What's new

[Chia sẻ] Liên Xô - Moscow - Kiev - hoài niệm và đương đại

Nhắc đến Liên Xô cũ với các địa danh như Moscow, Leningrag, Kiev, Kharcop luôn làm cho nhiều bậc trung niên, lão niên Việt Nam những hoài niệm và niềm kính trọng. Rất nhiều người Việt trẻ cũng mong được đến Moscow 1 lần nhưng ước mơ đó nghe chừng không phải ai cũng thực hiện được. Tôi là người được đào tạo thành người biết làm việc như một trí thức từ chính mảnh đất ơn tình này. Tôi gặp nhiều bạn bè từng cùng học và rất nhiều người muốn đến thăm lại đất nước anh hùng và bi tráng, thăm lại quảng trường Đỏ lịch sử nhưng nhiều người không thể đi được do nhiều lí do khác nhau, có khi chỉ vì lí do lãng nhách là sợ mất an toàn! Rồi có người già yếu, bệnh tật, thậm chí đi về thế giới bên kia mà vẫn chưa thực hiện được ý đồ thăm lại nước Nga.
Tôi muốn chia sẻ trải nghiệm của mình qua chuyến thăm lại nước Nga nghĩa rộng (bao gồm cả thành phố Kiev nơi tôi học đại học) trong 6 ngày tự túc tự đi.
 
đây là một quán ăn rất đông người bán toàn các món Nga bình dân y như hồi ăn ở các Stolovaya, từ món ăn, cách bán, xếp hàng dài dằng dặc... Chỉ khác quán ăn lịch sự hơn, món ăn phong phú hơn, ngon hơn, và khá đắt so với túi tiền bình dân. Các bạn thử liếc bảng giá trên tường xem...



Kính các quan bác và quan cụ! Món ăn bây giờ giá như thế này quả là đắt quá, đâu còn bình dân nữa? Với lại hình như đây là quán буфет (quán ăn đứng chứ không ngồi)? Có vẻ sang trọng quá không giống như quán chỗ nhà quê của em hồi xưa. Lại báo cáo quan bác phuong75, chắc hẳn quan bác về tuổi thì còn là thua xa quan cụ của em kimvanchinh (nghe sao giống họ của thày Kim điên bên xứ thiên đường Bắc Hàn- sorry quan cụ), vậy nên quan bác chớ có trách quan cụ của em đôi chỗ nặng về suy tư. Tuổi tác nó thế mong quan bác đánh chữ đại xá. Rồi thì khi quan bác đến tuổi của quan cụ em thì cũng lại suy tư mà thôi. Quan cụ em chừng ấy tuổi mà vẫn còn ngao du sơn thủy bét nhè, kể chuyện đâu ra đấy thì cũng không phải chuyện thường.
 
Moscow và St Petersburg bây giờ về giá cả đã đuổi kịp Paris, nhanh hơn các thành phố của Đức.
Này nhé, đi bus 28 rup = 0,87$, tỷ giá 32 rup/1$, năm nay tỷ giá có tăng thành 35rup/ $
Metro: 28rup
Taxi từ Sheremetievo về Arbat: 2400 rup
Taxi từ sân bay về trung tâm SPT: 1000 rúp
Taxi từ Petergof về Pushkin: 1500 rúp
Ăn 1 bữa trưa hoặc tối tôi lấy đồ rất bình dân, chưa lần nào dưới 7$/ người
Đồ trong siêu thị có một số thứ giá mềm như bành mỳ, sữa, rau, táo ...

Tôi cố mua 1 cốc Kvas ở cái quán cóc gần Cung Acaterina ngồi ngoài đường: cốc như thế này đây mà giá 45 rúp đấy



Còn cái quán tôi chụp ở trên sao gọi là bufet được. Nó tổ chức y chang một cái Stolovaya ngày xưa, chỉ khác là bàn ghế ngồi, quầy hàng lịch sự hơn nhiều và giá theo kiểu pháp.
 
... Dù muốn hay không, thích hay không thích thì tôi và chắc cả bác nữa đã gắn bó với Liên Xô - nơi đã đào tạo và tạo điều kiện cho mình trở thành một con người trưởng thành về trí tuệ, tư duy, sức khỏe và cả tiền bạc - địa vị nữa.

Những điều tôi đã học ở Liên Xô đã giúp tôi hành trang cơ bản để trưởng thành và sống đến gần cuối đời không hổ thẹn.
Những thu nhập tôi có được từ những năm du học cũng đã giúp gia đình tôi vượt qua những sóng gió khó khăn của một thời đói kém để mình sống đàng hoàng theo đúng nghĩa cho đến ngày nay.
... mặc dù khi đi học tôi không đặt mục tiêu quá cao xa và trên thực tế cái gì cũng làng nhàng thôi nhưng tôi vẫn cho là mình đã lựa chọn đúng mục tiêu và lẽ sống cho đời mình. đơn giản là tôi được làm và suy nghĩ theo đúng con người mình...
Có lẽ, trong cuộc đời đầy biến động này, không mấy người có được tổng kết đáng tự hào như bác.

Ví dụ như tôi, bị 'đuổi khỏi' biên chế khi từ LX về chưa đầy 10 năm (vào đúng lúc đang học được 1/2 khóa đào tạo cao cấp). Những kiến thức học được hoàn toàn không sử dụng đến. 'Sự nghiệp', mục tiêu, lẽ sống... tan.
Hai bàn tay trắng làm lại cuộc đời không ngờ (vận may) lại tạo cho mình có thu nhập trong sạch nên cuộc sống thật sự thoải mái về tinh thần, vật chất và hoàn toàn có quyền tự thưởng cho mình và gia đình những chuyến du lịch mà nếu còn trong biên chế nhà nước thì chỉ thấy trong ... mơ.

Thời học ở Liên xô đúng là có nhiều kỷ niệm đẹp và cũng là 'đối chứng' cho những chiêm nghiệm khi học tập, làm việc, du lịch và sống ở những nước đạt mức phát triển cao hơn.
 
Tâm sự với bác 4em:
Nói về kiến thức cụ thể thì do tôi học về kinh tế nên sau khi tốt nghiệp PTS ở Liên Xô đến nay đã 23 năm, kiến thức gần như phải đổi mới đến 90%. Tuy nhiên những điều mình học được ở các thày giáo, ở xã hội Nga (mặc dù tôi cứ phê bình nó nhiều nhưng nó cũng có quá nhiều giá trị mình học được mà ở Việt Nam mình không có ) là hành trang phương pháp luận để mình phát triển về sau.

Tôi không thể không biết ơn nước Nga, không thể quên nước Nga cũng như Ucraina, nhưng tôi cũng rất buồn cho nước Nga với những giá trị mà dân tộc họ đã tạo dựng mà cho đến nay họ vẫn không vươn lên được để được thế giới kính trọng. Nhiều người trong số họ, ít nhất là những người có quyền lực, còn đang mê muội với một thứ bóng ma của chủ nghĩa sô vanh để ngày càng xa cách với những giá trị chung của loài người đã tạo dựng.

Tôi nhớ hồi những năm 60 trong họ xa nhà tôi có người đi học Nga ngành xã hội, do tốt nghiệp hạng ưu nên về nhà Nhà nước không những không sử dụng mà còn cho đi đày làm những việc chân tay ở nơi lao động khổ cực. Về sau tôi biết đó là những nạn nhân của phong trào chống xét lại (theo quan điểm Trung Quốc hồi ấy ). ở Hà Nội nhiều người quyền cao chức trọng còn bị đầy đọa khổ sở hơn. Những ai bỏ học hoặc thi cử điểm xấu về nhà được trọng dụng...

đến cuối thập niên 70, những người thân Trung Quốc hoặc có gốc gác Tàu lại bị đày đọa không kém...

Khi mình đi học cũng vào những thời kỳ biến chuyển thế giới và khu vực xoay vần bể dâu. May mà nhận thức xã hội của người Việt mình có nâng lên và cảnh nồi da xáo thịt hoặc đày đọa nhau vì học hành, vì cái được gọi là hệ tư tưởng không còn ấu trĩ như thập niên 60 nữa. Nhờ vậy mà tôi đi gần hết cuộc đời mình không phải chịu những va đập không đáng có, được làm việc và cống hiến cho dân tộc, cho sự nghiệp của mình theo nghề nghiệp của mình.

Mặc dù vậy, bóng ma của quá khứ chưa phải đã vĩnh viễn đi xa....

Động lực tìm hiểu nguy cơ của các loại bóng mà đó thôi thúc tôi muốn quay lại nước Nga, quay lại Ucraina, quay lại các nước đông âu để chiêm nghiệm, vừa để xem những thắng cảnh thiên nhiên và văn hóa của các vùng đất này.
 
Last edited:
Dân trí dân Nga có cao đến đâu, con người có tài giỏi đến mấy nhưng không thực hành dân chủ thì XH sẽ không bao giờ tiến bộ được.
Mãi mãi vẫn bị TG ngó nhìn với ánh mắt ngờ vực.
 
Em thấy giá cả ở Nga dù có mắc cũng dễ chịu hơn giá cả ở Châu Âu, và ở Châu Âu cũng vẫn dễ chịu hơn ở UK.
Nếu đi một vòng tàu điện ngầm ở Nga (ở Moscow và Saint Petersburg) và so sánh với tàu điện ngầm ở Anh-Pháp-Mỹ ... mới thấy người Nga họ quá lãng mạn vì mỗi ga tàu điện ngầm ở Moscow được trang trí như một cung điện dưới lòng đất :)
 
trước đây tôi cũng cho rằng Metro của Moscow là nhất thế giới. Nhưng sau khi đi nhiều metro và các loại tương đương khác tôi có thay đổi quan niệm. đúng là kiến trúc nhà ga và tính hệ thống kết nối của metro moscow không ở đâu sánh kịp. Tuy nhiên, cái cơ bản nhất của dịch vụ này như độ tiện nghi của toa tàu, chất lượng toa tàu, tiếng ồn và ánh sáng trên tàu, hệ thống kiểm soát và thông tin... thì metro Nga kém xa nhiều nước khác như Nhật, Hàn, áo. Do vậy khi nhận xét về metro tôi không nhận xét 1 chiều như trước.

Trong khi các nước họ đạt được các thành tựu như : bỏ hệ thống kiểm soát vé mà dựa trên tự giác; kiểm soát hoàn toàn tự động; đóng những toa tàu loại mới rộng ngang hơn, thoáng đãng hơn, cấu trúc ghế ngồi, chỗ đứng khoa học hơn, độc đáo hơn cho riêng mình, ánh sáng hiện đại hơn (như ở áo họ toàn dùng ánh sáng haloghen rất đẹp), quảng cáo hài hòa hơn, thông tin trên tàu hiện đại và dễ hiểu hơn... thì ở Nga (và ở cả những nước chưa vươt qua cái bóng ma của thời liên kết SEV như Hungary chẳng han, metro dù có nhà ga kiến trúc và trang trí cầu kỳ thì chất lượng dịch vụ và cả hệ thống nó vẫn tỏ ra sự kém cỏi cả về kỹ thuật, tổ chức và chất lượng dịch vụ.
 
Có thể em nói chưa thoát ý, ý em nói các bến ga tàu Metro của Nga trang hoàng đẹp nhất chứ không phải thuận tiện nhất. Chất lượng toa thì của Nga không bằng một sô nơi, kể cả chỉ dẫn trong toa, còn vận tốc thì như nhau.
 
ý của bạn bachduong không sai, tôi chia sẻ với bạn. Tôi cũng chưa hiểu rõ tại sao người Nga họ quyết định trang hoàng các ga tàu điện ngầm của họ nhiều chỗ cầu kỳ đến vậy. Phải chăng là sự thể hiện của các tài năng kiến trúc Nga vốn kế thừa một nền văn minh Nga đầy sáng tạo.

Các nước như Nga và cả Nhật nữa, khi làm metro đều mắc lỗi ở chỗ không để ý đến tính mở trong điều kiện hội nhập, trong đó có hệ thống thông tin trên tàu và nhà ga. Nay ở Nga người ta phải bổ sung, viết đè một số thông tin bằng tiếng Anh không hài hòa lắm và cũng không tài nào giải quyết hết vấn đề về thông tin.

Tôi cứ ngỡ ngàng khi đọc một số từ Anh đã được nga văn hóa như McDonall, Marketing, website...

Người Tháicoongjnhaanj ra mình mắc lỗi khi muốn có tiếng Anh trên các xe bus công cộng...

Những điều đó cho những nước còn như VN bài học
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,675
Bài viết
1,135,031
Members
192,359
Latest member
DongNguyen2804
Back
Top