950.jpg


Có một chuyện rất buồn cười về món thịt lợn ba chỉ chiên với lá bạc hà này. Lần đầu tiên chúng tôi gọi món này chỉ vì nghe có nó vẻ dễ ăn. Quả thực nó cũng không đến nỗi tệ vì miếng thịt được thái lát mỏng, chiên giòn ăn kèm với lá bạc hà chiên man mát. Ngày thứ 2 tại một quán ăn mà thực đơn được in lên một tấm bạt to đùng treo hết một bức tường, đồng chí phụ trách gọi món đã chỉ vào ảnh một món ăn mà theo bạn ấy giải thích thì “trông có vẻ ngon ngon”… Và đến khi đầu bếp bê thức ăn lên thì chúng tôi mới té ngửa bởi đó chính là món thịt lợn chiên lá bạc hà.. hehe. Mọi người bấm bụng ăn cũng chỉ hết được một nửa phần. Ngày thứ 3, để cẩn thận mọi người quyết định sẽ hỏi nhân viên nhà hàng xem món gì ngon và được giới thiệu về một món ăn đặc sản ở nơi này làm từ thịt lợn (hôm đó là bữa ăn trưa ở Shangrila). Nghe đến đặc sản là các con giời gật đầu lia lịa, gì chứ thịt lợn ở xứ lạnh thì chắc chắn là đặc sản rồi. Món ăn được mang lên và không phải là gì khác ngoài món thịt lợn chiên lá bạc hà =)). Dĩ nhiên là không ai buồn động đũa.
 
Hehe, chị nhắc mới nhớ, sau chuyến đấy em cũng bị ấn tượng mạnh với cái món thịt lợn bạc hà ý :Dam Đợt gì đi sapa cũng ăn món tương tự mà giảm đi khoảng 2/3 lượng dầu thấy ngon thế, chậc chậc.
Em chỉ chụp duy nhất 1 lần, chị có chụp đủ 3 lần không =))
8112218672_4f145194d0.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,321
Bài viết
1,175,214
Members
192,046
Latest member
kubetjungleboss
Back
Top