What's new

[Chia sẻ] [LIVE] Thác Bản Giốc - Mèo Vạc - Đồng Văn - Hoàng Su Phì - Xín Mần - Bắc Hà

[LIVE] Thác Bản Giốc - Mèo Vạc - Đồng Văn - Hoàng Su Phì - Xín Mần - Bắc Hà

Khi mình bắt đầu thread này, cũng là khi mình vừa bắt đầu chuyến đi Thác Bản Giốc - Mèo Vạc - Đồng Văn - Hoàng Su Phì - Xín Mần.
Vừa đi vừa chia sẻ, hy vọng thread này đem lại chút hứng thú cho mọi người.
 
mình cũng định từ Mèo Vạc về Hà Giang qua cung đường này. Ngoài đoạn Mậu Duệ - Du Già khó đi thì đoạn Mèo Vạc - Du Già và đoạn ở Bắc Mê có khó khăn không bạn.

Ảnh của bạn đẹp lắm, thích nhất thung lũng Sủng Là và cái Núi đôi, đều nhỉ :D Du Già nhiều lúa quá :)

Keke, cám ơn bạn!

Đoạn Mèo Vạc - Mậu Duệ mình chưa đi, nhưng sure là dễ đi, vì nó là một phần của tuyến đường Yên Minh - Mèo Vạc, rải nhựa ngon lành! Ngoài ra, đi từ Mèo Vạc về Mậu Duệ có thể thăm Lũng Phìn, mấy anh bộ đội biên phòng ca ngợi chợ Lũng Phìn lắm, tiếc là mình chưa được đi.

Sau khi qua Du Già, vào địa phận Bắc Mê một quãng thì đường sẽ dễ đi hơn, gần đến Minh Ngọc thì có nhiều đoạn rải nhựa, từ Minh Ngọc đi tiếp thì là đường nhựa.
 
Hình ảnh đoạn này nhìn "mướt" quá. Ở Hà Giang chỗ nào có ruộng bậc thang hoành tráng thì giới thiệu cho mình luôn nhe,nhớ kèm ảnh minh họa,hihih.

Smallgrass yêu lúa hơn mình nhiều nhỉ? Hành trình đi tìm ruộng bậc thang trên những chuyến xe đò của bạn tuyệt lắm (c)
Mình đi chuyến này mục tiêu chính là chụp lúa chín và ruộng bậc thang ở HG mà, còn nhiều ảnh lắm, đang collect và tính làm một thread riêng để post riêng lúa thôi.
 
đoạn Minh Ngọc là ql 34 rồi phải không bạn. cám ơn thông tin của bạn. mình sẽ đề phòng đoạn Mậu Duệ - Du Già :D
không biết chợ Lũng Phìn họp ngày mấy nhỉ? nếu là cuối tuần là chịu. Mình ở Đồng Văn ngày chủ nhật để họp chợ rồi. đến Mèo Vạc rồi về lại trong đầu tuần sau. tiếc nhỉ :(

Tình hình chợ trên tuyến Mèo Vạc - Du Già - Bắc Mê như thế này bạn ạ:
1. Chợ Lũng Phìn: là phiên chợ lùi, họp vào các ngày Dần và ngày Thân (ngày Âm Lịch, cứ giở lịch ra là biết hôm nào họp chợ) - tức là không hoàn toàn cố định vào thứ mấy. Phiên chợ này là phiên chợ đậm đà bản sắc dân tộc vùng cao nhất, với hơn 16 dân tộc xung quanh đó.
2. Chợ Mậu Duệ: họp thứ 4 và chủ nhật (chủ nhật đông hơn) - phiên chợ cấp xã đông nhất Yên Minh
3. Chợ Du Già: họp thứ 6. Hoang sơ, đậm nét văn hóa dân tộc, có thể gặp hát, giao lưu văn nghệ của bà con

Tiếc là chuyến đi của mình không được gặp bất cứ ngày họp chợ nào đã kể ở trên :(
 
Tình hình chợ trên tuyến Mèo Vạc - Du Già - Bắc Mê như thế này bạn ạ:
1. Chợ Lũng Phìn: là phiên chợ lùi, họp vào các ngày Dần và ngày Thân (ngày Âm Lịch, cứ giở lịch ra là biết hôm nào họp chợ) - tức là không hoàn toàn cố định vào thứ mấy. Phiên chợ này là phiên chợ đậm đà bản sắc dân tộc vùng cao nhất, với hơn 16 dân tộc xung quanh đó.
2. Chợ Mậu Duệ: họp thứ 4 và chủ nhật (chủ nhật đông hơn) - phiên chợ cấp xã đông nhất Yên Minh
3. Chợ Du Già: họp thứ 6. Hoang sơ, đậm nét văn hóa dân tộc, có thể gặp hát, giao lưu văn nghệ của bà con

Tiếc là chuyến đi của mình không được gặp bất cứ ngày họp chợ nào đã kể ở trên :(
tiếc nhỉ. lần sau ráng ghé thăm nhé :D lịch trình của mình theo dự tính thì từ Mèo Vạc về HG vào ngày thứ ba, 22/12. Mà thứ tư, 23/12 là ngày Dần, vừa có chợ Lũng Phìn + Mậu Duệ luôn :( chắc phải dò lại xem coi nâng lịch trình lên 1 ngày được ko :| nếu được sẽ mang ảnh về làm quà cho bạn đỡ tiếc chuyến vừa rồi.
 
Ngày thứ Tám - Chín - Mười - Mười Một (09-12/09/2009)

Tình hình là mình đã trở về được vài hôm rồi! Ý nghĩa thời sự trong chữ LIVE của thread này đã mất đi, cũng là lúc để những kỷ niệm của chuyến đi vừa rồi lắng đọng, kiểu thấy gì post nấy/post theo ngày không còn thích hợp nữa, chắc mình sẽ chia sẻ theo một cách khác. Thêm một vài reply vào thread này, âu cũng là hoàn thành một thread còn đang dang dở.

Ngày thứ 8: Hà Giang - Vinh Quang (Hoàng Su Phì)
Một giấc ngủ lăn lóc đến gần 12h trưa, một ngày phượt mệt lử hôm trước trên cung đường Yên Minh - Mậu Duệ - Du Già - Bắc Mê gần như vắt kiệt sức của chúng tôi. Chúng tôi đã bước sang tuần thứ 2 của chuyến đi, nhiều kỷ niệm đẹp nhưng cũng nhiều vất vả.
Cú ngã xe hôm 07/09/2009 trên cung đường Đồng Văn - Yên Minh đã gây ra một vết thương nhức nhối bên tay trái. Và cung đường hôm trước với nhiều lúc vật vã trôi xuống những con dốc gần 30% rải toàn đá lớn, sức nặng của hai con người cộng với 2 cái va li to đằng sau dồn hết lên hai cánh tay, vừa chống lại sức nặng đó, lại phải vừa lên gân để giữ vững tay lái... tất cả những điều ấy, có lẽ đã quá sức chịu đựng của cánh tay bị thương...
Chúng tôi phải mất gần 5 tiếng để di chuyển từ Hà Giang về Vinh Quang (một đoạn đường chỉ dài hơn 100km).
Nhưng cánh tay đau và sự mỏi mệt không để lại nhiều tiếc nuối bằng lúa...
Tôi đã căn lịch cả tháng trời dưới xuôi, post cả một thread để hỏi anh em xa gần về lúa trên đây, những mong sẽ lên Hoàng Su Phì đúng mùa lúa chín, nhưng tất cả những gì chúng tôi nhìn thấy dọc tuyến đường Bắc Quang - Xín Mần chỉ có thể gói vào 2 chữ: hơi sớm!
Ngày hôm đó, 70% những vạt lúa chúng tôi gặp còn đang xanh, và có lẽ sẽ chín trong vòng 2-3 tuần tới, 30% còn lại thì mới ngả vàng, số ít đã hay đang gặt.
Cảm giác thất vọng, nhưng tôi không dám nói rõ với người bạn cùng đi. Đây là lần thứ 2 chúng tôi tính sai mùa lúa, lần trước, dịp 30/4/2009, chúng tôi cũng đã lên đây để tìm lúa chín, với ý nghĩ ngây thơ rằng lúa dưới xuôi chín thì lúa trên vùng cao cũng chín, có biết đâu đồng bào trên này có thời vụ khác, và chỉ trồng một vụ lúa trong năm. Ngày đó, Hoàng Su Phì đón chúng tôi bằng những ngày mưa dầm tầm tã, những vệt mây ướt rượt trôi ngang mặt bất cứ lúc nào, những thửa ruộng đỏ quạch đất, và những cung đường lầy lội. Còn lần này, lại lên hơi sớm...
 
Ngày thứ Tám - Chín - Mười - Mười Một (09-12/09/2009)

Ngày thứ 9 (10/09/2009): Hoàng Su Phì

Chúng tôi bắt đầu ngày thứ 9 bằng đường lên Ngàm Đăng Vài. Đây là con đường để lại những góc nhìn khá đẹp trong chuyến đi trước, nhưng có lẽ nó đẹp hơn trong sương mù và mưa dầm, còn view cho mùa lúa thì không ấn tượng lắm (cũng một phần vì lúc nó nắng rất xấu, trời bạc, những thửa ruộng đẹp thì ở xa, mà máy ảnh thì zoom kém).

Các đường khác đi Bản Nhùng, Túng Sán, Đản Ván đều đang làm dở, rất xấu... Xấu y như 4,5 tháng trước.

Vẫn là nỗi thất vọng bao trùm, lúa ơi!

Chúng tôi quay ngược lại, đi theo lối Pố Lồ, lên Thèn Chu Phìn, rồi sau đó quay sang Thàng Tín.
Và lần này, may mắn đã mở ra với chúng tôi!

Dấu hiệu đầu tiên là cánh đồng thâm canh của xã Pố Lồ vàng rực trong nắng chiều, rồi chúng tôi cứ mê mải đi lên mãi, vẫn còn những thửa ruộng xanh, nhưng đến 80% ruộng ở đây đang vàng hoặc đã gặt. Lúa chín khắp nơi, chúng tôi cứ mê mải, mê mải, đi, ngắm và chụp... Nhiều lúc tôi như muốn nằm lăn ra đường, ôm lấy đất mà kêu lên một câu rất cũ, Việt Nam ơi, có bao giờ đẹp thế này chăng!

Ôi, ấn tượng lần đầu tiên được đi giữa mùa lúa chín vùng cao này chắc tôi không bao giờ có thể quên được. Yêu lắm lúa ơi!
 
Ngày thứ Tám - Chín - Mười - Mười Một (09-12/09/2009)

Ngày thứ 10: Xín Mần

Tôi đã yêu vùng đất này từ ngay lần đầu tiên gặp mặt, ban đầu, nó chỉ là một chặng nghỉ trên cung đường Bắc Hà - Hoàng Su Phì của chuyến đi dịp 30/4/2009 trước đây, nhưng trót qua rồi thích, rồi nhớ, rồi yêu.

Chúng tôi đã nhờ trước một anh bộ đội biên phòng trên cửa khẩu mua dùm một đôi chó Mèo, thậm chí còn đặt tên sẵn nữa, Xín và Mần :) Rất tiếc là chuyến đi này chúng tôi lại không may, vì không phải lúc nào cũng mua được cún con ở đây.

Mùa lúa chín ở Xín Mần khá giống với Hoàng Su Phì (đoạn đường Bắc Quang - Xín Mần), có nghĩa là đến cuối tháng 9 đầu tháng 10 mới chín hết. Nhưng view không vì thế mà xấu đi, nhất là đoạn lên cửa khẩu Xín Mần và đoạn qua Nấm Dẩn (đoạn Nấm Dẩn này thực ra thì ngày thứ 11 chúng tôi mới qua).

Nếu ở Đồng Văn, Mèo Vạc, sự hùng vĩ bao la thể hiện bằng những đỉnh núi cao xếp nối tiếp nhau đến tận chân trời, thì ở Xín Mần này, hãy một lần lên cửa khẩu Xín Mần ở độ cao 1693m, hay một lần đi ngược Cốc Pài sang Bắc Hà, ta sẽ thấy một sự bao la khác, ấy là núi chồng lên núi. Các đỉnh núi phủ đất cứ chồng mãi lên nhau, càng lên cao, view càng mở rộng về cả ba phía của không gian: chiều rộng, chiều sâu và chiều cao. Đỉnh núi mà ở bên dưới ta cứ tưởng là cao ngất ngưởng và vươn tới trời rồi, cứ đi mãi lên, ngoảng lại đã thấy nằm tít dưới chân... Tôi đã cố lựa chọn góc nhìn để chụp một vài tấm ảnh, những mong lột tả được cả ba chiều không gian ấy, nhưng bất lực, chợt nghĩ, ước gì lúc đó trong tay có chiếc máy ảnh 3D của Fujifilm nhỉ ;)

Kỷ niệm không quên nữa ở đây là các anh bộ đội biên phòng. Đã từng đọc vài thread về Apachải, thấy nói các anh bộ đội biên phòng đang thay đổi... ngại ngại... Nhưng sự thực, ở đây, tôi đã có một buổi tối rất tuyệt vời. Đã hẹn trước, chúng tôi lên cửa khẩu lúc hơn 6h tối, và mấy anh em đã có một bữa nhậu vui ra trò. Tôi không uống được rượu (chỉ một chén bia là bắt đầu đỏ mặt tưng bừng :( ), nhưng hôm đó tôi đã uống hơn chục chén rượu ngô, không rõ thứ rượu ngô không nhức đầu ấy đã tiếp sức cho tửu lượng của tôi, hay tình cảm thân thiện của mấy anh đã tiếp sức, nhưng tôi thật sự tỉnh như chỉ mới nhấp môi nửa chén. Đến giờ tôi vẫn nhớ từng anh, anh Hoàn (người Hải Dương, quân y), anh Tuấn (trạm trưởng, người Vĩnh Phúc, lấy vợ ở Phó Bảng), anh Giang (người Phú Thọ), anh Đại (người Phú Thọ) và anh Cường (sinh năm 79, dân tộc La Chí, người Xín Mần). Hãy lên đó một lần, uống chung mấy chén rượu ngô, để thấy tình cảm nồng hậu nơi vùng cao này... à, đừng quên tục lệ uống với nhau chén rượu, bỏ chén xuống rồi bắt tay nhé!
 
Ngày thứ Tám - Chín - Mười - Mười Một (09-12/09/2009)

Ngày thứ 11 (12/09/2009)

300km: Xín Mần -> Yên Bình -> Tuyên Quang -> Việt Trì -> Phúc Yên (end)

Thêm một ngày dậy muộn của chuyến đi. Đã hẹn với mấy anh bộ đội biên phòng là sẽ quay lên cửa khẩu đi chợ, mua cún con. Nhưng rượu uống hôm trước ngấm quá, không dậy được :)
12h30 chúng tôi mới buộc xong đồ đạc, thông tin về cơn bão số 7 đang gây mưa lớn ở đồng bằng Bắc Bộ và mạn Lào Cai khiến chúng tôi quyết định phải về xuôi luôn, không đi qua ngả Bắc Hà nữa. Nếu không qua Bắc Hà thì còn 2 cách đi, một cách đi Hoàng Su Phì và một cách đi Yên Bình. Mặc dù đã được cảnh báo là đường Xín Mần - Yên Bình đang làm dở, rất xấu, nhưng vì tham 20km ngắn hơn, cộng với ham muốn phượt qua một cung đường chưa đi bao giờ, chúng tôi vẫn quyết định đi theo ngả Yên Bình, giữa lúc mây đen kéo về và cơn bão số 7 vẫn đang gầm rú trên bản tin dự báo thời tiết của VTV (vâng, đúng là tôi chỉ thấy nó hoành hành trên bản tin dự báo thời tiết, chứ tuyệt nhiên không thấy dấu hiệu gió to bão lớn gì ở Hà Giang :D).

Quyết định đi Yên Bình đã gây ra một ngày di chuyển lâu nhất trong chuyến đi, mất hơn 12 tiếng đồng hồ kể từ lúc chúng tôi rời Xín Mần, tức là gần 1h sáng chúng tôi mới có mặt ở đích đến - tx Phúc Yên.
66km của cung đường Xín Mần - Yên Bình đang cực xấu, tệ hại hơn cung đường Bắc Hà - Xín Mần nhiều, chỉ thua kém cung đường Mậu Duệ - Du Già - Bắc Mê một tẹo. Rất may là chúng tôi đã không bị mưa, chỉ đến khi vượt qua những đoạn xấu nhất, đến Nà Trì thì trời mới bắt đầu đổ mưa. Tôi cũng không rõ là nếu mưa sớm hơn, lúc chúng tôi đang ì ạch trên những đoạn dốc đá lổn nhổn, thì giờ này tôi có còn ngồi đây post reply nữa hay không :shrug:

Tuy nhiên, cung đường này là một cung đường cực kỳ đáng giá. Many in one, "phượt" it if you can!
Về độ thử thách tay lái và sức chịu đựng thì có thể so sánh gần ngang với cung Mậu Duệ - Du Già - Bắc Mê.
Về ruộng bậc thang thì đoạn qua Nấm Dẩn đẹp không thua kém bất cứ chỗ nào, nhất là khi lúa đương chín rộ.
Về rừng nguyên sinh thì tôi chưa thấy cung đường nào sánh bằng, dù một góc, kể cả cung Du Già có tiếng là xuyên qua rừng nguyên sinh. Tôi đã tận mắt thấy và chụp ảnh với một cây sến 500 tuổi, đường kính chừng 2m ngay cạnh đường đi (giá của nó là nhiều tỉ hay nhiều chục tỉ thì tôi không dám chắc).
Ngoài ra còn rất nhiều thức khác, một bãi đá cổ ở Nấm Dẩn (giống kiểu bãi đá cổ Sapa), thác tiên (cách đường mấy trăm mét) và nhiều thác đẹp khác dọc đường đi, di tích bốt cũ dọc đường...
Và còn có yếu tố con người, ở đó, có một cậu bé học lớp 7 người Nùng cứ rủ tôi về nhà chơi, ở đó, có những đứa trẻ đáng yêu với trò chơi chở cát xây đường bằng xe ô tô dép mà tôi nhớ mãi!

Vâng, đó là ngày mệt mỏi cuối cùng khép lại chuyến đi lòng vòng Đông Bắc, một chuyến đi tương đối dài ngày, mệt mỏi, nhưng đẹp mãi trong tôi.

Veni, vidi, vici (I came, I saw, I conquered - Julius Caesar)
 
Ngày thứ Tám - Chín - Mười - Mười Một (09-12/09/2009)

Chút ảnh về những em bé Xín Mần.

IMG_3103_01.jpg


IMG_3137_01.jpg


IMG_3140_01.jpg


IMG_5326_01.jpg


IMG_5330_01.jpg


IMG_5327_01.jpg
 
Ngày thứ Tám - Chín - Mười - Mười Một (09-12/09/2009)

Những vạt lúa đang ngả vàng trên đường Bắc Quang - Hoàng Su Phì.

IMG_2647_01.jpg


Ở đây đồng bào không gặt lúa về nhà và cũng không tuốt lúa luôn sau khi gặt, thường thì khi gặt, lúa sẽ được cắt và ngả ra dọc bờ ruộng thế này, sau một vài hôm thì mới bắt đầu tuốt lúa (thường tuốt bằng cách đập cả bó lúa vào một cái thùng gỗ).
Những bông lúa chờ tuốt này ở trên Ngàm Đăng Vài (Hoàng Su Phì).

IMG_2707_01.jpg


Khi tuốt lúa xong thì đồng bào buộc lại thành bó để phơi. Trâu bò thường được thả luôn ra ruộng để ăn những thứ rơi vãi hay sót lại trên ruộng (ảnh này chụp trên đường Bắc Quang - Hoàng Su Phì).

IMG_2690_01.jpg


Trên đường lên cửa khẩu Xín Mần, ta sẽ gặp những ruộng lúa cạn, là loại lúa năng suất thấp nhưng cần ít nước. Loại lúa này thường được trồng ở nơi cao và thiếu nước. Bình thường ở những nơi đó trồng ngô quanh năm, nhưng cũng có gia đình cố trồng loại lúa này.

Một chị người Hmông đang mót lại những cọng lúa sót sau khi đã gặt xong.

IMG_3076_01.jpg


Thấp hơn ở bên dưới, cùng trên đường lên cửa khẩu Xín Mần, người ta vẫn trồng được rất nhiều lúa nước.

IMG_2965_01.jpg


Cột mốc biên giới cửa khẩu Xín Mần, bên kia là Trung Quốc, có cái cổng thành hoang nát xây thời Tưởng Giới Thạch.

IMG_5400_01.jpg


Một khoảng ruộng trên đường đi Yên Bình.

IMG_3191_01.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,425
Bài viết
1,175,784
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top