Tôi lại tiếp tục kể về những ấn tượng và hoài niệm về St Petersburg.
Nước Nga nói chung và St Petersburg nói riêng vẫn gây cho những người Việt kể cả những người chưa biết đến nước Nga và những người trăn trở với nó, coi nước nga như ân nhân, như cái nôi đào tạo mình thành người, những người kiếm lợi ở nước nga cho mình và dòng họ... những suy tư trái chiều.
Ngay ở nước Nga nói chung hoặc hẹp hơn trong giới tài phiệt, giới hoạch định chính sách cũng đang có sự phân rẽ rõ rệt khi nhận định và nói gì đó về những gì đang diễn ra trên mảnh đất này.
Điều đó nói lên bản thân nước Nga và St Petersburg còn đang trong quá trình chuyển vận...
Tôi bước đi trên những con phố cũ kỹ, cổ kính của khu phố cổ, suy nghĩ mông lung về sự đổi mới của thành phố để có những lâu đài được tu sửa lại, những nhà thờ được tôn tạo và trao lại quyền lực tôn giáo của nó, những vườn hoa tráng lệ với chức năng không gian công cộng, những khu phố ẩm mốc và rêu phong chờ chương trình tu tạo mấy chục tỷ đô của thành phố...
Thành phố đã lột xác để được như ngày nay đón hàng năm hàng chục triệu du khách đến thăm, cao hơn rất nhiều so với hồi bao cấp. Nhưng những gì để St Petersburg trở thành một thành phố châu Âu thực thụ thì không thể tính hết được.
Bạn hãy đến một nhà ga sân bay hoặc bến tàu, hãy đi 1 cuốc taxi, hãy vào một nhà ăn nào đó, hãy lên 1 chuyến xe bus, hãy ngủ trọ ở một nhà trọ toàn dân Nga xem. Ôi, biết bao sự khác biệt...
Những gì mà triều đại Romanov với công lao vĩ đại của Pie đại đế làm cho nước Nga xích lại gần văn minh châu Âu và vị thế nước Nga trở thánh đáng nể ở châu Âu thì gần 100 năm qua người ta đã gần như phá hủy nó mà đến nay chưa có dấu hiệu phục hồi.
Nước Nga như chỉ còn những hoài niệm. Những người như tôi tìm hoài niệm về một thời Soviet đặc biệt. Những người đến Nga ngày nay thường tìm hoài niệm về triều đại Romanov với những cung điện, bảo tàng, vườn hoa tráng lệ bậc nhất nhì châu ÂU.
Đây là hình ảnh công viên nối nhà thờ chúa cứu thế với Vườn mùa hạ:
Chú ý ở các khu công viên ở St Petersburg đều có hàng rào thấp ngăn đường đi bộ với thảm có với luật bất thành văn là không được đi lên bãi cỏ. Điều này khác hắn với các công viên và vườn hoa cung điện bên châu ÂU không hề có hàng rào này và không cấm người dân sử dụng bãi cỏ để ngồi nghỉ chân, phơi nắng...
Thảm cỏ xứ ôn hàn đới tươi tắn và xanh mượt với các loài hoa dại khác với các thảm cỏ ở các xứ nóng hơn.
Dòng kênh nối đến Vườn mùa hè:
bên phải bờ mương là vườn mùa hạ rồi đây. rất tiếc là vườn này đóng cửa quá sớm (18h) nên không vào bên trong được
Đành nhìn lối đi và hàng rào vậy thôi