What's new

[Chia sẻ] Mênh mang vàng thu Tibet

1.


Tibet, nóc nhà thế giới, miền đất của những điều bí ẩn chưa được khám phá, miền đất của các chư thiên, miền đất của những giấc mơ trong mộng, miền đất khát khao của một thời tuổi trẻ si dại… nhưng tôi vẫn chưa một lần được đặt chân đến dù đã bao lần tưởng như Tibet đã gần, rất gần. Đi, là có duyên; đến, là có phước, gặp, là có tình… nhưng khi tôi càng khát khao cố gắng để đến Tibet thì khoảng cách giữa tôi và Tibet càng xa vời vợi. Đã bao lần hành trang đã chuẩn bị, visa đã xin, việc đã bỏ… nhưng rồi dang dở vẫn là dở dang… Do vậy, lần này tôi ra đi lòng nhẹ tênh, chỉ hướng về Tibet, chỉ hướng về những con đường lên Tibet…! Đến được là có duyên, có phước, có tình… không đến được, tôi vẫn còn tôi và con đường và những chuyến đi,... Tôi chọn con đường đi làm mục đích, tôi chọn sự lang thang giữa đất trời mênh mang làm điểm tựa, tôi cất giữ những khoảnh khắc chơi vơi, những niềm hạnh phúc khi bàn chân đặt lên miền đất lạ làm hành trang… để lên đường, để hướng về Tibet.


Một mình, một đêm cuối thu, Sài Gòn mưa đổ mịt mù, tôi đi.


P9200406.jpg

Phu Asa vắng vẻ trên đồi trưa – Pakse



P9200608.jpg

Vat Phou mưa chiều cuối thu – Pakse



P9220123.jpg

Hoàng hôn rực lửa trên dòng Mekong – Siphandon, Pakse


Chập chờn trên chuyến xe đêm, nghe giọng ca liêu trai thì thầm từng sợi tình trong đêm “mai tôi đi, mong cho tình xa quên…”, khi ngoài kia trời mưa đổ, hay sương đêm lăn dài từng hạt chầm chậm, trên kính xe lạnh buốt, như những giọt nước mắt long lanh… tôi thấy lòng mình chùng xuống, như tôi đang rơi vào một hố sâu không đáy thăm thẳm... Có tiếng ai đó thở dài trong đêm hay tôi đang nghe tiếng tôi… Nếu thế này mãi, tôi sẽ không đi được, tôi nhắm mắt và mơ về bầu trời Tibet xanh thăm thẳm để cố ru mình vào giấc ngủ chập choạng mệt nhoài. Có lẽ, đó là 1 trong những chuyến xe chơi vơi nhất trong những tháng ngày lang bạt của tôi. May mắn sao, cuối cùng tôi đã qua được để tiếp tục hành trình.


PA020579-1.jpg

Mái nhà xám hoa vàng rực rỡ – Lijiang



PA020605-1.jpg

Hẻm nhỏ hoa nhỏ ở làng nhỏ – Lijiang.



PA010345.jpg

Hẻm đơn sơ nhưng rực rỡ – Lijiang



P9300202.jpg

Hoa tím mùa thu bên cánh đồng vàng – Dali


Rồi tôi lăn dài, trượt dài qua những tháng ngày lang bạt khi rừng, khi núi, khi suối, khi sông, khi đô thị phồn hoa, khi chốn quê dân dã, khi nắng lên bên rừng, chiều xuống bên sông, khi đêm chơi vơi một mình một bóng liêu xiêu quán lạnh gió khuya về… Từ Sài Gòn, tôi đi sang Lào qua ngõ Bờ Y để vòng lại Vat Phou chiều mưa bay mờ mịt, lạc bước Phu Asa lúc nắng lên trên đồi, chôn chân ở vùng 4.000 đảo Siphandon hiền hòa có những ngày mưa bay trắng xóa đất trời nhưng chiều về hoàng hôn lại đỏ rực thiêu cháy cả con sông dài… Rồi từ Nam Lào, tôi lướt nhanh đến Bắc Lào. Tôi vội vã ngang qua Vientiane, Luang Prabang, Udomxay… để có những ngày buốt giá trên con đường mưa mờ mịt đến miền gái đẹp Luang Namtha, những chiều lang thang một mình trên con đường ven sông hun hút không một bóng người của đất Lào xinh đẹp hiền hòa mến khách.


(tbc.)
 
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 11.

Cảm ơn bạn Mèo Bay thông tin về Câu đối cũng như về nấm độc nhé. Thôi rồi Lượm ơi, quán Lẩu Nấm Ashima, bây giờ mầy bán cho ai?

-----------------------------------------------------


Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 11.


PA020510-1.jpg

Giới thiệu về làng cổ Thúc Hà / Shuhe.


Lang thang ở Đại Nghiên (tên hay bị hiểu (nhầm) là Lệ Giang) bữa giờ hơi ngán há. Giờ, “quẳng” Lệ Giang lại sau lưng, lóc cóc đạp xe đi Thúc Hà chơi đi há!


PA020494-1.jpg

Buổi sáng mùa thu xám đó, pháo cưới nhà ai nổ đùng đoàng trên đường làm kẻ lang bạt cô đơn thấy lòng chơi vơi quá!


PA020498-1.jpg

Cổng vào làng cổ Thúc Hà đây! Móc ra 30Y nộp nhé! Bạn có thếy Ngọc Long Tuyết Sơn ẩn sau lũ mây mùa thu xám đó?


PA020513-1.jpg

Vào trong cổng, xanh xanh những hàng liễu xanh…đỏ đỏ những đèn lồng đỏ,….


Nằm dưới chân Ngọc Long Tuyết Sơn, làng cổ Thúc Hà (Shuhe) cũng nằm trong cụm di tích văn hóa của Unesco chứ không chỉ có Đại Nghiên. Vậy mà trong hành trình đi tour cùng với khách hàng nhiều năm trước, HDV chỉ đưa đoàn đến Đại Nghiên, giới thiệu đó là Lijiang, xong rồi ăn chơi ở đó mà không hề nhắc đến Thúc Hà (và còn cả Bạch Sa nữa). Do vậy, nói thật mất lòng ai đó làm trong ngành du lịch, chưa thấy ở đâu làm du lịch củ chuối như ở Việt Nam (tôi còn nhiều ví dụ như dạng này lắm, vì ngày xưa hay đưa khách hàng hoặc nhân viên công ty đi chơi, giao phó chuyến đi cho các công ty du lịch “nổi tiếng” ở Việt Nam).


PA020511-1.jpg

Có bờ phên treo bắp vàng này là lạ nhưng đứng canh gần 30p vẫn không lại với các cặp đôi hoàn hảo Tung Của… đành bỏ đi vậy.


PA020530-1.jpg

May thay tìm thấy trong làng một bờ phên bắp vàng khác, lưa thưa hơn nhưng bù lại bởi hiên nhà rực rỡ hoa.


Nằm cách trấn Đại Nghiên 4km, làng cổ Thúc Hà, nhỏ hơn Đại Nghiên, cũng bị Hán hóa và thương mại hóa, du lịch hóa nhiều, nhưng vẫn không nhiều như ở Đại Nghiên (Dayan). Có lẽ cũng vì các đoàn du lịch chỉ đến Đại Nghiên rồi về (!?) nên Thúc Hà vắng vẻ hơn. Đi đứng trên đường không bị người đụng người, vai cạ vai, mông chạm… như ở Đại Nghiên, nên đến Thúc Hà lông nhông chơi hoặc vác bia ra bờ sông bờ suối ngồi nhâm nhi quả là có lý!



(tbc.)
 
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 12.

Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 12.


Làng cổ của người Nạp Tây, Thúc Hà, tên tiếng Nạp Tây Shaowu, còn được gọi là “Làng dưới chân núi”, “Làng của những con suối”... Sao cũng được! Vì làng nằm dưới chân núi, vì nhiều suối sông ngang qua dọc lại chiếc làng nhỏ này…


PA020508-1.jpg



PA020506-1.jpg

Welcome to Shuhe! Rộn ràng những điệu nhảy múa xôn xao của các cụ bà Nạp Tây, Thúc Hà.


Ngày trước, Thúc Hà được biết nhiều hơn Đại Nghiên. Nằm trên Con đường Cổ mã Trà đạo, một cung đường danh tiếng không kém Con đường Tơ lụa, Thúc Hà là điểm dừng quan trọng trên cung đường từ cao nguyên Vân Nam lên Tây Tạng. Không chỉ vì vị trí của nó mà nó còn là nơi cung cấp những phẩm vật bằng da đẹp đẽ của nó. Những người thợ da Thúc Hà nổi tiếng không chỉ ở Trung Nguyên mà còn được so sánh với những đồng nghiệp ở đất nước hình chiếc ủng xa xôi bên tận trời Âu.


PA020520-1.jpg

Giờ, vẫn còn những chiếc xe ngựa trên con đường Cổ mã Trà đạo ngày xưa. Xe ngựa kia có lên Tây Tạng, cho tôi theo với!


PA020555-1.jpg

Thanh Long hà đây, Ngọc Long Tuyết Sơn đâu sao vẫn chưa ra chào khách?


Tựa núi (Ngọc Long Tuyết Sơn), nhìn sông (Thanh Long) Thúc Hà có vị thế tốt. Con sông Thanh Long và những con suối từ các đầm gần đó, đan nối vào nhau bởi những kênh rạch nên Thúc Hà xanh mát như nằm trên miền đồng bằng phù sa nhiều kênh rạch nơi cuối dòng Lan Thương đang cuồn cuộn không xa ngoài kia.


(tbc.)
 
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 13.

Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 13.


Mấy ngày thu này, miền cao nguyên Vân Nam mây xám trời buồn. Buổi sáng Thúc Hà hôm nay cũng vậy, nên làng không dậy màu, dù nhiều những đèn lồng đỏ, cờ phướn nhiều màu phất phới bay…


PA020538-1.jpg

Những con đường nhiều màu của Thúc Hà.


PA020522-2.jpg



PA020528-1.jpg

Vấn vương chút Tây Tạng ở Thúc Hà​


Không nổi tiếng như Mộc Phủ ở trấn Đại Nghiên gần đó, ở Thúc Hà cũng có những căn nhà của các thương gia giàu có ngày xưa. Trong vé 30Y đã bao gồm việc thăm viếng (để bị dụ bán hàng) những ngôi nhà trên nên có những lúc mưa bay nhẹ, tôi trốn vào những ngôi nhà đó.


PA020527-1.jpg



PA020526-1.jpg



PA020524-1.jpg

Bên trong một căn nhà “xưa” ở Thúc Hà.


Màu, có rất nhiều màu trong những căn nhà của các thương nhân Trung Hoa ngày trước. Nếu những màu vàng tràn ngập trong những ngôi nhà ở đây, từ trang trí sơn son thếp vàng đến các vật dụng… nếu ngày xưa bằng vàng thật có lẽ tôi sẽ đi buôn trà! Nói thực là màu sắc rực rỡ quá làm tôi chói vì tôi thích những vẻ đẹp u nhã. Nếu có thích những sắc màu rực rỡ, tôi chỉ “chịu” được những sắc màu của thiên nhiên. Mẹ Thiên nhiên đã tạo nên biết bao những sắc màu tuyệt đẹp mà con người chưa bao giờ và sẽ không bao giờ theo kịp.



(tbc.)
 
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 14.

Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 14.


PA020551-1.jpg



PA020533-1.jpg

Vài căn nhà “xưa” ở Thúc Hà.


PA020531-1.jpg

Tôi thích căn nhà có mái “lạ” này.


Lang thang ra quảng trường Tứ Phương (ở Thúc Hà cũng có quảng trường cùng tên này như ở Lệ Giang) xem người Nạp Tây bày hàng buôn bán. Hàng hóa ở đây đã bớt phần “công nghệ” như ở Lệ Giang, phụ họa bởi những người thợ bày biện đồ nghề trước cửa ngồi hý hoái gõ, tạc, khắc, vẽ… Tuy nhiên, dấu ấn hàng Tàu thì khó lẫn nếu bạn là người thích mua sắm hoặc bạn là người không thích mua sắm nhưng thích ngó nghiêng.


PA020517-1.jpg

He he he… thấy ai đi Thúc Hà cũng chụp hình nghệ nhơn này!


PA020515-1.jpg

Mà ít thấy chụp hình thím này. Thím cũng là nghệ nhơn chứ bộ!


Tuy nhiên, ở Thúc Hà vẫn còn vài thứ đồ có thể mua được, hơn là ở Đại Nghiên, hầu như không có gì để mua.


Dân dã hơn Đại Nghiên, nơi hầu như không có hàng rong có kèm bàn ghế cho khách ngồi ngoài đường, Thúc Hà có nhiều. Có lẽ vì đất còn rộng người thưa chứ ở Đại Nghiên tấc đất tất kim cương làm gì còn chỗ mà kê bàn ghế cho khách ngồi ngoài đường.


PA020549-1.jpg

Thấy hàng hóa lưu niệm ở Thúc Hà còn có chút “art” hơn ở Đại Nghiên.


Như lệ thường, nhưng hơi quái đản một tý là còn chưa tới giờ ngọ, tôi đã xề đít xuống các mẹt hàng rong ngồi, kêu vài chai bia nhâm nhi trước khi chia tay Thúc Hà đi Baisha.


PA020516-1.jpg

Sợ “nấm độc” quá, đành lấy bánh khoai chiên để đưa cay, mà nào có biết nó được chiên bằng dầu tái chế n lần!


Nhủ thầm là chiều về sẽ ghé lại Thúc Hà khi có nắng lên để có thể có những tấm hình đẹp. Nhưng giờ chưa biết. Chờ đến chiều sẽ biết.


(tbc.)
 
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 15.

Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 15.


Tiếc nuối lòng vòng ngó nghiêng hồ sông giờ vẫn xám xịt, núi tuyết còn chìm sâu trong mây xám, tôi lóc cóc leo lên xe đạp hướng về Baisha.


PA020553-1.jpg

Dù có le lói chút trời xanh, Thúc Hà vẫn âm u chìm dưới màu mây xám. Nên tôi đi!


Baisha cách Đại Nghiên 10km. Từ Thúc Hà có lẽ chỉ khoảng 5-6km. Cũng đi theo con đường có những hàng cây đan vào nhau (mà thấy ai đi Bạch Sa cũng chụp hình!) tôi đi sao lại vòng lại một góc Thúc Hà. Hỏi đường, được chỉ chỉ trỏ trỏ, lại leo lên xe đạp tiếp. Lại lạc đường.


PA020558-1.jpg

Con đường màu xanh của Thúc Hà, mà thấy ai ai cũng chụp hình!


PA020560-2.jpg

Còn đây là con đường đất chạy giữa những cánh đồng và làng quê Thúc Hà – Bạch Sa.


May mắn làm sao, khi lại lạc đường. Nên tôi không đạp xe đến Baisha bằng con đường nhựa mà bằng con đường đất đá gồ ghề. Ngang qua những ngôi làng nghèo, không đẹp như làng du lịch Thúc Hà, Bạch Sa, mà có những nét duyên quê – đâu đó quen quen như những làng quê ở nước Việt.


PA020569-1.jpg



PA020564-1.jpg



PA020559-1.jpg

Đường nhỏ qua những căn nhà làm từ đất đá… khác nhau tùy theo khả năng của từng nhà.


Con đường đất, lúc chạy qua những cánh đồng hướng dương đã qua mùa xơ xác, lúc chạy giữa những nương bắp đang trổ bông, lúc chạy ven những triền cỏ hoa dại nở mênh mông… Rồi chạy vào những ngôi làng.


Làng nhỏ. Nhà bằng đất. Hoặc nửa đá nửa đất, nửa dưới đá, nửa trên đất. Hoặc bằng đá. Nhìn qua có thể đoán được nhà nào nghèo nhà nào giàu. Nhưng, dù giàu hay nghèo, nhiều những ngôi nhà được điểm tô bằng những mái nhà thật đẹp. Một nét duyên của miền cao nguyên Lệ Giang mà tôi ít gặp ở các nơi khác.


(tbc.)
 
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 16.

Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 16.


PA020572-1.jpg



PA020567-1.jpg

Những ánh mắt nơi làng quê Thúc Hà.​


Những ngôi nhà có những cửa gỗ cũ kỹ, dán những câu đối, hay câu chúc Tết, chúc xuân, những bức tranh đặc trưng của người Tàu… có những em bé lem luốc chơi đùa cùng những chú chó con rối rít sủa nhặng xị khi thấy khách lạ, những người phụ nữ giặt đồ trước con lạch nước chảy trước nhà… Cũng không khác gì vài nơi miền cao nước Việt.

PA020581-1.jpg



PA020574-1.jpg

Những con đường ngang qua những căn nhà vàng nâu đất, chợt lạ lùng bừng lên màu hoa vàng trên mái xám.


Những mái nhà ngói âm dương xám được điểm tô bởi rêu xanh và hoa vàng. Vàng rực rỡ. Vàng như mùa thu Lệ Giang đã đổ hết màu vàng cho lũ hoa dại trên mái nhà này, để bù cho đám mây xám xịt đang che giấu trời xanh mùa thu.


PA020583-2.jpg



PA020584-2.jpg



PA020579-1.jpg

Mùa thu Lệ Giang tôi tìm thấy nơi hoa vàng trên mái xám!


Có lẽ mây xám, trời xám đã làm lũ hoa đã vàng càng thêm vàng.


(tbc.)
 
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 17.

Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 17.


Qua những con đường làng, Baisha đón tôi bằng những tiếng nhạc réo rắt khi tôi lóc cóc đạp xe vào một ngôi làng vắng vẻ đến khó nghĩ ở một ngôi làng cũng là trọng điểm du lịch của vùng Đại Lý, Lệ Giang. Ngôi làng nằm trong cụm di tích văn hóa được Unesco ghi nhận này vắng đến mức nghi ngờ!


PA020588-1.jpg

Dàn nhạc dân tộc do các cụ ông cụ bà biểu diễn ở một quầy tạp hóa trên con đường chính của Bạch Sa.


PA020586-1.jpg



PA020589-1.jpg

Ngoài khu chợ cho người địa phương thưa thớt người già con trẻ, các nơi khác ở Baisha vắng tanh


PA020593-1.jpg

Không cả ở ngoài đường mà trong quầy hàng lưu niệm cũng vắng tanh. Vắng khách, chủ bỏ đi chơi luôn!


Mà, có lẽ phải chia sẻ thêm thông tin cho các bạn nào chịu được “ê mông” thì đi từ Thúc Hà đến Bạch Sa bằng con đường làng gồ ghề không chỉ ngắm được thiên nhiên và làng quê “thật” của Vân Nam, bạn sẽ thêm một tip khác, không phải mua vé vào cổng, 30Y, mà bạn sẽ phải trả nếu đi bằng con đường nhựa bóng loáng và vào cổng chính! Cũng đáng để chịu khó đạp lóc cóc trên con đường đất há!


PA020613-1.jpg



PA020609-1.jpg



PA020604-1.jpg

Nên đến Baisha bạn sẽ có cho riêng mình những con đường đẹp. Đường giữa nhà đất, nhà đá, nhà hoa…​


Trong 3 cổ trấn nằm trong cụm di tích văn hóa Unesco của Lệ giang gồm Đại Nghiên/Dayan. Thúc Hà/Shuhe, Bạch Sa/Baisha thì Bạch Sa là cổ xưa nhất. Tổ tiên người Nạp Tây từ Ngọc Long Tuyết Sơn khi du canh du cư tìm nơi đất lành đã chọn dừng chân lại nơi làng Bạch Sa này. Bạch Sa này, giờ chỉ là làng nhỏ nhưng thời Tống nó là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của vùng Lệ Giang thời nhà Tống (TK 10 – TK 14). Có thể xem như là kinh đô của Tiểu quốc Nạp Tây thời bấy giờ.


(tbc.)
 
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 18.

Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 18.


Tổ tiên của chủ nhân Mộc Phủ ở trấn Đại Nghiên, Mộc Anh, Mộc Thành... và gia tộc họ Mộc với vương phủ nổi tiếng cũng xuất thân từ làng Bạch Sa này. Nhưng giờ đến đây, bạn phải có trí tưởng tượng siêu phàm mới có thể hình dung về Bạch Sa ngày xưa oai hùng đó.


PA020612-1.jpg



PA020615-2.jpg

Khác với một kinh thành xưa, Bạch Sa bây giờ là một làng nhỏ, những con đường nhỏ.


PA020610-1.jpg

Công dân của kinh thành cũ giờ lặng lẽ đội cỏ về nhà cho lũ gia súc.


Nhưng, không chỉ có vậy, Bạch Sa còn nổi tiếng với các tranh tường/frescoes từ thế kỷ 14. Bức tranh tường đầu tiên được vẽ vào năm 17 sau khi Chu Nguyên Chương lên ngôi hoàng đế, năm 1385. Phát triển rực rỡ trong thời nhà Minh, các bức tranh tường Bạch Sa này dần dần bị quên lãng khi bộ tộc Nữ Chân từ phương bắc xa xôi tràn xuống miền nam, chiến thắng và lập nên nhà Thanh. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh tường được lưu giữ trong các cung Lưu Ly, Đại Bảo… ở Bạch Sa. Tuy nhiên, tất cả các cung điện này giờ được phục dựng, cũ mới lẫn lộn khó biết, nhưng quan trọng nhất là chúng nằm trong một tường rào, phải mua vé và không được chụp hình. Tiếc tiền, nhất là sợ “mua” phải hàng giả giá đắt nên tôi ngậm ngùi đứng nhìn chiếc cổng bán vé vào khu lưu giữ các cung điện và tranh tường Bạch Sa nổi tiếng rồi quay xe chổng mông đạp tiếp đi chỗ khác.


PA020594-1.jpg

Chợ vắng.


Thêm nữa chứ. Bạch Sa còn nổi tiếng bởi Dr. Ho (He Shixiu) / Lương y Hồ. Nức tiếng 5 châu chứ không chỉ ở Bạch Sa lèo tèo người. Nức tiếng đến mức lên cả LP một thời. Lương y Hồ này được rất nhiều du khách Tây Âu, nhiều khi cuồng tín quay về y học cổ truyền phương đông, hâm mộ. Lúc tôi đến, phòng mạch của ông vắng tanh, chắc đang giờ nghỉ trưa. Choáng váng trước những tấm hình, những bài báo ca tụng về ông, tôi chia sẻ với các bạn tấm chân dung của ông, được tặng bởi một bệnh nhân bị ung thư bạch cầu mà ông đã điều trị khỏi. Tin hay không tùy bạn, nhưng biết đâu ở đời may thầy phước chủ há!


PA020621-1.jpg

Bên ngoài phòng mạch Lương y Hồ

PA020622-1.jpg

Và tấm hình của Lương y Hồ / He Shixiu được tặng bởi một bệnh nhân ung thư bạch cầu được ông điều trị khỏi.


(tbc.)
 
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 19.

Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 19.



Các tour du lịch nhiều khi còn chưa đưa khách đến Thúc Hà, thì mơ gì đến việc đưa khách đến Bạch Sa. Hơn nữa nếu đưa khách đi bằng cổng chính phải mua vé vào làng, đội thêm chi phí nên thôi bỏ qua luôn cho tiện. Nên khách đi đến Bạch Sa, theo như tôi thấy trong buổi chiều đó, hầu hết là khách đi xe đạp, đi bộ (mấy cô chú khoai tây), và vài chiếc xe khách chở khách đi Ngọc Long Tuyết Sơn về tạt ngang. Nên, ai yêu thích những gì xưa cũ, im ắng nên tìm đến Bạch Sa.


PA020598-1.jpg



PA020602-1.jpg

Đường vắng, nên bạn tha hồ lang thang ngó nghiêng những chiếc cổng đẹp.


Đường vắng tênh. Dù phố chỉ có 1 con đường chính. Chợ vắng tênh. Dù đó là chợ bán hàng lưu niệm. Vắng đến mức ở đường, ở chợ bạn có thể chụp những cảnh quan không vướng người đi đường, trong những ngày đang là Quốc Khánh đất nước này. Khi mà ở Đại Nghiên đi ngoài đường phải chen lấn.


PA020596.jpg

Tuy đường vắng khách vắng…


PA020595-2.jpg



PA020600-1.jpg



PA020599-1.jpg

…nhưng các mặt hàng lưu niệm của Bạch Sa đẹp hơn ở Đại Nghiên và Thúc Hà.


Đã vậy, rất ít trẻ con, hiếm hoi người trẻ, chỉ toàn những người già lụ khụ, trong những bộ đồ cũng xanh trắng truyền thống của người Nạp Tây nhưng cũ kỹ xuống màu khác xa những bộ váy áo tinh tươm các cụ bà đang tưng bừng nhảy múa ở Đại Nghiên, Thúc Hà. Các cụ cắm cúi vào các quân mạt chượt, xem như khách chỉ là hạt bụi bay ngang qua làng. Nhất là khi khách chỉ là một kẻ quần áo nhếch nhác, lộc cà lộc cộc trên chiếc xe đạp thứ gì cũng kêu trừ cái chuông, chứ không phải là những chiếc xe du lịch bóng loáng hay các nam thanh nữ tú với quần là áo lượt súng to ống dài.


PA020619-1.jpg

Thú vui của người cao tuổi ở Bạch Sa.


Nên tôi có một Bạch Sa cho riêng mình. Mãi đến khi tôi lang thang “lạc" vào con đường nhỏ, gặp một người “quen”, gặp một câu chuyện thú vị. Làm cho chuyến đi Bạch Sa này trở nên độc đáo và khó quên, dù cũng chẳng có gì đặc biệt lắm.


(tbc.)
 
Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 20.

Thu về trên phố cổ, làng cổ miền Lệ Giang – 20.


Rời phố thị, tôi lang thang vào con đường quê nho nhỏ tìm chụp những giá treo phơi bắp vàng đẹp lạ trong chiều xám. Tự nhiên nghe ai đó kêu hú gì đó, rồi một chú nhóc chạy tới lôi tôi đến chỗ một cụ ông râu tóc bạc phơ đang ngồi chơi với đám nhóc. Ông cụ đẹp lão và rất quen. Bạn có nhận ra ông trong bộ đồ quê dân dã này chưa.


PA020625-1.jpg

Rời bỏ những con đường vắng tanh ở phố chính Bạch Sa, tôi đi vào những con đường “quê” thật sự, nơi có những dàn bắp khô vàng rực trong chiều mây xám.


PA020624-1.jpg

Và tôi đã gặp ông cụ đẹp lão này. Bạn có thấy ông quen quen chưa?


Rồi ông dắt tay tôi qua những con đường nhỏ về căn nhà đẹp. Căn nhà đúng kiểu của nông thôn Lệ Giang. Nhà 3 căn vuông vức nối nhau vây quanh khoảng sân trống, thêm hàng rào có chiếc cổng nữa là thành khuôn viên hình chữ nhật vuông vắn. Nhà rộng thênh thang nhưng chỉ có cụ ông và một cụ bà còn già và lụm khụm ơn ông. Ông cụ có một trai và gái đã lớn, theo như các tấm hình ông khoe với tôi.


PA020630-1.jpg



PA020644-1.jpg

Nhà của người Baisha ở quê đẹp quá há.


Kéo tôi vào nhà, ấn vào chiếc ghế, ông ra sân vườn lúc lỉu những cây lê táo trĩu quả (không bọc trong các bao nylon có tẩm ướp thuốc diệt côn trùng đâu nghen) ông hái mấy trái. Đặt lê táo trên bàn, ông lấy thêm nào là kẹo bánh hạt dưa, quả óc chó… bày ra mời khách. Tôi còn đang ngỡ ngàng chưa biết chuyện gì, ông vào trong thay bộ đồ đẹp, ôm theo một chồng album, tạp chí, sổ lưu niệm, postcard… và mấy nhạc cụ lỉnh kỉnh hớn hở ra bàn “nói chuyện” với khách.


PA020634-1.jpg

Ông lão đang lúi húi bày biện ra mời khách, dưới mái hiên đèn lồng đỏ treo cao, bên khu vườn xanh mát lúc lỉu cây trái.


(tbc.)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,069
Members
192,340
Latest member
xjjrc
Back
Top