What's new

Lên rừng xuống biển hành trình 3.700 Km

Sói lên rừng xuống biển hành trình 3.700 Km
Đi không hẹn ngày về!
Đi ....Không cần biết trước nơi sẽ đến!
Đi ....Bất kể con đường làm bằng gì (đất, đá, betong, nhựa đường)
Đii để thỏa niềm khao khát yêu đất nước VIỆT NAM quê hương tôi!
Đi đến khi cạn sạch tiền !
Đi đến khi chồn chân, mỏi gối !
Đi ! Vâng tôi đã đi và sẽ còn đi mãi !

Cung thứ 1: Hiệp Đức - Khâm Đức - TP Kon Tum
2_zps5723df75.jpg


1_zps713781ef.jpg


3_zps4269245c.jpg


4_zpsbf2e02ce.jpg


Gặp bạn đường thêm vui !

7_zps118eacab.jpg


10_zpseff9afcb.jpg


12_zps74dca626.jpg
 
Last edited:
CHỢ QUÊ - Đồng Lâm, Cát Khánh, Phù Cát

161.jpg


162.jpg


163.jpg


164.jpg


165.jpg


166.jpg


167.jpg




Anh về hái đậu trẩy cà
Để em đi chợ kẻo mà lỡ phiên
Chợ lỡ phiên tốn công thiệt của
Miệng tiếng người cười rỡ sao nên
Lấy chồng phải gánh giang sơn
Chợ phiên còn lỡ, giang sơn còn gì ? .

(ca dao)
 
168.jpg


169.jpg


170.jpg


171.jpg


172.jpg


173.jpg


174.jpg


Ngang qua Cát Khánh, tôi ghé chợ Đồng Lâm, chợ xây dựng từ năm 1997, có khuôn viên chừng 10 ngàn m2 này trông thật sầm uất so với quy mô một ngôi chợ quê.Anh chồng của chị bán hàng trong chợ cho tôi biết, mỗi phiên chợ như thế này thu hút hàng ngàn người, từ các xã lân cận về buôn bán. Thậm chí nhiều tiểu thương từ phía Mỹ Thành, Mỹ Lợi... cũng theo đò ngang qua Cát Khánh trao đổi hàng hóa; khu vực quanh chợ, nằm dọc hai bên đường đi vào trung tâm xã đã ra dáng phố thị. "Hồi trước, ở đây hãy còn là một bãi đất trống. Nhưng được xã quy hoạch lại đẹp như zầy".
 
175.jpg


176.jpg


177.jpg


179.jpg


178.jpg


" Chả nhâu đâu, không tới dọn hàng he!"

180.jpg


181.jpg


Không biết bán lời, lỗ ra răng! Sáng sớm chạy xe lôi tời bày hàng, tầm 1,2 giờ trưa chất hàng lên "ngựa" thồ về! ....Mà đa phần là chị em "cầm cương"!
 
189.jpg


Em cũng về thôi ! Tối nay, chả đừng có mà mơ nha!

190.jpg


Ai dìa Bình Định mà coi
Đàn bà con gái "Múa roi" thồ hàng !
191.jpg


Ngắm các mẹ chị .....Bình Định, Sói cũng đói bụng rùi ! Cơm phần 20k, nóng đạt yêu cầu!

192.jpg


Ra Thăm cửa biển Đề Gi ! Cái tên thiệt lạ Tây thì không phải ....Ta thì nghe như tây!

199.jpg


Cầu DEGI

200.jpg


201.jpg


Non xanh xanh, nước xanh xanh!
 
203.jpg


204.jpg


198.jpg


194.jpg


197.jpg


196.jpg


195.jpg


Vòng tròn mưu sinh!

Về Bến Sông Xưa...

Tôi về bên bến sông xưa
Ngập trong gió mát với mưa êm đềm
Ngập trong lời mẹ ru êm
Ngập trong tiếng vọng nỗi niềm cách xa

Gió như than thở bên ta
Người đi xa mãi để ta lạnh lùng
Hàng dương đơn lẻ bóng tùng
Để mây bay chậm ,gió dừng bước chân

Bồi hồi ta lại thương thân
Trời Tây giông bão khói tan mưa về
Dập nhành mai trắng cơn mê
Tiêu điều giấc mộng lê thê đêm trường

Ngập ngừng ta hỏi bến thương
Có trong cõi thật gió vương mây chờ
Có trong cõi vắng dây tơ
Buộc người đôi ngả ,đôi bờ chia ly

Bến thương sao chẳng nói chi
Người im cõi lặng ,ta đi không đừng
Ta làm cơn gió thổi bung
Khiến mây tan tác ,mưa tung giọt buồn

Để trời những hạt mưa tuôn
Xuống đời trần thế -sương buồn sớm mai
Sương buồn tặng nắng cho ai
Tặng đời chút lặng ban mai êm đềm …

Tiễn dòng sông vắng cõi đêm
Ta về cõi thật có êm thu chiều
Nặng lòng làm cánh thuyền xiêu
Trôi ra biển cả một chiều Đông sang …


(ViệtHoàiPhương)
 
Thuở ấy nhà anh cách nhà em
Con sông uốn khúc chảy êm đềm
Hai bờ xuôi mái con đò nhỏ
Chở ánh trăng về bên phía em

*

Gặp em anh đã muốn làm quen
Nhưng sao em vẫn cứ vô tình
Theo em mòn cả đôi giày mới
Mòn cả tim hồng mới lớn lên

*

Từ đó anh như kẻ không hồn
Đi tìm chút nắng cuối hoàng hôn
Vết thương đầu đời ai có biết
Bao mùa lá rụng vẫn còn đau

*

Rồi bỗng một ngày em hiểu anh
Tình ta vằng vặc ánh trăng rằm
Là ngày anh xuống con thuyền nhỏ
Nợ tang bồng theo cuộc chiến chinh

*

Giây phút chia tay thật lạ kỳ
Dòng sông sâu nước chảy lao xao
Bờ chờ bến đợi đưa tay vẫy
Giọt lệ không rơi mắt lại nhoà

*

(BIỆT LY - tôn thất phú sĩ)


193.jpg


Đời Sông!

205.jpg


Đời Cây!

214.jpg


216.jpg


Đời Biển!

215.jpg


218.jpg


210.jpg
 
221.jpg


220.jpg


Các bạn muốn thăm DEGI theo tuyến ĐT633 (Chợ Gồm – Đề Gi) dài 20,6 km!

TL633 từ chợ Gồm(gần ngã 3 QL1A) (xã Cát Hanh, huyện Phù Cát) đi Đề Gi (xã Cát Khánh, huyện Phù Cát) hiện đang xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ TNGT đối với người và phương tiện. Nhất là đoạn từ Km2 đến Km3 (khu vực giáp ranh giữa xã Cát Hanh và xã Cát Tài) có rất nhiều “ổ gà, ổ voi”. Cứ vững vàng tay lái, tà tà thì không sao!

222.jpg


224.jpg


225.jpg


226.jpg


Đa phần đường tốt, hơi hẹp tí !

227.jpg
 
228.jpg


229.jpg


231.jpg


232.jpg


233.jpg


234.jpg


236.jpg


Từ Hà Ra suôi về phía Nam, theo một động cát trắng phau chạy dài gần 30km thì gặp cửa biển Đề Gi. Nằm trên địa phận xã Cát Khánh, ở về phía Đông Bắc huyện Phù Cát, Đề Gi vốn là một hải tấn quan trọng. Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì cửa Đề Gi “rộng 11 trượng, thủy triều lên sâu 6 thước, thủy triều xuống sâu 4 thước. Phía tây có đầm Đạm Thủy, thuyền buôn thường đổ ở đây". Theo đơn vị đo lường thời Nguyễn, một trượng bằng 10 thước, tương đương với 4,21m. Như vậy, vào cuối thế kỷ 19, cửa Đề Gi rộng chừng gần 50m, lúc nước triều lên cao nước sâu chừng 2,5m và khi triều xuống thấp chỉ sâu chừng 1,7m
Tuy không phải là một cửa cảng rộng và sâu nhưng Đề Gi có hòn Lâm Sơn án ngữ như một tấm bình phong chắn gió từ hướng Bắc tạo thành một nơi trú đậu lý tưởng cho thuyền bè. Nơi đây đã từng có một thời phồn thịnh, buôn bán sầm uất mà dấu tích còn lại là chợ Ghành nằm ở phía Tây với những khu vực dân cư tập trung, mang dáng dấp một đô thị cổ. Cách Đề Gi không xa về phía Đông còn mấy hòn đảo nhỏ nằm chơi với giữa biển, trong chẳng khác gì những chú trâu đang lặn ngụp, đùa giỡn cùng sóng biển nên tục gọi là Hòn Trâu.
Cửa Đề Gi nối thông với một đầm nước ở phía Bắc có hình dạng gần giống như một hình chữ nhật với chiều dài xấp xỉ 7km chạy xuôi theo hướng Bắc-Nam và chiều rộng ước chừng non 4km. Đó là đầm Đạm Thủy. Vì nối thông với cửa Đề Gi nên đầm Đạm Thủy còn có tên trong dân gian là vũng Đề Gi. Đạm Thủy là tên Hán-Việt thường thấy trong các thư tịch cổ dùng để dịch nghĩa nôm na cái tên đầm Nước Ngọt mà dân địa phương quen dùng. Không hiểu vì sao và từ bao giờ đầm có tên như vậy, chứ thực ra nước trong đầm rất mặn, mặn đến mức dân trong vùng có thể lấy nước đầm làm muối. Có lẽ do biến đổi của tạo hóa, cảnh vật đã xoay vần nhưng địa danh đã ngưng chứa những gì đã qua. Không chỉ có đầm nước Ngọt, Bình Định còn có những địa danh khác mà tên không hợp với thực. Ở địa phận huyện Hoài Nhơn có con suối nhỏ chảy từ Phụng Du xuống sông Tam Quan, nước ngọt như nước nguồn vậy mà cây cầu bắc qua lại có tên Nước Mặn. Dân Bình Định vốn ưa hài hước, trào lộng mới đem những cái tên này gắn cho một tích dân gian, kể rằng, có một người con gái thông minh hay chữ, hát đố thử tài người bạn trai:

Tiếng đồn chàng hay chữ

Tài ngang tú cử

Lại đây em hỏi thử đôi câu:

Ngọt ngay nước chảy dưới cầu

Gọi cầu "Nước Mặn” bởi đâu hỡi chàng?

Chàng trai nọ cũng chẳng vừa, không hổ danh là người hay chữ, bèn đáp:

Thật thà là thói hồng nhan,

Ăn xuôi nói ngược thế gian lạ gì,

Mặn chàng nước vũng Đề Gi,

Gọi đầm “Nước Ngọt” lẽ gì hỡi em?

Những câu đối đáp thật thông minh và dí dỏm. Đó là chuyện văn học dân gian. Trong thực tế đã không có ít người cố gắng đi tìm lời giải thích duyên cớ của hiện tượng danh thực “bất trùng phùng” này. Theo cách lí giải của những người này, nước dưới cầu Nước Mặn trước đây vốn mặn thật. Đó thời kì mà sông Tam Quan đáy còn sâu, cửa còn rộng, mỗi khi có triều lớn, nước biển dâng lên tới tận Phụng Du. Theo thời gian, cửa sông hẹp lại và lòng sông bị bồi lấp, đầy dần lên, nước mặn không lên cao được nữa. Nước nguồn chảy ra qua năm tháng đã làm ngọt dòng suối, nhưng tên xưa thì vẫn chẳng đổi thay. Nghe đâu dấu tích nước biển vẫn còn nằm dưới những tần đất sâu. Nếu đào ở vùng quanh cầu chừng vài sải tay thì thấy ngay nước mặn.
Đối với tên Nước Ngọt của đầm Đạm Thủy, dân gian lại có cách giải thích khác. Người ta kể rằng, vào thời kỳ Nguyễn Ánh đang phải trốn chạy Tây Sơn, có lần lương ăn, nước uống hết sạch, phải cho thuyền cập cửa Đề Gi nhưng không dám vào làng gặp dân vì sợ bị lộ. Bốn bề toàn cát trắng. Có đầm nước thì lại mặn chằng. Nguyễn Ánh mới ngửa mặt lên trời mà khấn: "Nếu mệnh trời của họ Nguyễn chưa dứt thì ban cho nước ngọt”. Dứt lời khấn, Nguyễn Ánh truyền cho quân sĩ đào sấu xuống động cát thì thấy Nước Ngọt. Không biết đó có phải là nguồn gốc đích thực của tên gọi này hay không, nhưng câu chuyện đượm màu sắc huyền thoại ấy có lõi cốt sự thật. Dưới lớp cát dày quanh đầm có nhiều mạch nước ngầm. Cho đến nay dân chúng vẫn có thể đào giếng lấy nước ngọt. Nếu vậy thì Nguyễn Ánh gặp may chứ đâu phải do cầu trời!
Đầm Đạm Thủy nổi tiếng vì cảnh đẹp, vì là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng, cửa Đề Gi còn được biết đến nhờ một món đặc sản là gỏi cá. Cá ở đây có hương vị ngon đặc biệt. Người ta thường ví gỏi cá Đề Gi với nem Thủ Đức, hải sâm vây cá Nha Trang…những đặc sản được cả nước biết đến.
(Theo Bình Định Di tích danh thắng)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,724
Bài viết
1,136,342
Members
192,511
Latest member
good88trade
Back
Top