What's new

[Chia sẻ] Liên Xô - Moscow - Kiev - hoài niệm và đương đại

Nhắc đến Liên Xô cũ với các địa danh như Moscow, Leningrag, Kiev, Kharcop luôn làm cho nhiều bậc trung niên, lão niên Việt Nam những hoài niệm và niềm kính trọng. Rất nhiều người Việt trẻ cũng mong được đến Moscow 1 lần nhưng ước mơ đó nghe chừng không phải ai cũng thực hiện được. Tôi là người được đào tạo thành người biết làm việc như một trí thức từ chính mảnh đất ơn tình này. Tôi gặp nhiều bạn bè từng cùng học và rất nhiều người muốn đến thăm lại đất nước anh hùng và bi tráng, thăm lại quảng trường Đỏ lịch sử nhưng nhiều người không thể đi được do nhiều lí do khác nhau, có khi chỉ vì lí do lãng nhách là sợ mất an toàn! Rồi có người già yếu, bệnh tật, thậm chí đi về thế giới bên kia mà vẫn chưa thực hiện được ý đồ thăm lại nước Nga.
Tôi muốn chia sẻ trải nghiệm của mình qua chuyến thăm lại nước Nga nghĩa rộng (bao gồm cả thành phố Kiev nơi tôi học đại học) trong 6 ngày tự túc tự đi.
 
Nói chuyện này cho mọi người biết nước Nga thời mở cửa nhé:
Người Nga trước kia không có khái niệm ăn lục phủ ngũ tạng của gia súc, có thể đó là thói quen là văn hoá, là vì họ dư giả thịt nên không đụng vào mấy thứ đó. Mấy thứ đó giành để chế biến thức ăn gia súc.
Ngược lại thì nó lại là món khoái khẩu của riêng mình cũng như các bạn Tây âu, nơi mà kinh tế mở.
Khi nước Nga mở thì mọi hàng hoá tây âu ào vào, tội nghiệp mấy bác già Nga đi shop rưng lệ cái thứ mà mình vứt đi bây giờ được nhập với bao bì nhãn mác tây hơn đẹp mắt hơn, giá không hề rẻ. Kiểu như có lần đọc được báo mình nhập nước mía đóng loong vậy. Thực ra chẳng trách được, kinh tế mở nó vậy.
Cũng câu chuyện lục phủ ngũ tạng mà thằng sa sét (hàng xóm), rú lên khi thấy mình đang nấu món mì móng giò heo (vì đang nhớ món bún giò heo Việt), hey mày ăn cái này mai mày thi sẽ được 3 điểm. Nghĩ trong bụng quên mày đi tao ăn vẫn thi được điểm xuất xắc ( không khéo được abtomat, là điểm xuất xắc mà miễn thi).
 
Tàu thủy như vầy ngày nay chạy nhộn nhịp giữa Tallinn và Hensinki và Stockholm, mức sống dân Estonia chưa cao bằng các nước bắc ÂU, vật giá rẻ hơn nên khách bắc Âu rất thích ghé chơi Tallinn rồi mua đồ mang về, có người kéo xe gần chục két bia và nước các loại



Mấy người mua hàng mang vác như vậy, giống hệt cảnh cộng quân ngày xưa kéo đồ Nga hoặc mang hàng đi chợ

 
Vài hình ảnh về Tallinn

Thanh niên ngồi chơi trên sân ngắm cảnh bờ biển gần cảng



Tallinn nhìn từ biển





Bắt đầu con phố cổ kính nhất : Phố Pikk






Lâu đài cổ, trên nóc có hành lang có thể ngồi uống cafe

 
Mái ngói và tháp chuông, đặc kiến trúc Đức của Tallinn, tôi hiểu tại sao năm 1990 người dân và lãnh đạo đất nước này cùng với Lítva và Latvi kiên quyết và đồng lòng đấu tranh để tách khỏi Liên Xô, ngày nay tại Tallin có bức phù điêu ghi công của Enxin đối với nước họ, còn tượng Lenin và những hậu quả của thời soviet đã được dọn dẹp, có cái sạch sẽ, có cái chưa được sạch nhưng vẫn đang dọn dẹp







Dấu ấn Nga với nhà thờ chính thống Nga mang tên công tước Nepski



Tháp canh này không còn là Nga nữa



Quảng trường mang tên Độc lập



Khá nhiều nhà thời các thời đại khác nhau






một góc phố

 
Phố Pikk bây giờ là phố đi bộ dành cho du lịch như vậy đấy, Tallinn đã thành châu Âu chứ không còn Soviet nữa... Mừng cho người Estonia đã thoát kiếp đọa đầy trở lại với văn minh và lẽ phải



Quảng trường chợ, trung tâm thành phố





Xích lô du lịch

 
Estonia đã là thành viên EU, tham gia khối Nato, Schenghen, dùng euro.

Vật giá ở đây do mới hội nhập nên khá rẻ so với châu Âu, kể cả các dịch vụ như taxi, tôi đi cuốc taxi từ bến xe bus đến bến tàu thủy mấy 6eu; gửi đồ hộc nhà ga 2eu, thực phẩm và ăn uống giá chỉ cỡ 2/3 so với châu Âu
 
Phố Pikk ngày xưa thời Liên Xô cũng đã là phố đi bộ rồi. Qua bức ảnh của bác kimvanchinh em thấy quang cảnh ngày xưa của Tallinn hầu như vẫn vậy, có chăng là chế độ thay đổi để kịp với thời đại thôi. Sau khi Liên Xô tan rã, họ (Tallinn) có thể đi theo con đường riêng của mình. Tuy nhiên vụ chính quyền Estonia bất ngờ cho di dời tượng Chiến sỹ Hồng quân ra khỏi thủ đô Tallinn, bức tượng đã hiện diện hơn 60 năm, là biểu tượng anh hùng của những chiến sỹ hồng quân đã ngã xuống để giải phóng nước này. Cá nhân em thấy họ (Tallinn) đã quay lại với lịch sử, hơi vô ơn. Em đã đến nghĩa trang dành cho các Hồng Quân Liên Xô đã ngã xuống khi giải phóng Tallinn ở ngoại ô thành phố này, phải nói là sự hy sinh của Hồng Quân quá lớn.
 
Người Nga có thành ngữ Medvedgia pomosch (sự giúp đỡ của loài gấu) để chỉ sự giúp đỡ thật lòng của loài gấu bản chất tốt bụng nhưng do sự thô kệch và khác người của mình nên lại mang hại cho người khác.

Bạn phải là người Tallinn , Estonia mới hiểu nỗi đau của họ khi năm 1938-1939 Liên Xô (nga) tấn công chiếm đóng Estonia, và rồi đến năm 1944-1945 lại "giải phóng lần nữa" ...

Người Estonia quá nhiều lần khổ đau trước sự giúp đỡ - can thiệp của Liên Xô và Đức, ai theo Liên Xô rồi cũng bị khổ, theo Đức càng khổ hơn... Thà rằng để họ độc lập ngay từ năm 1938 thì ngày nay dân Estonia đã chả kém Thụy Điển, và hậu quả đến nay vẫn còn là 1/3 dân số Tallinn là người Nga chính gốc.

Tất cả những điều phức tạp của lịch sử, người Estonia đã giải quyết căn bản và họ đang vững bước đi lên phía trước.

Tôi viết những tâm tình này phần nhiều là dành cho số phận người Việt mình mãi vẫn u uất trong vòng đai kiềm tỏa của những bóng ma của quá khứ mãi vẫn chưa ngẩng đầu đi lên được.
 
Trở lại những hình ảnh về St Petersburg, phải mất khá lâu tôi mới quen cái tên mới thay vì Leningrad trước đây.

Tôi chỉ ở SPB coi như 2 ngày rưỡi với thời tiết ngày đầu mưa, ngày 2 mây vần, ngày 3 mới hửng nắng, ơn trời có ngày đẹp trời đi 2 cung điện.

Ngay chiều 30 -6 khi đến Vnucovo trời mưa nên tôi bỏ kế hoạch đi Petergof mà phi thẳng taxi về nhà nghỉ (gần bến bus thành phố).

Sân bay Vnucovo không nhộn nhịp như các sân châu Âu khác. Thủ tục cũng nhanh gọn chứ không ồn ào như Moscow



Cổng chào về thành phố từ sân bay



Công viên phía trước nhà thờ Isackievski (St Peter)





Công trình mà những ai đến Leningrad trước đây đều nhớ vì thời soviet các nhà thờ đều đóng cửa và không có sửa chữa cả nội và ngoại thất trừ nhà thờ này cho khách vào tham quan. Nhà thờ Isackievski



Nhìn gần hơn



Gần hơn nữa




 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,319
Bài viết
1,175,178
Members
192,043
Latest member
sugarrushonline
Back
Top