What's new

Lên rừng xuống biển hành trình 3.700 Km

Sói lên rừng xuống biển hành trình 3.700 Km
Đi không hẹn ngày về!
Đi ....Không cần biết trước nơi sẽ đến!
Đi ....Bất kể con đường làm bằng gì (đất, đá, betong, nhựa đường)
Đii để thỏa niềm khao khát yêu đất nước VIỆT NAM quê hương tôi!
Đi đến khi cạn sạch tiền !
Đi đến khi chồn chân, mỏi gối !
Đi ! Vâng tôi đã đi và sẽ còn đi mãi !

Cung thứ 1: Hiệp Đức - Khâm Đức - TP Kon Tum
2_zps5723df75.jpg


1_zps713781ef.jpg


3_zps4269245c.jpg


4_zpsbf2e02ce.jpg


Gặp bạn đường thêm vui !

7_zps118eacab.jpg


10_zpseff9afcb.jpg


12_zps74dca626.jpg
 
Last edited:
243.jpg


244.jpg


245.jpg


246.jpg


Mãi mê, ngắm nghía cứ thấy đường là đi, lộn lạo một hồi trong trận đồ bát quái, tôi ra đến QL1A .....Hiz! Đã dặn lòng về Hoài Hương - Tam Quan dọc dài ven biển, Thôi thì đành quay trở lại qua càu Bến Đò tắt ngang về hướng biển, tính ra mất gần 30 Km! Nhưng có sao đâu nhỉ lại thấy, lại biết, hít thở chút không kh của một vùng đất lạ cũng hay!

247.jpg


248.jpg


249.jpg


Biết thêm một cái chợ quê chiều ! Tra trên Trang Chợ quê không có chợ An Lý kỳ thiệt tình!

Ông Nguyễn Thanh Bình là người bán buôn quần áo góp nhặt về chợ quê ở các huyện của tỉnh Bình Định như sau:
Trời! Nếu lang thang, lò dò hết các chợ này có lẽ "Lấy zợ" ở luôn Bình Định! heheheheheheheh!

1/ Chợ Đỗ thôn Vĩnh Phú 3, xã Mỹ Tài, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
- Nhóm một tháng 12 phiên gồm có 6 phiên chính và 6 phiên phụ có các ngày như sau:
- Phiên chính: mồng 4, mồng 9, 14, 19, 24 và ngày 29 (tính theo ngày âm lịch)
- Phiên phụ: mồng 1, mồng 6, 11, 16, 21 và 26 (tính theo ngày âm lịch)

2/ Chợ Bình Dương thị trấn Bình Dương, xã Mỹ Lợi, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
- Nhóm một tháng có 6 phiên tính theo âm lịch có các ngày như sau:
- Mồng 5, mồng 10, 15, 20, 25 và 30 (Nếu tháng thiếu thì nhóm vào ngày 29)

3/ Chợ Trung Chánh thôn Trung Chánh, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
- Nhóm một tháng có 6 phiên chính tính theo âm lịch có các ngày như sau:
- Mồng 2, mồng 7, 12, 17, 22 và 27

4/ Chợ Chánh Danh thôn Chánh Danh, xã Cát Tài, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
Nhóm một tháng có 6 phiên chính tính theo âm lịch có các ngày như sau:
- Mồng 3, mồng 8, 13,18, 23 và 28
- Các phiên chợ này trùng với chợ An Lương thuộc xã Mỹ Chánh , huyện Phù Mỹ vì 2 chợ này cách xa do ở khác huyện.

5/ Chợ Gồm xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
6/ Chợ Ninh Thái thôn Vạn Ninh, xã mỹ Tài, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
7/Chợ Cây Me thôn Chánh An, xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
Chợ này ở gần chợ An Lương và cùng nhóm trong một ngày. Chợ chuyên bán hàng tre và các vật dụng đan lát tiểu thủ công.


"Ngày xưa khi còn ở quê lúc đó tôi kinh doanh mặt hàng vải may quần áo, chúng tôi có một lịch bán hàng ở các chợ như sau:
- Ngày mồng 1 chợ Tân Dân (xã Mỹ Hiệp,H.Phù Mỹ), ngày mồng 2 chợ Trung Chánh (xã Cát Minh, H. Phù Cát), mồng 3 chợ An Lương (xã Mỹ Chánh, H. Phù Mỹ), mồng 4 chợ Đỗ (xã Mỹ Tài, H. Phù Mỹ), ngày mồng 5 chợ Bình Dương (xã Mỹ Lợi, H. Phù Mỹ) và ngày mồng 6 thì giáp lại chợ Tân Dân... và cứ như thế chúng tôi có một lịch bán hàng khép kín trong một tháng (chợ chỉ nhóm họp có 1 buổi vào lúc sáng đến trưa thì tan chợ)
Bây giờ nghĩ lại các cụ ngày xưa tài thật họ đã tính toán rất là khoa học nhất là có tính Logic cao.
Còn mình khi nghĩ lại thấy thua xa các cụ ngày xưa nhiều lắm, khi có việc ngồi chia lại các tuyến bán hàng của các nhân viên bán hàng mà cứ thiếu cái này trùng cái nọ thật là tệ vậy đó , mà trong khi bây giờ trong tay ta có đủ các phương tiện máy móc chứ phải đâu như các cụ ngày xưa chuyên đi bộ là chính.
Thành thật mà nói khi phát hiện ra mục chợ quê của trang nhà tôi lấy làm phấn khởi lắm, bỡi vì tôi cũng đã từng đi lên từ những phiên chợ quê đó, qua mục chợ quê này gợi lại cho tôi bao kỷ niệm buồn vui, nơi mà chúng ta ai đã có lần:
" Chợ huyện một tháng sáu phiên
Gặp cô hàng xén kết duyên Châu -Trần"
Của nhà văn Thạch Lam đó vậy".
 
251.jpg


639 đây rôi! A há! Hêt Bê tông, rồi đến nhựa đường !

252.jpg


253.jpg


Bản đồ Wikimap, Googe map ... Chỉ điểm sai lặc lè ! Cột cây số ...liệu chừng có tin được ....Tốt nhứt là hỏi bằng miệng!

254.jpg


257.jpg


258.jpg


257.jpg


Đầm Trà Ổ !
Một trong những cảnh quan sinh thái tạo nên vẻ đẹp duyên dáng, nên thơ của Bình Định là hệ thống các bàu, đầm nằm dọc vùng đồng bằng ven biển. Trong số đó, xếp vào hàng danh thắng phải kể đến ba đầm lớn: Trà Ổ, Đạm Thủy và Thị Nại. Đầm Trà Ổ nằm trong khu vực của các xã Mỹ Thắng, Mỹ Lợi, Mỹ Đức và Mỹ Thọ huyện Phù Mỹ.

Với chu vi ước chừng 20 km, đầm Trà Ổ nằm giữa một vùng bằng phẳng ở về phía Đông Bắc huyện Phù Mỹ. Cánh đồng rộng lớn nằm gọn trong vòng tay của các dãy núi thấp bao bọc ba phía Bắc, Tây và Nam.

Không hiểu vì sao mà đầm có tên là Trà Ổ và trong dân gian còn được gọi là Bàu Bàng. Chỉ biết rằng Bàu Bàng xưa kia vốn là một vịnh nước mặn, ăn thông với biển bằng một dòng chảy đưa nước ra cửa Hà Ra, nơi từng có tàu bè qua lại, buôn bán tấp nập. Đến nửa cuối thế kỷ 19, nhà Nguyễn vẫn coi nơi đây là một hải tấn (cửa cảng biển) có đặt trạm thu thuế. Năm tháng qua đi, dòng chảy bị bồi lấp để lại dấu vết trên mặt đất một con lạch nhỏ chỉ có nước vào mùa mưa lũ. Đầm không còn chung nhịp thở thủy triều với biển nhưng vẫn nhận đều nước nguồn từ núi qua vô số những con suối lớn nhỏ. Nước trong hồ vì thế luôn đầy và ngày tiếp ngày cũng nhạt dần vị muối.

Thứ nước chưa ngọt như sông nhưng cũng không còn mặn như biển của đầm Trà Ổ đã sinh tạo nên những loại thủy sản đặc sắc. Loại thủy sản này có hương vị mà không thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu. Đó là loại cá Chình Mun và Chình Bông, thịt thơm ngon, đậm đà và rất bổ. Tép ở đây rất nhiều, ăn không hết người ta phơi khô để dùng dần và đem đi nơi khác bán. Và cho đến nay dân gian vẫn còn truyền lại một câu ca dao dung dị, mộc mạc.

Giữa mặt nước phẳng lặng như tờ, đột ngột nổi lên một cù lao nhỏ, chu vi chưa đầy 80 m nhưng cây cối mọc sum suê, um tùm với những tán lá xanh mướt. Theo sử cũ thì nơi đây vốn có những “đền miếu nguy nga, cũng là một nơi linh địa”.

Đứng trên cao nhìn xuống Trà Ổ và phóng tầm mắt chút nữa ra ngoài khơi xa, cảnh trí thật ngoạn mục. Bên bờ phía Đông Trà Ổ là một trảng cát trắng phau, bằng phẳng, mịn màng nằm trải dài trên diềm xanh biếc của nước biển. Trên đó điểm xuyết hai đầm nước nhỏ xinh xắn, một ở mạn Bắc có tên gọi Bình Hồ Hải Đông và đầm nhỏ kia xế về phía Nam có tên là Thủy Ki. Ngoài khơi, đối diện với cửa Hà Ra có một hòn đảo nhỏ tục gọi là Hòn Khô. Đảo có hình dáng tựa như một con rùa biển khổng lồ đang dập dờn bơi lặn trên sóng nên còn được mệnh danh là Hòn Quy.

Nằm giữa một vùng thiên nhiên có cánh đồng rộng lớn, núi non nhấp nhô trùng điệp, từ đó những dòng suối lớn nhỏ uốn lượn trườn ra, Trà Ổ dịu dàng như một cô gái e lệ. Nhưng những trảng cát trắng trải dài, tỏa rộng không gian bờ phía Đông ra biển cả bao la với Hòn Quy thấp thoáng ngoài khơi lại cho ta một cảm giác hoành tráng không bến bờ. Thật tiếc cho ai chưa đến được Trà Ổ khi đã một lần đặt chân tới Bình Định.(net)
 
272.jpg


Xa xa ....dãy núi kia có đoạn dường đèo Lộ Diêu nổi tiếng dốc dựng đứng rất nguy hiểm!

273.jpg


Ngắm biển xế chiều !

274.jpg


275.jpg


276.jpg


277.jpg


Cầu Hà Ra là đây! Không có biển báo ! trên bản đồ không có luôn! Tra Gúc thì nó cho kết quả Hà Ra của Nha Trang! hiz

278.jpg


Vùng ven biển Bình Định bao gồm các cồn cát, đụn cát tạo thành một dãy hẹp chạy dọc ven biển với chiều rộng trung bình khoảng 2 km, hình dạng và quy mô biến đổi theo thời gian, các dãi cát lớn là: dãi cát từ Hà Ra đến Tân Phụng, dãi cát từ Tân Phụng đến vĩnh Lợi, dãi cát từ Đề Gi đến Tân Thắng, dãi cát từ Trung Lương đến Lý Hưng. Ven biển còn có nhiều đầm như đầm Trà Ổ, đầm Nước Ngọt, đầm Mỹ Khánh, đầm Thị Nại; các vịnh như vịnh Làng Mai, vịnh Quy Nhơn, vịnh Vũng Mới...; các cửa biển như Cửa Tam Quan, cửa An Dũ, cửa Hà Ra, cửa Đề Gi và cửa Quy Nhơn. Các cửa trên là cửa trao đổi nước giữa sông và biển. Hiện tại ngoại trừ cửa Quy Nhơn và cửa Tam Quan khá ổn định, còn các cửa An Dũ, Hà Ra, Đề Gi luôn có sự bồi lấp và biến động.
 
279.jpg


280.jpg


281.jpg


282.jpg


283.jpg


284.jpg


Lên Đèo ! Dốc ngược ....Lựa thế đứng cho Sói... Vì dựng chân chống không khéo là hết đỡ !

285.jpg


"huyền thoại" của những chuyến tàu "không số" được thành lập ngày 23/10/1961, không thể không nhắc đến bến Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn (Bình Định), địa điểm đã vinh dự đón tàu “không số” vào rạng sáng ngày 1/11/1964, với chuyến hàng đầu tiên chở trên 30 tấn vũ khí chi viện cho chiến trường khu 5 trót lọt.
Bãi ngang thôn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn hội đủ các điều kiện cho "tàu không số" cập bến, bởi Lộ Diêu có địa thế biệt lập với 1 mặt biển và 3 mặt là núi, ở 2 đầu thôn có đèo Lộ Diêu (xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn) và phía Nam là đèo Hà Ra(bây giờ gộp chung cùng mang tên Lộ Diêu (thuộc xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ), lúc bấy giờ là vùng xôi đậu! Nhưng đậu nhiều hơn xôi!
 
Hết thẳng ro ....Đến quanh co quành cò cứ dốc xuống tun hút! Dốc lên bánh xe trước như chẳng muốn ăn đường Cement Bê Tông !

286.jpg


Quay đầu tựa đỡ sói vào cột Km ......Nghỉ tý ! chờ máy nguội bớt ! Lúc xuống đoạn dốc nhất, dài nhất gặp 2 cha con cưởi con Wave chặn lại ....Hết hồn cứ tưởng gặp kẻ xấu! Hóa ra các bác ấy lên dốc quá dài máy nóng, không bật Công tắc ....Máy vẫn mổ lụp bụp như pháo! nhờ "sửa" giùm ......Chân đạp thắng, tay bóp thắng trả vội về số 1 ....Tư vấn nhanh: Bác lấy chai nước ngậm phun vào lốc máy cho nguội bớt, nghỉ tý rồi leo tiếp nhá! Danger!

287.jpg


288.jpg


Hoài Hương ! Đúng tên người yêu of viethuvn thời xa xưa! Sao mà nhớ đến thế!

289.jpg


Thiệt tình: Già mà còn "lãng mạn" quá thể ......Cứ làm như cột KM này là người iu không bằng!

290.jpg


Núi che khuất ánh mặt trời.... Trời dần tối !

291.jpg


Lộ sáng! .....Đúng là đèo Lộ Diêu ......" LIỆU được thì DÔ"!

292.jpg
 
293.jpg


Thôn Lộ Diêu đây rồi !

294.jpg


Lộ Diêu có 2 đêò .....Qua được 1 đèo !

298.jpg


295.jpg


297.jpg


Mặc trời tối dần ....Thấy biển cứ thích ngắm! Trong bụng muốn ở lại đêm 1 mình tại bãi này ....Tâm sự cùng sóng !

296.jpg


Thôi về Hoài Hương nhé Sói ơi !

300.jpg


Biển ơi chào mi!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,725
Bài viết
1,136,348
Members
192,512
Latest member
hthuong2204
Back
Top