Cám ơn bạn dinhnguyen đã giúp bác già biết sự lẫn lộn của mình về Đại Thừa và Tiểu Thừa - từ nhỏ đã nhầm lẫn và bây giờ già rồi vẫn còn nhầm
Về nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt, thú thực là bác già chỉ biết về quyển "Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt" của tác giả Bình Nguyên Lộc mà không đọc vì đề tài này không nằm trong phạm vi hiểu biết của mình. Nhận xét về những điều giống nhau về quần áo, thức ăn.....giữa người Việt (nhất là người miền Nam) và người Mã Lai là những điều trải ra ngay trước mắt rất rõ ràng. Có dịp sẽ tìm đọc lại quyển này để hiểu sâu xa hơn
Đọc sơ qua vài trang, thấy tác giả đối chiếu những trùng khớp về ngôn ngữ giữa 2 dân tộc Việt - Mã rất hay! Thí dụ đoận sau đây:
"Ông sẽ thấy văn bình dân ta đầy dẫy tiếng Mã Lai mà ông không hiểu.
Thí dụ:
>>Tua Rua đã xế ngang đầu
Em còn đứng đó làm giàu cho cha.<<
Tua Rua là tiếng Mã Lai đó ông ạ.
Ông không biết rằng thành ngữ “Tay chơn bộ hạ” của ta là thành ngữ Mã Lai, họ nói Tay cẳng bộ hạ đấy. Ông không biết:
Bắc thang lên hỏi ông Trời
Thang = Tangga (Mã Lai), và Trời cũng là tiếng Mã Lai mà cả Mã Lai và Phù Tang Nhựt Bổn cũng còn dùng hiện nay.
Dưới đây là một câu 8 từ, gồm toàn từ Mã Lai:
Hắn lấy ná (nỏ) bắn chim làm rụng lá
Không có lấy một danh từ, động từ nào mà là danh từ, động từ của chủng Viêm, hay chủng Hoa trong đó hết. Toàn là tiếng Mã Lai. " (hết trích dẫn)