What's new

[Chia sẻ] Liên Xô - Moscow - Kiev - hoài niệm và đương đại

Nhắc đến Liên Xô cũ với các địa danh như Moscow, Leningrag, Kiev, Kharcop luôn làm cho nhiều bậc trung niên, lão niên Việt Nam những hoài niệm và niềm kính trọng. Rất nhiều người Việt trẻ cũng mong được đến Moscow 1 lần nhưng ước mơ đó nghe chừng không phải ai cũng thực hiện được. Tôi là người được đào tạo thành người biết làm việc như một trí thức từ chính mảnh đất ơn tình này. Tôi gặp nhiều bạn bè từng cùng học và rất nhiều người muốn đến thăm lại đất nước anh hùng và bi tráng, thăm lại quảng trường Đỏ lịch sử nhưng nhiều người không thể đi được do nhiều lí do khác nhau, có khi chỉ vì lí do lãng nhách là sợ mất an toàn! Rồi có người già yếu, bệnh tật, thậm chí đi về thế giới bên kia mà vẫn chưa thực hiện được ý đồ thăm lại nước Nga.
Tôi muốn chia sẻ trải nghiệm của mình qua chuyến thăm lại nước Nga nghĩa rộng (bao gồm cả thành phố Kiev nơi tôi học đại học) trong 6 ngày tự túc tự đi.
 
Cầu cất Dvorsopskyi là cây cầu này đây, cây cầu có mặt đường rộng 6 làn xe chạy





Chỗ giữ cầu bình thường khớp nhau như không phải cầu cất:

 
Cụ kimvanchinh ơi: em thấy cụ kia suy diễn quá xa và đem chính trị vào diễn đàn phi chính trị này nên em phản ứng không lễ độ. Em mong cụ bỏ quá cho nhé. :) Vẫn theo dõi cụ.
 
Em đi Thái, Malay, Sing, Ấn có những quán bình dân họ vẫn xếp hàng thường mà không chỉ riêng Nga đâu bác Chính ah, coi như là tôn trọng người trước, người sau.
Còn những quán chân dài, cơm đút thì khỏi xếp, đời nó vậy. Có người mua thì có kẻ bán.
 
Cổng vào cung điện mùa đông

đây là lối vao chính của cuộc biểu tình dẫn đến bạo loạn mang tên cách mạng tháng 10 năm 1917 làm đảo lộn thế giới thế kỷ 20, cũng là cuộc cách mạng đã tiêu diệt theo nghĩa đen toàn bộ dòng họ Romanov còn lại lúc đương thời.



Chiếc cổng này rất quan trọng nên tôi chụp liền mấy bức từ xa đến gần



Phía trong cổng là quảng trường Cung mùa đông



Cung mùa đông màu xanh nữ tính do Nữ hoàng acaterina lựa chọn bên cạnh quần thể di tích hoàng cung

 
Không thể tránh được việc mình để chính kiến của mình vào trong một bài viết của mình, nhất là nói về những trăn trở khi nhìn thấy những mặt trái nhau của hai đất nước, thậm chí là của ba đất nước ! nhất là khi tên topic có chữ hoài niệm và đương đại. Bạn Dangngoc chắc biết rằng hiện nay nước Nga trong con mắt Châu Âu gần như giống một người khổng lồ chột mắt Cyclop, và Ucraina hơn lúc nào hết cần phải thoát khỏi người khổng lồ ấy, lịch sử Ucraina cũng đẫm máu bởi Cyclop này đấy, có điều" ta " không nhắc đến thôi. Trăn trở của bác Kimvanchinh không phải chỉ ở nước Nga và Ucraina, và cũng là trăn trở của nhiều người có vốn sống và hiểu biết, bạn tinh tế một chút sẽ nhận ra.
 
Last edited:
Không thể tránh được việc mình để chính kiến của mình vào trong một bài viết của mình, nhất là nói về những trăn trở khi nhìn thấy những mặt trái nhau của hai đất nước, thậm chí là của ba đất nước ! nhất là khi tên topic có chữ hoài niệm và đương đại. Bạn Dangngoc chắc biết rằng hiện nay nước Nga trong con mắt Châu Âu gần như giống một người khổng lồ chột mắt Cyclop, và Ucraina hơn lúc nào hết cần phải thoát khỏi người khổng lồ ấy, lịch sử Ucraina cũng đẫm máu bởi Cyclop này đấy, có điều" ta " không nhắc đến thôi. Trăn trở của bác Kimvanchinh không phải chỉ ở nước Nga và Ucraina, và cũng là trăn trở của nhiều người có vốn sống và hiểu biết, bạn tinh tế một chút sẽ nhận ra.

Tôi và bạn danngoc quá hiểu nhau rồi mặc dù cũng chỉ biết nhau trên diễn đàn được tuyên bố là "phi chính trị này". Sự hiểu biết và tư duy thời đại của bạn ấy khong thể chê vào đâu được. Khác nhau chỉ ở chỗ đôi khi tôi không kìm nén được cảm xúc khi nói về những vấn đề nhạy cảm, bạn ấy tỉnh táo hơn muốn gác nó sang một bên.

Tôi vẫn cho rằng, diễn đàn này bằng tiếng Việt nên mình cũng nên nói những điều mà chỉ người Việt mình cần trao đổi, khác với diễn đàn tiếng Anh mang tính quốc tế cao. Theo đó, ngoài những vấn đề thuần túy về phuot, có những chủ đề rất hay như làm gì để đi du học, làm sao để bảo tồn và phát triển văn hóa, làm thế nào để những thứ hiện nay ở Vn kiêng kị cấm đoán ngày mai sẽ được tự do như ở các nước mình đến coi ngó...
Ngày xưa, khi tôi còn học ở Liên Xô, có lệnh cấm sinh viên rất nực cười như cấm đến chơi nhà bạn Tây một mình, cấm sinh viên khác giới đi chơi phố thành cặp, cấm đi xem phim "tư bản chủ nghĩa".... Những điều này bây giờ thanh niên họ không hiểu được và cho rằng như chuyện trên cung trăng thời trung cổ.

Bài học làm sao để chúng ta có quyền đi thăm nhà bạn tây, làm sao để chúng ta có quyền đi xem phim "tư bản" ... đến nay vẫn còn nóng hổi các bác ạ.
 
Cảm ơn đ/c đã làm sống lại trong tôi 'một thời oanh liệt'. Xem topic của anh, tôi vừa nói với vợ (cô sinh viên sư phạm tại Len năm xưa): Nhìn những bức hình này nhớ thành Len quá. Mình cứ định thăm lại Nga mà nấn ná mãi, trong khi đã đi nhiều nơi rồi.
(Lần đầu, chúng tôi du lịch bằng vé máy bay “vòng quanh thế giới” ('bắt buộc' đến 3 châu lục ), chưa tính khoảng chục lần bay về Việt nam, chúng tôi có thêm 3 lần du lịch Mỹ, 2 chuyến thăm thú Singgapore và các chuyến đi Canada, rong ruổi trên đất Pháp, đi từ bắc xuống Nam nước Nhật, vòng quanh mươi nước Châu Âu, tới Malaysia, qua Trung hoa...

"Cầu cất Dvorsopskyi là cây cầu này đây, cây cầu có mặt đường rộng 6 làn xe chạy"


Tòa nhà thấp thoáng kia chính là nơi 'ngày xưa' tôi ngồi học.
Vẫn nhớ một lần nghỉ giải lao giữa buổi học, vị giáo sư đáng kính đang ngắm nhìn cây cầu qua khung cửa sổ bỗng ra câu đố với mấy học trò đứng gần đó: Hãy quan sát viên cảnh sát giao thông đứng sát đầu cầu, anh ta giơ gậy lên là xe đỗ sát lề và bất cứa lái xe nào xuống cũng kẹp vội ít rúp vào giấy tờ đưa trình rồi sau đó được cho đi ngay; họ phạm lỗi gì mà 'ngoan ngoãn' thế?
Ông cho kéo dài giờ nghỉ để mọi người có dịp nhìn kỹ hơn nhưng không ai trả lời được câu hỏi của ông.
Sau một hồi trầm ngâm, vị giáo sư giải thích: Tôi dạy ở giảng đường này nhiều năm nên không lạ gì đám CSGT. Đây là vị trí rất ngon ăn của họ. Theo luật, muốn rẽ phải, các xe cần sang làn phải từ đầu cầu bên kia, làn giữa chỉ được phép đi thẳng. Nhiều xe qua khỏi đầu cầu mới sang làn phải là phạm luật nên phải 'làm luật' là đương nhiên.
CSGT thời Liên xô với CSGT VN bây giờ đều là 'anh hùng NÚP'. :))

Tôi sẽ về Hà nội và TPHCM từ 17/8=>13/9. Trong khoảng thời gian này sẽ liên lạc với anh để cùng hàn huyên.
Nếu có thêm vài fan của anh nữa (như HaHoi) càng vui, (tất nhiên, kể cả bạn danngoc, người từng ném đá tôi ;) ).
 
Bác Chính, theo như em biết thì bác học cùng thời với tụi em đấy do là số năm bác học ít hơn tụi em nên bác về trước. Em cũng đâu thấy cấm gì như bác nói đâu, nếu có chăng là cái thời xa xưa các cụ kể lại cho bác nghe, nhưng bác lại link vào cái năm bác học bên ấy.
Có thể tụi em tuổi trẻ hòa nhịp vào cuộc sống bên ấy hồn nhiên hơn, thấm thía hơn và năng động hơn các bác già như bác Chính, lý do tại sao thì bác Chính khắc suy từ bác sẽ biết, và những người học bên đó vào thời điểm đó biết.
Trở lại đời thường bác ah, đôi lúc bác cũng cấm con cái bác không sang chơi nhà hàng xóm vì một lý do nào chỉ có phụ huynh như bác biết, bọn trẻ chỉ biết là bố tao bảo thế.
Khi lớn lên con trẻ sẽ hiểu, nó thích khám phá, nó thích sang nhà hàng xóm chơi, nó muốn tìm hiểu... hay đại loại nó không sợ chó cắn.
Các bậc phụ huynh cấm con cái qua lại là chuyện bình thường ở huyện mà. Biết đâu nó lại trách bố nó, cho con qua chơi sớm thì đã mang về cho bố nàng dâu đẹp rồi.
 
Last edited:
Những điều tôi nói trên diễn đàn này cũng như ngoài đời đều là những điều rút ruột gan của một người trí thức với nghĩa đã được học hành cẩn thận và tư duy theo các chuẩn mực của trí thức. Tôi cũng định hướng nhưng suy tư cho những người cùng lớp tuổi hoặc cùng tu duy thôi. Các bạn cùng quan tâm đến phuot mà có hệ quy chiếu tư duy kiểu khác chắc không thể trao đổi thông tin với tôi được.

Những quy định tôi dẫn chiếu ở trên chỉ những người sang học ở Liên Xô trước năm 1980 còn biết đến. Từ cuối thập niên 1970 nó hầu như đã bị phủ định trên thực tế nhưng cũng không có một chỉ thị (văn bản hoặc miêng ) nào cởi bỏ nó chính thức. đến nay thì nó là giai thoại rồi...

các bạn thử hình dung xem , ở Việt Nam hiện nay vẫn có những điều cấm này nọ khá khôi hài đối với những người theo một tổ chức uy quyền nhất nhì đất nước đấy. 20 năm nữa, khi những điều cấm kị đó bãi bỏ trên thực tế, các nhà viết sử sẽ có cơ hội dẫn chiếu cho con cháu biết những điều ngớ ngẩn của thời hồng hoang...
 
Cảm ơn đ/c đã làm sống lại trong tôi 'một thời oanh liệt'. Xem topic của anh, tôi vừa nói với vợ (cô sinh viên sư phạm tại Len năm xưa): Nhìn những bức hình này nhớ thành Len quá. Mình cứ định thăm lại Nga mà nấn ná mãi, trong khi đã đi nhiều nơi rồi.
(Lần đầu, chúng tôi du lịch bằng vé máy bay “vòng quanh thế giới” ('bắt buộc' đến 3 châu lục ), chưa tính khoảng chục lần bay về Việt nam, chúng tôi có thêm 3 lần du lịch Mỹ, 2 chuyến thăm thú Singgapore và các chuyến đi Canada, rong ruổi trên đất Pháp, đi từ bắc xuống Nam nước Nhật, vòng quanh mươi nước Châu Âu, tới Malaysia, qua Trung hoa...

"Cầu cất Dvorsopskyi là cây cầu này đây, cây cầu có mặt đường rộng 6 làn xe chạy"


Tòa nhà thấp thoáng kia chính là nơi 'ngày xưa' tôi ngồi học.
Vẫn nhớ một lần nghỉ giải lao giữa buổi học, vị giáo sư đáng kính đang ngắm nhìn cây cầu qua khung cửa sổ bỗng ra câu đố với mấy học trò đứng gần đó: Hãy quan sát viên cảnh sát giao thông đứng sát đầu cầu, anh ta giơ gậy lên là xe đỗ sát lề và bất cứa lái xe nào xuống cũng kẹp vội ít rúp vào giấy tờ đưa trình rồi sau đó được cho đi ngay; họ phạm lỗi gì mà 'ngoan ngoãn' thế?
Ông cho kéo dài giờ nghỉ để mọi người có dịp nhìn kỹ hơn nhưng không ai trả lời được câu hỏi của ông.
Sau một hồi trầm ngâm, vị giáo sư giải thích: Tôi dạy ở giảng đường này nhiều năm nên không lạ gì đám CSGT. Đây là vị trí rất ngon ăn của họ. Theo luật, muốn rẽ phải, các xe cần sang làn phải từ đầu cầu bên kia, làn giữa chỉ được phép đi thẳng. Nhiều xe qua khỏi đầu cầu mới sang làn phải là phạm luật nên phải 'làm luật' là đương nhiên.
CSGT thời Liên xô với CSGT VN bây giờ đều là 'anh hùng NÚP'. :))

Tôi sẽ về Hà nội và TPHCM từ 17/8=>13/9. Trong khoảng thời gian này sẽ liên lạc với anh để cùng hàn huyên.
Nếu có thêm vài fan của anh nữa (như HaHoi) càng vui, (tất nhiên, kể cả bạn danngoc, người từng ném đá tôi ;) ).

rất mong gặp bác 4em để trao đổi thông tin về nước Nga và St Petersburg của bác.

Nỗi nhớ Liên Xô và sự ham muốn tìm hiểu những thay đổi của nước Nga và Liên Xô sau đổi mới đã thôi thúc tôi mặc dù chưa có điều kiện đi nhiều châu như bác nhưng cũng 2 lần trở về Nga - Ucraina để tận mắt chứng kiến những gì mình cần chiêm nghiệm.

Dù muốn hay không, thích hay không thích thì tôi và chắc cả bác nữa đã gắn bó với Liên Xô - nơi đã đào tạo và tạo điều kiện cho mình trở thành một con người trưởng thành về trí tuệ, tư duy, sức khỏe và cả tiền bạc - địa vị nữa.

Những điều tôi đã học ở Liên Xô đã giúp tôi hành trang cơ bản để trưởng thành và sống đến gần cuối đời không hổ thẹn.
Những thu nhập tôi có được từ những năm du học cũng đã giúp gia đình tôi vượt qua những sóng gió khó khăn của một thời đói kém để mình sống đàng hoàng theo đúng nghĩa cho đến ngày nay.
Sức khỏe tôi có được qua 2 đợt du học Liên Xô đã giúp tôi đến nay vẫn đang có thể và đang làm việc không thua kém người trẻ và trung niên.

Nhớ ngày xưa mọi người có câu: đi du học là đại tu tri thức, trung tu sức khỏe và tiểu tu tài sản nhưng trên thực tế nhiều người đã đặt mục tiêu và đạt mục tiêu ngược lại.

Ai càng làm ngược với định hướng và chuẩn mực nhiều bao nhiêu thì ngày nay thường được người đời coi là thành công bấy nhiêu

mặc dù khi đi học tôi không đặt mục tiêu quá cao xa và trên thực tế cái gì cũng làng nhàng thôi nhưng tôi vẫn cho là mình đã lựa chọn đúng mục tiêu và lẽ sống cho đời mình. đơn giản là tôi được làm và suy nghĩ theo đúng con người mình...
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,318
Bài viết
1,175,149
Members
192,042
Latest member
bomwinclub
Back
Top